Top 20 Món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu
Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng đều tất bật chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn, đầy đủ nhất để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ ... xem thêm...cho con cháu một năm mới ấm no, hạnh phúc và để cả gia đình vui vầy sum họp ngày đầu năm. Các món ăn cổ truyền ngày Tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày và màu sắc của món ăn. Hãy cùng tìm hiểu những món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết để có những món ăn hấp dẫn vào những ngày sắp tới nhé!
-
Bánh chưng
Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù có đi đâu cũng không bao giờ thiếu bánh chưng trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống "uống nước nhớ nguồn". là món ăn đặc trưng của dân tộc trong những ngày đầu năm mới. Chắc hẳn hai từ bánh chưng đã rất quen thuộc với mọi người Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Vì thế nên trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình Việt không thể thiếu được cặp bánh chưng xanh. Bánh chưng được coi là linh hồn của ngày Tết và là một loại bánh có lịch sử rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh và được gói vuông văn bằng lá dong sau đó được đem luộc trong khảng 8 - 10giờ cho đến khi chín. Bánh dẻo, rất thơm mùi thơm của gạo nếp và có màu xanh của lá dong.
Nhắc đến Tết không thể không nói đến bánh chưng xanh. Những tấm bánh vuông vức được gói khéo léo, tài hoa ấy vừa tượng trưng cho đất trời vừa là biểu tượng cho ẩm thực ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Dù là tự tay gói bánh, mua sẵn hay được biếu tặng thì bánh chưng xanh cũng luôn là một món không thể thiếu của mọi nhà. Ở miền Bắc từ khoảng giữa tháng Chạp nhiều nhà đã chuẩn bị đậu xanh, lá dong, gạo nếp, ống giang chẻ lạt gói bánh chưng. Ai nấy đều cố gắng chuẩn bị những nguyên liệu tốt nhất để bánh chưng nhà mình Tết đó được thơm ngon nhất. Bánh chưng không chỉ là một món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam mà đó còn là một dịp để gia đình sum họp, quây quần bên bếp lửa hồng. Bên nồi bánh chưng ấm áp các thế hệ trong gia đình kể cho nhau nghe về những điều đã qua, những dự định tương lai và bao câu chuyện khác.
-
Dưa hành
Dưa hành hay hành muối là một loại dưa muối dùng nguyên liệu chính là hành củ muối chua theo phương thức lên men vi sinh. Cùng với thịt mỡ và bánh chưng, dưa hành thịnh hành như một đồ ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của cộng đồng người Việt khắp cả nước. Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành. Dưa hành dùng ăn kèm sẽ với các món ăn ngày Tết không bị ngấy khi ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ và bạn sẽ thấy ngon miệng hơn. Bánh chưng xanh thì phải có dưa hành.
Dưa hành có vị cay cay, hơi chua thường được dùng ăn kèm với bánh chưng, hay thịt đông vô cùng ngon, các món ăn trong ngày Tết làm tăng thêm hương vị của thức ăn và còn giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn một điều rằng Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc. Khi nhắc đến bánh chưng thì không thể bỏ qua món dưa hành hai món ăn này có trong mâm lễ thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc. Để có món dưa hành ngon thì chúng ta cần lựa chọn các củ hành chắc và già đem cắt bỏ phần lá rồi chúng ta ngâm hành vào trong nước tro có pha hàn the trong khoảng 2 ngày 2 đêm. Sau đó vớt ra để bóc vỏ và cắt rễ rồi cho vào hộp để muối với nước giấm nấu đường để nguội khoảng vài ngày sau là ăn được.
-
Giò lụa
Giò lụa, giò chả hay chả lụa là tên gọi của món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín. Thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam từ Bắc xuống Nam như một món ăn vừa phổ thông vừa sang trọng, giò lụa giòn và thơm đậm mùi thịt tươi luộc cộng với mùi đặc trưng của lá chuối tươi được luộc chín. Được biết đến như một món ăn vừa thông dụng vừa sang trọng giò lụa là một món ăn thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn của người dân Việt Nam và không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết. Giò lụa truyền thống được làm từ 3 nguyên liệu chính là thịt nạc thăn giã nhuyễn kết hợp cùng nước mắm ngon sau đó gói trong lá chuối xanh và đem luộc chín. Khi bày cỗ giò thường được thái theo khoanh, chia thành miếng gọn gàng, trông đẹp mắt và dễ gắp.
Giò lụa được làm từ thịt giã thật nhuyễn với nước mắm ngon rồi được gói thành hình ống bằng lá chuối xanh sau đó cho vào nồi để luộc hoặc hấp. Khi ăn chúng ta thái thành từng khoanh nhỏ, giò có màu trắng mịn, có vài lỗ nhỏ trên bề mặt. Nguyên liệu để làm giò lụa có thể bằng thịt lợn hoặc thịt bò đều rất ngon. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà” một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt. Món ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng lá chuối rồi luộc hoặc hấp chín. Khi ăn thái thành từng khoanh, những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.
-
Giò xào
Giò xào hay giò thủ là món ăn làm từ thịt nấu đông phần đầu lợn hoặc bò. Giò xào xuất hiện ở nhiều quốc gia với cách chế biến khác nhau. Gia vị làm giò thủ bao gồm hành tây, hồ tiêu, muối ăn, giấm... Giò xào được dùng khi đông lạnh hoặc đông ở nhiệt độ phòng. Giò xào là món ăn truyền thống với thành phần chính là thịt thủ (phần thịt ở đầu con lợn), xào chín cùng một số nguyên liệu khác rồi gói và nén chặt. Bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam và hiện nay đã phổ biến khắp nước, nhưng những dạng thức chế biến ít nhiều tương đồng như món ăn này cũng tồn tại tại rất nhiều nền ẩm thực khác trên thế giới. Giò thường được các gia đình làm trong dịp lễ Tết cổ truyền, và được bán tại các cửa hàng giò chả nem chạo ở hầu hết các chợ trong toàn quốc.
Giò xào là một món ăn truyền thống của các gia đình không chỉ trong những ngày Tết. Giò xào là một món ăn độc đáo được kết hợp từ tai, mũi, mép, lưỡi heo cùng với nấm mèo, hành tỏi và các loại gia vị tạo nên miếng giò thơm ngon, dai giòn, béo nhưng không gây ngán. Cũng bởi cái hương vị pha trộn nhưng lại rất riêng đó mà món giò xào được mọi người rất yêu thích. Thay vì mua giò xào bán sẵn tại các quầy thực phẩm hay siêu thị, bạn hãy tự làm để có thể lựa chọn nguyên liệu sạch và tốt cho sức khỏe của gia đình trong dịp Tết Tân Sửu này nhé!
-
Xôi
Trong mâm cỗ ngày Tết, mỗi món ăn sẽ mang một ý nghĩa, một ước mơ và khát khao riêng của con người. Trong đó, mâm cỗ tuyệt đối không thể thiếu đi đĩa xôi nếp dẻo nóng, ngọt bùi. Xôi nếp là một món ăn rất phổ biến trong đời sống của những dân tộc có chung nền văn hóa lúa nước. Với những nguyên liệu chính, đơn giản là những nông sản như gạo, đỗ, lạc…và được mang đi đồ hoặc hấp chín, trong ngày Tết món xôi gấc được được biệt ưa chuộng hơn. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường. Xôi có màu đỏ là màu của hạnh phúc lứa đôi, màu của một năm mới thật may mắn.
Theo quan niệm lâu đời của người Việt, màu đỏ là màu mang đến sự may mắn cho mọi người, mọi nhà. Chính vì vậy mà Tết của người Việt luôn tràn ngập sắc đỏ rực rỡ. Món ăn cũng không ngoại lệ, điển hình là món xôi gấc. Nấu xôi gấc là cả một nghệ thuật từ khâu chọn gấc, chọn gạo nếp cho đến hấp gạo cho thơm ngon. Xôi sau khi nấu phải có màu đỏ đặc trưng của quả, hương vị ngọt bùi và gạo chín đều mềm dẻo khi ăn. Vì màu sắc đặc biệt của nó nên loại xôi có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phước lành, tươi thắm sắc xuân, cho tình yêu và hạnh phúc được viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang lại sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống. Vì vậy món ăn này luôn được ưa thích trên mâm cơm cổ truyền là điều tất nhiên. Một đĩa xôi gấc được đơm chỉnh chu, cân đối và đầy đặn trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không chỉ tạo ra sự dung hòa và thuận lợi cho năm mới mà còn gửi gắm giá trị tinh thần của ngày Tết truyền thống của dân tộc.
-
Gà luộc
Tết Nguyên Đán là khởi đầu của một năm mới, là bắt đầu mới cho tất cả mọi công việc. Ngoài ra, tết còn là dịp đoàn tụ gia đình, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Vì thế, gia đình dù có khó khăn, người ta vẫn không thể qua loa việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ cho năm mới đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Trong đó, gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Từ trước đến nay thì mọi người luôn tin tưởng rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho một năm mới. Người ta lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi sau đó cho vào nồi luộc cùng với một số gia vị như hoa tiêu, hoa hồi, gừng. Gà luộc chín tới sẽ có màu vàng, không bị rách da và được dùng chấm kèm với muối chanh ớt. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Không biết từ bao giờ mà món gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những dịp trọng đại, đặc biệt là ngày Tết. Có lẽ với niềm tin của phần đông người dân Châu Á, màu vàng mang đến nhiều điều may mắn và thuận lợi. Năm mới là thời điểm của niềm hy vọng, lời chúc tốt đẹp cho nhau năm mới an, khang thịnh vượng. Gà luộc tượng trưng cho cuộc sống ấm no, an khang. Vì thế, khởi đầu một năm mới với món gà luộc vàng óng để gia đình bạn có được khởi đầu may mắn và cầu gì được nấy.
-
Thịt nấu đông
Thịt đông là món ăn truyền thống quen thuộc đối với người dân miền Bắc vào mỗi dịp đầu năm. Người dân nơi đây thường sử dụng thịt chân giò, tai heo, thịt gà, thịt ngan… để nấu thịt đông. Thịt đông là món riêng có của mùa xuân miền Bắc. Trong tiết trời lạnh thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt lợn, đôi khi được sử dụng thêm cả gà và một mảng bì lợn. Tất cả sau đó đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong bạn hãy lấy nồi thịt ra khỏi bếp và đặt ra ngoài sân, đậy kỹ trong đêm cho nó ăn gió uống sương, thu lấy cái rét lạnh từ trời cao và đất thấp vào mình để rồi sớm hôm sau nhà ta đã có một nồi thịt đông ngon lành.
Một món ăn riêng của mùa đông với không khí càng lạnh thì món thịt đông sẽ trở nên càng ngon hơn. Trên mặt của nồi thịt đông là lớp mỏng ván mỡ có màu trắng như tuyết pha sắc vàng mịn như mặt hồ không một gợn sóng. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành thì còn ngon gì bằng. Độ ngậy, mát khiến thịt đông trở thành món ăn hấp dẫn. Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt đặc biệt với người miền Bắc. Khi ăn bạn lấy thịt đông ra dùng dao mũi nhọn lách xung quanh thành khuôn và úp ra đĩa để thưởng thức với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu sẽ rất hấp dẫn.
-
Thịt kho tàu
Vào dịp Tết, nồi thịt kho tàu lại mang sức nặng cảm xúc, tinh thần gắn kết mọi thành viên trong gia đình mỗi khi Xuân về. Món thịt kho tàu tuy giản dị nhưng bao năm qua luôn giữ vị trí không thể thiếu trên mâm cơm Tết. Ở miền Nam khí hậu nóng hơn miền Bắc nên không thể nấu thịt đông, do đó người miền Nam chỉ cần làm một nồi thịt lớn là có khả năng dự trữ khá lâu trong các ngày tết khi chợ chưa mở cửa. Chỉ cần nghe hương thơm hấp dẫn, béo ngậy tỏa ra từ nồi thịt kho đặt cùng với chén cơm trắng nóng bốc hơi nghi ngút là thấy Tết kề bên. Đó là hương vị của tết xưa và cả tết nay. Nhắc đến nồi thịt kho là nghĩ ngay tới những bữa cơm xum vầy, nó còn xuất hiện trên cả mâm cúng tổ tiên ngày tết.
Tầm quan trọng của nồi thịt kho không chỉ đơn thuần là một món ăn gia đình, mà nó mang một ý nghĩa văn hóa lâu đời và đậm nét truyền thống dân tộc. Trong các món ăn ngày Tết, thịt kho tàu là món luôn gợi nhắc nhiều kỉ niệm. Món ăn tuy đơn giản, tưởng dể làm mà làm thì không dễ, nhất là cách chọn thịt, cách ướp gia vị được pha trộn công phu, để món thịt kho thật đậm đà, đúng vị ngon như mong muốn cần có vài mẹo nhỏ để món thịt kho mềm và có màu nâu vàng sóng sánh.Mỗi khi Tết đến thì gia đình nào cũng có một nồi thịt kho tàu đây cũng là một trong những món ăn truyền thống của người Việt Nam. Từ những miếng thịt lợn tươi ngon và những quả trứng cút qua bàn tay nấu nướng khéo léo đã tạo ra một nồi thịt kho tàu thơm ngon và hấp dẫn mọi người cùng ăn trong ngày Tết.
-
Nem rán
Trong mâm cỗ Tết món nem rán chính là món ăn đắt khách nhất. Nem rán nhìn thì đơn giản nguyên liệu cũng dễ kiếm nhưng lại thể hiện hết sự tài hoa, tinh tế của người chế biến ra nó. Nem là món ăn rất quen thuộc và phổ biến ở tất cả các vùng miền trên đất nước nhiều người yêu thích. Nem rán bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá, nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là “quốc hồn quốc túy” của người Việt.
Ngày nay, mặc dù có nhiều cách làm nem rán ngon như nem rán hải sản, nem rán chay, chả giò... nhưng món nem rán truyền thống vẫn là món ăn ngon được người miền Bắc yêu thích và làm trong dịp ngày rằm, lễ Tết cổ truyền. Nhân nem của miền Bắc có nhiều rau, củ quả hơn, ngoài ra còn có nấm hương, mộc nhĩ, thậm chí là miến. Đặc biệt nem miền Bắc được gói bằng bánh đa nem mỏng dính, cuốn nhiều lớp tới lúc rán lên thì thấy giòn nhưng cắn lại mềm. Ngày nay, do sự giao thoa về văn hóa, mâm cỗ Tết mỗi miền có thêm sự góp mặt của món ăn miền khác, tùy theo sở thích của gia đình. Vì vậy, món ăn ngày Tết ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và ngon miệng hơn.
-
Canh măng khô
Ngày Tết mà không nhắc đến canh măng thì quả thật là điều vô cùng sai sót. Có rất nhiều loại măng khác nhau như măng xé, măng lá… thế nhưng măng lưỡi lợn là lựa chọn thường thấy nhất trong mâm cỗ ngày Tết. Nồi canh măng nấu cùng chân giò là một món ăn không thể thiếu của người dân miền Bắc và của người Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về. Đó cũng là một nét văn hóa thể hiện truyền thống của người Việt từ xa xưa với thói quen ăn những món có nguồn gốc từ thiên nhiên như măng, khoai… Thiếu đi món ăn này, mâm cơm không còn mang nét đặc trưng của ngày Tết nữa. Bát canh măng ngày Tết không cầu kì về nguyên liệu chỉ có sự kết hợp của măng khô và chân giò nhưng lại đặc biệt thơm ngon và đòi hỏi người chế biến nhiều công phu, tỉ mỉ.
Quan trọng nhất là khâu xử lý măng. Măng khô được ngâm kĩ trong nước, có những người cẩn thận ngâm đến vài ba ngày để măng thôi hết vị chua và ẩm. Đến khi măng mềm và trắng ra thì đem luộc với nước (chừng 2 - 3 lần) rồi rửa sạch. Măng đã luộc này có thể cất trong vài ngày, mỗi lần dùng chỉ cần rửa lại và cắt thành miếng vuông hoặc xé nhỏ, tùy theo loại măng, khẩu vị và thói quen từng gia đình. Bát canh măng là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thơm của măng và béo ngậy của chân giò được ninh kỹ. Vị ngọt thanh của bát canh măng cũng làm dịu đi cái chua của củ kiệu, dưa hành và bớt đi cái ngấy của những miếng thịt kho tàu béo ngậy trong mâm cơm ngày Tết. Khi thưởng thức, măng phải mềm, giòn mà vẫn không mất đi mùi vị đặc trưng. Được bưng bát canh hít hà làn hơi nóng tỏa ra xen lẫn mùi măng thơm nồng là cảm giác dù ai có đi đâu xa cũng khó lòng quên được.
-
Canh bóng nấu thả
Canh bóng nấu thả là một món thường xuyên có mặt trong cỗ Tết miền Bắc xưa. Món ăn này vừa thanh tao, vừa bổ dưỡng, phù hợp với thời tiết giá lạnh ngày Tết. Da lợn (da heo) có tác dụng bổ huyết và mịn da, bởi vậy, mâm cỗ truyền thống phía Bắc đã hình thành nên món canh bóng độc đáo này. Canh bóng thập cẩm là món ăn dân dã nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị kỳ công, tỉ mỉ với nước dùng từ xương đậm đà cùng các loại rau củ thanh mát. Món ăn giúp cân bằng vị trong mâm cỗ Tết, rất bổ dưỡng. Mặc dù món ăn có chút công phu và tốn nhiều thời gian, nhưng thành phẩm lại rất tuyệt vời! Do đó, chần chừ gì mà không vào bếp và thực hiện ngay món canh bóng thả thập cẩm này cho ngày Tết bạn nhỉ?
Món canh bóng nấu thả được tạo nên từ các nguyên liệu như thịt, giò sống, cải xanh, nấm… đặc biệt nhất là bóng bì. Bóng bì chính là da heo được ngâm mềm và ướp với rượu trắng, gừng, có màu ngả vàng. Bóng bì được chế biến thành nhiều món ăn như bóng bì xào thịt bò, bóng bì cuốn hải sản, bóng bì nhồi thịt… Mùa lạnh miền Bắc da thường khô nứt nẻ, bởi vậy những món như thịt đông hay canh bóng sử dụng nhiều da lợn như một biện pháp cân bằng tự nhiên. Ăn nóng canh sẽ rất thơm ngon. Bóng bì ngọt nhờ thấm nước dùng. Khi múc để các loại rau củ đẹp mắt lên trên và bóng bì trên cùng để phân biệt với các món canh khác trong một mâm cỗ có nhiều món.
-
Chè kho
Chè kho được làm từ đậu xanh không vỏ cùng với nếp, đường đỏ, nửa trái thảo quả, sấy khô, tán nhỏ rây thành bột mịn và muỗng cafe mè trắng rang chín, xát bỏ vỏ. Với món ăn này, người Hà Nội xưa thường dùng để cúng Phật và gia tiên. Đây cũng là thức quà ngon để mời khách quý trong dịp Tết. Hình ảnh quen thuộc với mỗi người là chè kho được cắt thành hình hoa thị cùng ấm trà sen. Chè kho là món ăn cổ truyền thường thấy trong ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam. Chè kho có vị ngọt, thơm và bổ dưỡng, ăn kèm trà nóng thích hợp với tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Món chè kho với hương vị thơm nồng, ngọt dịu cùng với hương vị đặc trưng khiến người ăn không cảm thấy ngán ngẩm mà còn khó cưỡng trước món ăn hấp dẫn này.
Việc kho chè đòi hỏi phải công phu, kỹ lưỡng. Đỗ và đường khi quyện vào nhau rất nặng tay và dễ bén nồi. Nồi chè sôi lục bục, mùi thơm ngạt ngào, đến khi ráo tay đũa là được. Chè múc ra những chiếc đĩa nông lòng lúc vừa bắc xuống bếp, dàn đều rồi rắc vừng trắng đã rang thơm lên trên. Chè đạt yêu cầu phải mịn mướt nhưng khô, róc đĩa và không dính tay. Đĩa chè có màu vàng rất đẹp cùng mùi thơm nhẹ của thảo quả. Mỗi gia đình nấu chè kho với hương vị theo khẩu vị của mình. Có nhà chè thơm mùi vani, nhà thì chè thoảng mùi thơm của thảo quả, nhà thì lại nấu chè thơm mùi hoa bưởi... Nhiều người cho rằng món chè kho mang lại sự may mắn và sung túc cho năm mới. Chính vì vậy đầu năm người ta thường nấu chè kho để thưởng thức vào ngày Tết.
-
Nem chua
Từ lâu người dân Thanh Hóa đã coi nem chua là món quà ý nghĩa mà tiện lợi, đem đi biếu tặng mỗi dịp tết đến xuân về để thể hiện tình cảm chân thành nhất. Có người giải thích nem chua để thờ cúng tổ tiên, cầu may mắn, sung túc do trước đây nó được làm để tiến vua trong dịp tết. Người thì bảo do không chỉ có hương vị nhẹ nhàng, dễ ăn, thích hợp ăn kèm trong những ngày tết đầy đồ nếp, chiên rán, nem chua còn được gói - bó theo chục rất dễ cầm, dễ mang, làm quà biếu vô cùng tiện lợi. Nếu có dịp tới chơi Tết tại miền Trung thì bạn sẽ được người dân ở đây đãi bạn nhâm nhi với vài chung rượu và “mồi” là những chiếc nem nướng. Món ăn đặc sản này được làm từ thịt heo, sau khi đã được tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá ổi hay lá chùm ruột để trong vài ngày có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.
Trong những ngày Tết, khách đến chơi thăm nhà, ngoài hạt dưa, trà, bánh mứt... thì không thể thiếu món nem chua của xứ Thanh. Đây là món khoái khẩu của những người bạn để đưa cay vài chén rượu ngày xuân. Nem được gói, sau lớp lá chuối xanh là miếng nem chua với thịt ửng hồng xen lẫn màu trắng của da heo và tỏi, điểm những chấm đen của tiêu xay dập trông thật bắt mắt. Dùng đũa dằm miếng nem thành từng miếng nhỏ rồi gắp nem cuộn vào lá chanh non, kẹp thêm miếng lá ổi cho vào miệng, rồi nhón tay bẻ thêm miếng bánh tráng giòn rụm thì dẫu khách có khó tính đến đâu cũng sẽ gật gù khen ngợi. Hương vị the the của lá chanh, cộng với mùi thơm của lá ổi quyện với vị ngọt từ thịt xen lẫn với đường, hòa cùng vị chua của chanh, vị mặn của muối và hương vị cay dịu của tiêu, tỏi cứ đọng mãi nơi đầu lưỡi. Thịt tái chín hơi dai cùng với độ giòn của da heo, tỏi và bánh tráng làm cho miếng nem đang hiện hữu trong miệng ngon ngọt thấm đến tận chân răng...
-
Thịt ngâm mắm
Những ngày Tết đến xuân về, nếu có dịp ghé về các tình miền Trung, đi dạo quanh làng, bạn sẽ ngửi thấy hương vị thơm nồng quyến rũ của nồi nước mắm nấu sôi trên bếp. Nồi nước mắm này là gia vị không thể thiếu để tạo nên món Thịt ngâm mắm đặc sản nơi đây. Với người dân miền Trung, ngày Tết bên cạnh đôi bánh Tét, nồi thịt kho, nhất định phải có thêm hũ thịt ngâm nước mắm, thiếu đi hương vị ngòn ngọt, mặn mặn của món ăn này, bữa cơm ngày Tết như không còn trọn vẹn. Cách làm thịt ngâm nước mắm không quá khó thực hiện, thành phần nguyên liệu đơn giản. Thế nhưng, để có được thành phẩm ưng ý, miếng thịt săn chắc, thấm đều vị thì phải những người đúng gốc miền Trung mới làm được.
Giờ đây không chỉ Tết mà món thịt ngâm nước mắm nổi tiếng khắp ba miền, trở thành món ăn “chống ngán” cho những ngày chán mùi dầu mỡ, chỉ cần một khoanh thịt ngâm mắm cắt mỏng, thêm một đĩa rau sống, miếng bánh tráng cuốn nữa thì chẳng cần sơn hào hải vị cao sang vẫn thấy “sướng cả miệng”. Thịt ngâm nước mắm có vị mặn ngọt, rất dễ kết hợp với nhiều món ăn khác nhau. Người miền trung thường kết hợp với các loại rau sống, bún gạo và bánh tráng để tạo thành món bánh tráng cuốn thịt heo, ăn rất ngon và vừa miệng. Đơn giản hơn, bạn có thể ăn kèm với cơm nóng, thêm một đĩa rau củ luộc nữa là chuẩn vị. Nếu có thời gian, bạn có thể thái nhỏ miếng thịt ngâm xào chung với các loại rau ăn cũng rất ngon.
-
Củ kiệu tôm khô
Nếu mâm cơm truyền thống ngày tết của người Bắc luôn có đĩa hành muối chua giòn bên cạnh thì người phương Nam lại chẳng thể thiếu hũ củ kiệu trắng nõn hay đĩa tôm khô trộn củ kiệu chua chua ngọt ngọt. Món ăn tuy bình dị nhưng mang hương vị ẩm thực Nam Bộ: một chút hăng nồng xen ngọt dịu chua giòn. Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.
Kiệu là loại củ đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng... vào dịp cuối thu đầu xuân. Hình dáng cây kiệu rất giống hành, nhưng ít hăng hơn và củ cũng nhỏ hơn rất nhiều. Cứ mỗi độ tết về, ngoài bánh tét là món ăn chính thì củ kiệu là món đồ chua nhà nhà phải có. Có dưa kiệu chua ngọt giòn giòn ăn kèm bánh tét hay thịt kho tàu... món ăn ngon hơn đỡ ngán hơn. Nhưng không lẽ dưa kiệu chỉ được ăn vào ngày tết thôi sao, vậy có phải quá uổng hay không. Dư vị đặc biệt lại dễ ăn nên công thức món ăn mới cứ thế ra đời phục vụ nhu cầu thưởng thức hàng ngày. Sẵn có đặc sản tôm khô trứ danh, có quả trứng bắc thảo người ta đem trộn cùng dưa kiệu, nêm nếm gia vị, vậy là ra đời tôm khô củ kiệu ngon lạ. Ở đó, có vị đậm đà của tôm, vị béo thơm của trứng và chua giòn của kiệu.
-
Bánh tét
Bánh tét hay bánh chưng xanh không đơn thuần chỉ là một món ăn ngày đầu năm mới mà còn là nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của gia đình Việt. Năm này qua năm khác, những khoanh bánh tét luôn hiện hữu trên bàn thờ của người dân Nam Bộ mỗi khi Tết đến xuân về. Người ta dùng những đòn bánh tét ngon nhất, to nhất để dâng cúng ông bà, trời đất vào đêm giao thừa và đãi khách trong ba ngày Tết. Cứ khoảng hai tám, hai chín Tết, nhà nào nhà nấy đều tất bật chuẩn bị các nguyên liệu để gói bánh như lá chuối, dây lạt, dừa, nếp… Rồi đến ba mươi, các bà, các chị xúm xít nhau ngồi gói bánh, nói cười rôm rả cả một xóm. Đến tối, mọi người lại cùng thức quây quần với nhau để canh nồi bánh tét và đón giao thừa.
Bánh tét thường nấu rất lâu, mất khoảng 10 tiếng bánh mới chín và kỹ thuật canh lửa cho nồi bánh là cực kỳ quan trọng. Trước đây, bánh tét chỉ có hai loại nhân là nhân đậu mỡ và nhân chuối. Theo thời gian, đời sống phát triển, con người cũng đòi hỏi cao hơn nên bánh tét cũng từ đó mà có nhiều đổi mới. Không chỉ có hai loại nhân truyền thống, bánh tét giờ đã đa dạng các loại nhân như nhân thập cẩm, nhân lạp xưởng, nhân sâm… Không chỉ nội dung mà hình thức bánh cũng được đầu tư hơn, không còn đơn thuần là màu xanh của lá chuối, màu trắng của nếp mà còn có cả màu lá cẩm, màu lá dứa, màu gấc, đậu biếc.
-
Lạp xưởng
Một trong những món phổ biến ở miền Nam mà bất kì ai cũng biết đến đó là món lạp xưởng. Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, nhu cầu tìm mua lạp xưởng không thể thiếu trong mâm cơm người dân Nam bộ. Với rất nhiều loại lạp xưởng từ tươi, khô, nạc, tôm, cá… Lạp xưởng là một món ăn có nguồn gốc từ vùng đất Trung Hoa và được nhiều người Việt ta yêu thích. Chúng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để làm chín bằng cách lên men tự nhiên. Chính vì vậy, mà lạp xưởng có vị hơi ngọt là thế. Đối với nhiều gia đình, nếu mâm cỗ không có vài lát lạp xưởng tươi ngon thì không trọn vẹn được cái vị Tết.
Theo quan niệm Á Đông, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Vì thế, không có gì lạ khi trên mâm cỗ Tết Việt không thể nào thiếu được sắc đỏ, trong đó có sắc đỏ hồng tươi của lạp xưởng với ý nghĩa "ăn may mắn". Ngoài ra, theo nền văn hóa Trung Hoa, ngày Tết có tiền trong nhà sẽ mang đến may mắn, tài lộc. Và các bạn biết không, sở dĩ món ăn mang tên lạp xưởng là vì chúng có kiểu dáng nối với nhau thành xâu nên nhìn rất giống với xâu tiền bao đỏ thể hiện mong ước may mắn, giàu sang. Vì thế, người Việt ta thường dùng lạp xưởng trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến Xuân về đó. Lạp xưởng có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng trước khi ăn. -
Canh khổ qua nhồi thịt
Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết. Sở dĩ trên mâm cỗ ngày Tết, người miền Nam chọn trái khổ qua vì tên đúng của nó là khổ qua, nghĩa là niềm hy vọng về mọi khó khăn, vất vả sẽ qua hết để năm mới suôn sẻ, may mắn. Loại trái này chẳng phải quý hiếm, bất cứ bà nội trợ nào cũng có thể mua ăn quanh năm, nhưng Tết đến sẽ mang một ý nghĩa khác biệt. Có tô canh khổ qua nhồi thịt trên mâm cỗ ngày Tết tự nhiên thấy an tâm lạ, như thể mọi khổ nhọc rồi sẽ qua, bước sang năm mới là mọi việc sẽ khác.
Không chỉ là món ăn lấy may, canh khổ qua còn rất mát và bổ. Vị đắng trong trái khổ qua chính là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sảy mụn nhọt rất hiệu quả. Nên dẫu là món ăn truyền thống nhưng canh khổ qua không bao giờ "lỗi thời" trong mâm cỗ ngày Tết hiện đại, khổ qua hầm còn rất mát và bổ. Vị đắng trong trái khổ qua chính là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sảy mụn nhọt rất hiệu quả. Nên dẫu là món ăn truyền thống nhưng khổ qua hầm vẫn luôn được hiện hữu trong mâm cỗ ngày Tết hiện đại. Ngoài ra món canh khổ qua cũng là món canh giải nhiệt, mát và bổ trong những ngày Tết vốn dư thừa calo này. Nhiều gia đình chọn nấu món canh này như một bài thuốc để thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả trong những ngày nắng nóng, ăn uống nhiều dầu mỡ như ngày Tết.
-
Tôm chua
Một món ăn truyền thống nữa không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung đó chính là tôm chua đặc sản của Huế. Vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt, vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả, hương của các loại rau thơm… Một lát thịt mỏng, một con tôm chua đỏ hồng, chút rau xanh, bún trắng, cuộn lại, vị thơm của gừng, riềng, vị cay của ớt, vị chua của tôm...Tất cả tạo nên một “bản hòa tấu hương vị” hấp dẫn khiến bất kì ai ăn qua một lần sẽ phải nhớ mãi.
Tôm chua của xứ Huế từ lâu đã có thương hiệu. Ai vào mảnh đất này chơi cũng được nhắn nhủ nhớ mang một lọ tôm chua Huế về làm quà cho gia đình. Cho dù những lọ tôm chua đã có bán ở khắp các siêu thị trên cả nước nhưng mua ngay trên đất Huế vừa được làm, đóng gói cẩn thận rồi theo chuyến xe về nhà mới thật ngon. Đặc sản xứ Huế này không phải ai cũng ăn được vì đủ vị chua cay mặn ngọt, nhưng ăn một lần rồi sẽ sẽ nghiền và muốn ăn thêm lần nữa. Vị tôm chua dễ đưa cơm, ăn với bún hay cuộn chung với bánh tráng đều ngon nhưng nhất định phải có vài lát thịt ba chỉ thái mỏng ăn kèm, chút rau xanh mới thực đúng vị. -
Miến xào thập cẩm
Bên cạnh các món ăn nhiều dầu mỡ như thịt, giò, chả… vào ngày Tết thì những món ăn chay như miến xào là một sự lựa chọn cần thiết giúp cho gia đinh bạn cảm thấy đỡ ngán và ngon miệng hơn. Miến xào chay là một ăn rất ngon và được nhiều người ưa thích. Không chỉ có thế, món ăn này còn vô cùng dễ làm với những công thức cực kỳ đơn giản cùng các nguyên liệu dễ kiếm. Với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, miến xào thập cẩm mang lại hương vị vô cùng đặc biệt, lôi cuốn người thưởng thức. Đặc biệt món miến xào thập cẩm thường được các gia đình ưa chuộng trong những ngày Tết. Hương vị thơm ngon, nguyên liệu xào miến phong phú, miến xào thập cẩm đậm đà chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn ăn Tết rất ngon miệng cho xem.
Miến xào thập cẩm ăn cực ngon với độ mềm dẻo dai của sợi miến, rau củ xào cùng rất giòn ngọt, độ chín vừa tới đều với miến. Miến xào mềm nhưng phải tơi, không bị đóng bánh do quá nát hoặc khô cứng do thiếu nước. Món ăn này phải dùng ngay khi còn nóng mới ngon, khi ăn bạn thêm một chút hạt tiêu vào sẽ thơm lắm đấy. Miến xào thập cẩm sẽ khiến bữa ăn ngày Tết của gia đình bạn không những đủ dinh dưỡng mà còn đẹp mắt và ngon miệng. Miến là món ăn cổ truyền không thể thiêu trong mâm cỗ ngày Tết, nó mang đến một hương vị riêng biệt, thơm ngon mà không ngán. Đặc biệt là chị em ăn nhiều cũng không béo như đồ nếp là xôi hay bánh trưng. Do vậy, trong những bữa tiệc Tết, chị em không nên bỏ lỡ những món ngon này mà vẫn không sợ tăng cân nhé.
Trung Thành Nguyễn 2019-07-07 21:53:50
Bài viết được chọn làm video cho kênh youtube của Toplist. Thanks tác giả!Trang Nguyên 2019-08-29 16:07:49
Cảm ơn rất nhiều ạ!!!