Top 8 Câu hỏi bé thường hỏi về ngày Tết và cách giải thích dễ hiểu nhất
Năm hết tết đến là điều tất nhiên. Tết là dịp mà người già cho đến tẻ nhỏ đều háo hức đón chờ vì đó là dịp mà mọi người vui vẻ, tất bật mua sắm và trang trí ... xem thêm...nhà cửa đẹp nhất để đón một năm mới may mắn, gặt hái nhiều thành công. Mọi người có dịp để nghỉ ngơi và dành nhiều thời gian để sum họp gia đình và gác lại mọi lo toan đời thường. Đặc biệt với trẻ nhỏ thì tết là điều tuyệt vời và là khoảng thời gian được yêu thích nhất trong năm. Vậy nên các bé sẽ có nhiều câu hỏi về Tết đó. Dưới đây Toplist xin được tổng hợp những câu hỏi bé thường hỏi về ngày Tết và cách giải thích dễ hiểu nhất mời các bạn cùng xem nhé.
-
Vì sao có Tết?
Nói với bé: Tết là dịp người Việt Nam thường tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, nguồn cội theo đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, gia đình sum họp.
Bạn cần biết rằng: Tết hay còn gọi là Tết Nguyên đán, Tết cả, Tết âm lịch, Tết cổ truyền, là ngày đầu tiên của một năm âm lịch. Tết là dịp lễ quan trọng nhất với người Việt Nam, thường muộn hơn so với Tết Tây – ngày đầu tiên của năm dương lịch. Và đây là dịp lễ tết được nghỉ dài ngày nhất trong một năm, đó vừa là theo phong tục "tháng giêng là tháng ăn chơi" và cũng là cơ hội để bạn được nghỉ ngơi, gác lại mọi công việc để có những khoảnh khắc nghỉ ngơi, sum vầy bên gia đình và người thân.
-
Tại sao trẻ em thường được nhận lì xì vào dịp tết?
Nói với bé: Không chỉ trẻ em mà người già cũng được nhận lì xì đó con ạ. Đó là một phong tục đẹp của người Việt và có ý nghĩa tốt đẹp với cả người lì xì lẫn người nhận lì xì. Trẻ con thì được nhận tiền lì xì hay ăn chóng lớn; người già cũng được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe. Tục mừng tuổi đầu Xuân không biết đã có từ bao giờ. Nhưng trong những ngày đầu năm mới, khi nhận được phong bao lì xì là nhận được tình yêu thương và lời chúc may mắn, hạnh phúc trong cả năm đó.
Bạn cần biết rằng: Lì xì là một phong tục đẹp hàm chứa bao điều tốt lành đồng thời nó gợi những cảm xúc dễ thương trong lòng con trẻ. Con trẻ luôn mong đến ngày Tết để được nhận lì xì, được mừng tuổi và được đi chơi, hay đi thăm họ hàng. Với người lớn thì việc chuẩn bị lì xì cũng làm cho người ta hồi tưởng lại thời thơ ấu và cũng nhắc nhớ vai trò trách nhiệm của họ trong gia đình (đối với người lớn và con trẻ).
Với người tặng thì lì xì hàm chứa sự biết ơn, cảm ơn về những gì mình đã nhận được từ người phục vụ như sự đón tiếp chu đáo với cung cách lịch sự (mặc dù đó là phận sự của anh ta). Còn với người nhận thì được một sự động viên khích lệ tinh thần từ phía người cho, anh ta hiểu được giá trị của phong cách và vai trò trách nhiệm trong công việc là một phần giá trị của cuộc sống. -
Giao thừa là gì?
Nói với bé: Giao thừa chính là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ (giao thừa năm nay sẽ chuyển từ năm con chuột sang năm con trâu) đó con ạ. Giao thừa chính là giây phút cuối của ngày cùng trong năm, 12 giờ đêm ngày 30 Tết. Và con sẽ thấy gia đình mình cũng như mọi nhà hàng xóm thường có một mâm lễ cúng ngoài trời để chúng kiến khoảnh khắc chuyển giao thiêng liêng của đất trời.
Bạn cần biết rằng: Giao thừa mỗi gia đình thường thắp hương ngoài sân thượng nhà mình mâm cỗ lễ có bánh chưng xanh, gà ngậm hoa, hoa quả, dầu, nước... và chủ nhà quần áo chỉnh tề, kính cẩn quỳ rạp cúng tế để tiễn quan hành khiến đã cai quản mình năm cũ về trời và đón người cai quản mình năm mới. Mâm cúng giao thừa bao giờ cũng được đặt ngoài trời để tiện cho các vị kịp dừng lại vài giây ăn, mang theo hoặc thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Giao thừa qua đi và chúng ta bắt đầu đón nhận ngày đầu tiên của năm mới với rất nhiều những tục lệ của người Việt Nam.
-
Vì sao tết mặc quần áo mới?
Nói với bé: Tết là những ngày đầu tiên của năm mới. Sang năm mới, mặc quần áo mới cho ngày đầu năm để được nhiều may mắn, hạnh phúc hơn. Con cũng sẽ đẹp hơn khi mặc những bộ quần áo mới đi thăm họ hàng, người thân, vui sẽ càng thêm vui phải không nào.
Bạn cần biết rằng: Đây là một thói quen của nhiều gia đình Việt vì xưa kia chúng ta đã trải qua một hoàn cảnh khó khăn bao trùm lên cả nước nên mọi thứ mới, đẹp nhất người ta thường để dành cho dịp tết. Quần áo mới cũng vậy, nên trẻ em thường được mặc quần áo mới vào dịp tết để đón nhận những điều may mắn, mới mẻ, khỏe mạnh của năm mới, rũ bỏ những cái xui xẻo, không tốt của năm cũ đi.
-
Vì sao Tết kiêng làm vỡ các đồ vật?
Nói với bé: Ông bà ta quan niệm từ “vỡ”, “bể” là những từ tạo nên sự chia lìa, cắt đứt, đổ vỡ là không may mắn. Đó không những chỉ đồ dùng có thể bị vỡ mà còn có thể là các quan hệ gia đình, bạn bè, người quen. Đó là những điều không tốt và không ai mong muốn xảy ra trong đầu năm mới. Nên Tết thường kiêng làm vỡ đồ vật con ạ.
Bạn cần biết rằng: Ngoài quan niệm về việc vỡ đồ của ông bà ta kể trên thì còn một số việc được người Việt xem là cấm kỵ trong những ngày Tết như kiêng vay mượn tiền bạc, đồ đạc của người khác, gia đình có tang kiêng không đi chúc tết người khác… với mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Vì người Việt ta quan niệm rằng đầu năm làm điều gì xấu thì cả năm sẽ xui xẻo. Vậy nên chẳng ai muốn làm những hành động không hay này vào ngày Tết. Nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kiềm chế để hưởng thụ một năm mới trọn niềm vui bên người thân, bạn bè. -
Vì sao Tết kiêng cho nước, cho lửa và quét rác ra khỏi nhà trong ba ngày Tết?
Nói với bé: Người Việt chúng ta cho rằng những hành động như cho nước, cho lửa và quét rác ra khỏi nhà trong ba ngày Tết là việc làm khiến Thần Tài đi mất và tiền bạc, của cải trong gia đình cũng đi theo. Đó là điều không may mắn và đem lại điềm xấu con ạ.
Bạn cần biết rằng: Để tránh những điều kiêng kị trên ngày 30, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì hết sức giữ gìn nhà cửa, không vứt rác bừa bãi. Còn việc cho nước và lửa thì mọi người thường kiêng vì nguồn tài lộc trong câu chúc "Tiền vô như nước", nếu cho đi nghĩa là cho mất lộc, lửa cũng vậy, lửa đỏ là may mắn, cho đi là mất ấm áp và may mắn của cả một năm.
-
Vì sao tết nhà nào cũng sắm cành đào?
Nói với bé: Theo sự tích khi xưa, cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng... có 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này. Các vị diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của 2 vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy. Vậy nên nhà nào cũng sắm đào để xua đuổi tà ma, đón chào may mắn đến với gia đình mình.
Bạn cần biết rằng: Ngoài ý nghĩa như đã kể trên thì theo ngũ hành phong thủy, hoa đào là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở và xua đuổi nguồn năng lượng xấu. Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho dương khí trong phong thủy mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và mang đến cho mọi người cuộc sống bình an, hạnh phúc.
-
Tại sao tết lại có bánh chưng, bánh tét?
Nói với bé: Bánh chưng, bánh tét là loại bánh tượng trưng cho ngày Tết và hồi xưa chỉ vào dịp Tết mới có bánh chưng, bánh tét. Đây là vật phẩm để cúng trên bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết và không thể thiếu được.
Bạn cần biết rằng: Theo sự tích xưa, bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Đất đai đầy đủ, phì nhiêu ( nếp và đậu xanh), màu mỡ (nhân thịt nửa nạc, nửa mỡ) và no ấm. Bánh tét cũng giống như bánh chưng, là bánh Tết của người miền Nam. Bánh Tét hình đòn gánh, dài, tròn. Bánh chưng, bánh tét tượng trưng cho năm mới no đủ, hạnh phúc, nhắc con cháu trong gia đình nhớ về tổ tiên, ông bà.