Top 5 Cách kỷ niệm lễ Vu Lan ở các nước trên thế giới

Lễ Vu Lan (ngày rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ ... xem thêm...

  1. Ở Việt Nam, ngày Lễ Vu Lan tổ chức ngày rằm tháng 7 hàng năm là ngày báo hiếu để các thế hệ con cháu tưởng nhớ tới công sinh thành dưỡng dục cha mẹ tổ tiên.


    Ở nước ta, ngày lễ Vu Lan đã được đón nhận và biến đổi theo nét đặc trưng của văn hóa dân gian Việt Nam. Cùng với niềm tin Phật giáo, những giá trị gia đình - nơi tình yêu thương, trách nhiệm và hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái - được thể hiện rõ nét qua lễ hội này. Lễ Vu Lan trở thành biểu tượng cho tình mẫu tử, tình gia đình; nó thể hiện sự kết nối giữa thế hệ này với thế hệ trước, giữa truyền thống và hiện đại.


    Vào ngày này, hàng nghìn người tập trung về các khu đền chùa để tụng kinh cầu nguyện, mong cho các linh hồn sớm siêu thoát. Ngoài ra, một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày đại lễ này đó là tổ chức hoạt động “bông hồng cài áo” để nhắc nhở con cháu trân trọng hiếu thảo với đấng sinh thành. Mỗi màu hoa lại tương trưng cho việc cha mẹ còn hay đã khuất, hướng con cháu nhớ về cội nguồn và biết ơn bằng cách thể hiện nhiều hành động cao đẹp.

    Việt Nam: Lễ Vu Lan báo hiếu
    Việt Nam: Lễ Vu Lan báo hiếu
    Việt Nam: Lễ Vu Lan báo hiếu
    Việt Nam: Lễ Vu Lan báo hiếu

  2. Lễ hội Obon là một trong ba kỳ nghỉ lễ dài nhất ở Nhật Bản diễn ra vào dịp rằm tháng bảy âm lịch (khoảng tháng 8 dương lịch). Cùng với nguồn gốc của Lễ Vu Lan, người Nhật cũng tổ chức Obon để bày tỏ sự biết ơn với bậc sinh thành và tổ tiên.


    Lễ hội Obon được tổ chức hai lễ chính là lễ Mukaebo (Đón các linh hồn) và lễ Okuribon (Tiễn các linh hồn). Năm 2023, lễ Obon diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8. Người Nhật sẽ có kỳ nghỉ lễ kéo dài 6 ngày, từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 8. Mặc dù đây không phải là ngày lễ quốc gia nhưng người Nhật vẫn lấy ngày phép để nghỉ tương đối dài vào dịp này. Trước ngày diễn ra lễ hội, người dân thường chuẩn bị rất nhiều thứ để tổ tiên về với con cháu an toàn và sau đó là an tâm trở về thế giới bên kia.


    Dưới đây là những hoạt động chính sẽ diễn ra vào dịp lễ Obon:

    • Ngày 12/8: Chuẩn bị đón tổ tiên.
    • Ngày 13 – Ngày bắt đầu lễ Obon: “Mukaebi (Lửa đón)” - Lễ đón các linh hồn.
    • Ngày 14, 15 (Viếng mộ): Khoảng thời gian các linh hồn ở lại nhà.
    • Ngày 16 - Ngày cuối cùng của lễ Obon: “Okuribi (Lửa đưa)” - Lễ tiễn các linh hồn.
    Obon – lễ Vu Lan báo hiếu của người Nhật
    Obon – lễ Vu Lan báo hiếu của người Nhật
    Obon – lễ Vu Lan báo hiếu của người Nhật
    Obon – lễ Vu Lan báo hiếu của người Nhật
  3. Ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm - ngày "Xá tội vong nhân" và cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu là một ngày lễ truyền thống quen thuộc của người dân châu Á và được coi là ngày "đại lễ" không thể thiếu tại Đài Loan.


    Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người Đài Loan luôn giữ truyền thống lâu đời đó là thả đèn hoa đăng để soi sáng những linh hồn người đã khuất. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn trôi càng xa, gia chủ càng gặp nhiều tài lộc.


    Tại Đài Loan, theo truyền thống, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân qua đời cũng như linh hồn những người không có con cháu.


    Ngoài ra, người Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước với hai phần chính: Những đám rước ma quỷ với các cỗ xe chở hình nộm và múa lân đi khắp đường phố, mang lại không khí hết sức nhộn nhịp, rộn ràng. Bên cạnh đó, ở Đài Loan cũng có một số hoạt động trong ngày Vu Lan tương tự như ở Việt Nam và rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như: Con cháu đi thăm và tranh thủ quét dọn lăng mộ tổ tiên, vừa để tạ ơn với những người đã khuất, vừa cầu mong linh hồn của họ sẽ phù hộ cho những người còn sống có một cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc tràn đầy.

    Đài Loan, Trung Quốc
    Đài Loan, Trung Quốc
    Đài Loan, Trung Quốc
    Đài Loan, Trung Quốc
  4. Không chỉ tại Việt Nam mà người dân nhiều vùng ở Trung Quốc cũng đón lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 âm lịch với những tục lệ riêng nhằm bày tỏ lòng tôn kính với người đã khuất. Hơn thế, đây cũng được coi là một trong những dịp lễ lớn theo phong tục của người dân Trung Quốc.


    Ngày lễ Vu Lan ở Trung Quốc thường được tổ chức từ ngày 15/7 đến 30/7 âm lịch. Trong ngày này, người ta sẽ đi viếng phần mộ người thân quá cố, sửa sang quét dọn lăng mộ, cúng thực phẩm và giấy tiền, đốt vàng mã.

    Trong ngày lễ Vu lan, các vị chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã quá cố. Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm trong mùa Vu lan để cầu nguyện cho các vong linh đã khuất, cho những vong hồn đang bị đói khát dày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành.

    Tại Thượng Hải, người dân còn có tục thả đèn lồng hoa sen. Phía cuối đuôi thuyền sẽ đốt đèn giấy mang màu xanh đỏ. Trong khi đó, ở Phúc Kiến, trong ngày này, những người con gái đã thành gia thất cho dù ở đâu cũng mang quà về tặng cho cha mẹ. Món quà thường đặt trong hòm, gồm quần áo, mũ. Đó là truyền thống lâu đời được người dân lưu truyền.
    Trung Quốc đại lục
    Trung Quốc đại lục
    Trung Quốc đại lục
    Trung Quốc đại lục
  5. Ngày đại lễ Vu Lan ở Malaysia còn được gọi là ngày Tổ Tiên, hay Lễ hội tháng Bảy. Bên cạnh những việc làm thể hiện tinh thần hiếu đạo trong lễ Vu Lan, như: thăm viếng mộ người thân, tảo mộ, dâng cúng phẩm vật, cúng dường Tam bảo để hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ, người dân Malaysia còn tổ chức nhiều sinh hoạt tôn giáo, văn hóa mang những sắc thái riêng.


    Theo phong tục của Malaysia, trong ngày lễ Vu Lan, người dân đều dừng các công việc đồng áng để lên chùa tham gia vào nghi thức siêu độ vong linh, cầu cho những người thân đã mất sớm siêu thoát tới miền cực lạc.


    Bên cạnh đó, vào ngày Vu Lan, Phật tử người Malaysia còn tổ chức các hội diễn văn nghệ quần chúng tại các khu dân cư, có sự tham gia nhiệt tình của các ca sĩ, vũ công, người diễn kịch,... Tất cả mọi chi phí cho việc tổ chức văn nghệ và các hoạt động của lễ hội trong ngày lễ Vu Lan đều do quần chúng Phật tử tự nguyện đóng góp.

    Malaysia
    Malaysia
    Malaysia
    Malaysia



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy