Top 9 Lý do khiến trẻ con nói dối bạn

Mai Ly 53 0 Báo lỗi

Khó có người nào chưa từng nói dối một lần trong đời. Chúng ta vẫn thường gặp những người nói dối hàng ngày. Đặc biệt là chúng ta sẽ không biết phải làm gì khi ... xem thêm...

  1. Trẻ em rất thường nói dối vì chúng biết rằng nếu nói thật thường sẽ bị cha mẹ la mắng hay trách phạt. Bạn hãy cố gắng khuyến khích con nói thật từ những chuyện nhỏ nhất hàng ngày để con có thể rèn thói quen thành thật với người khác. Và có lẽ bằng cách giảm nhẹ hình phạt sẽ giúp con bạn không còn cảm giác sợ phải nói thật nữa.

    Trẻ em nên biết hậu quả sau đó sẽ nghiêm trọng như thế nào
    Trẻ em nên biết hậu quả sau đó sẽ nghiêm trọng như thế nào

  2. Con bạn yêu bạn và không muốn bạn cảm thấy khó chịu khi biết một sự thật nào đó. Nếu phản ứng của bạn trước sự thật bớt khó chịu và tâm trạng thoải mái hơn thì có lẽ con bạn sẽ không còn cảm thấy sợ khi phải nói ra những điều thật lòng với bạn nữa. Vậy nên, trong một số trường hợp trẻ nói dối, bạn cần tìm hiểu kỹ lý do và ứng xử một cách khéo léo với con. Điều này sẽ càng khiến bạn và con hiểu nhau nhiều hơn.

    Đôi khi, trẻ em nói dối vì không muốn làm bạn khó chịu
    Đôi khi, trẻ em nói dối vì không muốn làm bạn khó chịu
  3. Đôi khi trẻ thường nhầm một điều ước thành hiện thực: chúng kể cho bạn nghe mọi thứ về những cuộc phiêu lưu tuyệt vời của chúng hay đảm bảo với mọi người rằng chúng có anh chị em. Hãy nhẹ nhàng hơn với những lời nói dối như vậy vì những lời nói dối ngây ngô này sẽ biến mất theo dòng thời gian khi trẻ lớn lên.

    Trẻ không nói dối mà vì chúng còn quá nhỏ và ngây ngô
    Trẻ không nói dối mà vì chúng còn quá nhỏ và ngây ngô
  4. Có những tình huống trẻ nói dối và tự tin về điều đó. Điều này đặc biệt liên quan đến những đứa trẻ có thể quên một số trò nghịch ngợm mà chúng đã làm. Đừng sợ những lời nói dối như vậy. Hãy cố gắng kiên nhẫn giải thích quan điểm của bạn trước hành động này của trẻ nhé.

    Trẻ nói dối vì chúng không nhớ
    Trẻ nói dối vì chúng không nhớ
  5. Đôi khi những đứa trẻ nghĩ rằng nói dối là đúng: chúng hạnh phúc khi mang đôi tất dệt kim của bà già, mặc dù sâu bên trong chúng thất vọng vì món quà như vậy. Bạn hãy suy nghĩ thử xem bạn có muốn con mình cư xử theo cách khác hay hơn không.

    Trẻ cho rằng nói dối là lịch sự
    Trẻ cho rằng nói dối là lịch sự
  6. Chúng ta thường hỏi con cái mình một câu hỏi mà chỉ mong đợi một câu trả lời duy nhất. Ví dụ như, "Món này mẹ làm có ngon không con? Con ăn thật nhiều vào nhé, món này tốt cho con lắm.", trong khi trẻ rõ ràng là không muốn ăn những gì trên đĩa của chúng. Trong những trường hợp như vậy, nếu bạn không muốn bắt con mình nói dối, tốt hơn hết bạn nên giải quyết vấn đề này bằng những câu hỏi như: " Bây giờ con thích ăn gì để mẹ làm cho nào ?"

    Chúng ta đang lập trình ra những câu trả lời đúng
    Chúng ta đang lập trình ra những câu trả lời đúng
  7. Trẻ con thường sợ phải nói sự thật về một số điều xấu vì chúng chắc chắn rằng chỉ có những nhân vật phản diện trong truyện cổ tích mới hành xử như vậy. Vì vậy, nếu trẻ nói sự thật, chúng nghĩ chúng sẽ biến thành những người phản diện. Bạn hãy giải thích với con rằng những người tốt nhiều khi cũng bị hiểu lầm. Điều phân biệt người tốt với "người xấu" là khả năng chịu trách nhiệm về hành động của họ.

    Trẻ thường sợ mình trở thành người không tốt trong mắt mọi người
    Trẻ thường sợ mình trở thành người không tốt trong mắt mọi người
  8. Một đứa trẻ sẽ thường bắt chước mọi hành động và cử chỉ của cha mẹ chúng trong cuộc sống hàng ngày. Sống trong môi trường dối trá, những đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng những điều tiêu cực. Vì vậy, cách giải quyết tốt nhất là bản thân bạn phải trung thực trước để làm gương và tạo một môi trường sống tốt, tích cực cho con cái trên hành trình trưởng thành.

    Chính chúng ta cũng thường hay nói dối
    Chính chúng ta cũng thường hay nói dối
  9. Nếu bạn không công nhận khả năng của con mình mà suốt ngày quát mắng và đổ lỗi cho chúng, chúng sẽ không muốn học bất cứ điều gì là tốt và điều gì là đúng. Điều này bao gồm cả sự trung thực. Vì thế, hãy cố gắng giao tiếp với con bạn như những người bạn, giải thích điều gì sai và không làm để con hiểu. Bằng cách này, trẻ sẽ có mong muốn lớn lên và nhiều khả năng sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc nói sự thật.


    Nguồn: BRIGHTSIDE
    Bạn không ghi nhận khả năng của trẻ
    Bạn không ghi nhận khả năng của trẻ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy