Top 11 Địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với Thái Bình

Hoài Nguyễn 1080 1 Báo lỗi

Thái Bình là một tỉnh của Việt Nam có bờ biển dài 53km với làn nước trong xanh. Với lợi thế như vậy, nơi đây có tiềm năng du lịch rất lớn cùng nền văn minh lúa ... xem thêm...

  1. Tuy không phải là vùng biển nổi tiếng nhưng Cồn Vành lại rất thu hút du khách và người dân Thái Bình nhờ bãi cát trải dài và sóng không quá lớn.


    Tùy thuộc vào công việc cũng như sự sắp xếp thời gian của bạn mà bạn có thể lên lộ trình sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Nhưng với kiểu thời tiết đặc trưng của miền Bắc cũng như theo kinh nghiệm du lịch biển Cồn Vành thì bạn nên tới đây vào các tháng mùa Hè từ tháng 5 tới tháng 8 hằng năm. Thời tiết nóng được đắm mình trong làn nước biển lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không.


    Biển Cồn Vành là sự kết hợp hòa quyện giữa nắng gió và cát biển mang lại cho bạn những trải nghiệm khó quên. Biền Cồn Vành mang một ý nghĩa hoang sơ nằm trong khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng và đã được UNESCO công nhận là hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú và thuần khiết. Không chỉ vậy đến đây ngoài việc tham gia và khám phá những địa điểm du lịch bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm những hoạt động giải trí ngoài trời hấp dẫn như các trò chơi dân gian: đi cà kheo, biểu diễn kèn đồng, trống trắc, thi bơi chài, bóng chuyền bãi biển, cắm trại cùng với đó d bạn cũng có thể đi thăm hải đăng Ba Lạt, nơi có thể quan sát hết vẻ đẹp của biển đảo Cồn Vành từ trên cao.


    Trên đây là kinh nghiệm du lịch biển Cồn Vành đầy đủ, chi tiết hi vọng bạn đã có thêm điểm lựa chọn trong chuyến khám phá Thái Bình của mình. Biển Thái Bình không đẹp rực rỡ hay nước trong xanh thấu đáy như các biển khác ở miền Trung nhưng Cồn Vành luôn là một điểm tham quan nên tới.

    Bình minh trên biển Cồn Vành
    Bình minh trên biển Cồn Vành
    Bãi biển Cồn Vành
    Bãi biển Cồn Vành

  2. Cồn Đen nằm cách đất liền 3 km thuộc xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình. Cách Thị trấn Diêm Điền 15 km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía Tây. Để đến địa điểm này, du khách có thể dễ dàng đi bằng cả phương tiện công cộng và cá nhân. Cồn Đen có địa hình tương đối bằng phẳng với dải cát dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Vào những ngày nắng nóng, đi dọc chiều dài khoảng 3 km của Cồn Đen, bạn sẽ cảm thấy dịu mát hơn khi ngắm những đợt sóng trắng xóa ào ạt xô bờ và dải thông xanh mướt đung đưa theo làn gió biển.


    Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao. Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, quanh năm sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất thích hợp để tắm biển mỗi dịp hè về. Bạn cũng có thể tổ chức picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển sau những giờ phút vui đùa cùng sóng nước. Đi dạo dọc rừng thông xanh trải dài theo cồn cát, cùng nhau khám phá thảm thực vật còn nguyên sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...); hòa mình vào không gian biển khơi bao la, cảm nhận vị mặn mòi của biển. Hơn thế nữa, du khách còn sẽ bị thu hút bởi sức hấp dẫn kỳ lạ của cồn cát nơi đây với "bức tường xanh" là rừng ngập mặn ven biển với 500 loài động vật thủy sinh và cỏ biển có giá trị. Hiện nay, Khu du lịch sinh thái Cồn Đen để trở thành khu du lịch sinh thái có bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng, có khu vui chơi giải trí, khu du lịch văn hóa tổng hợp và trung tâm mua sắm, thương mại, là nơi diễn ra các cuộc picnic, nghỉ dưỡng với các trò vui chơi, giải trí bên biển như: Câu cá, lướt ván, đánh bóng chuyền bãi biển… Bên cạnh tắm biển, tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển, bạn còn có cơ hội tham quan các ngôi đền, chùa trong khu vực.


    Tuy xung quanh Cồn Đen cũng có hàng quán bình dân với những dịch vụ cần thiết dành cho khách tham quan, nhưng nếu kết hợp tham quan các điểm du lịch khác thì thị trấn Diêm Điền và thành phố Thái Bình là nơi bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng của vùng quê lúa như bánh cáy, canh cá, gỏi nhệch, nộm sứa, bánh gai, bún bung hoa chuối...

    Khu sinh thái Cồn Đen
    Khu sinh thái Cồn Đen
    Bãi biển Cồn Đen
    Bãi biển Cồn Đen
  3. Cùng với đền Trần - Nam Định, đền Trần Thái Bình với những nét mới trong kiến trúc càng ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch thập phương. Nhất là trong các dịp lễ hội đầu năm, đây chính là điểm đến tâm linh, nơi thưởng thức những trò chơi giải trí mang đậm dấu ấn cổ truyền cho nhân dân cả nước.


    Đền Trần bao gồm có khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, ngôi đền được chính phủ phong tặng khu di tích lịch sử quốc gia quan trọng. Đền Trần có diện tích 5.175 m2, được xây dựng công phu, uy nghi bề thế, đúng theo nghi thức và kiến trúc thời xưa. Ngày nay, tòa Hậu cung có kiến trúc chữ đinh với diện tích lên 359 m2, tòa Đệ nhị, Bái đường, tả vu, hữu vu, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan cũng mới được phục hưng và duy trì, phát triển.
    Vẫn giữ nét truyền thống, ngôi đền gồm có đình làng, các gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh,… Các hình như rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động, đậm chất triều đình thời Trần.

    Đền Trần Thái Bình
    Đền Trần Thái Bình
    Đền Trần Thái Bình
    Đền Trần Thái Bình
  4. Chùa Keo Thái Bình có tuổi đời gần 400 năm, là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như nguyên vẹn. Với quy mô rộng lớn gồm nhiều công trình bề thế, chùa được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ, minh chứng cho sự tài hoa của những nghệ nhân thời nhà Lê.


    Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, đến nay vẫn giữ được dáng dấp kiến trúc cổ ban đầu. Ngoài quy mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam, Chùa còn có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo riêng. Chùa quay mặt hướng chính nam, các công trình được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “nội nhị công, ngoại nhất quốc”. Nếu tính Tam quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác chuông phía sau chùa là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng theo hướng Bắc - Nam, gọi là đường thần đạo. Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ lim, Chùa còn được xem là công trình nghệ thuật đồ sộ với nguyên vẹn 12 tòa, và 102 gian kiến trúc chính. Ngoài ra còn có 4 tòa, 24 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ. Tổng số là 16 tòa, 126 gian trên một diện tích đo đạc gần đây là xấp xỉ 56.000 m2.


    Hàng năm, Chùa mở hội 2 lần, đó là Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên Đán, và Hội Thu (lễ hội chính) từ ngày 10 - 15/9 âm lịch (chính hội từ 13 - 15/9), gắn liền với sự tích của Không Lộ Thiền Sư. Lễ hội diễn ra đông vui tấp nập với các nghi lễ tôn giáo, một số tập tục cổ truyền và các hình thức biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian, phản ánh lối sống của cư dân ven sông, mang màu sắc văn hóa nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ, thu hút đông người dân địa phương và du khách về dự hội, tham quan Chùa Keo Thái Bình.

    Chùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình
    Chùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình
    Chùa Keo
    Chùa Keo
  5. Đền Đồng Bằng là một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ tuyệt đẹp, một điểm du lịch hấp dẫn của vùng quê lúa Thái Bình. Toàn bộ khu di tích danh thắng là cả một quần thể rộng lớn, bao gồm hệ thống các đền, miếu, am, tháp, gọi chung là 6 phủ: 1 đền chính (đền Đức Vua) và 5 đền khác là đền Sinh, quan Đệ Nhị, quan Đệ Tam, quan Điều, quan Đệ Bát. Tọa lạc trên khuôn viên rộng 11.000 mét vuông, hòa quyện vào cảnh vật thiên nhiên hữu tình, trải dài trên địa phận hai xã An Lễ, Đông Hải. Cách đó không xa là đền thờ đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương).


    Trong đền vẫn còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí từ thời Lý đến thời Nguyễn. Các bài vị và những công trình kiến trúc đồ gỗ độc đáo như cuốn thư, hoành phi, câu đối, đại tự... hình thức vẫn còn khá nguyên vẹn. Trong phủ điện thờ, ngày đêm không ngớt tiếng đàn hát của các đội chầu văn. Theo văn hóa dân gian thì “hầu đồng” là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu và Đức Thánh Trần. Bởi vậy, “hầu đồng” là một nét sinh hoạt văn hóa đặc biệt ở đây, thu hút người xem rất đông.


    Có thể nói, đền Đồng Bằng mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống trong văn hóa làng xã Bắc Bộ nhưng lại ảnh hưởng bởi kiến trúc Huế những năm đầu thế kỷ. Đó là nghệ thuật ghép gốm và mái tứ diện chồng diêm, âu cũng là sự giao thoa văn hóa và cũng từ đó càng làm gia tăng vẻ đẹp mê hồn của ngôi đền độc nhất vô nhị trên vùng đất này. Di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng được Bộ Văn Hóa cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1986.


    Vẻ đẹp của ngôi đền ngoài vẻ đẹp của kiến trúc những nét xưa dáng cũ còn vương lại trên những nét chạm khắc tinh xảo của cố nhân ta còn cảm nhận được vẻ đẹp đã được thần thánh hóa, lung linh hóa lên rất nhiều lần qua lăng kính của khách viếng hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam đã làm nên cho chiều sâu của lịch sử là những khát vọng, những ước nguyện của muôn đời. Hàng năm đền Đồng Bằng khai hội vào ngày 20/8 (âm lịch). Nhưng quanh năm, vẫn có nhiều đoàn người đến tham quan và dâng hương.


    Đền Đồng Bằng tại xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    Đền Đồng Bằng tại xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    Đền Đồng Bằng
    Đền Đồng Bằng
  6. Làng vườn Bách Thuận đến nay đã có hơn 100 năm tuổi đời, nằm cạnh dòng sông Hồng mang nặng phù sa, màu mỡ. Đây là một làng quê cổ tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cũng là làng vườn duy nhất của tỉnh Thái Bình còn lưu giữ nhiều nếp nhà Việt cổ và có nghề trồng cây cảnh lâu đời.


    Người dân Làng vườn Bách Thuận cho hay, từ xa xưa, ông cha họ đã sống bằng nghề làm vườn nên đây là nghề truyền thống đặc trưng của cả làng, hầu như mỗi nhà đều sở hữu một vườn cây rộng từ 2ha đến 5ha, với các loại cây ăn quả, xen lẫn với cây cảnh, cây thế được chăm sóc, uốn tỉa công phu. Làng Bách Thuận không giống như các xã khác trong tỉnh là diện tích đất ruộng lớn hơn đất vườn, mà diện tích đất vườn ở đây nhiều hơn diện tích cấy lúa. Ðến Bách Thuận, du khách như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm nhạt... Dọc hai bên đường làng là rất nhiều cây với màu sắc khác nhau, màu xanh thẫm của ngâu, màu đỏ của hoa mẫu đơn, cây ngũ sắc... Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống. Ngoài ra, du khách sẽ choáng ngợp với hàng trăm loại cây trái nối tiếp nhau, kéo dài như vô tận như: táo, ổi, roi, mận, chanh, nhãn, vải, hồng xiêm, cam, quýt, nhót... rất phù hợp với vị giác của các chị em. Còn các đấng mày râu có thể ngồi câu cá, tán gẫu và thưởng thức món cá do chính mình câu được bên cạnh chai rượu nếp thơm nồng. Bên cạnh đó, du khách còn có dịp tham gia vào cuộc sống của người dân như: Chèo thuyền trên những kênh rạch, ao hồ, câu cá, đi xe ngựa tham quan các vườn cây ăn trái hay làng nghề truyền thống, thưởng thức loại trà pha mật ong có mùi hương nhãn.


    Làng vườn Bách Thuận còn có chợ Thuận Vi là một ngôi chợ quê nhưng không kém phần đông đúc, tấp nập. Đây cũng là nơi thương lái thu mua nông sản của làng vườn rồi đem bán lại ở các chợ trong thành phố Thái Bình hay Nam Định. Đặc biệt vào buổi sáng, chợ bày bán rất nhiều loại bánh hấp dẫn như bánh cuốn, bánh bèo, bánh hấp, bánh giò, bánh nếp, bánh tẻ, bánh mật, bánh chưng, bánh giầy giày đỗ, bánh rán... trong đó bánh cuốn chợ Thuận Vi là loại bánh ngon có tiếng trong vùng, dễ khiến thực khách mê mẩn.


    Làng vườn Bách Thuận rất phù hợp cho du khách vào các dịp nghỉ cuối tuần. Trong chuyến hành trình khám phá này du khách có thể mua các đặc sản địa phương về làm quà cho người thân như: mật ong nhãn, bột sắn dây, các loại hoa quả hay một vài cây cảnh về làm kỷ niệm.

    Làng vườn Bách Thuận - Vũ Thư
    Làng vườn Bách Thuận - Vũ Thư
    Làng vườn Bách Thuận
    Làng vườn Bách Thuận
  7. Nhà thờ Bác Trạch là một trong những nhà thờ lớn nhất tại Việt Nam và cũng là một trong những điểm bạn nên ghé thăm khi du lịch đến Thái Bình. Được xây dựng trong vòng 7 năm trước khi được khánh thành vào ngày 13.10.2013. Nơi đây được xây dựng khá công phu với hàng tấn vật liệu xây dựng kết hợp với kiến trúc tượng tròn, phù điêu. Tranh vẽ mang đến cho bạn không gian sống động.


    Nhà thờ Bác Trạch nằm ở huyện Tiền Hải, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 25km. Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gothic với nhiều ô cửa, nhiều tháp nhọn, vòm cung nhọn. Đây được coi là một trong những nhà thờ có tuyệt tác kiến trúc đẹp nhất Việt Nam, một kỳ công về kiến trúc Gothic, vốn được thấy nhiều dấu ấn nhất trong các nhà thờ lớn, các vương cung thánh đường.


    Hơn thế nữa, bạn sẽ bị ấn tượng bởi hơn 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp. Mỗi cửa là một bức tranh nhiều màu sắc. Đây là một địa điểm du lịch Thái Bình không nên bỏ lỡ nhé!


    Địa chỉ: Vân Trường, Tiền Hải, Thái Bình

    Nhà thờ Bác Trạch
    Nhà thờ Bác Trạch
    Nhà thờ Bác Trạch
    Nhà thờ Bác Trạch
  8. Bãi biển Đồng Châu là một bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp nằm tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Bãi biển này nằm cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 35km. Đến với bãi biển Đồng Châu, các bạn sẽ có cơ hội được tận hưởng một bầu không khí biển trong lành, mát mẻ và dễ chịu. Đồng Châu có bãi tắm dài lên đến 5km. Vào những ngày hè nóng nực mà được thả mình dưới làn nước biển mát lạnh tại Đồng Châu thì còn gì tuyệt vời bằng đúng không nào.


    Trải nghiệm đầu tiên khi đặt chân tới biển Đồng Châu đó là vui chơi, bơi lội và hòa mình vào dòng nước biển trong xanh, mát mẻ. Ngoài ra, du khách khi đến đây còn có thể trải nghiệm văn hóa của vùng miền nữa. Khi tới đây, bạn không những được tắm biển với không gian yên tĩnh, thơ mộng. Mà còn được khám phá khung cảnh thiên nhiên với những rừng thông, phi lao xanh ngắt rất tuyệt vời.


    Khoảng thời gian tháng 7, tháng 8 là thời điểm lí tưởng để cho những ai muốn đến biển Đồng Châu để du lịch. Bởi lúc này là thời điểm nắng nóng, ít mưa, rất thích hợp cho việc bơi lội và vui chơi dưới biển.


    Địa chỉ: Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình

    Biển Đồng Châu
    Biển Đồng Châu
    Biển Đồng Châu
    Biển Đồng Châu
  9. Đền Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, là cả một quần thể di tích có quy mô rộng lớn, tổng thể kiến trúc đồ sộ với gần 10000 m2 xây dựng nhiều công trình kiến trúc tuyệt đẹp như Vọng Lâu, Thuỷ toạ, Hoành mã, Sân tế, toà tiền tế, phương đình, toà điện thờ, hậu cung, nhà thờ tổ sư nghề chạm bạc…


    Nghề chạm bạc ở làng Đồng Xâm đã có từ thế kỷ XVII, là làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Thái Bình. Khi đến tham quan làng, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những công đoạn tỉ mẩn, cầu kỳ của các nghệ nhân để cho ra đời được những tác phẩm tinh xảo và đầy tính nghệ thuật. Ðặc trưng của những sản phẩm hoàn hảo chạm bạc Ðồng Xâm là do kỹ năng điêu luyện và kỳ công của người thợ, đáp ứng được yêu cầu của cả những vị khách khó tính nhất.


    Những ai muốn đến để trải nghiệm về không gín kiến trúc hay trải nghiệm công việc của người dân ở đây thì đền Đồng Xâm và làng chạm Bạc Đồng xâm là những địa điểm du khách nên ghé đến khi muốn du lịch tại Thái Bình đấy nhé!


    Địa chỉ: xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình

    Đền Đồng Xâm và làng chạm bạc Đồng Xâm
    Đền Đồng Xâm và làng chạm bạc Đồng Xâm
    Đền Đồng Xâm và làng chạm bạc Đồng Xâm
    Đền Đồng Xâm và làng chạm bạc Đồng Xâm
  10. Nhà thờ Chính tòa Thái Bình được khánh thành vào năm 2007 và được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Tọa lạc trên khuôn viên rộng trên 6.201,6 mét vuông, nhà thờ Chính Tòa Thái Bình mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Ngôi Thánh đường được khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, màu của phù sa, gợi nhớ miền quê lúa của lưu vực sông Hồng và sông Trà Lý.


    Hai ngọn tháp của Nhà Thờ Chính Toà cao 46 m được thiết kế như hai ngọn nến cháy sáng, được nâng đỡ bởi hai bàn tay vững chãi đang hướng thẳng lên trời cao, luôn tỏa sáng lung linh nhiệm màu, cùng với tiếng ngân vang của 3 quả chuông, kêu gọi mọi người đến với Chúa. Gian cung thánh được thiết kế như một chiếc trống đồng, với những bức phù điêu họa tiết những hoa văn thể hiện những cảnh sinh hoạt thường ngày, như săn bắn, hái lượm hay những cánh chim Lạc Việt. Gian cung thánh tương đối rộng, có thể phục vụ hàng trăm linh mục đồng tế trong các dịp lễ trọng. Nền cung thánh được lát đá granite màu đỏ, nhìn xa, giống như một tấm thảm đỏ khổng lồ, thể hiện sự uy nghi tráng lệ, xứng đáng là nơi diễn ra Thánh Lễ. Với thiết kế đẹp như vậy thì Nhà Thờ Chính Toà là một địa điểm các bạn nên ghé thăm để tham khảo về thiết kế kiến trúc khi đến với Thái Bình.


    Địa chỉ: số 8 đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Thái Bình

    Nhà Thờ Chính Toà Giáo Phận Thái Bình
    Nhà Thờ Chính Toà Giáo Phận Thái Bình
    Nhà Thờ Chính Toà Giáo Phận Thái Bình
    Nhà Thờ Chính Toà Giáo Phận Thái Bình
  11. Làng dệt chiết Hới tại Thái Bình là cái tên không thể bỏ qua nếu bạn muốn tìm một địa điểm để tham quan và trải nghiệm nghề làm chiếu. Đến với làng chiếu Hới, khách du lịch sẽ được quan sát công đoạn làm chiếu của người địa phương một cách cụ thể nhất. Từ sự cầu kỳ về nguyên liệu đến việc lựa cói rồi lên khung dệt. Nghề dệt ở làng chiếu Hới đã xuất hiện từ nhiều đời nay, nên chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa to lớn. Làng Hới nổi tiếng với nghề dệt chiếu lâu đời không chỉ ở Thái Bình, mà còn được biết đến ở cả ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng, nên khách du lịch đến đây khá đông.


    Làng nghề dệt chiếu Hới nằm cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40 km. Tuy khá xa xôi, nhưng khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài rất thích đến làng dệt chiếu Hới. Bạn sẽ được tìm về những cánh đồng thôn quê nhuộm màu kí ức xưa cũ để đến được điểm dừng chân này. Người dân nơi đây vẫn giữ cho mình ngọn lửa nghề, yêu nghề đến thế và ngày càng đưa tiếng tăm sản phẩm chiếu Hới của mình vang xa.


    Địa chỉ: Làng Hải Triều (tức làng Hới), xã Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình

    Làng dệt chiếu Hới
    Làng dệt chiếu Hới
    Làng dệt chiếu Hới
    Làng dệt chiếu Hới




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy