Top 9 Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngải cứu

Loan Lắm Lời 34 0 Báo lỗi

Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các ... xem thêm...

  1. Nếu bạn đang có vết thương hở, xước da hoặc chảy máu, hãy dùng lá ngải cứu tươi để cầm máu. Bạn lấy một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, sau đó giã nát cùng với 1/3 thìa cà phê muối tinh. Sau khi giã, bạn đắp lên vết thương đang hở. Lá ngải cứu sẽ nhanh chóng cầm máu và làm giảm cơn đau của bạn. Hơn nữa, ngải cứu còn chứa chất giúp lưu thông tuần hoàn máu toàn thân. Nhờ vậy, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương mau lành và nhanh lên da non.


    Đối với vết thương kín, bạn rang một nắm lá ngải cứu lên cho nóng rồi chườm vào chỗ bị đau. Công dụng giảm đau của ngải cứu sẽ cho hiệu quả tức thì. Bạn nên bọc qua một lớp khăn để tránh bị bỏng khi chườm lá ngải cứu.

    Ngải cứu sơ cứu vết thương
    Ngải cứu sơ cứu vết thương

  2. Lá ngải cứu có thể làm cho chu kì kinh nguyệt của chị em phụ nữ trở nên đều đặn hơn. Có thể làm giảm cả hiện tượng đau bụng kinh. Điều hòa kinh nguyệt là công dụng nổi bật của cây ngải cứu.


    • Cách 1: Dùng 6 – 12g ngải cứu hãm với nước sôi như pha trà hoặc đun nước uống. Ngày uống 3 lần, uống đều đặn trước khi có kinh nguyệt khoảng 1 tuần. Bạn cũng có thể mua cao ngải cứu hoặc bột ngải cứu về pha và uống dần.
    • Cách 2: Dùng 10g ngải cứu, đun với 200ml nước. Đến khi còn lại một nửa nước thì cho thêm một ít đường. Chia làm 2 phần, uống 2 lần một ngày. Có thể uống với liều lượng gấp đôi. Uống từ khi bắt đầu có kinh nguyệt đến khi hết kinh nguyệt. Nếu uống trong vài ngày mà thấy kinh đỏ hơn, người đỡ mệt hơn thì uống ít dần. Cách này sẽ giúp điều hoà kinh nguyệt cho những người bị kinh nguyệt không đều.
    • Cách 3: Dùng 16g lá ngải cứu đun sôi với 16g tía tô và 600ml nước. Đun đến khi nước đặc lại còn khoảng 100ml thì cho thêm một ít đường vào cho dễ uống hơn. Uống làm 3-4 lần và nhớ là uống hết trong ngày.
    • Cách khác: Bạn có thể chế biến ngải cứu thành các món ăn như canh ngải cứu thịt nạc, ngải cứu hầm gà, lá ngải cứu xào… để dễ ăn hơn, giảm mùi hăng và giảm vị đắng của lá ngải.
    • Cách chữa rong kinh bằng ngải cứu đơn giản như sau:
      Lấy 100g ngải cứu khô, sắc chung với 1 lít nước. Đun sôi với lửa vừa, cạn còn 300ml thì tắt bếp, lọc ra lấy nước uống. Nước ngải cứu có vị đắng, nếu cảm thấy khó uống có thể thêm một ít đường sẽ dễ uống hơn. Mỗi ngày uống 2 lần, sử dụng đều đặn từ 1 tuần trở đi sẽ thấy hiệu quả. Chị em vừa uống ngải cứu, vừa có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh thức đêm, giải tỏa tâm lý để chu kỳ kinh bình thường trở lại.
    Nước ngải cứu
    Nước ngải cứu
  3. Ngải cứu còn có tác dụng trong việc chăm sóc da và làm đẹp cho làn da. Nó có thể giữ ẩm cho làm da rất hiệu quả. Ngải cứu giúp phân giải chất nhờn, loại bỏ cặn bã trên bề mặt da, làm sạch da rất tốt. Ngoài ra, thành phần của lá ngải cứu có chất tanin. Chất này có tác dụng ngăn ngừa các vết nám, chàm, mụn, điều trị dị ứng da.


    Cách làm:

    • Bạn giã nát ngải cứu tươi, sau đó đắp lên mặt. Để mặt nạ trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ tuần, làn da sẽ trở nên săn chắc và trắng sáng hơn. Mụn và nếp nhăn cũng dần dần biến mất.
    • Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm. Hoặc kết hợp ngải cứu và đơn lá đỏ (lá đơn đỏ) nấu nước tắm cho bé.
    Ngải cứu trị mụn và mẩn ngứa
    Ngải cứu trị mụn và mẩn ngứa
  4. Đối với phụ nữ đang mang thai, khi gặp các triệu chứng như đau bụng, chảy máu ta có thể áp dụng bài thuốc này có thể giúp thai ổn định. Bài thuốc giúp an thai từ ngải cứu áp dụng cho thai kỳ từ 3 tháng trở lên.


    Sử dụng 20g ngải cứu khô, 15g lá tía tô, sắc nước uống. Chia uống 2 lần/ngày. Đây là bài thuốc có công dụng hỗ trợ an thai rất tốt mẹ bầu. Đối với thai từ 3 tháng trở đi, nếu sử dụng điều độ, hợp lý, ngải cứu không có khả năng gây kích thích cho tử cung, do đó không làm sảy thai hoặc sinh non.


    Ngải cứu khô
    Ngải cứu khô
  5. Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Với cách này có thể trị dứt điểm bệnh cảm cúm, ho khan.


    Ngoài ra, có thể áp dụng bài thuốc khác: 100g ngải cứu, 100g tía tô, 100g rau tần dày lá, 50g lá sả. Nấu nước uống, dùng liên tục từ 3 đến 5 ngày, các triệu chứng ho, cảm cúm, đau đầu,… sẽ thuyên giảm đáng kể.

    Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
    Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
  6. Chuẩn bị: 200g ngải cứu, 2 trái lê, 20g kỷ tử, 10g đương quy, nửa con gà ác. Sơ chế tất cả nguyên liệu sau đó để vào nồi hầm. Hầm chung với 500ml nước trên lửa nhỏ, trong quá trình nấu có thể nêm nếm thêm gia vị để vừa miệng.

    Hầm đến khi nhừ thì tắt bếp, chia làm 4 đến 5 phần ăn trong ngày. Sử dụng liên tục trong 1 đến 2 tuần cơ thể sẽ thấy sinh khí dồi dào trở lại, ăn thấy ngon miệng hơn.

    Gà hầm ngải cứu
    Gà hầm ngải cứu
  7. Bạn lấy khoảng 100g lá ngải cứu, đem rửa sạch. Sau đó, thái nhỏ lá ngải cứu, trộn đều với trứng gà. Thêm một chút nước mắm, hạt nêm cho vừa miệng ăn. Ngải cứu kết hợp với lòng đỏ trứng gà, thêm gia vị cho vừa miệng ăn. Bạn đem trứng lá ngải rán chín hoặc hấp cách thuỷ và ăn hằng ngày trong bữa cơm.


    Trứng ngải cứu là món ăn rất bổ dưỡng, đặc biệt tốt đối với người bị thiếu máu, thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ không rõ lý do. Ăn món này có tác dụng tăng tuần hoàn máu lên não, chấm dứt tình trạng đau đầu, uể oải, mệt mỏi.

    Trứng ngải cứu
    Trứng ngải cứu
  8. Với những bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, đi đứng khó khăn,… hoàn toàn có thể áp dụng bài thuốc giảm đau nhức đơn giản từ cây ngải cứu.

    • Cách 1: Dùng 300gam lá ngải cứu, đem rửa sạch, rồi giã nát. Cho thêm 2 thìa cà phê mật ong vào, trộn đều. Sau đó, vắt lấy nước uống. Ngày uống 2 lần vào buổi trưa và buổi chiều. Uống liên tục trong vòng 2 tuần để cho hiệu quả tốt nhất.
    • Cách 2: Cho một nắm lá ngải cứu, kẹp giữa 2 viên gạch. Sau đó đem nướng lên cho lá ngải cứu nóng. Dùng khăn bọc lá ngải cứu lại, chườm lên vị trí đau khớp, đau thần kinh tọa. Nếu nóng quá, bạn nên để lá nguội hơn một chút rồi chườm, tránh bị bỏng. Thực hiện hằng ngày, mỗi ngày chườm 2-3 lần để cơn đau có thể giảm nhanh chóng.
    • Cách 3: Lá ngải cứu, lá lốt, cây cỏ xước, mỗi thứ lượng bằng nhau, đem rang muối, lúc còn nóng bọc lại, đắp vào chỗ đau nhức, cách 2 ngày đắp 1 lần. Làm kiên trì sẽ giảm đau nhức hiệu quả.
    Ngải cứu làm giảm đau: đau nhức xương khớp, đau thần kinh toạ, đau đầu
    Ngải cứu làm giảm đau: đau nhức xương khớp, đau thần kinh toạ, đau đầu
  9. Ngải cứu được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng quá liều lượng có thể gây ra ngộ độc cho người dùng. Vì trong lá ngải cứu có chất làm giảm đau, nên khi dùng quá liều sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn quá mức, có thể làm cho người dùng bị co giật. Sau nhiều lần như vậy, dễ dẫn đến nói không kiểm soát, thậm chí gây tê liệt một phần hoặc toàn thân.

    • Đối với phụ nữ đang mang thai: trong vòng 3 tháng đầu thai kì, không được sử dụng lá ngải cứu. Vì ngải cứu có dược tính cao, nếu sử dụng không cẩn thận sẽ gây nên các cơn gò tử cung và ra máu, không tốt cho cả mẹ và em bé.
    • Tinh dầu trong lá ngải cứu có thể gây nên các tác dụng phụ cho gan, thận, và các quá trình trao đổi chất phức tạp khác nếu sử dụng quá liều lượng.
    • Đối với người bị rối loạn đường ruột: khi đường ruột không ổn định, dùng lá ngải cứu sẽ giảm hiệu quả của quá trình điều trị bệnh đường ruột. Vì ngải cứu công dụng lợi tiểu, giúp đi tiểu nhiều.
    • Không nên dùng lá ngải cứu để đun nước uống hàng ngày.
    • Những người đang có vấn đề về huyết áp hoặc gan nên tham khảo tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng.

      Như vậy, lá ngải cứu rất tốt cho sức khoẻ. Nhưng chỉ nên dùng với liều lượng thích hợp để điều trị bệnh. Tốt nhất là nên sử dụng khi có bệnh và ngưng sử dụng khi bệnh đã khỏi. Nên dử dụng để thay thế rau ăn tối đa 2 lần/tuần.

      Ngải cứu
      Ngải cứu




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy