Top 11 Bí quyết giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu

Thảo Nguyên 1585 0 Báo lỗi

Phải chăng bạn đã từng rất băn khoăn khi mình học bài rất lâu thuộc nhưng rất nhanh quên? Có phải bạn đã từng rất chán nản bản thân mình sao lại hay quên bài ... xem thêm...

  1. Chắc hẳn vẫn còn khá nhiều bạn đang loay hoay học bài mà bản thân chưa thật sự hiểu hết vấn đề mình đang học. Hay nói cách khác hơn là bạn đang “học vẹt”. Dù ghi nhớ theo phương pháp nào, vai trò quan trọng nhất vẫn là sự “hiểu”. Không hiểu và hiểu không rõ là hai điều cản trở trí nhớ hoạt động hiệu quả. Bạn cố gắng “nhồi” thật nhiều, nhưng nếu chỉ ở mức độ “gần như hiểu”, “có vẻ hiểu” thì bạn có thể tạm nhớ nhưng chỉ được một thời gian rồi bạn sẽ quên mất. Bạn có thể học thuộc nội dung nhưng bạn cũng sẽ nhanh chóng quên nó đi vì bạn chưa hiểu hết nội dung cốt lõi của vấn đề. Cho nên nếu bạn muốn mình khắc sâu kiến thức thì một điều rất quan trọng đó là bạn phải làm sao hiểu rõ vấn đề mình cần học thuộc


    Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng. Nếu bạn đọc nhiều lần mà không hiểu một nội dung nào đó hãy dùng biện pháp nhớ “cưỡng chế”, tức là cứ học thuộc nội dụng và sau đó từ từ tìm hiểu những gì mình nhớ được. Bạn có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải hoặc có thể tìm ở những tài liệu khác cho đến khi hiểu những kiến thức đó. Bạn đừng vội nghi ngờ phương pháp này, hãy thực hành và cảm nhận hiệu quả.

    Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng
    Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng
    Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng
    Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng

  2. Nếu như bài học của bạn quá dài. Bạn nghĩ mình không thể nào nhớ hết được, thì bạn hãy gạch chân những từ khóa quan trọng. Đây là kỹ thuật tìm kiếm những từ ngữ, những mẩu thông tin trong bài đọc có nghĩa tương ứng với những từ ngữ, thông tin trong phần câu hỏi. Các từ khóa này (keywords) sẽ giúp bạn định vị được vị trí thông tin câu trả lời, thông tin nằm ở đâu trong cả bài đọc dài. Từ đó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, tập trung đọc kỹ khoảng/ngưỡng đó để chọn ra chính xác đoạn thông tin nào là cái ta cần để trả lời một câu hỏi cụ thể.


    Từ các từ khóa ấy, bạn có thể triển khai ý cho bài học. Với việc gạch chân các từ khóa quan trọng bạn sẽ học thuộc bài một cách nhanh chóng và giúp bạn nhớ lâu hơn. Trong quá trình ghi chép những kiến thức bạn học, bạn nên sàn lọc những ý chính để gạch dưới chân nhằm mục đích khi mở sách vở ra là nhớ ngay những gì đã học, điều này giúp bạn học bài rất nhanh và nhớ bài rất lâu. Có lợi trong việc nắm cốt lõi của bài học.

    Bạn nên sàn lọc những ý chính để gạch dưới chân
    Bạn nên sàn lọc những ý chính để gạch dưới chân
    Bạn nên sàn lọc những ý chính để gạch dưới chân
    Bạn nên sàn lọc những ý chính để gạch dưới chân
  3. Vẽ sơ đồ tư duy cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp bạn có thể nhớ lâu hơn đấy. Mindmap sẽ giúp bạn tiếp nhận nội dung bài học một cách tổng quan và chính xác nâng cao hiệu quả học tập, không phải tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà ngược lại phải suy nghĩ, sáng tạo, ghi nhớ các kiến thức đã học một cách logic. Một lợi ích nữa khi sử dụng Mindmap trong học tập đó là có thể trình bày nội dung bài học một cách khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ. Có thể vừa ghi chép kết hợp sử dụng hình ảnh, màu sắc, sáng tạo ý tưởng để tóm tắt nội dung bài học, chủ động ghi nhớ kiến thức. Từ đó kích thích hứng thú học tập, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.

    Sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao trong học tập, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp để học sinh nắm chắc kiến thức, ghi nhớ lâu thay cho kiểu học thuộc lòng trước đây. Bạn nên thể hiện nội dung bài học dưới dạng những sơ đồ với những hình dáng, màu sắc tùy vào sở thích và trí tưởng tượng phong phú của mình. Những loại sơ đồ tư duy bạn cần dùng trong học tập như: sơ đồ tư duy theo chương, sơ đồ tư duy theo đề cương, sơ đồ tư duy theo đoạn văn.


    Não bộ chúng ta mã hóa trí nhớ hình ảnh tốt hơn chữ viết nhiều lần. Việc liên kết từ ngữ với hình ảnh giúp ta nhớ dễ dàng. Đặc biệt, với các môn xã hội như văn, sử… việc đọc và tưởng tượng hình ảnh trong não bộ sẽ nhanh chóng ghi nhớ thông tin.


    Não bộ chúng ta mã hóa trí nhớ hình ảnh tốt hơn chữ
    Não bộ chúng ta mã hóa trí nhớ hình ảnh tốt hơn chữ
    Vẽ sơ đồ tư duy
    Vẽ sơ đồ tư duy
  4. Có lẽ không ít bạn cảm thấy rất chán nản là tại sao mình cầm quyển vở học hoài nhưng không thuộc hay mình học hôm trước nhưng hôm sau đã quên. Nếu vậy, bạn hãy thử bằng cách lấy giấy, bút ghi lại nhiều lần những ý chính của nội dung bài học thử xem sao. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và UCLA chỉ ra rằng phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường việc lắng nghe và khả năng xác định các khái niệm quan trọng hơn.


    "Trong ba nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra rằng những sinh viên ghi chú trên máy tính xách tay hoạt động kém hơn trong các câu hỏi khái niệm so với những sinh viên ghi chú bằng tay dài," đồng tác giả và giáo sư tâm lý học Pam Mueller của Đại học Princeton viết. "Chúng tôi chỉ ra rằng trong khi ghi chú nhiều hơn có thể có lợi, xu hướng phiên âm nguyên văn các bài giảng của người ghi chú trên máy tính xách tay thay vì xử lý thông tin và sắp xếp lại nó theo cách nói của họ là bất lợi cho việc học."


    Bởi khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin, con người thường có xu hướng chắt lọc và ghi lại những kiến thức quan trọng nhất bằng những câu hoặc từ khóa ngắn. Đặc biệt, khi bạn cần tìm hiểu lại với những thông tin ngắn gọn này bạn sẽ buộc não bộ phải nhớ lại và từ đó khắc sâu hơn kiến thức.

    Phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường
    Phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường
    Ghi lại những nội dung chính nhiều lần
    Ghi lại những nội dung chính nhiều lần
  5. Bạn đã từng học bài trong cảm giác mệt mỏi, chán nản, tức giận hay theo kiểu “nước tới chân mới nhảy”. Điều này không những làm bạn học bài lâu thuộc mà còn chẳng thể nào nhớ lâu được. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tâm lí khi học. Để khắc phục điều này, bạn hãy tạo cho mình tâm lí thoải mái nhất khi học, đừng tự tạo áp lực cho bản thân hay học bài với mục đích “đối phó.


    Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp. Khi não bạn được thư giãn, nó sẽ giống như miếng bọt xốp và đương nhiên sẽ tiếp thu thông tin tốt mà không cần gắng sức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, não bạn theo nghĩa đen cũng sẽ khước từ kiến thức. Bạn chỉ phí thời gian nếu buộc mình ngồi xuống học trong khi tâm trí của bạn đang tập trung ở những chuyện khác.


    Khi tâm trí có những suy nghĩ căng thẳng khiến bạn mệt mỏi, hãy viết nhật ký, điều đó sẽ giúp giải tỏa được những căng thẳng. Hơn nữa, khi viết ra cảm xúc trên giấy, đồng nghĩa bạn đang chuyển chúng ra khỏi tâm trí của mình. Hoặc một chút âm nhạc có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, cải thiện sự tập trung và trí nhớ, thúc đẩy học tập hoặc tăng khả năng thích ứng của não.

    Bạn hãy tạo cho mình tâm lí thoải mái nhất khi học
    Bạn hãy tạo cho mình tâm lí thoải mái nhất khi học
    Bạn hãy tạo cho mình tâm lí thoải mái nhất khi học
    Bạn hãy tạo cho mình tâm lí thoải mái nhất khi học
  6. Não bộ của bạn chỉ hoạt động tốt nhất, khi được cung cấp dưỡng chất cần thiết. Chính vì vậy bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí để giúp bạn nhớ lâu hơn. Duy trì bữa ăn điều độ, không bỏ bữa và đa dạng các loại thực phẩm. Nên ăn 3 bữa chính và vài bữa phụ mỗi ngày với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nếu đến bữa ăn mà bận đi học thêm thì nên tranh thủ ăn nhanh cái bánh mì thịt, hoặc cái bánh bao, hay vài cái bánh qui kèm một hộp sữa tươi, hoặc ăn 1 miếng phô mai và một trái chuối, hay uống bột ngũ cốc pha sữa rồi hãy đi học, khi về sẽ ăn tối sau vậy. Nên ăn nhiều rau và trái cây tươi như cam, bưởi, đu đủ chín để tăng sức đề kháng. Khi đi học luôn mang theo chai nước để uống thường xuyên, tránh bị mất nước vì cơ thể mất nước cũng gây mệt mỏi.

    Chế độ ăn uống đầy đủ các chất, đặc biệt là chất đạm, các vi khoáng chất như vitamin A (có trong thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh), vitamin C (có trong rau và trái cây tươi như cam, bưởi, đu đủ chín, bông cải xanh…), chất sắt (có trong thịt, cá, trứng, rau xanh, đậu), kẽm (có trong hải sản, cá, thịt, đậu…) sẽ giúp tăng cường sức đề kháng nên có khả năng phòng bệnh.


    Ngoài chế độ ăn uống thì việc ngủ đủ giấc cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Không nên thức quá khuya vì sẽ làm giảm sức đề kháng và mau mệt mỏi. Có nhiều bạn gần đến thi thì hay thức rất khuya để học bài. Nhưng việc thức khuya như thế làm cho đầu óc bạn kém minh mẫn, tạo cảm giác mệt mỏi. Vì vậy hiệu quả học tập sẽ không cao. Tóm lại, để có thể nhớ lâu thì các bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.

    Não bộ của bạn chỉ hoạt động tốt nhất, khi được cung cấp dưỡng chất cần thiết
    Não bộ của bạn chỉ hoạt động tốt nhất, khi được cung cấp dưỡng chất cần thiết
    Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ
    Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ
  7. Trí nhớ được lặp đi lặp lại nhiều lần được gọi là trí nhớ “cơ bắp”. Rèn luyện trí thường xuyên sẽ giúp bạn có một trí nhớ tốt và hình thành phản xạ tự nhiên với vấn đề đã ghi nhớ. Trí nhớ “cơ bắp” là bí quyết tốt nhất để học ngoại ngữ. Bạn có thể áp dụng phương pháp Spaced Repetition bằng cách phân bổ những thứ bạn phải học và ôn – theo thời gian – làm sao cho mỗi thứ bạn học sẽ được lặp lại theo chu kỳ. Thường sẽ có 2 cách: chu kỳ không đổi (ví dụ luôn là 5 ngày x 3 chu kỳ), hoặc ngày càng dài ra (ví dụ 3 chu kỳ: 3 ngày sau, 7 ngày sau và 14 ngày sau nữa). Phương thức học ngày càng dài ra đang được ưa chuộng nhất.

    Việc lặp lại ngắt quãng theo thời gian sẽ giúp chúng ta lưu giữ và nhuần nhuyễn kiến thức lâu dài, hiệu quả hơn so với việc học mà không lặp lại. Phương pháp học này hoàn toàn vô nghiệm được Forgetting Curve (đường cong của sự quên lãng), khi nó được thiết kế để các thông tin tái hiện ngay tại các thời điểm mà não bộ sắp quên chúng. Dần dần, các thông tin sẽ được đẩy vào hệ thống trí nhớ lâu dài.

    Nhắc lại nhiều lần những kiến thức mà bạn đã học là cách ghi nhớ hiệu quả
    Nhắc lại nhiều lần những kiến thức mà bạn đã học là cách ghi nhớ hiệu quả
    Phương pháp Spaced Repetition
    Phương pháp Spaced Repetition
  8. Tại sao bạn biết đi xe đạp thì không bao giờ quên? Chính là việc đạp xe phải dùng đến cơ bắp. Bạn hãy thực hành khi học để tạo cảm giác hưng phấn. Học hóa học, vật lí, bạn hãy tự tay mình làm thí nghiệm. Áp dụng hiệu quả “Học đi đôi với hành” giúp bạn nhận được những lợi ích mà bản thân không thể nhận biết được. Thực hành nhiều sẽ soi sáng cho bạn những điều cụ thể và sinh động. Khi bạn làm một công việc nào đó phù hợp với chuyên ngành mà bạn đang theo đuổi, bạn sẽ thấy những sự vật xung quanh công việc của mình rõ ràng và sinh động hơn.


    Học địa lí, sinh vật bạn hãy tự tay vẽ biểu đồ, vẽ hình giải phẫu. Những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Chỉ cần bạn tích cực và độc lập bạn sẽ thấy mình nhớ tốt hơn những người xung quanh. Bên cạnh đó, luyện tâph thực hành lắng nghe tích cực bằng cách tập trung vào những gì được nói và ghi vào vở bằng lời của bạn. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn nghe (và hiểu) những gì đang được dạy trong lớp.

    Hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ
    Hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ
    Thực hành sẽ nhận được nhiều điều thú vị, bổ ích
    Thực hành sẽ nhận được nhiều điều thú vị, bổ ích
  9. Việc học thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào không gian, thời gian học. Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là vườn cây, phòng riêng,…Có thể học thuộc bài trong tư thế: Đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục, việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.


    Bên cạnh đó, hãy nhận biết những gì làm bạn mất tập trung trong lớp và biết cách tránh xa những phiền nhiễu này. Tránh ngồi cạnh bạn bè nếu bạn biết họ sẽ làm bạn mất tập trung. Tắt điện thoại di động của bạn cũng sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang chú ý đến giáo viên của mình. Đó là những thứ gây phiền toái nhất, nguy hiểm nhất. Chúng giết chết sự tập trung của các bạn. Có những người làm việc 8 tiếng – 10 tiếng đồng hồ trong 1 ngày nhưng vẫn cảm thấy không đủ thời gian. Chính là vì họ bị chi phối quá nhiều bởi chat facebook, nghe nhạc,…

      Học vào sáng sớm là thời điểm hợp lí nhất, đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối từ 20 giờ đến 24 giờ. Nên lưu ý cứ tập trung học từ 45 phút đến 50 phút sau đó nghỉ giải lao từ 10 phút đến 15 phút, như thế mới dễ tập trung học hơn.

      Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng để học
      Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng để học
      Không gian học thoáng đãng, yên tĩnh
      Không gian học thoáng đãng, yên tĩnh
    • Nguyên tắc của bí quyết này là khi học, yêu cầu các bạn xem bài qua một vài lần, rồi sau đó khép tập lại, cố nhớ những nội dung vừa xem. Phương pháp này chúng ta có thể áp dụng đơn giản như thế này, ví dụ sau khi mở ra một nội dung kiến thức nào đó các bạn đọc khoảng 2 lần, lần thứ 3 đọc lại cốt lõi và cuối cùng khép lại và cố gắng lôi ra trong đầu các bạn những gì vừa đọc xong. Không có nghĩa các bạn đọc lại toàn bộ, các bạn nhớ vấn đề cốt lõi.


      Sau giờ học, việc xem lại và mở rộng các ghi chú trong lớp là điều tất yếu. Xem lại các ghi chú giúp bạn chuyển các tài liệu học được từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn. Điều này sẽ rất giúp ích cho lần tới khi bạn có một bài kiểm tra lớn. Hoặc chỉ đơn thuần là giúp bạn lưu giữ lâu hơn các kiến thức đã học. Hãy cố gắng biến nó thành thói quen của mình. Đừng để sự trì hoãn làm bạn thiếu chủ động trong tiếp nhận kiến thức.

      Bạn cần nhớ và đúc kết lại những vấn đề cốt lõi
      Bạn cần nhớ và đúc kết lại những vấn đề cốt lõi
      Ôn lại những kiến thức đã học
      Ôn lại những kiến thức đã học
    • Nếu bạn tưởng tượng rằng bạn sẽ cần dạy cho người khác tài liệu hoặc nhiệm vụ mà bạn đang cố gắng nắm bắt, bạn có thể tăng tốc độ học tập và ghi nhớ nhiều hơn, theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Washington ở St. Louis. Kỳ vọng thay đổi tư duy của bạn để bạn tham gia vào các cách tiếp cận học tập hiệu quả hơn những người chỉ đơn giản là học cách vượt qua một bài kiểm tra, theo John Nestojko, một nhà nghiên cứu sau Tiến sĩ về tâm lý học và đồng tác giả của nghiên cứu.


      Để có thể dạy người khác bất cứ điều gì, chính bạn phải hiểu rõ vấn đề đó. Khi giảng dạy, nghĩa là bạn đã nắm kỹ và sâu vấn đề đến mức có thể truyền đạt lại cho người khác. Và cũng khi dạy lại người khác những gì bạn đang học, não bạn có khả năng lưu giữ lại tới 90% những gì bạn vừa tiếp thu, đặc biệt là khi bạn truyền thụ lại cho người khác ngay sau khi tự học. Đồng thời, bạn cũng có thể tham gia vào các nhóm học tập để có thể thảo luận, hướng dẫn kiến thức cho mọi người.

      Dạy người khác
      Dạy người khác
      Dạy người khác hoặc tham gia nhóm học tập
      Dạy người khác hoặc tham gia nhóm học tập



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy