Tránh ăn quá no nhưng cũng đừng để đói
Khi ăn quá nhiều, quá no, dạ dày bạn sẽ bị kích thích liên tục để có thể tiêu hóa đống thức ăn mà bạn vừa nạp vào. Tiêu hóa một lượng thức ăn quá lớn khiến thành dạ dày bị giãn căng. Hậu quả của việc ăn quá nhiều, quá no đó là người bệnh đau bụng âm ỷ, bụng căng chướng khó chịu. Để có thể hấp thụ tốt hơn, bạn có thể chia thức ăn thành nhiều phần và dùng hết trong các bữa ăn nhỏ.
Ngoài việc để quá no thì bạn cũng không nên để bụng đói. Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu…. Vì vậy, bạn đừng để mình quá đói hoặc quá no, nên ăn từ từ đến khi có cảm giác no bụng thì dừng lại. Nên mang theo chút đồ ăn khi đi học hoặc đi làm đừng để cơ thể rơi vào trạng thái đói quá. Bạn nên có một lịch ăn uống khoa học giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa, ổn định điều tiết. Mỗi ngày, bạn hãy ăn đủ 3 bữa, bữa sáng có thể ăn no, nhưng bữa tối bạn hãy ăn nhẹ nhàng, không ăn quá no. Duy trì thói quen đơn giản này sẽ giúp dạ dày bạn ổn định hơn, có thời gian nghỉ ngơi.
Chính thói quen ăn uống đã trở thành nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày và làm căn bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu bạn không thay đổi. Trên thực tế, ngoài việc ăn quá no hay bỏ đói là những thói quen tuyệt đối phải tránh thì bạn cũng nhớ khi ăn cũng nên ăn chậm nhai kĩ nhé. Khi bạn ăn quá nhanh, thức ăn sẽ chưa kịp nghiền nhỏ, dạ dày phải làm việc nặng nhọc để cố tiêu hóa, từ đó làm tăng gánh nặng cho dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Những thói quen từ việc ăn uống nói trên bạn có thể điều chỉnh được phải không nào?