Top 10 Ngành học được thí sinh lựa chọn nhiều nhất kỳ tuyển sinh đại học 2022
Lựa chọn ngành học là một quyết định quan trọng cho quá trình học và làm việc sau này của chúng ta. Đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong mỗi cuộc đời của con ... xem thêm...người. Chính vì thế, hôm nay TopList sẽ cùng các bạn điểm qua top 10 ngành học được thí sinh lựa chọn nhiều nhất kỳ tuyển sinh đại học 2022. Đây sẽ là những ngành học được được đăng kí nhiều nhất và sẽ là lựa chọn để các có thể tham khảo cho bản thân mình nhé.
-
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin không còn là một thuật ngữ xa lạ khi mà mọi thứ trong cuộc sống giờ đây đều có sự góp mặt, tham gia của CNTT. Ngành công nghệ thông tin là ngành học sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Thông tin từ hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM có nhiều ngành thu hút thí sinh. Đáng chú ý, CNTT là ngành dẫn đầu danh sách về số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng theo phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Chỉ tính riêng nguyện vọng 1, số thí sinh đăng ký xét tuyển ngành này nhiều gấp 28 lần so với chỉ tiêu. Trong kỷ nguyên số, các ứng dụng công nghệ thông tin là chất xúc tác để phát triển các ngành nghề trong mọi lĩnh vực như công nghiêp, nông nghiệp, giao thông vẫn tải, xã hội, cho đến truyền thông, giải trí… và tác động lên thói quen cũng nhu nhu cầu giao tiếp của con người. Sinh viên có thể làm việc tại các tập đoàn công nghệ, công ty phần mềm với các công việc cụ thể như các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp mạng cho doanh nghiệp, các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính… Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu. Các công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, công ty cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông (ISP), công ty tư vấn, thiết kế giải pháp mạng và truyền thông. Bảo mật hệ thống, công ty cung cấp, phân phối thiết bị mạng và viễn thông… Cán bộ vận hành, quản trị hệ thống mạng và công nghệ thông tin ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hoặc các cơ quan quản lý nhà nước.
Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học chuyên nghiệp, viện nghiên cứu và và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Có tới “91% số sinh viên nghĩ rằng CNTT là một lựa chọn nghề nghiệp tốt cho họ, 95% có nhu cầu muốn biết về CNTT nhiều hơn, 57% cho biết đã học CNTT từ các hướng dẫn trực tuyến, 97% sinh viên không hài lòng nếu cho rằng CNTT chỉ dành cho nam giới.
-
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý một mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Nó đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình xử lý hàng tồn kho, sản xuất…
Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là ngành học giàu tiềm năng với môi trường làm việc năng động, đa dạng về các vị trí công việc.Lĩnh vực này không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo và tư duy quản lý của các bạn sinh viên mà còn đem đến mức thu nhập khá cao, cơ hội được đi đây đó, đặc biệt là các nước trên thế giới trong quá trình giao thương quốc tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm tốt công việc mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và có đam mê về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Rất nhiều vị trí trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng yêu cầu bạn phải dịch chuyễn liên tục. Mặc dù những chuyến công tác nước ngoài này nhẳm mục đích phục vụ cho công việc nhưng cũng là cơ là cơ hội tốt để bạn nuôi dưỡng sự mới mẻ trong cách nhìn, tìm hiểu về văn hóa, đất nước mới và học hỏi lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Những kinh nghiệm, kỹ năng trong ngành kinh doanh quốc tế thu lượm sau mỗi chuyến đi chính là bước đệm tốt mở ra nhiều cơ hội mới, giúp bạn thăng tiến nhanh, tiến xa trong nghề nghiệp. Theo báo cáo, dự báo kỹ năng ngành logistics 2021 – 2023 được công bố tại diễn đàn dự báo kỹ năng cho lao động ngành logistics Việt Nam được phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức năm 2021, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang khát nhân lực. Cụ thể, theo báo cáo, nguồn nhân lực logistics tại các doanh nghiệp logistics và sản xuất của Việt Nam luôn ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
Đa dạng nghề nghiệp là một đặc thù của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Rất nhiều ngành nghề cũng như kỹ năng kỹ thuật cũng như kỹ năng mềm mà bạn có thể theo đuổi như kỹ sư hoạch định sản xuất, kỹ sư logistics, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng…
-
Khai thác vận tải
Khai thác vận tải là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ hay còn gọi là hậu cần trong vận chuyển.
Mục tiêu đào tạo ngành khai thác vận tải đó là đào tạo sinh viên học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa bao bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau như phương thức vận tải đường bộ, đường sắt và đường biển. Đồng thời, ngành này cũng đào tạo cho sinh viên được học kiến thức marketing quốc tế, chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản trị chiến lược, xây dựng, quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa. Theo thống kê, cả nước có hơn 4.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Đây là bao gồm cả vận chuyển trong và ngoài nước. Con số này đang tăng nhanh để chạy kịp theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nhân lực có chuyên môn cao của ngành không nhiều nên chưa đáp ứng được thị trường. Trong những năm tới, khi xu hướng mua hàng online đang được ưa chuộng, nguồn lực cho ngành này lại có nhiều cơ hội tốt hơn. Các công ty đa quốc gia cũng ưu tiên tuyển dụng để tối ưu vận chuyển hàng hóa.
Bạn sẽ có được nhiều sự đãi ngộ cũng như mức lương hấp dẫn. Một số đơn vị vận chuyển hàng hóa trong nước như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Ninja Van, … cũng đang trên đà phát triển nhanh. Rõ ràng bạn có quá nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp khi theo học ngành khai thác vận tải.
-
Kinh tế vận tải
Kinh tế vận tải là lĩnh vực kinh tế nghiên cứu tối ưu hóa công tác đầu tư, quản lí và tổ chức khai thác đội tàu vận tải, cảng biển, cung ứng dịch vụ hậu cần vận tải. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế vận tải biển có khả năng tham gia thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, kinh tế vận tải.
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 4.000 công ty vận tải và Logistics cung cấp dịch vụ đa dạng và toàn diện từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán. Trong đó có 88% là doanh nghiệp trong nước, 10% doanh nghiệp liên doanh và 2% là doanh nghiệp nước ngoài, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Lĩnh vực vận tải và Logistics của Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng, tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới. Sinh viên khi ra trường có thể xin vào các công việc như lập kế hoạch sản xuất cho các doanh nghiệp cảng biển, vận tải, dịch vụ vận tải, lập kế hoạch khai thác đội tàu, khai thác cầu bến, kho bãi, thiết bị xếp dỡ…Tổ chức và điều hành các công tác xếp dỡ, giao nhận hàng hóa tại cảng biển, khai thác, điều độ tàu tại các công ty vận tải. Tham gia tính toán, phân tích kinh tế, kỹ thuật đầu tư xây dựng cảng, mua sắm trang thiết bị xếp dỡ, mua sắm tàu biển, khai thác cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của cảng biển, tàu biển và các phương tiện vận chuyển khác. Nghiệp vụ chuyên môn là đại lý tàu biển, giao nhận vận tải, hợp đồng vận chuyển, ngoại thương, kế toán của doanh nghiệp, lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành vận tải và thương mại.
Với tiềm năng phát triển và nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực kinh tế vận tải là rất lớn, trong khi đó hàng năm số lượng sinh viên kinh tế vận tải được đào tạo tại trường đại học GTVT TP.HCM là khoảng 200 sinh viên, không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau tốt nghiệp là rất lớn. -
Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng bao gồm tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng đạt tiêu chuẩn nhằm phục vụ đời sống và nhu cầu của người dân như: nhà ở, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, cầu đường… Ngoài ra, ngành kỹ thuật xây dựng nắm giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy sự phát triển cho các ngành kinh tế và tạo nên một hệ thống tài sản cố định. Chúng ta có thể đánh giá sự phát triển của một đất nước bằng cách nhìn vào cơ sở hạ tầng và công trình đô thị ở nơi đó.
Báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây dựng của tổng hội xây dựng Việt Nam cho biết, cả nước hiện nay có hơn 7 triệu lao động đang làm việc trong ngành xây dựng. Trong số này, có hơn 1 triệu người tham gia sản xuất trong ngành vật liệu xây dựng. Trong thời gian tới, khi nhu cầu xây dựng của Việt Nam ngày càng tăng cao, số lượng lao động của ngành xây dựng sẽ còn tăng cao hơn nữa. Nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng đưa ra dự báo, nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12 – 13 triệu người. Nhân lực của ngành vật liệu xây dựng dự kiến cũng sẽ tăng lên gần 3 triệu người. Không chỉ gia tăng về số lượng, ngành xây dựng còn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời đại mới. Hiện nay, tỷ lệ nhân lực ngành xây dựng qua đào tạo ở Việt Nam đạt khoảng 65%. Mục tiêu đến năm 2030 là tăng tỷ lệ lao động ngành xây dựng qua đào tạo đạt mức khoảng 75%.
Kỹ thuật xây dựng là ngành có xu hướng nghề nghiệp tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, xã hội sẽ luôn cần một lượng lớn kỹ sư xây dựng làm việc cho các công trình, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong tương lai. Nghề xây dựng nói chung rất đắt hàng bởi cung không đủ cầu và mức lương hấp dẫn.
-
Công nghệ kỹ thuật ô tô
Công nghệ kỹ thuật ô tô là chuyên ngành về kỹ thuật bao gồm các hoạt động chuyên môn như thiết kế, sản xuất, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô. Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp lớn của thế giới.
Việt Nam cũng đã coi công nghệ kỹ thuật ô tô là một ngành mũi nhọn, ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước, theo như quyết định số 1211/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Theo đánh giá của các chuyên gia, bất chấp nhiều thời điểm chững lại do dịch bệnh Covid-19, thị trường ô tô Việt vẫn có nhiều điểm sáng cả về sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu. Đặc biệt nhu cầu tiêu thụ ô tô ngày càng lớn, các doanh nghiệp liên tục phải mở rộng quy mô sản xuất khiến nhu cầu nhân lực ngành ô tô được dự báo sẽ ngày một gia tăng. Về tiêu thụ, theo VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), tính chung 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 201.840 xe các loại, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xe du lịch đạt 157.935 xe, tăng 50%, xe thương mại 40.498 xe, giảm 5%, và xe chuyên dụng là 3.407 xe, tăng 12% so với năm 2021. Công nghệ kỹ thuật ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đầu tàu, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành liên quan đến phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó kéo theo nhu cầu việc làm của ngành học này cũng gia tăng một cách nhanh chóng.
-
Kinh doanh quốc tế
Ngành kinh doanh quốc tế (International business) bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia. Đúng như tên gọi, ngành kinh doanh quốc tế mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao.
Mặc dù thuộc cùng một nhóm công ty nhưng những chuyên ngành này vẫn đòi hỏi nền tảng kiến thức sâu rộng và các kỹ năng, tư duy và phẩm chất khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh, bạn cần người có kinh nghiệm quản lý, chuyên viên marketing, kế toán, cố vấn tài chính là điều cần thiết. Mọi thứ giống như một chuỗi liên kết riêng và tách biệt, kết nối và hỗ trợ những người khác sẽ là một thể thống nhất. Quan trọng nhất, người học có thể lựa chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm và sở thích của mình mà không cảm thấy nhàm chán với các khóa học đa dạng như vậy. Nhu cầu nhân sự cao .Theo nhiều thống kê, phần lớn sinh viên kinh doanh tìm được việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Điều này cho thấy nhu cầu nhân tài trong khu vực doanh nghiệp ngày nay rất lớn và xu hướng này không có dấu hiệu chậm lại. Nếu bạn muốn có một công việc tốt sau khi ra trường thì kinh doanh là một lựa chọn rất tốt cho bạn. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế có khả năng làm việc tại các vị trí như chuyên viên xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh tại các công ty đa quốc gia, công ty giao nhận ngoại thương, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng trong và ngoài nước, các công ty kinh doanh ngoại tệ. Chuyên viên tổng hợp, báo cáo, phân tích dữ liệu, số liệu xuất nhập khẩu, chuyên viên thực hiện các gói dự án điều tra, giám sát, tổng hợp dữ liệu làm cơ sở lập quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, các loại hình kinh doanh quốc tế.
Kinh doanh quốc tế sẽ là ngày học của tương lai khi nhu cầu nhân sự liên quan đến ngành này liên tục tăng trong những năm qua mà chưa có dấu hiệu cho sự giảm nhiệt. Đây cũng sẽ là một sự tham khảo cho những ngành học mà các bạn trẻ đang lựa chọn.
-
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài.
Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động, giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực thời gian và chi phí. Tự động hoá trong công nghệ 4.0 thông qua IoT (internet vạn vật công nghiệp) kết nối, điều khiển và giám sát mạng lưới tiện ích, thiết bị, máy móc, robot công nghiệp và thông tin đám mây trong thời gian thực. Chính hình thức này cho phép chúng học hỏi, vận hành và hoạt động một cách tự động, giảm thiểu sự can thiệp của con người cũng như tối ưu hoá sản xuất. Nhằm phát huy hết giá trị của tự động hóa công nghệ 4.0, quy trình tự động hoá cần thực hiện như một giải pháp toàn diện bao gồm tất cả các quy trình của công ty, các thông tin có thể đi qua tất cả các bộ phận sản xuất cũng như các phòng ban phụ trách từng công đoạn của quy trình sản xuất. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối với các vị trí như chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng, vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện, công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
-
Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, đó là các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng ứng dụng số trong quy trình kinh doanh online. TMĐT được thực hiện qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh một cách tốt hơn và thông minh hơn.
Thương mại điện tử đang là ngành học hot trong kỷ nguyên số hiện nay. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm và tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới. Xu hướng dịch chuyển từ mua bán trực tiếp sang online, sử dụng các nền tảng trực tuyến làm trung gian giúp lưu thông hàng hóa ngày một gia tăng. Với tốc độ phát triển nóng như hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực cho thương mại điện tử ở Việt Nam đang tăng rất nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh hơn nữa. Thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục khát nhân sự trong những năm tới đây. Trong hai năm 2020- 2021, mặc dù dịch Covid-19 nhưng lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh. Ước tính, năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng vượt 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong bốn năm 2022 - 2025 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử. Thực tế này cũng khá tương đồng với báo cáo kinh tế số của Google khi khẳng định thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025 tăng trên 30%. Đến năm 2025, giá trị của nền kinh tế số Việt Nam 57 tỷ USD trong đó thương mại điện tử chiếm 39 tỷ USD. Đến năm 2030 nền kinh tế số Việt Nam có thể đạt 220 tỷ USD, trong đó thương mại điện tử chiếm khoảng 150 tỷ USD.
Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã kéo theo nhu cầu về nguồn ngân lực chất lượng cao phục vụ ngành cũng tăng lên. Khi bước vào giai đoạn bình thường mới, phát triển ổn định, nhu cầu về nhân lực thương mại điện tử thời gian tới sẽ tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng.
-
Công nghệ kỹ thuật máy tính
Ngành công nghệ kỹ thuật máy tính là một ngành khá đặc biệt trong nhóm ngành công nghệ thông tin, là ngành học kết hợp kiến thức cả hai lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin. Ngành Kỹ thuật máy tính đang được nhà nước ưu tiên phát triển đặc biệt cụ thể qua các chính sách, dự án nhà máy chế tạo chip đầu tiên của Việt Nam đang được triển khai rầm rộ.
Theo những khảo sát gần đây thì ngành này đang là một trong những ngành thiếu nhân lực nhất và đặc biệt sẽ thiếu trong vòng 10 năm nữa do các công ty trong ngành này đang chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam và mục tiêu đưa ngành này thành một trong các ngành chủ lực của kinh tế Việt Nam. Ngày nay, không chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam, nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ ngày càng cao và máy tính là một trong các sản phẩm không thể thiếu đối với nhiều người. Đây chính là lý do mà ngành công nghệ kỹ thuật máy tính được nhiều nước, trong đó có Việt Nam rất chú trọng và tập trung đầu tư nhân lực để phát triển. Và ngành công nghệ kỹ thuật máy tính đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ. Số liệu xét tuyển năm nay cho thấy công nghệ thông tin là một trong số những ngành thu hút nhiều thí sinh đăng ký ở nhiều trường. Theo thông tin từ hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM có nhiều ngành thu hút thí sinh. Trong đó, một số ngành có nhiều thí sinh đăng ký so với chỉ tiêu như kỹ thuật máy tính.
Đáng chú ý, công nghệ kỹ thuật máy tính là ngành dẫn đầu danh sách về số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng theo phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, chỉ tính riêng nguyện vọng 1, số thí sinh đăng ký xét tuyển ngành này nhiều gấp 28 lần so với chỉ tiêu. Công nghệ kỹ thuật máy tính là ngành học không chỉ thu hút người học mà còn có nhu cầu tuyển dụng cao.