Top 5 Điều cần biết về bông hồng cài áo trong Lễ Vu Lan

Phương Kem 26 0 Báo lỗi

Vu Lan là lễ có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Vào mùa lễ Vu Lan, phật tử khắp nơi cài lên áo một bông hồng. Bạn có biết vì sao ... xem thêm...

  1. Nghi lễ "Bông hồng cài áo" trong ngày lễ Vu Lan từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc tại Việt Nam. Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu - đây là lễ hội lớn được ấn định tổ chức hàng năm vào ngày 14 - 15/05. Thực hiện đạo hiếu là bổn phận cũng là trách nhiệm của mọi cá nhân chứ không phải riêng gì ai cả. Nghi thức "Bông hồng cài áo" là nét văn hóa mà mỗi khi nhắc tới là mỗi cá nhân đều cảm thấy rất thiêng liêng, biết ơn, là dịp nhắc nhở những người con cho dù bận bịu, bộn bề lo toan đến đâu thì vẫn luôn từng giờ, từng phút không quên báo hiếu cho cha mẹ, vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, là người cho ta cơm ăn áo mặc, là người dưỡng dục ta nên người.


    Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan xuất phát từ việc thiền sư Thích Nhất Hạnh lựa chọn sau chuyến thăm Nhật Bản. Đây được xem là một văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, khác với ý nghĩa về tình yêu đôi lứa thì hoa hồng theo quan niệm Phật giáo và đặc biệt trong dịp lễ Vu Lan thì hoa hồng đại diện tượng trưng cho sự thành kính, trân trọng biết ơn của con cái đối với bậc sinh thành. Trong một chuyến đi Nhật Bản, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được một cô gái Nhật thành kính gài tặng một bông hoa hồng trắng lên ngực áo. Sau khi thiền sư tìm hiểu thì được biết đến ý nghĩa cao đẹp của hành động đó. Khi trở về Việt Nam, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà phật và viết lên tác phẩm "Bông hồng cài áo" vào năm 1962. Vì đây là một phong tục đẹp nên dần dần người Việt đã học và làm theo trong mùa lễ Vu Lan báo hiếu.


    Hoa hồng tượng trưng cho sự tri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con cái đối với bậc sinh thành dù cho họ còn hay không còn trên cõi đời này. Ngoài ra, hoa hồng còn thể hiện một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương. Ở Nhật Bản, theo phong tục của họ thì bông hoa hồng tượng trưng cho niềm hạnh phúc. Khi về đến Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thì hoa hồng được mọi người cài lên ngực áo để tỏ lòng biết ơn, tôn kính và mến yêu đến cha mẹ.

    Nguồn gốc của nghi thức
    Nguồn gốc của nghi thức "Bông hồng cài áo"
    Nguồn gốc của nghi thức
    Nguồn gốc của nghi thức "Bông hồng cài áo"

  2. Hoa hồng biểu trưng cho sự tri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con đối với cha mẹ, dù cho họ không còn trên cõi đời này. Đồng thời, hoa hồng còn thể hiện cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương.


    Thực hành hiếu đạo là bổn phận, trách nhiệm của bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống thường nhật. Nghi lễ "Bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan đã trở thành nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là dịp nhắc nhở mỗi người con, trong cuộc sống dù bộn bề lo toan nhưng vẫn luôn từng giờ, từng phút không quên báo hiếu với cha mẹ.


    Báo hiếu không còn chỉ là dành tình cảm tưởng niệm đến những người đã mất mà còn là trách nhiệm của người con khi vẫn còn mẹ cha. Cho dù cuộc sống này vất vả thế nào chúng ta cũng dành thời gian về thăm cha mẹ, thắp nén hương tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, dòng họ...

    Thực tâm, việc báo hiếu bắt đầu ngay từ chính con người mình. Bản thân sống tốt, sống có ý nghĩa thì cha mẹ sẽ được hưởng an lạc. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần tự điều chỉnh hành vi, biết cống hiến phụng sự cho cha mẹ cả về vật chất lẫn tình cảm. Điều này cũng lý giải rằng, cài bông hồng đỏ hay bông hồng trắng mùa Vu Lan có thể chỉ là hình thức về nghi lễ, nhưng thực sự chất cài hoa hồng để nhắc nhở con người ta giữa nhịp ngày hối hả này, giữa cuộc đời đầy bộn bề, chen đua, hãy biết dừng lại mà sống chậm hơn, đừng nhìn xa mãi, nhìn khắp mọi nơi mà quên đi không nhìn gần lại, nhìn ngay xung quanh mình là những người thân đã - đang và sẽ vẫn dành tình cảm yêu thương cho cuộc đời mình. Và mình đã thực sự hết lòng sống cho gia đình, cho những tình cảm thiêng liêng và cao quý ấy chưa?

    Như ai đó đã nói rằng, khi cài một bông hồng lên ngực, thật gần nơi tim, có lẽ chúng ta mới cảm nhận rõ hơn bao giờ hết một điều rằng: Mỗi người chỉ có một gia đình và mất đi sẽ không bao giờ có lại được. Và mẹ cha luôn là vốn liếng yêu thương nhất cho mỗi cuộc đời...

    “Ai còn cha xin đừng làm cha khổ, hãy nhớ câu đạo hiếu làm đầu. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng làm buồn đôi mắt mẹ nghe không”./.


    Ngày nay, nhiều ngôi chùa ở Việt Nam có tổ chức hoạt động cài bông hồng trong ngày lễ Vu Lan. Những người đến chùa không phân biệt già trẻ lớn bé, gái hay trai đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, thầm nhắc nhở về công ơn của cha mẹ đối với mình. Nghi thức "Bông hồng cài áo" thường được tổ chức trong ngày lễ Vu Lan để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu. Trong nghi thức đó, các phật tử với 3 giỏ hoa hồng (màu đỏ và màu trắng và màu vàng) sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ.

    Ý nghĩa của bông hồng cài áo
    Ý nghĩa của bông hồng cài áo
    Ý nghĩa của bông hồng cài áo
    Ý nghĩa của bông hồng cài áo
  3. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao trong lễ Vu Lan có người lại cài bông hoa hồng đỏ trên áo chưa? Thực chất thì cài bông hồng đỏ trong buổi lễ Vu Lan có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, chỉ những ai còn cha, còn mẹ mới được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm, đó như một lời nhắc nhở rằng mình vẫn còn cả cha và mẹ, còn cả một bầu trời yêu thương cao rộng để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ luôn biết cố gắng để làm cha mẹ yên lòng. Người cài bông hồng đỏ là những người may mắn, hạnh phúc nhất, chắc hẳn sẽ rất tự hào vì trên đời này họ còn cha mẹ.


    Cha như mặt trời, mẹ như mặt trăng. Cha tuy đôi lúc lạnh lùng, cấm đoán, nghiêm khắc với con nhưng những điều đó chỉ mong muốn con trở thành người, sống sao có ích cho xã hội, cũng như ánh mặt trời vậy, tuy gay gắt, nóng bức và khó chịu, nhưng nhờ mặt trời mà cỏ cây hoa lá có thể xanh tươi. Mẹ như mặt trăng, luôn dịu hiền, dìu bước ta qua màn đêm tăm tối, bao dung những lỗi lầm của đứa con thơ dại của mình. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…".

    Cài bông hồng đỏ
    Cài bông hồng đỏ
    Cài bông hồng đỏ
    Cài bông hồng đỏ
  4. Những đứa con mất cha hoặc mất mẹ sẽ cài lên ngực áo một bông hồng màu hồng nhạt, ai mất cả cha và mẹ thì sẽ cài lên bông hồng trắng. Những ai không may mất đi cả hai đấng sinh thành thì cài lên ngực hoa hồng trắng - màu của ký ức, như nhắc nhớ về những thời khắc thiếu vắng bóng hình mẹ, cha.


    Màu trắng tuy buồn thương nhưng thanh khiết như động viên người con thảo hãy sống thật tốt dù đấng sinh thành vắng bóng. Ai mang trên ngực bông hồng trắng sẽ thấy sự nhắc nhở rằng họ đã lỡ mất đi thứ quý giá nhất để từ đó hãy sống và hành động sao cho phải với lương tâm, với sự hy sinh vất vả của cha mẹ. Hoa hồng trắng còn muốn nhắc nhở con người rằng phải sống thật tốt, ý nghĩa để người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhiên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện trần gian.

    Cài bông hồng trắng
    Cài bông hồng trắng
    Cài bông hồng trắng
    Cài bông hồng trắng
  5. Ngoài màu hoa hồng đỏ và trắng thì còn có thêm hoa hồng mang sắc vàng được gắn trên ngực áo các tu sĩ. Các vị tu sĩ đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để "trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh". Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác. Hoa hồng vàng đại diện cho sự phổ độ chúng sinh, mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để giải thoát (theo nghĩa nhà Phật).


    Màu vàng là màu của sự giải thoát, màu của ánh đạo được Như Lai thế tôn truyền trao đến hàng Thích tử, cài lên hoa hồng vàng ấy như cài lên một sứ mệnh mà vạn loại hữu tình giao phó, đưa người thoát bến mê, tiến về bờ giác. Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, những người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này. Màu vàng là màu của Đạo Phật - thể hiện sự giải thoát, cưu mang, tuệ giác.

    Cài bông hồng vàng
    Cài bông hồng vàng
    Cài bông hồng vàng
    Cài bông hồng vàng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy