Top 10 nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kéo dài thường xuyên

Nguyễn Văn Hoàng 131 0 Báo lỗi

Khi bạn căng thẳng hay lo âu quá nhiều cũng rất dễ dẫn đến chứng bệnh mất ngủ. Nói về nguyên nhân dẫn đến bệnh mất ngủ thì có khá nhiều, trong đó có thể kể đến ... xem thêm...

  1. Top 1

    Uống cà phê vào lúc 4 giờ chiều

    Bạn vẫn có thói quen thưởng thức một ly cà phê vào cuối giờ chiều để lấy lại năng lượng và sự tỉnh táo sau những giờ làm việc mệt mỏi, Trên thực tế, cơ thể bạn cần hơn 10 tiếng để hấp thu và tiêu thụ hết hoàn toàn lượng caffeine nạp vào. Vì vậy một tách cà phê vào giờ chiều sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm của bạn.


    Bạn có biết chất caffeine trong cà phê, trà hay nicotine trong thuốc lá là những chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu muốn sử dụng cà phê hay trà thì tốt nhất bạn nên dùng vào buổi sáng, tránh sử dụng trước khi đi ngủ hoặc chiều tối.

    Tách cà phê nóng cùng điếu thuốc là thói quen xấu
    Tách cà phê nóng cùng điếu thuốc là thói quen xấu
    Uống cà phê vào lúc 4 giờ chiều
    Uống cà phê vào lúc 4 giờ chiều

  2. Top 2

    Thói quen ăn đêm

    Công việc khá nhiều và kéo dài khiến bạn quên mất rằng mỗi chiều của mình, bạn thường xuyên dùng bữa vào khoảng tầm từ 8 – 9 giờ tối hàng ngày. Nếu bạn để dạ dày mình hoạt động quá mức, quá căng do ăn no sẽ khiến bạn rất khó chịu và không thể có một giấc ngủ thật ngon được. Lời khuyên dành cho bạn là nên ăn tối cách giờ đi ngủ khoảng 3 giờ.


    Vì vậy ăn tối trễ đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ cho bạn. Vì khi ngủ thay vì cơ thể bạn thay vì được nghỉ ngơi thì lại phải làm nhiệm vụ tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa nạp vào. Hoạt động xáo trộn này sẽ gây ra những trở ngại không chỉ cho giấc ngủ mà còn sức khỏe của bạn. Hãy cố định giờ ăn tối và đừng ăn quá gần giờ ngủ của bạn.

    Ăn đêm đã trở thành thói và có khi còn là môt bữa chính
    Ăn đêm đã trở thành thói và có khi còn là môt bữa chính
    Thói quen ăn đêm
    Thói quen ăn đêm
  3. Top 3

    Stress – Căng thẳng

    Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến mất ngủ thường xuyên chính là yếu tố về tâm lý. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, nỗi âu lo riêng, từ áp lực công việc, áp lực tài chính, mối quan hệ trong gia đình, đến những nỗi lo về tương lai, sự kì vọng quá cao nhưng không đạt được tạo thành một rào cản áp lực quá lớn.


    Ai trong chúng ta cũng biết những ảnh hưởng của stress – căng thẳng. Nhưng không phải ai cũng có thể chế ngự nó. Khi bộ não không được nghỉ ngơi đúng cách thì điều đầu tiên sẽ ảnh hưởng lên giấc ngủ. Trước khi ngủ hãy cố gắng thư giãn và thả lỏng cơ thể lẫn gạt bỏ hết những suy nghĩ trong đầu.

    Stress gây rất nhiều tác hại cho chúng ta trong đó có cả mất ngủ
    Stress gây rất nhiều tác hại cho chúng ta trong đó có cả mất ngủ
    Stress – Căng thẳng
    Stress – Căng thẳng
  4. Top 4

    Nước uống có chứa hàm lượng cồn

    Các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá là những “con sâu” đang phá hủy cuộc sống của một bộ phận giới trẻ. Việc tiêu thụ quá nhiều chất kích thích khiến não bộ hưng phấn và tỉnh táo, khó có thể chìm vào giấc ngủ. Theo nghiên cứu các chất nicotin và cafein trong chất kích thích là nguyên nhân khiến não bộ hưng phấn. Nếu sử dụng các đồ uống này trước khi ngủ, bạn sẽ bị rối loạn giấc ngủ và gây ra mất ngủ.


    Bạn thấy trên tivi hay một vài tạp chí khuyên rằng trước khi ngủ bạn nên nhâm nhi một vài ngụm rượu hoặc một lon bia sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon. Điều này không sai, nhưng khi bạn lạm dụng quá nhiều thức uống có hàm lượng cồn thì đây chính là nguyên nhân phá hủy đi giấc ngủ của bạn. Giấc ngủ sẽ chập chờn, cơ thể mỏi mệt gây ra những trì trệ diễn ra bên trong cơ thể.

    Đây có lẽ đã trở thành
    Đây có lẽ đã trở thành "truyền thống" của người Việt ta
    Nước uống có chứa hàm lượng cồn
    Nước uống có chứa hàm lượng cồn
  5. Top 5

    Các thiết bị công nghệ

    Do một số tính chất của công việc hoặc chính thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn khi lên giường mà vẫn không thể rời chiếc máy vi tính hay chiếc điện thoại. Khi các bạn quá lạm dụng việc dùng mạng xã hội, các thiết bị công nghệ.


    Người trẻ thường thức khuya để sử dụng điện thoại, máy tính,... trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, ánh sáng xanh rất nguy hiểm đối với hệ thần kinh, gây các bệnh về mắt, khiến người trẻ mất ngủ. Bạn bị phân tâm và não bạn không thể nhận được tín hiệu đã đến giờ đi ngủ.

    Những thiệt bị ngày càng nhiều với đa dạng của mình ngày càng thu hút con người
    Những thiệt bị ngày càng nhiều với đa dạng của mình ngày càng thu hút con người
    Các thiết bị công nghệ
    Các thiết bị công nghệ
  6. Top 6

    Vấn đề về sức khỏe, bệnh lý

    Bệnh cơ tim thường được gọi với tên là bệnh tim động mạch, cuống tim bị xơ cứng. Với bệnh cơ tim thường gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ. Ngược lại, nếu thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ trầm trọng thì cũng dễ bị dẫn đến bệnh cơ tim và nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể và cuộc sống hàng ngày.


    Đôi khi nguyên nhân gây bệnh này lại không xuất phát từ các tác nhân chính gây hại có liên quan trực tiếp mà phải thông qua các căn bệnh khác. Người mắc các bệnh xương khớp, viêm xoang, nóng trong người, tiểu đêm, đau dạ dày,… sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ kéo dài thường xuyên.

    Người già thường ngủ rất ít và đây cũng là bệnh mà khó khắc phục được
    Người già thường ngủ rất ít và đây cũng là bệnh mà khó khắc phục được
    Vấn đề về sức khỏe, bệnh lý
    Vấn đề về sức khỏe, bệnh lý
  7. Top 7

    Chênh lệch múi giờ

    Ngày nay càng có nhiều người đi du học, đi du lịch, công tác dài hạn ở nước ngoài về và khó có được một giấc ngủ ngon. Nguyên nhân do họ phải di chuyển khá nhiều, không nhanh chóng đuổi kịp đồng hồ sinh học của mình.


    Mất ngủ do thay đổi múi giờ là tình trạng thường xuyên gặp phải ở những người đi du lịch khá lâu hay làm việc, học tập ở những nơi có múi giờ khác xa với nơi đang sinh sống. Khi ấy, đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn chưa thích ứng với sự thay đổi múi giờ gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ.

    Việc phát triển ra nước ngoài học tập làm việc ngày càng nhiều nên đồng hồ sinh học ko kịp thay đổi
    Việc phát triển ra nước ngoài học tập làm việc ngày càng nhiều nên đồng hồ sinh học ko kịp thay đổi
    Chênh lệch múi giờ
    Chênh lệch múi giờ
  8. Top 8

    Ngủ trưa sai cách

    Theo chuyên gia, một giấc ngủ trưa khoa học thường chỉ nên kéo dài từ 15 phút đến 30 phút là lí tưởng nhất. Ngủ trưa trong thời gian từ 10 đến 15 phút sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo, tập trung tốt hơn cho công việc.


    Ngoài ra, 30 phút ngủ trưa chính là thời gian ngủ trưa tốt nhất, được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện. 30 phút giữa ngày giúp cơ thể chúng ta có đủ thời gian thả lỏng và phục hồi các cơ, thư giãn đầu óc, tỉnh táo và tinh thần sảng khoái hơn. Nếu ngủ trưa quá nhiều, bạn sẽ rất dễ mất ngủ vào ban đêm, lâu dần sẽ tạo thành thói quen, sinh ra tình trạng mất ngủ kéo dài.

    Nếu ngủ trưa quá nhiều, bạn sẽ rất dễ mất ngủ vào ban đêm, lâu dần sẽ tạo thành thói quen, sinh ra tình trạng mất ngủ kéo dài.
    Nếu ngủ trưa quá nhiều, bạn sẽ rất dễ mất ngủ vào ban đêm, lâu dần sẽ tạo thành thói quen, sinh ra tình trạng mất ngủ kéo dài.
    Ngủ trưa sai cách
    Ngủ trưa sai cách
  9. Top 9

    Các yếu tố từ môi trường xung quanh

    Các yếu tố từ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. hãy tưởng tượng bạn có thể ngon hay không khi xung quanh bạn đầy tiếng ồn. Tiếng xe cộ, tiếng đóng, mở cửa mạnh, người nói chuyện huyên thuyên,… và thậm chí bạn cùng phòng hay chung giường có thói quen ngáy to, nói mớ thì làm sao bạn có thể ngủ ngon giấc được. Người ta cho rằng, đi vào giấc ngủ phải trải qua 5 bước là ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ màng. Trong đó, giai đoạn 1 và 2 là thời khắc rất dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn.


    Bên cạnh tiếng ồn thì các yếu tố nhiệt độ phòng quá lạnh, quá nóng, đèn quá sáng, ánh sáng rọi thẳng vào mặt, mắt hoặc giường ngủ không thoải mái cũng sẽ khiến bạn không có một giấc ngủ ngon và sâu. Một môi trường chứa các chất độc hại hay tồn tại hóa chất trong không khí cũng là nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ.

    Các yếu tố từ môi trường xung quanh
    Các yếu tố từ môi trường xung quanh
    Các yếu tố từ môi trường xung quanh
    Các yếu tố từ môi trường xung quanh
  10. Top 10

    Lịch làm việc

    Với một số người do tính chất công việc phải làm ca đêm trong khi mọi người đều đang ngủ Tình trạng này khiến học sống với một cảm giác là mình không thể ngủ vào ban ngày trong khi người khác làm việc, sinh hoạt. Điều này khiến họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ lâu dài, nhưng không thể ngủ được.


    Do đó, hãy lừa chính mình giữa 2 chu kỳ ngày và đêm bằng cách ngủ ngày trong phòng tối. Ban đêm sử dụng ánh sáng mô phỏng của ngày. Tốt nhất hãy điều chỉnh lịch làm việc của mình theo một chế độ bình thường hơn, tránh rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ.

    Lịch làm việc
    Lịch làm việc
    Lịch làm việc
    Lịch làm việc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy