Top 15 Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Giáo dục trẻ nhỏ không chỉ gói gọn trong việc dạy và học kiến thức văn hoá trên lớp mà ngày nay còn bao gồm cả giáo dục âm nhạc. Âm nhạc đã trở thành món ăn ... xem thêm...tinh thần không thể thiếu của con người, nó đã được chứng minh là một bộ môn quan trọng và có sự tác động nhất định đến sự phát triển trí não, thể chất và nhân cách của trẻ nhỏ. Nếu bạn đang tìm những trò chơi âm nhạc hấp dẫn cho trẻ mầm non thì hãy tham khảo bài viết sau của Toplist nhé!
-
Trò chơi khiêu vũ với bóng
Cách chơi:
- 2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào tay nhau như kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng
- Cô giáo ghép nhạc bài có nhạc chậm, nhanh, bình thường, chậm, nhanh... yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi.
- Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại.
Trò chơi này luyện tai nghe nhạc cho trẻ, phát triển khả năng vận động và còn rèn cho trẻ khả năng phối hợp với bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ nữa
Lưu ý: Với trò này, cả lớp sẽ cùng khiêu vũ, nếu lớp lẻ học sinh thì cô mời bạn đấy lên làm trọng tài cùng cô và thay bạn chơi ở lần 2.
-
Trò chơi nhảy theo nhạc và tranh ghế
Cách chơi: cô giáo sẽ sắp xếp một lượng ghế nhất định (có thể là 10 chiếc ghế) thành một vòng tròn và chọn ra 11 em học sinh tham gia. Bắt đầu chơi, cho các em vừa vỗ tay theo nhạc vừa đi thành vòng tròn xung quanh những chiếc ghế.
Khi tiếng nhạc kết thúc thì các em sẽ nhanh chóng ngồi vào ghế, khi đó học sinh nào chưa dành được ghế thì sẽ thua, không được chơi nữa, và một chiếc ghế sẽ được rút ra ngoài. Cứ thế các lượt chơi cứ lặp đi lặp lại cho đến khi tìm được người chiến thắng.
-
Trò chơi hóa đá (nhảy theo nhạc)
Cách chơi: Cô giáo sẽ chọn ra một top các bạn nhỏ. Sau đó, yêu cầu các em nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng các em cũng phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp. Và cứ thế, trò chơi tiếp tục, nếu nhạc dừng mà bạn nhỏ nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc.
-
Trò chơi hát theo hình vẽ
Chuẩn bị: Tranh vẽ nội dung các bài hát.
Cách chơi:
- Cô có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài hát "Hoa bé ngoan”, “Những khúc nhạc hồng”, “Sắp đến tết rồi”, "Mùa xuân đến rồi”... (tùy thuộc vào nội dung giờ học mà giáo viên chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát)
- Từng trẻ lên rút tranh, nếu rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào thì nói tên bài hát, tên tác giả và bài hát đó cho cả lớp cùng nghe.
- Khi trẻ không nhận ra được bài hát, trẻ sẽ được cô gợi ý hoặc trực tiếp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên trẻ hát bài hát đó.
- Trẻ cũng có thể mời một vài bạn lên cùng hát hoặc múa minh hoạ hay gõ đệm cho mình hát.
- Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục chơi.
-
Trò chơi nghe nhạc nhảy vào vòng
Trò này có 2 cách chơi như sau:
Cách 1:
- Trên sàn lớp các các vòng tròn (vòng thể dục hoặc vẽ bằng phấn). Số trẻ tham gia chơi nhiều hơn số vòng. Ví dụ: 4 vòng 5 trẻ, hoặc 5 vòn 6 trẻ.
- Trẻ nghe cô hát và đi xung quanh chỗ để vòng: Cô hát nhanh, trẻ đi nhanh. Cô hát chậm, trẻ đi chậm. Cô hát nhỏ trẻ đi chậm gần vào vòng. Cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng. Mỗi vòng 1 người, bạn nào không chiếm được vòng là thua phải nhảy lò cò xung quanh lớp. Trong khi bạn nhảy lò cò, cả lớp đọc hoặc hát phụ họa một bài…
Cách 2:
- Cô không hát to, nhỏ, nhanh, chậm mà hát bình thường nhưng đến câu hát cô đã định trước thì nhảy vào chuồng. Ví dụ: Cô định trước câu “Cô dạy cháu múa ca” trong bài “Cô giáo miền xuôi”, đến từ “múa ca” thì nhảy vào vòng.
- Lưu ý: Trẻ chỉ thực hiện chơi với những bài hát đã thuộc và hát thường xuyên.
-
Trò chơi lắng nghe tìm đồ vật.
Cách chơi: Trẻ ngồi thành hình vòng tròn. Cháu A đi ra bên ngoài lớp. Cô dấu đồ vật vào 1 trẻ, mỗi trẻ cách nhau 1 khoảng cách nhất định. Cả lớp hát, cháu A từ ngoài vào, đi men theo các bạn ngồi vòng tròn. Nếu cháu A đi càng đến đồ vật cất dấu thì cả lớp càng hát to dần lên, nếu đi càng xa đồ vật thì cả lớp càng hát nhỏ dần. Cháu A sẽ lắng nghe tiếng hát để chỉ vào chổ dấu đồ vật. Cháu A chỉ đúng thì được cả lớp hoan hô và trẻ có đồ vật bị tìm thấy sẽ tiếp tục làm người chơi. Nếu cháu A không tìm được đồ vật cất dấu thì phải nhảy lò cò hoặc đứng giữa lớp hát một bài, cô chỉ định người khác lên chơi.
-
Trò chơi hát đúng từ theo câu hát
Cách chơi:
- Giáo viên chọn những từ ngữ gần gũi với trẻ, thường thấy trong các bài hát mầm non. Ví dụ: như từ “hoa” hoặc từ “chim”
- Cô nêu từ đã chọn để trẻ nhớ lại xem từ đó có trong câu hát nào thì hát câu hát đó lên.
- Từ “hoa” trong câu hát “hoa lá như tươi hơn”
- Từ “con chim” trong câu hát “con chim nó hót líu lo”.
- Trẻ chơi với nhiều hình thức như: chơi cả lớp, chơi thi đua theo tổ, một nhóm. Nếu ai không hát được sẽ bị loại còn ai là người cuối cùng vẫn hát được thì được thưởng.
-
Trò chơi Tiếng hát ở đâu?
Mục đích:
- Phát triển thính giác
- Khả năng chú ý và định hướng trong không gian của trẻ.
Cách chơi:
- Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt hoặc dùng băng vải bịt mắt.
- Một hoặc 2 trẻ được chỉ định hát.
- Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát và nói tên người hát.Khi chơi đã thành thạo, cô cho trẻ chơi nâng cao yêu cầu bằng cách trẻ chỉ tay về hướng có tiếng hát và nói tên người hát, nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì sẽ nhảy lò cò, hoặc phải hát 1 bài.
-
Trò chơi Phi ngựa
Mục đích: Bé biết phi nhanh, chậm theo nhịp bài hát.
Chuẩn bị: 8 con vật để trang trí xúc xắc hoặc lục lạc.
Thực hiện:
- Cô chọn một khoảng rộng, ở giữa cô có thể tạo cảnh để làm khu rừng, cảnh khu rừng có thể là 4 cây, 4 góc, ở giữa có vài con vật, nếu có lục lạc và xúc xắc, vật có thứ kêu đeo hoặc là cầm trên tay.
- Cô nói: “Các chú ngựa con ơi, đằng kia có khu rừng rất đẹp, mẹ con mình phải vào đó chơi đi, các con nhớ phải theo tiếng nhạc thì mới tìm thấy cửa để vào rừng”.
- Các cháu cùng đứng quanh cô, lên ngựa (chân trước, chân sau hai tay gập ở khửu) cô vừa phi vừa hát Chậm – Nhanh - Chậm, các cháu phi theo nhịp không cần theo hàng một.
- Phi xong các chú ngựa con đi vào rừng ăn cỏ, hí vang,…
- Trò chơi này chỉ chơi một lần (3 lần hát để các cháu phi nhanh chậm)
-
Trò chơi Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
Cách chơi:
- Chia trẻ thành 2 đội mỗi đội cử ra 1 bạn đại diện cầm xắc xô để dành quyền trả lời sau những lần nghe giai điệu của bài hát...
- Khi bản nhạc kết thúc, đội nào lắc xắc sô trước thì đội đó được quyền trả lời trước. Đội nào trả lời đúng tên bài hát thì đội đó chiến thắng.
- Cho trẻ chơi (2 lần)