Top 10 Cách để vượt qua cú sốc khi phát hiện bị ung thư

Phương Trinh 65 0 Báo lỗi

Phát hiện bản thân hay người thân bị ung thư là điều mà không ai mong muốn. Nhưng tinh thần suy sụp, hoang mang, lo lắng... có thể sẽ khiến tình trạng bệnh của ... xem thêm...

  1. Bạn có biết: "Sức khỏe tinh thần – yếu tố quyết định trong điều trị ung thư"? Vâng, yếu tố tinh thần đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư, cũng như là yếu tố tác động lớn đến thời gian sống của người bệnh. Có những người biết mình bị bệnh nhưng vẫn lạc quan sống khỏe thêm một thời gian rất lâu, nhưng có người lại lao dốc không phanh đến mức không kéo dài được đến tháng thứ 3. Nhiều người có thể bảo rằng cơ sở vật chất và chi phí chữa bệnh mới là yếu tố quyết định, nhưng sự khác biệt về thời gian sống lại chính từ tâm người bệnh mà ra. Chính vì thế, hãy luôn lạc quan và vui vẻ, đừng để nỗi sợ giết chết chính bạn.


    Hãy sống cho bản thân mình, sống như thể không có ngày mai vì bạn biết đấy câu hỏi ‘khi nào mình sẽ chết’ không có đáp án chính xác vì đến ngay cả bác sĩ cũng không thể biết rõ điều này, để rồi lo lắng đến mất ăn mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tại sao bạn lại phải mất thời gian lo lắng cho thứ mình không kiểm soát được, đúng không?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Lạc quan và phải luôn luôn lạc quan
    Lạc quan và phải luôn luôn lạc quan

  2. Khi gặp căn bệnh này ai chắc cũng đều yếu đuối, cần được che chở. Khi gặp phải khó khăn như vậy không thể tự mình giải quyết, nếu như bạn có thể xuất hiện đúng lúc thì chắc chắn sẽ khiến người thân của bạn dành cho bạn một sự tin tưởng nhất định trong lòng. Người đó có thể là bố mẹ, là anh chị em, là người yêu, là bạn bè, hãy tâm sự và chia sẻ suy nghĩ với họ. Đừng mãi ủ dột một mình, đừng để những suy nghĩ tiêu cực chiếm lấy tâm trí bạn.


    Hãy cùng họ tạo nụ cười, kể một câu chuyện vui chẳng hạn, cùng lên kế hoạch đi chơi ở một nơi nào đó,... Bằng mọi giá hãy thật mạnh mẽ và vượt qua nỗi sợ, đừng để ung thư lấy đi niềm vui sống của bạn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Cần một người luôn ở bên
    Cần một người luôn ở bên
  3. Bạn nên giữ một thái độ tích cực và chấp nhận một sự thật rằng sẽ có những việc xảy ra bất ngờ khiến bản thân không thể kiểm soát được. Ngoài ra, việc giữ vững cảm xúc, ý kiến và niềm tin của mình thay vì giận dữ, buồn bã là vô cùng quan trọng.


    Hơn nữa, việc tập thể dục trong thời gian trị bệnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý là vô cùng cần thiết. Cơ thể có thể chống lại sự căng thẳng tốt hơn khi bạn có sức khỏe ổn định. Cho dù có căng thẳng đến mức nào, bạn cũng tuyệt đối không được uống rượu hoặc dùng các chất kích thích để xoa dịu tâm trạng của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Giảm căng thẳng trong khi chiến đấu với ung thư
    Giảm căng thẳng trong khi chiến đấu với ung thư
  4. Bằng cách tham gia các buổi tư vấn cá nhân, bạn có thể dễ dàng bày tỏ cảm xúc nhạy cảm và thầm kín liên quan đến ung thư cũng như các ảnh hưởng của nó lên cuộc sống hay các mối quan hệ của bạn.


    Ngoài ra, các nhà tư vấn tâm lý luôn cố gắng đề xuất một kế hoạch điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Kế hoạch này sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như với những người bị trầm cảm trong thời gian mắc bệnh thì họ có thể sử dụng thêm một số loại thuốc kê đơn kèm với thuốc điều trị ung thư.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Tham gia các buổi tư vấn
    Tham gia các buổi tư vấn
  5. Đừng ngại hỏi bác sĩ, y tá hoặc chuyên viên y tế để hiểu kĩ lưỡng về các thủ thuật hoặc thuật ngữ y tế. Họ sẽ luôn sẵn lòng trả lời các câu hỏi cũng như giải quyết các mối bận tâm của bạn. Hiểu thêm về bệnh của bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc điều trị.


    Hơn nữa, bạn cũng đừng quên hỏi gia đình và bạn bè để cùng nhau sàng lọc các thông tin. Ngoài ra, việc trao đổi, thảo luận cùng với bệnh nhân khác và gia đình của họ về ung thư cũng như các phương pháp điều trị cũng là một cách hiệu quả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Tự tìm hiểu kiến thức về tình trạng bệnh ung thư của bản thân
    Tự tìm hiểu kiến thức về tình trạng bệnh ung thư của bản thân
  6. Hiện nay có rất nhiều định kiến sai lệch về bệnh ung thư, chẳng hạn như mắc bệnh ung thư là mang "bản án tử hình", rằng ung thư chỉ có thể điều trị kéo dài thời gian sống, không thể chữa khỏi hẳn được. Trên thực tế, có rất nhiều những bệnh nhân ung thư đã được điều trị thành công và có sức khỏe ổn định đến 10 năm, 20 năm, 30 năm là điều hoàn toàn bình thường.

    Hãy có một cái nhìn khách quan hơn về căn bệnh này, bởi ngày nay khoa học ngày càng hiện đại, tiên tiến, ngày càng có nhiều phương pháp chữa trị ung thư hiệu quả, đặc biệt với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu thì cơ hội chữa khỏi và bình phục rất cao. Vì vậy đừng quá hoang mang, lo lắng mà hãy tìm hiểu thật kỹ để chuẩn bị tâm lí phù hợp cho bản thân bạn nhé.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Hiểu rằng bệnh ung thư vẫn có thể cứu chữa
    Hiểu rằng bệnh ung thư vẫn có thể cứu chữa
  7. Nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy thoải mái và dũng cảm hơn khi chia sẻ câu chuyện của mình với những người đồng cảnh ngộ, đó là cách hiệu quả để tự động viên bản thân. Đôi khi, thấu hiểu nỗi đau và lo lắng của người khác sẽ giúp bạn đi nỗi niềm của mình và đồng cảm với mọi người hơn. Tuy nhiên, hãy làm việc này khi nào bạn sẵn sàng về mặt tinh thần.


    Cảm giác chán nản sẽ vơi đi khi bạn biết mình không đơn độc. Thực tế có nhiều người từng trải qua con đường khó khăn như bạn, song giờ đây họ trở nên mạnh mẽ và tích cực hơn. Hãy để những câu chuyện này nâng đỡ bạn những lúc cảm thấy khó khăn nhất. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng mình không chỉ sống sót qua cơn bạo bệnh mà còn phải tỏa sáng.

    Gặp gỡ những người đồng cảnh ngộ
    Gặp gỡ những người đồng cảnh ngộ
    Gặp gỡ những người đồng cảnh ngộ
    Gặp gỡ những người đồng cảnh ngộ
  8. Dù biết ngồi cả ngày lo âu và suy nghĩ sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, song nhiều bệnh nhân cho biết họ rất khó để ngăn cản những ý nghĩ như vậy. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ khuyên mỗi ngày mọi người nên dành một khoảng thời gian “tạm ngừng lo âu” để không phải bận tâm gì trong vòng 20 đến 30 phút. Mỗi khi cảm thấy lo lắng bắt đầu xâm chiếm tâm trí, hãy nhớ chuyển sang chế độ “tạm ngừng lo âu”.


    Cách này giúp bạn phát hiện ra những điều cảm thấy bất an nhất trong khi vẫn cố định được nó trong một khung thời gian nhất định. Sống và tận hưởng từng khoảnh khắc hiện tại là một kỹ năng bạn có thể rèn luyện bằng cách tập hít thở sâu và thiền. Luôn nhận thức được suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm khoảnh khắc hiện tại, bạn sẽ cảm thấy mình nhanh phục hồi, bớt thụ động, ít bị cảm xúc tiêu cực chi phối.

    Lên kế hoạch “tạm ngừng lo âu”
    Lên kế hoạch “tạm ngừng lo âu”
    Lên kế hoạch “tạm ngừng lo âu”
    Lên kế hoạch “tạm ngừng lo âu”
  9. Hãy ghi chép và lưu giữ những kỷ niệm về điều bạn biết ơn. Nó giống như một dạng nhật ký giúp bạn nhớ lại những điều tích cực trong cuộc sống, từ đó làm khuây khỏa tinh thần.


    Hãy tập thói quen vào mỗi cuối ngày nghĩ về những điều đã làm mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu. Những việc này không nhất thiết phải là hành động hay sự kiện lớn. Đó có thể là những thứ nhỏ bé như lời nói hay, câu chuyện vui với bạn bè hay một món tráng miệng ngon. Bài tập biết ơn này giúp bạn mở rộng tâm trí và thay cách nhìn tiêu cực bằng thái độ tích cực hơn.

    Dựa vào những điều tốt đẹp
    Dựa vào những điều tốt đẹp
    Dựa vào những điều tốt đẹp
    Dựa vào những điều tốt đẹp
  10. Phân tích nguồn gốc của sự đau khổ có thể giúp bạn tự nhận thức thực trạng và thay đổi theo hướng tích cực. Khi nhận ra nguyên nhân gây nên những suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ dễ dàng ngăn chặn, không để nó tiếp tục dâng cao và chi phối hành vi của mình.


    Nếu bạn không đủ bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề mình đang gặp phải, hãy nhờ đến sự trợ giúp của các y bác sĩ hoặc tư vấn viên. Những người có chuyên môn sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình tìm hiểu, biến đổi những suy nghĩ tự vệ thành những quyết định có ích. Dù vậy bạn cần hiểu rằng đôi khi có những tình huống không thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng và sự chấp nhận trở nên cần thiết.

    Xác định điều gì gây ra suy nghĩ tiêu cực
    Xác định điều gì gây ra suy nghĩ tiêu cực
    Xác định điều gì gây ra suy nghĩ tiêu cực
    Xác định điều gì gây ra suy nghĩ tiêu cực



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy