Top 10 Bí quyết hay nhất giúp bạn ăn Tết ngon mà không ngán
Tết là dịp mà mọi người gặp gỡ và sum vầy bên mâm cơm. Các món ăn ngày Tết đầy đủ chủng loại, thức nào cũng sang, đĩa nào cũng đầy. Vậy nên bạn dễ ăn nhiều và ... xem thêm...nhanh cảm thấy chán miệng, không muốn ăn. Tuy nhiên làm sao để ăn Tết ngon mà không bị ngán? Hãy tìm hiểu một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thưởng ngoạn tết rất ngon và hài hòa.
-
Chỉ nên vừa đủ
Ăn như thế nào là vừa đủ? Khi bạn ăn đủ là khi bạn cảm thấy bụng đủ chặt, khi bạn cảm thấy còn ăn được nhưng vẫn nên dừng lại, vẫn hơi thòm thèm. Đối với một bữa ăn ngày Tết, bạn chỉ nên ăn khoảng 1/6 cái bánh chưng hoặc 1/6 đĩa xôi. Trong trường hợp bạn thích ăn một bát cơm thì không nên ăn tiếp một bát miến nữa vì mỗi thứ bạn chỉ cần ăn một nửa là đủ chất tinh bột rồi.
Bạn chỉ nên ăn mỗi món 1- 2 lần nếu trên mâm cỗ Tết có khoảng 4 - 5 món; còn nếu mâm cỗ có khoảng 2 - 3 món thì bạn sẽ ăn mỗi món khoảng 2 - 3 lần (tương đương với 2 - 3 thìa). Tuy nhiên, bạn nhớ ăn rau củ quả thì bữa ăn của bạn sẽ bớt ngán và thanh hơn.
-
Ăn đúng thứ tự
Ăn đúng thứ tự cũng rất quan trọng, bạn nên ăn: Món khai vị trong bữa ăn ngày Tết có thể là một chút rượu vang, một số món ăn nhẹ. Nếu bạn muốn ăn nóng thì súp là một gợi ý tuyệt vời, còn bạn muốn ăn nguội thì bạn có thể ăn salad hoặc giò thái lát mỏng.
Món chính trong bữa ăn ngày Tết cần được ăn nóng có đủ vị như cơm, thịt đông, gà chiên, bánh chưng, các món xào. Món tráng miệng bạn nên tránh ăn đồ quá chua hoặc quá cay vì dư vị bữa ăn sẽ tồn lưu rất lâu khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn hãy ăn nhẹ các món ăn trung hòa hoặc hơi thiên về ngọt.
-
Kết hợp đúng thực phẩm
Ngày Tết mọi người thường mua rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, nếu kết hợp không đúng sẽ tạo nên các món ăn không hợp nhau dễ dẫn đến tiêu chảy. Bạn hãy kết hợp món ăn theo công thức như đồ béo ăn với đồ chua (bánh chưng ăn với dưa hành, thịt mỡ ăn với dưa bẹ); thức ăn nhiều đạm kết hợp với đồ cay (thịt gà chấm muối tiêu); đồ ăn lạnh kết hợp với đồ ấm nóng (canh thịt ăn với gừng), bạn sẽ cảm thấy không bị ngán.
Một lưu ý nữa là bạn không nên ăn các loại hàn, lạnh, nguội với nhau vì nó làm tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch tiêu hóa có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
-
Ăn nổi bật vị giác
Khi ăn uống bạn nên chú ý đến vị của các món ăn, bạn nên ăn từ các món ăn nhẹ đến các món ăn mạnh, từ món ăn thanh đến món ăn đậm. Nếu bạn làm ngược lại vị giác của bạn sẽ bị xóa nhòa và bạn sẽ không cảm nhận được vị ngon của món ăn.
Ví dụ, bạn nên ăn bánh chưng rồi mới ăn cơm nóng, bạn ăn salad rồi mới ăn đến món xào, ăn giò chả thái rồi mới ăn đến thịt luộc, hấp hay chiên. Với việc ăn như vậy bạn sẽ cảm nhận được hoàn toàn vị ngon của các món ăn.
-
Ăn hài hòa
Trong bữa ăn nói chung và bữa ăn ngày Tết nói riêng, bạn nên ăn đủ nhóm thực phẩm, không nên chỉ ăn mỗi thịt cá mà phải ăn cả rau củ nữa. Các loại rau củ bạn cũng không nên xào vì nó làm mất đi tính thanh đạm của rau củ. Bạn có thể chế biến rau củ bằng cách luộc, muối, nộm, tái hoặc ăn sống.
Bạn có thể luộc các loại rau như su su, bắp cải, ngọn bí, su hào; muối dưa cải bẹ, muối hành; làm nộm bắp cải, nộm su hào, dưa chuột góp; hành tái, cải cúc tái, cải thảo tái hoặc bạn có thể ăn cà chua sống, dưa chuột sống, rau thơm sống.
-
Không nên ăn nhiều bữa trong ngày
Ngày Tết cũng như ngày thường, nếu bạn ăn quá nhiều bữa trong ngày sẽ cảm thấy mệt mỏi, nặng bụng và ăn bữa nào cũng không thấy ngon. Bởi khi bạn ăn nhiều bữa trong ngày, các thức ăn của bữa trước chưa kịp tiêu hoá, cơ thể chưa hấp thụ hết đã tiếp tục với bữa ăn sau khiến cho dạ dày phải làm việc quá tải dẫn đến mệt mỏi.
Nhất là vào ngày Tết, lượng thực phẩm giàu dinh dưỡng luôn sẵn khiến bạn sẽ cảm thấy ngán hơn trong mỗi bữa ăn. Do đó, bạn nên ăn đủ ba bữa trong ngày, đảm bảo mỗi bữa ăn cách nhau 4 - 5 giờ bạn nhé. Khi đó, phần thức ăn của bữa trước đã được tiêu hoá, bạn cảm thấy đói và thèm ăn, bữa ăn sẽ ngon miệng hơn mà không bị ngán.
-
Không gian ăn uống
Bí quyết hay nhất giúp bạn ăn Tết ngon mà không ngán, kế đến là không gian ăn uống và không khí của bữa ăn. Cũng là thịt kho, nhưng ăn trong không khí vui tươi đầm ấm, món ăn sẽ ngon hơn, kích thích vị giác nhiều hơn, tinh thần sảng khoái hơn… và dinh dưỡng sẽ được hấp thu tốt nhất.
Ngược lại, dù là món ăn rất dinh dưỡng, nhưng không khí bữa ăn nặng nề, gượng ép, món ăn sẽ trở nên vô vị và dinh dưỡng cũng vì thế mà không được hấp thu tối ưu".
-
Sử dụng nước ép
Rau xanh chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể nên trong bữa ăn, bạn hãy cố gắng bổ sung nhiều rau xanh trong ngày Tết, vừa có tác dụng chống ngán từ đồ ăn nhiều dầu mỡ vừa có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng nước uống rẻ tiền, giúp người thân nhanh chóng thoát chứng ngán ăn như nước ép cà chua, nước chanh, nước ép cà rốt, nước ép dưa chuột, dưa leo, nước ép đu đủ… rất tốt để chống ngán, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tinh thần luôn vui vẻ và sảng khoái trong những ngày đầu năm mới.
Món rau cần tây chống ngán ngày Tết rất hiệu quả. Theo đông y thì cần tây tính hơi ấm, cay, vào kinh phế, thận, dạ dày còn có công dụng lợi tiểu, tiêu độc. Nước cần tây nhiều dưỡng chất, có khả năng giải độc, đưa các độc tố ra khỏi cơ thể. Nhưng các thầy thuốc khuyến cáo chỉ dùng cần tây tươi 40-50g/ ngày (nếu là cần tây khô 15g/ ngày). Cũng không dùng cần tây dài ngày vì sẽ hại khí, nếu phải dùng liên tục chỉ 1 tuần là dừng, nghỉ 2 tuần rồi mới tiếp tục dùng. Món sữa chua vừa chống ngán, tăng cường miễn dịch, phòng chống nhiều bệnh mùa Tết.
-
Đảm bảo mâm cơm Tết an toàn
Để ăn tết ngon mà không ngán, việc đầu tiên là đảm bảo mâm cơm Tết an toàn. Do đó khi chọn thực phẩm, phải lựa chọn nguồn gốc đáng tin cậy, có nhãn mác với các thông số theo quy định. Sau khi mua về cần bảo quản đúng cách, chú ý đến vật truyền nhiễm trung gian, nhiễm chéo… trong khi bảo quản thực phẩm và thức ăn. Thực phẩm bảo quản ngăn đông nên được rã đông ở ngăn mát (trong nhiệt độ 5 độ), không rã đông ở nhiệt độ phòng (quá 2 tiếng), hoặc muốn rã đông nhanh cần rã bằng lò vi sóng.
Ở khâu chuẩn bị, cần đảm bảo nguyên tắc “sạch - tách riêng”. Nguồn nước dùng chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn, sạch, đã qua xử lý. Khi chế biến, nhớ nấu chín kỹ. Hạn chế ăn đồ sống, đặc biệt là máu sống động vật, dù có vắt chanh hay các gia vị vào cũng không thể hạn chế được vi khuẩn phát tán. Thức ăn sau khi nấu chỉ nên dùng trong 2 tiếng sau khi tiếp xúc với không khí bên ngoài.
-
Không nên lạm dụng rượu bia
Ngày Tết, mọi người không nên lạm dụng thức uống có cồn để tránh những ngày Tết mất vui chán nản vì những tác hại của rượu bia đem lại. Hiện nay, trường hợp ngộ độc do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng ngày càng tăng. Mỗi năm, trong dịp Tết, số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu ngày càng tăng. Trong đó, gan là một trong số các cơ quan chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất do bia rượu.
Việc lạm dụng bia rượu về số lượng, chủng loại, đặc biệt trong số đó có nhiều loại rượu giả, rượu lậu, hay tự pha chế, không có nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác. Đặc biệt là hàng giả được sản xuất từ những nguyên liệu độc hại, bị cấm (cồn Methanol) do gian lận thương mại... đã và đang gây ngộ độc cấp, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.