Top 14 Bí quyết để bạn luôn giữ được sự bình tĩnh và điềm đạm
Khi áp lực từ cuộc sống ngày càng lớn, công việc, gia đình, bạn bè...dường như tạo ra rất nhiều áp lực cho bạn, có những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi căng thẳng và ... xem thêm...mất bình tĩnh, nếu như tình trạng này thường xuyên xảy ra rất dễ bạn sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm soát, vì vậy để giúp các bạn có thể luôn giữ được sự bình tĩnh sau đây tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một số kinh nghiệm như sau.
-
Giữ im lặng
Bạn biết đấy khi bạn đang rất bực về chuyện gì đó, có thể nói ra những lời nói mất kiểm soát, thậm chí xúc phạm người khác, mà lại không giải quyết được bất cứ việc gì cho bạn, có thể đến khi bạn bình tĩnh trở lại bạn sẽ rất hối hận vì điều bạn đã nói, nó chỉ làm cho mối quan hệ của bạn và người kia trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Vì vậy trong mọi tình huống hãy giữ cho mình sự im lặng, tĩnh tâm suy nghĩ trước sau, để cho người bạn của mình là người kết thúc câu chuyện.
-
Để mọi việc diễn ra tự nhiên
Khi có việc gì đó xảy ra không như ý của bạn, mà bạn đang cố tìm cách để biến nó thay đổi thì bạn hãy suy nghĩ lại nhé. Mọi việc hãy để diễn ra theo tự nhiên, hãy học cách biết chấp nhận, vì trong cuộc sống có nhiều chuyện không phải ta hết sức là làm được đặc biệt trong khi bạn đang trong trạng thái mất bình tĩnh,thậm chí nhiều khi còn làm cho nó trở nên trầm trọng hơn theo hướng tiêu cực, mối quan hệ giữa bạn và đối phương dễ rơi vào cảnh bế tắc xung đột,. -
Nhớ rằng bất kỳ cuộc xung đột nào đều vô nghĩa
Khi đã không kiềm chế được và để xảy ra xung đột thì hậu quả sẽ gây ra cho cả hai, vấn đề không được giải quyết, chỉ làm cho mối quan hệ hai bên đi vào ngõ cụt. Vì thế dù ở vào hoàn cảnh nào bạn cũng tránh mình khỏi các cuộc cãi vã, xung đột bằng lời, luôn giữ được bình tĩnh, tinh ý trong phán đoán để kết thúc sớm câu chuyện nếu có dấu hiệu sẽ nảy sinh mâu thuẫn. -
Tạm dừng và hít thở sâu
Những gì bạn nên làm khi rơi vào hoàn cảnh này là tạm dừng cuộc tranh cãi và hít thở một hơi thật dài, khi bạn làm như vậy căng thẳng sẽ được giảm đi đáng kể, cơ thể và trí não được thư giãn hơn, giúp bạn sẽ dần lấy lại được bình tĩnh. Nếu bạn vẫn cố tình hơn thua với đối phương đều gây ra những hậu quả mà bạn sẽ phải hối hận khi bình tĩnh trở lại. -
Bỏ đi nơi khác
Đây cũng là lựa chọn phù hợp, bạn có thể chủ động kết thúc cuộc tranh cãi bằng việc bỏ đi nơi khác và suy nghĩ xem liệu rằng vừa rồi bạn xử sự như vậy có đúng không? có nhất thiết bạn cần phải giành thắng thua với người kia không?...nếu chính bạn là người nổi nóng hãy tránh đi cho mình thời gian để bình tĩnh và tránh những lời nói không đáng có, đến khi mọi chuyện lắng dần tin rằng bạn sẽ có cách xử lý đúng đắn. -
Tập Yoga mỗi ngày
Đây là giải pháp hiệu quả được phần đông mọi người đang thực hiện, thông qua việc tập luyện yoga vừa tốt cho sức khỏe, đồng thời những bài tập thiền rất hữu ích cho việc tĩnh tâm, luyện tập hàng ngày cơ thể dễ chịu và thoải mái bạn sẽ cảm nhận được sự tự tin xử lý trong mọi tình hướng mà giữ được sự bình tĩnh cần có. -
Tận hưởng trên những chặng đường đi
Nếu như lúc nào bạn cũng nghĩ tới đích đến chỉ làm cho bạn thêm nóng vội và đuối sức, mục tiêu bạn theo đuổi là mục tiêu lâu dài, thay vì hi vọng và cố gắng rút ngắn thì bạn có thể chia ra làm nhiều mục tiêu nhỏ để dễ hoàn thành, từng bước một như vậy bạn sẽ hài lòng với những gì mình đạt được, không còn quá vội vàng nữa, đồng thời mỗi bước bạn đạt được sẽ càng tự tin hơn để đi tiếp. -
Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cự trong đầu
Chỉ khi nào bạn giữ cho mình được thoải mái bạn mới mới cảm thấy cuộc sống tươi đẹp thế nào, bỏ hết muộn phiền, bực dọc, đừng vì ai đó làm gì có lỗi hay làm bạn không hài lòng mà bạn thù ghét và tìm cách trả thù, bạn biết đấy trên đời không ai có nghĩa vụ phải làm theo ý bạn cả, cho nên bạn đừng tự áp đặt họ phải như thế để rồi người tổn thương lại là bạn, hãy luôn đặt bản thân mình vào vị trí người khác để cảm nhận, để hành động sao cho đúng, hãy nhớ rằng giữ bình tĩnh sẽ giúp bạn giải quyết được mọi việc trong sự ấm êm. Luôn vui vẻ điềm tĩnh như vậy sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn. -
Chia sẻ với bạn bè hoặc người thân về tình trạng của bạn
Những lúc bế tắc và khó khăn bạn cần có một người nào đó bên cạnh, nghe bạn sẻ chia để thấu hiểu, có như vậy bạn sẽ cảm nhận được sự an ủi phần nào, đồng thời họ sẽ cho bạn lời khuyên bổ ích và gợi ý cho bạn cách xử lý phù hợp nhất có thể để bạn không ối hận về sau. Đồng thời việc bạn nói ra được hết mọi phiền não bạn sẽ thấy thư thái hơn tâm trạng thoải mái mọi việc sẽ thuận lợi hơn. -
Tìm đến những nơi yên tĩnh
Khi những bộn bề bao quanh bạn hãy dành riêng cho mình một khoảng không gian để tận hưởng và tìm lại niềm vui, tốt hơn hết là bạn hãy đi một mình đến một nơi nào đó thoáng mát, ngắm thiên nhiên hít thở bầu không khí trong lành, tạm quên đi những vướng mắc đang hiện hữu, hãy thả lỏng cơ thể và cảm nhận. Đến khi thực sự bạn thấy đã đủ và bình tĩnh trở lại rồi bạn có thể bắt tay vào công việc tiếp, chắc chắn mang lại hiệu quả tốt. -
Dập tắt cơn giận dữ của bạn bằng cách tập thể dục
Nếu bạn kìm nén cơn giận dữ của bạn càng nhiều thì các cơn giận dữ sẽ xuất hiện thường xuyên và với cường độ mạnh hơn.
Một cách rất hay để giải tỏa căng thẳng của bạn là dồn nó vào trong các hoạt động thể dục. Bạn có thể nâng tạ, chạy bộ, đặc biệt là tập võ hãy dồn hết sự giận dữ của bạn vào trong đó sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Nếu như bạn cảm thấy buồn kinh khủng, thì hãy ngủ một giấc, giấc ngủ sẽ giúp bạn thư thái hơn. -
Lắng nghe bản nhạc yêu thích
Nhiều người nhận thấy rằng âm nhạc cũng là cách giữ bình tĩnh khi bị căng thẳng hoặc buồn bã. Theo một nghiên cứu, âm nhạc có hiệu quả trong việc giảm phản ứng tâm lý của một người đối với căng thẳng. Cơ thể có thể sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và hệ thống thần kinh có thể phục hồi nhanh hơn sau khi trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực.
-
Xác định cơn giận là “bạn” hay “kẻ thù”
Trước khi bạn hành động để làm dịu bản thân, hãy tự hỏi bản thân rằng sự tức giận là bạn hay là kẻ thù. Nếu bạn nhận thấy quyền lợi của bản thân đang bị xâm phạm, sự tức giận có thể là “bạn” mang đến sự can đảm và lập trường để lấy lại quyền lợi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn thoải mái thể hiện cảm xúc qua những hành động hay lời lẽ chỉ trích.
Nếu sự tức giận khiến bạn gây ra đau khổ hoặc đả kích tiêu cực cho người khác hay cho chính bạn, thì sự tức giận này có thể là “kẻ thù”. Trong trường hợp đó, bạn cần học cách giữ bình tĩnh bằng cách làm dịu cảm xúc của chính mình.
Vi Võ 2017-03-30 10:51:03
Bài viết đã được chọn làm video toplist.vn, cảm ơn bài viết của tác giả.