Top 10 Chất cần bổ sung cho bà bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ

  1. Top 1 Protein
  2. Top 2 Tinh bột
  3. Top 3 Vitamin D
  4. Top 4 Vitamin C
  5. Top 5 DHA
  6. Top 6 Chất Sắt
  7. Top 7 Vitamin A
  8. Top 8 Axit folic
  9. Top 9 Vitamin E
  10. Top 10 Canxi

Top 10 Chất cần bổ sung cho bà bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ

Ngọc Chi 285 0 Báo lỗi

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng của em bé, bắt đầu từ tuần 14 đến tuần 27. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu phát triển các giác quan, phát triển ... xem thêm...

  1. Top 1

    Protein

    Khi mang bầu, các bà mẹ phải ăn gấp 2 – 3 lần người bình thường để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong đó, chất đạm rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể mẹ cũng như phát triển não bộ và hình thành cơ thể trẻ.


    Vì vậy các bà bầu cần ăn những thức ăn giàu Protein như: thịt bò, thịt heo, trứng, sữa, cá, ngũ cốc… Vì phải ăn gấp nhiều lần so với người thường, các bà mẹ cũng nên chú ý kết hợp tập thể dục để điều hòa cơ thể.

    Protein
    Protein

  2. Top 2

    Tinh bột

    Trong giai đoạn bầu bì, các bà mẹ tăng cân đáng kể, dẫn đến sau khi sinh con khó lấy lại vóc dáng khiến các bà bầu e ngại chất tinh bột. Do vậy, không ít những người mang bầu hạn chế tinh bột dẫn đến con sinh ra không phát triển mạnh khỏe. Tinh bột là chất cơ bản tạo năng lượng sống cho thai nhi.


    Vì thế, các bà mẹ không được bỏ qua nhóm chất này. Để có chất tinh bột, các mẹ nên ăn nhiều gạo, bánh mì (được làm từ bột mì thô), ngô, khoai, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt,… Những bà mẹ mang thai cũng nên biết cân bằng các chất, không ăn quá nhiều tinh bột dẫn đến lượng đường trong máu lên cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ lẫn con.

    Ngũ cốc rất tốt cho bà mẹ mang thai.
    Ngũ cốc rất tốt cho bà mẹ mang thai.
  3. Top 3

    Vitamin D

    Ai cũng biết vitamin D là chất giúp cơ thể hấp thụ canxi, khiến cơ thể phát triển về chiều cao. Trẻ em khi còn trong bụng mẹ cũng cần vitamin D, nhất là trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.


    Ở Việt Nam, tỉ lệ các bé sinh ra bị còi xương cao, xương mềm, dễ vỡ là vì các bà mẹ khi mang thai không chú ý bổ sung vitamin D cho thai nhi. Cá hồi nói riêng và các loại cá nói chung là nguồn cung cấp vitamin D rất tuyệt vời. Ngoài ra, sữa và các sản phẩm từ sữa cũng chứa nhiều vitamin D vì vậy người có bầu nên sử dụng chúng nhiều hơn.

    Sữa và chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời.
    Sữa và chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời.
  4. Top 4

    Vitamin C

    Mỗi loại vitamin có chức năng riêng trong quá trình hình thành cơ thể bé. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Vì vậy, muốn có một cơ thể khỏe mạnh, trẻ em cần nhiều loại vitamin này, và thai nhi cũng vậy. Trong suốt 9 tháng mang thai, người mẹ cần cung cấp 85 mg vitamin C mỗi ngày.


    Qua nhau thai, trẻ sẽ hấp thụ hầu như hoàn toàn vitamin C người mẹ đưa vào cơ thể. Nhưng nếu cung cấp quá nhiều dẫn đến trẻ khi sinh ra sẽ thiếu hụt vitamin C. Người mang thai nên ăn các loại quả có múi như cam, chanh, quýt, bưởi, nước ép nho…

    Bà mẹ nên ăn nhiều loại trái cây để bổ sung nhiều loại vitamin.
    Bà mẹ nên ăn nhiều loại trái cây để bổ sung nhiều loại vitamin.
  5. Top 5

    DHA

    EPA, DHA, DPA là 3 chất chủ yếu có trong Omega 3. Trong đó, DHA chiếm vị trí quan trọng trong sự hình thành hệ thần kinh của thai nhi, quyết định 20% trọng lượng não bộ, gần 60% trong võng mạc.


    Chúng ảnh hưởng đến sự thông minh của bé, nên việc bổ sung nó là điều cấp thiết. Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 200 mg DHA mỗi ngày bằng cách ăn các loại rau lá xanh, quả óc chó và các loại quả hạch, trứng, các loại dầu thực vật, mỡ động vật…

    DHA
    DHA
  6. Top 6

    Chất Sắt

    Mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung 30 đến 35 mg sắt. Thiếu sắt sẽ dễ dẫn đến thiếu máu, một hiện tượng phổ biến trong khi mang thai. Điều đó ảnh hưởng xấu đến mẹ lẫn thai nhi. Trẻ có khả năng sinh non hoặc sinh ra nhẹ cân nếu người mẹ thiếu máu. Ở Việt Nam, tỉ lệ phụ nữ thiếu máu trong thời kỳ mang thai lên đến 50%.


    Để cung cấp đủ sắt cho cơ thể, người mẹ cần ăn nhiều chuối, các loại hạt sấy khô như hướng dương, hạnh nhân, súp lơ xanh, bí ngô, và ăn nhiều lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, các bà bầu nên bổ sung vitamin C giúp hấp thụ sắt nhiều hơn.

    Chuối là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất sắt.
    Chuối là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất sắt.
  7. Top 7

    Vitamin A

    Vitamin A khi đi vào cơ thể được lưu trữ tại gan. Nó ảnh hưởng đến quá trình hình gan, phổi, mắt, xương, cả hệ thần kinh trung ương. Vitamin A còn giúp phục hồi mô sau khi sinh, rất có lợi đối với người mẹ. Tuy nhiên nếu cung cấp quá thừa loại vitamin này sẽ gây nên các dị tật bẩm sinh cho trẻ.


    Vì thế các mẹ nên cẩn thận, đừng để quá thiếu, quá thừa để gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Gan động vật, cà rốt, dưa hấu đu đủ đều có hàm lượng vitamin A cao. Các bà mẹ nên ăn nhiều loại trái cây để đa dạng các loại vitamin đưa vào cơ thể.

    Vitamin A
    Vitamin A
  8. Top 8

    Axit folic

    Khi đến khám thai, bác sĩ thường khuyên các bà bầu nên cung cấp nhiều axit folic để giảm nguy cơ dị tật về não, tủy sống thai nhi.


    Cho nên, các mẹ nên ăn thực phẩm chứa nhiều axit folic, và bổ sung bằng thuốc. Axit folic có nhiều trong đậu lăng, rau bina, súp lơ, ngũ cốc, măng tây …

    Súp lơ chứa nhiều axit folic.
    Súp lơ chứa nhiều axit folic.
  9. Top 9

    Vitamin E

    Vitamin E giúp ngăn ngừa quá trình oxi hóa, làm da tóc mịn màng. Ngoài ra, đối với người mang thai, loại vitamin này còn có thể ngăn ngừa tỉ lệ sẩy thai, sinh non.


    Nhưng đừng quá tùy tiện sử dụng, bởi nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở trẻ lên đến 9 lần. Vitamin E có nhiều trong bơ, đào, lê, dầu ô liu…

    một trái bơ chứa hàm lượng vitamin E là 4%
    một trái bơ chứa hàm lượng vitamin E là 4%
  10. Top 10

    Canxi

    Cùng với sắt, canxi cũng là chất thiết yếu cho mẹ và con trong thời kỳ mang thai. Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mỗi ngày cơ thể mẹ cần 1000 mg canxi. Canxi giúp hệ thống xương của mẹ chắc hơn để bảo vệ thai nhi. Canxi đi vào cơ thể mẹ, lẫn vào máu, qua nhau thai cấu thành bộ xương cho trẻ.


    Thiếu canxi sẽ khiến trẻ mắc các bệnh về xương khi sinh ra. Vì vậy các bà bầu nên chú tâm đến những thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại động vật có vỏ cứng như cua, đậu phụ, cam…

    Các chất chứa nhiều canxi.
    Các chất chứa nhiều canxi.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy