Em đi giữa biển vàng (Bùi Đình Thảo)
“Em đi giữa biển vàng” được phổ nhạc từ bài thơ “Mùa lúa chín” của nhà thơ Nguyễn Khoa Đăng vào những năm sau giải phóng. Nhạc có trong thơ và trong thơ có nhạc, hai tâm hồn đồng điệu đã gặp nhau để tạo nên một bức tranh quê hương đậm đà hương lúa bằng nhạc, bằng thơ.
"Em đi giữa biển vàng
Nghe mênh mang trên đồng lúa hát
Hương lúa chín thoang thoảng bay
Làm lung lay hàng cột điện
Làm xao động cả rặng cây"
Hiện lên trong câu hát là hình ảnh nông thôn Việt Nam hiền lành, bình dị, yên lành với cánh đồng phù sa màu mỡ thẳng cánh cò bay ngạt ngào hương lúa vào ngày mùa. Bằng hình ảnh nhân hóa hợp lí cùng lời ca giản dị, mộc mạc đã giúp cho người nghe thêm yêu quê hương, đất nước, thấy lòng mình tĩnh lại, thấy được cả niềm vui trong trẻo, ngọt ngào, thấy đằm thắm hơn và cũng đáng yêu biết bao nhiêu. Trước cái nhìn hồn nhiên về cuộc sống đã làm cho bài hát có sức sống mãnh liệt trước bao đổi thay của đất nước, con người. Sức sống đó còn lan tỏa mãi mai sau.