Trị sỏi thận bằng đu đủ xanh
Cách 1:
- Bạn lấy 1 quả đu đủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người trong 1 ngày, tốt nhất là đu đủ loại bánh tẻ vì nó chứa nhiều nhựa giúp nâng cao công dụng trị sỏi thận của đu đủ.
- Sau đó, cắt đầu cắt đuôi, khoét bỏ sạch hạt, để nguyên cả vỏ và bỏ một chút muối vào bên trong quả.
- Cho quả đu đủ vào một chiếc bát tô lớn rồi cho vào nồi, đổ nước vào nồi và đun cách thủy cho đến khi đu đủ chín mềm.
- Sau đó, lấy đu đủ ra và để nguội, ăn hết cả vỏ. Nên ăn sau bữa ăn để không ảnh hưởng đến dạ dày.
- Bạn áp dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi ngày ăn 1 quả để đẩy sỏi thận ra ngoài.
Cách 2:
- Lấy 1 quả đu đủ gần chín, nên lấy quả nhỏ vừa ăn trong 1 ngày.
- Rửa sạch sau đó cho cả quả vào nồi, cho nước, luộc chín.
- Tiếp đó, bạn bỏ hạt và cho thêm ít muối rồi lấy thìa xúc ăn, ngày 2 lần.
Cách 3:
- Lấy 300g hoa đu đủ đực tươi, rửa sạch, cho vào nồi sắc uống, hoặc lấy 150g hoa đủ đủ đực khô sao vàng hạ thổ.
- Cách sắc: Đổ 4 chén nước và sắc đến khi còn 1 chén để uống, 5 – 7 ngày uống một lần.
Lưu ý khi trị sỏi thận bằng đu đủ:
- Trước khi áp dụng bài thuốc trị sỏi thận bằng đu đủ, bạn nên đi siêu âm để kiểm tra kích thước viên sỏi bao nhiêu. Sau khi điều trị, bạn nên kiểm tra lần nữa xem kích thước sỏi thận đã nhỏ hơn chưa và sỏi đã ra hết chưa.
- Trong khi chữa bệnh, người bệnh uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, hạn chế thực phẩm nhiều muối, canxi, chất béo động vật như thịt bò, nội tạng động vật, trứng… Tùy thuộc bạn bị loại sỏi nào mà kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đem lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
- Khi trị sỏi thận bằng đủ đủ chín trong nhiều ngày có thể làm lòng bàn tay bàn chân hơi vàng do chất carotenoid trong đu đủ gây vàng da. Khi bạn dừng ăn, hiện tượng vàng da sẽ hết.
- Ăn đu đủ xanh lúc đói hay bị xót ruột, do đó bạn nên ăn đu đủ sau khi ăn no, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều đu đủ xanh.