Top 10 Bí quyết hay để bé yêu của bạn thông minh sớm

Cogailanhlung Violet 184 0 Báo lỗi

Trẻ em có thể mới sinh ra chưa được thừa hưởng gen thông minh di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ nào cũng muốn con yêu của mình sẽ thông minh học giỏi. Vậy ... xem thêm...

  1. Top 1

    Đọc sách ngay từ đầu cho bé

    Bố mẹ hãy coi chuyện đọc sách như là một chìa khóa mở cánh cửa vào đời cho các bé nhé. Nên khuyến khích bé đọc sách, tạo niềm đam mê đọc sách cho bé thay vì cho bé xem tivi, hay chơi trò chơi điện tử hiện nay quá nhiều.


    Một khả năng diệu kỳ của việc đọc sách là giúp các em nhỏ gia tăng khả năng tập trung. Khác với các thiết bị như TV, máy tính bảng, sự tập trung của trẻ mang tính thụ động. Còn với hoạt động đọc sách đòi hỏi trẻ buông lỏng đầu óc để thư giãn, tập trung vào câu chữ. Nhờ đó, bộ não sẽ được kích thích, nâng cao hiệu quả của khả năng tập trung. Chưa hết đâu, một trong những điều thú vị của hoạt động đọc sách là trẻ được thỏa sức thể hiện trí tưởng tượng độc đáo. Nếu từng câu chữ là khung sườn, thì óc sáng tạo vô hạn cho phép mỗi trẻ xây dựng nên một thế giới của riêng mình.


    Tuy nhiên, mẹ chỉ nên đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ để tạo cho bé một sự háo hức và dần dần thành thói quen không thể thiếu đối với bé. Các mẹ có thể chọn các câu chuyện cổ tích, bài thơ đơn giản để đọc cho bé nghe giúp bé tăng vốn từ, vốn hiểu biết hơn.

    Đọc sách ngay từ đầu cho bé
    Đọc sách ngay từ đầu cho bé
    Đọc sách ngay từ đầu cho bé
    Đọc sách ngay từ đầu cho bé

  2. Top 2

    Tương tác với bé

    Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nếu các bé thường xuyên được bố mẹ âu yếm, vỗ về và chơi cùng thì sẽ giúp kích thích não bộ của bé hơn những bé chỉ chơi một mình. Hơn nữa nếu các bé không được quan tâm, có thể trở nên trầm cảm, chán nản nên các bậc bố mẹ chú ý chăm sóc và yêu thương bé nhiều hơn nhé. Ngoài ra, sự tương tác, gắn kết với bé sẽ tạo nền tảng cơ bản giúp bé phát triển tư duy.


    Bạn có thể tương tác với bé thông qua các hoạt động đơn giản. Chẳng hạn, giao tiếp bằng ánh mắt, hãy nhìn bé với ánh mắt vui vẻ, tràn ngập yêu thương mọi lúc mọi nơi nhé. Bạn cũng có thể ngân nga một vài giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, một số nghiên cứu cho thấy rằng việc học các vần điệu sớm tốt cho khả năng toán học sau này.

    Con chơi cùng mẹ nhé.
    Con chơi cùng mẹ nhé.
    Tương tác với bé
    Tương tác với bé
  3. Top 3

    Để bé được vui chơi

    Nhiều mẹ có thói quen sợ con ra ngoài chơi sẽ cảm lạnh, gặp các vấn đề về sức khỏe nên chỉ muốn con chỉ ngồi chơi trong nhà, trên giường... Tuy nhiên, các mẹ biết không, khi bé chơi đùa cũng là lúc bé đang tạo ra nền tảng cho các kỹ năng về trí tuệ, xã hội, thể chất cũng như cảm xúc của mình. Hơn nữa, khi bé được chơi với các bạn khác cũng giúp bé học được cách kết hợp các ý tưởng và cảm giác với mọi người xung quanh. Để từ đó giúp bé có cái nhìn tổng quát về thế giới bên ngoài.


    Nếu có thể, bạn hãy tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi ngoài trời thật nhiều. Vui chơi ngoài trời là cách tuyệt vời để nâng cao khả năng học tập của trẻ. Khi được hòa mình vào thiên nhiên, trẻ sẽ phát triển khả năng quan sát, học hỏi, từ đó tạo tiền đề để bé tự trang bị cho mình những kỹ năng sống quan trọng như kỹ năng giải quyết vấn đề, tiếp nhận thông tin mới và nâng cao hiểu biết về khoa học…Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời có thể đem đến cho trẻ sự năng động và một sức khỏe tốt. Khi ở trong môi trường thoáng đãng, rộng rãi, tâm hồn của trẻ trở nên thoải mãi, vui vẻ hơn, trẻ lan truyền năng lượng tích cực của mình cho mọi người xung quanh.

    Bé vui chơi cùng các bạn.
    Bé vui chơi cùng các bạn.
    Để bé được vui chơi
    Để bé được vui chơi
  4. Top 4

    Để âm nhạc trở thành một phần cuộc sống của bé

    Âm nhạc là chất xúc tác cho tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ và và các kỹ năng để sẵn sàng đi học, bao gồm trí tuệ, cảm xúc xã hội, vận động, ngôn ngữ và kiến thức tổng quát. Âm nhạc giúp cơ thể và tâm trí vận hành cùng nhau.


    Âm nhạc tác động tích cực đến thai nhi và người mẹ. Cho bé nghe nhạc từ trong bụng mẹ có tác dụng thúc đẩy sự hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, khả năng sáng tạo và biểu lộ cảm xúc của trẻ; Ngoài ra âm nhạc kết nối tình cảm giữa mẹ và bé, giúp mẹ giảm stress…Nghiên cứu của Trường đại học Y dược Sao Paolo chỉ ra rằng, nghe thường xuyên bản sonata K488 của Mozart giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí nhớ của trẻ vì bản nhạc có sóng não tác động vào vùng ngôn ngữ và trí tuệ của não bộ. Bên cạnh đó, việc ho trẻ tiếp xúc sớm với âm nhạc, tập chơi nhạc cụ sớm giúp tăng khả năng nghe và hiểu, khả năng ngôn ngữ và biểu hiện cảm xúc tốt hơn, trí nhớ và trí tưởng tượng cũng tốt hơn rất nhiều. Từ việc cảm nhận, hiểu vấn đề tốt hơn, những đứa trẻ này học theo các hành động nhanh hơn và có thể thực hiện những công việc đòi hỏi sự khéo léo tốt hơn các bạn khác.


    Bé học chơi đàn piano.
    Bé học chơi đàn piano.
    Để âm nhạc trở thành một phần cuộc sống của bé
    Để âm nhạc trở thành một phần cuộc sống của bé
  5. Top 5

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của trẻ. Mỗi giai đoạn của trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Trong 6 tháng đầu đời trẻ cần bú sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch kháng lại bệnh tật. Đối với các trẻ ở giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn, các bậc cha mẹ cần cung cấp cho bé chế độ ăn đầy đủ, cân đối giữa 5 thành phần dinh dưỡng là chất đạm (thịt, cá, trứng..), tinh bột (gạo, khoai, ngô…), chất béo (dầu, mỡ..), rau củ trái cây và sữa.


    Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé, đặc biệt là phát triển não bộ của bé. Nên các mẹ nhớ bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm tốt cho não bé như: trứng, cá, sữa, vitamin và các loại hạt... Tuy nhiên, đường và carbohydrate đã qua chế biến lại có ảnh hưởng xấu đến khả năng tập trung và mức độ hoạt động của bé. Nên các mẹ lựa chọn thực đơn của bé cho cân bằng các chất nhé.

    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé
    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé
    Chế độ dinh dưỡng hợp lý
    Chế độ dinh dưỡng hợp lý
  6. Top 6

    Để bé làm việc cùng mẹ

    Rất nhiều bố mẹ quan niệm, cho trẻ làm việc nhà chỉ tốn thời gian dọn dẹp thêm mà không biết rằng việc dạy trẻ làm việc nhà từ nhỏ sẽ mang đến nhiều lợi ích: Dạy trẻ tính độc lập; Dạy trẻ có trách nhiệm nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ được phân công việc nhà theo từng độ tuổi sẽ có trách nhiệm với công việc đó và chúng luôn cảm thấy mình là người quan trọng trong gia đình, có ý nghĩa đối với gia đình; Dạy trẻ biết sẻ chia từ công việc nhà với bố mẹ là điều mọi đứa trẻ nên được dạy và được học. Trẻ sẽ biết sẻ chia cùng cha mẹ trong những công việc nhỏ và đúng như câu nói "tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".


    Khi bé có thể làm việc các mẹ hãy để bé được thoải mái tham gia các hoạt động cùng mẹ nếu có thể nhé. Các bé có thể phụ giúp mẹ làm bếp, dọn dẹp nhà cửa... Những việc này kích thích tính tò mò, thích thú của bé. Từ đó giúp bé sớm làm quen với các kỹ năng, xử lý tình huống... Tuy nhiên, các mẹ không nên để bé làm một mình vì không an tòan, và làm những việc nặng hay trong môi trường xấu ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.

    Bé tập làm đầu bếp cùng mẹ.
    Bé tập làm đầu bếp cùng mẹ.
    Để bé làm việc cùng mẹ
    Để bé làm việc cùng mẹ
  7. Top 7

    Cho bé chạm vào mọi thứ có thể

    Một cách vô cùng đơn giản giúp con của bạn phát triển được khả năng tư duy, cũng như cảm xúc đó là cho bé khám phá mọi thứ xung quanh mình.


    Các mẹ đừng ngại cho bé chạm vào mọi thứ nếu có thể nhé. Vì việc làm này giúp kích thích tính tò mò, khả năng sáng tạo của bé đấy các mẹ ạ. Thay vì làm mọi thứ cho bé, các mẹ hãy để bé học cách tự lập. Tuy nhiên, các mẹ hãy chỉ cho bé tránh xa các đồ vật nguy hiểm như: dây điện, dao, kéo... Các mẹ có thể mua các loại đồ chơi phù hợp cho bé, các thẻ học sinh động cho bé.

    Cho bé chạm vào mọi thứ có thể
    Cho bé chạm vào mọi thứ có thể
    Cho bé chạm vào mọi thứ có thể
    Cho bé chạm vào mọi thứ có thể
  8. Top 8

    Thường xuyên cho bé dạo chơi

    Nếu có điều kiện, các mẹ nên cho các bé tham quan, dạo chơi một số nơi như bảo tàng và các địa điểm du lịch, công viên... Khi bé đã đủ lớn, hãy dẫn đến những nơi bé có thể học hỏi, khám phá những điều kỳ thú chẳng hạn như vườn bách thú, công viên... Những chuyến đi này cũng là những lựa chọn tuyệt vời dành cho cha mẹ để gắn kết với các bé hơn. Đồng thời qua những lần tham quan thực tế bé sẽ tích lũy được lượng kiến thức, sự hiểu biết tương đối lớn đấy các mẹ.


    Bé 6 tháng tuổi là độ tuổi lý tưởng để bạn đặt bé vào xe đẩy và cùng bé đi dạo phố. Trên đường đi bạn hãy kể cho bé nghe về mọi thứ xung quanh. Hãy giúp bé mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài, luôn luôn với một thái độ tích cực từ phía bạn. Bạn chính là người hướng dẫn đầu tiên và quan trọng nhất của bé, và nhờ có bạn mà bé biết rằng cuộc sống rất thú vị và an toàn.

    Thường xuyên cho bé dạo chơi
    Thường xuyên cho bé dạo chơi
    Thường xuyên cho bé dạo chơi
    Thường xuyên cho bé dạo chơi
  9. Top 9

    Dành thời gian để bé học tập

    Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng không phải bé nào sinh ra cũng có sẵn trí thông minh mà phần lớn được tạo nên thông qua quá trình rèn luyện, học hành chăm chỉ . Điều này đã giúp khả năng tư duy của các bé tăng lên đáng kể. Vì vậy, cha mẹ nên tạo điều kiện giúp bé nhận thức được để nâng cao kiến thức cũng như kĩ năng về mọi mặt trong đời sống nhé.


    Có nhiều cách để bạn dạy con học thêm tại nhà nhưng nếu áp dụng không đúng phương pháp sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của con. Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ cùng tham gia giải quyết các vấn đề trong gia đình nhưng có liên quan đến nội dung trẻ đã được học hoặc đề cao những câu hỏi mà trẻ đặt ra cho thầy cô ở trường, khích lệ trẻ tự tìm tòi, tìm hiểu những điều mình muốn biết…Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi cùng học với trẻ.

    Dành thời gian để bé học tập
    Dành thời gian để bé học tập
    Dành thời gian để bé học tập
    Dành thời gian để bé học tập
  10. Top 10

    Khen ngợi nỗ lực

    Trẻ con cũng như người lớn, đều mong muốn nhận được những phản hồi tốt từ người khác. Khi nhận được phản hồi là những lời khen, chúng ta cảm thấy hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau. Việc khen ngơi trẻ đúng cách sẽ có tác dụng lớn tích cực trong quá trình hình thành lòng tự trọng của trẻ.


    Tuy nhiên, cha mẹ phải khen con một cách thông minh để không bị phản tác dụng. Cha mẹ hãy khen thưởng dựa trên sự nỗ lực của con. Thay vì khen: “Con thông minh quá” cha mẹ có thể khen: “Tốt lắm, đó là phần thưởng cho nỗ lực của con”. Điều này sẽ giúp cho trẻ hiểu cha mẹ đánh giá cao nỗ lực của nó thế nào. Nỗ lực không cho phép dễ dàng thỏa mãn. Khi gặp khó khăn, thất bại, trẻ sẽ nghĩ do mình chưa thực sự cố gắng chứ không tìm cách đổ lỗi.

    Khen ngợi nỗ lực
    Khen ngợi nỗ lực
    Khen ngợi nỗ lực
    Khen ngợi nỗ lực



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy