Việt Nam hoá chiến tranh
Hoàn cảnh:
Vào năm Mậu Thân 1968, cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta đã làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”. Điều này đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới, bắt buộc Mỹ phải đưa ra một chiến lược chiến tranh mới ở Việt Nam mới để cứu vãn tình hình.
Đầu năm 1969, Tổng thống Níchxơn lên nắm quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu “Ngăn đe thực tế”. Và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Chiến lược đã mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương là “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Âm mưu:
Chiến lược được đề ra với mưu đồ "dùng người Việt đánh người Việt" và "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".
Thủ đoạn:
Giai đoạn 1969-1972:
- Rút dần quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi chiến tranh
- Nhằm tăng cường quân đội ngụy Sài Gòn trên chiến trường để “thay màu da trên xác chết”
- Mở rộng để xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
- Tiến hành thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung – Xô. Thỏa hiệp với Trung Quốc và hòa hoãn với
- Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam nhằm tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân.
Giai đoạn sau hiệp định Pari 1975:
- Mỹ rút khỏi chiến trường nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn và viện trợ cho quân ngụy tiếp tục cuộc chiến tranh, ra sức phá hoại hiệp định Pari.
- Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” và mở nhiều cuộc hành quân “lấn chiếm vùng giải phóng của nước ta.
- Bảng so sánh các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.