Top 5 Bước viết nhật ký tâm lý đơn giản giúp bạn vượt qua trầm cảm hiệu quả nhất
Nhật ký là nơi an toàn để bạn chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng, câu hỏi và mối quan tâm của mình mà không bị gián đoạn hoặc lo lắng về ý kiến hoặc đánh giá của ... xem thêm...người khác. Đó là một nơi để khám phá, giãi bày tâm sự, một nơi tuyệt vời để não bộ giúp bạn có không gian tinh thần để làm việc hiệu quả hơn. Những viết nhật ký thế nào để cải thiện tinh thần giúp bạn vượt qua chứng trầm cảm thì không phải ai cũng biết, dưới đây Toplist hướng dẫn bạn các bước viết "nhật ký tâm lý" cơ bản nhất.
-
Bước 1: Làm rõ mục đích hoặc mục tiêu của việc viết nhật ký
Bạn muốn đạt được điều gì từ việc viết nhật ký?
Hiểu rõ ràng về mục đích hoặc mục tiêu của việc viết nhật ký sẽ đặt ra một ý định rõ ràng cho việc viết nhật ký của bạn. Ý định rõ ràng đó giúp bạn ghi nhật ký một cách nhất quán để tăng năng suất của mình. Như vậy, khi viết nhật ký bạn sẽ không bị chán nản, lười biếng và cảm thấy vô bổ.
Lưu ý: Đảm bảo rằng mục đích hoặc mục tiêu của bạn là mục đích phù hợp với bạn. Ví dụ, có thể đó là một hình thức tự chăm sóc, hoặc có thể bạn muốn vạch ra ý tưởng làm việc tiếp theo của mình. Vì cảm xúc thúc đẩy hành động, nếu bạn cảm thấy hài lòng về viễn cảnh viết nhật ký, bạn có nhiều khả năng làm điều đó hơn.
-
Bước 2: Lựa chọn cách thức ghi nhật ký phù hợp
Nhật ký điện tử hay nhật ký giấy? Không có chế độ đúng hay sai để sử dụng cho việc ghi nhật ký; nó là bất cứ hình thức nào chỉ cần đảm bảo dễ dàng nhất và thoải mái nhất cho bạn sử dụng. Tuy nhiên, với những người mới tập thói quen này thì nên dùng nhật ký giấy để tối giản cách thức, tạo sự tập trung cũng như thư giãn hơn khi suy nghĩ và nắn nót cũng những con chữ, trang trí những tờ giấy xinh xắn giúp ổn định tinh thần hơn.
Sau đó, bạn có thể sử dụng cả nhật ký điện tử và nhật ký giấy. Bạn nên sử dụng kèm bút màu, hình dán trang trí và tham khảo nhiều kiểu note khác nhau khi ghi chép bằng hình thức này. Nếu sử dụng mix 2 hình thức này bạn có thể thử theo cách sử dụng nhật ký giấy và bút màu để viết nhật ký cảm ơn vào buổi sáng. Nhật ký giấy thích hợp cho những trường hợp như vậy, để bạn chia sẻ câu chuyện tâm lý của mình. Hãy ghi tất cả những điều bạn muốn là trong 1 ngày, mỗi ngày hãy viết ra 1 điều để cảm ơn bản thân, tạo động lực cho 1 ngày tốt hơn. Bạn sử dụng Good Notes và Apple Pencil để viết nhật ký bằng gạch đầu dòng, nơi tôi nắm bắt ý tưởng của mình, những thứ tôi cần nghiên cứu và phác thảo cho các dự án công việc, cuộc sống, học tập của mình.
Lưu ý: Bắt đầu đơn giản và nhỏ, ngay cả một mảnh giấy từ cuốn sổ tay rời cũng có tác dụng!
-
Bước 3: Tạo không gian viết
Cho dù đó là trên bàn bếp, một chiếc ghế êm ái ở góc phòng khách hay gối đầu trên giường, bàn làm việc, quán cà phê,... hay bất kỳ đâu, điều quan trọng là phải tìm một nơi mà bạn cảm thấy thoải mái khi viết. Một nơi mà bạn sẽ không bị gián đoạn.
Mẹo nhỏ cho bạn là hãy tìm 1 không gian thật yên tĩnh, có khung cửa sổ nhỏ để bạn có thể thư giãn hơn, bật 1 chút nhạc nhẹ nhàng và nhâm nhi tách trà nóng rồi bắt đầu với những tâm sự nhỏ nhất hoặc chẳng cần viết đơn giản là bạn suy nghĩ rằng sẽ bắt đầu yêu thương bản thân như thế nào, kế hoạch làm việc của những ngày tới sẽ ra sao. Hoặc nếu muốn bạn có tới cà phê sách, thưởng thức những cuốn sách và ghi lại nhật ký về những điều bạn cảm nhận được. Đó cũng là 1 gợi ý không tồi chút nào.
Lưu ý: Không gian viết là nơi bạn muốn viết!
-
Bước 4: Chọn thời gian trong ngày phù hợp với bạn
Buổi sáng trước khi bạn bắt đầu một ngày hoặc buổi tối trước khi đi ngủ; bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh trong lịch trình của mình mà bạn có thể dành 5-10 phút để viết. Nhưng hãy đảm bảo rằng khung thời gian mà bạn chọn có thể áp dụng tương đối ổn định cho các ngày tiếp theo mà ít bị gián đoạn nhất, điều này giúp dễ hình thành thói quen cho bạn trong thời gian dài.
Mẹo nhỏ là bạn hãy thử các thời điểm khác nhau trong ngày, từ ngắn rồi tăng dần thời lượng mỗi lần viết lên 1 chút để tạo thói quen cho đến khi bạn tìm thấy thời điểm phù hợp. Hãy thử viết giữa nhiều người, thử viết ngay trước khi đi ngủ và thử viết vào buổi sáng như một phần công việc bắt buộc của buổi sáng mỗi ngày, .... mọi lúc bạn muốn. Tuy nhiên, nếu có thể hãy ưu tiên chọn buổi sáng hơn 1 chút vì bạn sẽ ít bị phân tâm bởi các sự kiện trong ngày.
Lưu ý: Hãy thử các thời điểm khác nhau và xem cách nào phù hợp nhất với bạn.
-
Bước 5: Bắt đầu viết nhật ký ngay bây giờ
Quan trọng nhất, đừng lo lắng về những gì có để viết, viết gì, viết đẹp, viết xấu.... thay vào đó hãy lo lắng về những gì cần viết làm cho việc viết nhật ký trở thành một nhiệm vụ thay vì một công cụ tâm lý. Bạn thậm chí có thể bắt đầu bằng cách viết “Tôi không biết viết gì” và bắt đầu từ đó. Hãy để bất cứ điều gì trong tâm trí bạn hiện ra trên trang.
Bắt đầu viết nhật ký ngay bây giờ!
Trong 30 ngày tới, hãy cam kết viết nhật ký. Cho dù bạn sử dụng phương pháp tiếp cận dòng ý thức của các trang buổi sáng hay lời nhắc viết nhật ký để dòng chảy của bài viết, hãy cho phép 30 ngày tới là thời gian để khám phá bản thân, tăng năng suất và sự rõ ràng nhờ vào việc viết nhật ký của bạn.
Lưu ý:
- Giữ nhật ký thật đơn giản.
- Tìm một thời gian nhất quán phù hợp với bạn trong 30 ngày tới.
- Bỏ qua chủ nghĩa hoàn hảo và cứ để bất cứ điều gì sắp xảy ra, hãy xuất hiện trên các trang giấy.
- Không có cách nào đúng hay sai khi sử dụng nhật ký. Điều quan trọng là cho phép nó trở thành trợ thủ của bạn trong việc tạo ra nhiều không gian hơn trong não để bạn có thể tự làm việc hiệu quả nhất.