Top 11 Điều bạn nhất định phải làm để phòng tránh nguy cơ ung thư

Nguyễn Daisy 843 0 Báo lỗi

Ngày nay, ung thư đã trở thành căn bệnh rất phổ biến và là nỗi lo sợ đối với rất nhiều người. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh ung thư hay phải chấp nhận nó ... xem thêm...

  1. Lợi ích của tiêm chủng vacxin:


    • Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ nhỏ như: bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi, lao, quai bị, viêm não Nhật Bản, rubella, tả và thương hàn. 95% trẻ được tiêm chủng sẽ hình thành hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể trước những bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo.
    • Giảm thiểu các rủi ro vì bệnh tật như biến chứng, di chứng, tử vong so với nhóm không tiêm phòng.
    • Chi phí tiêm thấp hơn điều trị: Chi phí dành cho việc tiêm chủng thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị khi mắc các bệnh truyền nhiễm, giúp tiết kiệm ngân sách và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
    • Tạo điều kiện để trẻ lớn lên và phát triển toàn diện: Tránh được các bệnh truyền nhiễm trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật gây ảnh hưởng đến thể chất và trí não.
    • Do không bị mắc bệnh nên những cá nhân được tiêm chủng, nhất là trẻ em sẽ phát triển khỏe mạnh, không bị các biến chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng mở rộng là chương trình phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
    • Việc tiêm chủng không chỉ giúp bảo vệ cho một cá nhân cụ thể mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cả cộng đồng. Đây được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho người tiêm và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của cộng đồng.
    • Ước tính 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh và do đó sẽ không tử vong hay mắc di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc-xin mà hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em khỏi nguy cơ tử vong do bệnh truyền nhiễm.

    Một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh ung thư đó là nhiễm virus. Năm 2012, một nghiên cứu được công bố trong nghiên cứu phòng chống ung thư lưu ý rằng việc ngăn ngừa ung thư với vacxin có thể khá hiệu quả.


    Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được chủng ngừa viêm gan B và u nhú ở người (HPV). Bởi vì viêm gan B có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan và HPV - một loại virus lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra ung thư cổ tử cung hay các bộ phận sinh dục khác. Cách tốt nhất là bạn nên tiêm phòng để ngăn chặn khỏi nhiễm virus HPV và giảm nguy cơ gây ra ung thư.

    Tiêm vacxin
    Tiêm vacxin

  2. Gánh nặng kép về dinh dưỡng, bao gồm thiếu dinh dưỡng (thiếu dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, dẫn đến các bệnh lý như suy dưỡng thể thiếu cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi, các bệnh ký do thiếu vi chất…) và thừa dinh dưỡng (dẫn đến các bệnh lý như thừa cân/béo phì…) đang đè nặng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Thói quen ăn uống không hợp lý là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Duy trì được một chế độ ăn lành mạnh trong suốt cuộc đời sẽ giúp phòng tránh được SDD ở tất cả các thể, bao gồm cả thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout…)


    Chế độ ăn lành mạnh (Healthy diet) là một chế độ ăn có các loại thực phẩm lành mạnh (Healthy food), giúp duy trì hoặc cải thiện sức khỏe tổng quát. Thực phẩm lành mạnh là những thực phẩm có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường tự do và muối. Nguồn gốc thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chia làm 2 loại chính, thực phẩm tự nhiên và thực phẩm qua chế biến (thủ công hoặc công nghiệp). Không có thực phẩm nào được coi là hoàn toàn lành mạnh, cũng không có thực phẩm nào là hoàn toàn xấu, không lành mạnh.


    Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ quan trọng đối với việc cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ ung thư. Ăn uống khoa học sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và cung cấp các chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Bạn nên ăn nhiều các loại rau, quả, củ, các loại hạt và tránh xa những thực phẩm giàu calo, nhiều chất béo như khoai tây chiên, khoai lang chiên hay bánh rán.


    Có thể nói, chế độ dinh dưỡng trên cơ sở nguồn gốc thực vật sẽ cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết để giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, chống lại các yếu tố gây bệnh ung thư. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giảm thiểu tiêu thụ các loại đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, cũng như các loại thực phẩm tinh chế carbohydrate (bánh ngọt, kẹo hay ngũ cốc ăn sáng có đường,...). Hạn chế ăn các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt ăn trưa, xúc xích và thịt đỏ.

    Chế độ ăn uống lành mạnh
    Chế độ ăn uống lành mạnh
  3. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 1/3 số bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa bằng các yếu tố trong tầm kiểm soát, bao gồm cả chế độ ăn uống. Ví dụ: ăn các loại đậu thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng khoảng 9 - 18%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ăn ít nhất 7 phần trái cây và rau quả tươi mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư tới 15%. Hơn nữa, chế độ ăn thuần chay thường chứa nhiều sản phẩm đậu nành, có thể bảo vệ chống lại ung thư vú.


    Ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, trái cây; có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng và kiêng các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ. Có ba hình thức ăn chay là ăn chay thuần túy (hay còn gọi là ăn chay hoàn toàn, ăn chay trường), ăn chay không tuyệt đối và ăn chay bán phần. Chế độ ăn chay với các loại rau củ quả không chứa nhiều calo và chất béo nên rất có ích trong việc giảm cân và duy trì vóc dáng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, những người ăn chay có tỉ lệ béo phì thấp hơn đáng kể so với người ăn thịt (9,4% đối với người ăn chay và 33,3% đối với những người ăn thịt).


    Ngoài ra, chế độ ăn chay có thể kiểm soát lượng hormone, đảm bảo rằng chúng không quá cao. Hormone kiểm soát hầu hết những chức năng chính của cơ thể, trong đó bao gồm đói, sinh sản, cảm xúc và tâm trạng. Mỡ động vật được cho là làm tăng nồng độ oestrogen, trong khi người chọn chế độ ăn từ thực vật thì lại có nhiều globulin hormone giới tính ràng buộc (SHBG) hơn. Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, nếu khéo léo cân đối các thành phần dưỡng chất qua việc lựa chọn, kết hợp và chế biến thực phẩm thích hợp, thì chế độ ăn chay không liên tục (3 – 6 tháng mỗi năm hoặc 1 tuần, 10 ngày mỗi tháng) thật sự là một chế độ ăn rất tốt cho sức khỏe con người.


    Một khẩu phần hợp lý dù ăn mặn hay ăn chay cần có tỷ lệ phù hợp giữa chất bột, đường, chất béo và chất đạm. Trong đó, khoảng 55 đến 60% năng lượng từ carbohydrate, dưới 30% là chất béo và 10 đến 15% đạm. Đồng thời các acid amin cần thiết, vitamin, khoáng chất... cũng phải đảm bảo. Muốn ăn chay đầy đủ và đúng cách thì cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, thời gian và số lượng bữa ăn trong ngày hợp lí. Các bữa ăn cần được đa dạng từ nhiều loại thực phẩm chay giả mặn, chế biến phù hợp. Ví dụ bữa sáng thì nên ăn các món ăn giàu năng lượng nhưng dễ tiêu. Bữa trưa và bữa tối cần chế biến các món ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện khẩu vị. Chú ý cân bằng các loại thức ăn chứa nhiều đạm thực vật và các loại dưỡng chất khác để bữa ăn được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.


    Để thanh lọc cơ thể và tăng cường sức đề kháng, bạn nên thực hiện chế độ ăn chay 4 - 5 ngày/tháng sẽ giúp bạn phòng chống các bệnh về ung thư rất hiệu quả. Việc ăn chay còn giúp bạn thay đổi khẩu vị và thấy thức ăn ngon hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng cũng tốt hơn.

    Duy trì ăn chay 4 - 5 ngày mỗi tháng
    Duy trì ăn chay 4 - 5 ngày mỗi tháng
  4. Cả hai tia X và tia gamma là chất gây ung thư hoặc là tác nhân gây ung thư cho con người. Một nghiên cứu năm 2005 của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia cho thấy rằng tiếp xúc thậm chí ở mức độ thấp với hai loại tia này có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Mặc dù không thể hoàn toàn tránh tiếp xúc với các tia có hại nhưng bạn hãy hạn chế chúng để có thể giảm nguy cơ ung thư đến một mức độ nào đó.


    Bức xạ là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Bức xạ nền, chủ yếu đến từ các khoáng chất tự nhiên, lúc nào cũng có ở xung quanh chúng ta. May mắn thay là, có rất ít tình huống mà một người bình thường tiếp xúc với các nguồn bức xạ không được kiểm soát trên mức nền. Tuy nhiên, thật khôn ngoan khi chuẩn bị và biết phải làm gì nếu tình huống như vậy xảy ra.


    Một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị là tìm hiểu các nguyên tắc bảo vệ cho khỏi bị bức xạ theo thời gian, khoảng cách và che chắn. Trong trường hợp khẩn cấp về phóng xạ (một lượng lớn chất bức xạ thải vào môi trường), chúng ta có thể sử dụng các nguyên tắc này để giúp bảo vệ cho bản thân và gia đình.


    Thời gian: Đối với những người tiếp xúc với bức xạ ngoài bức xạ nền tự nhiên, việc hạn chế hoặc giảm thiểu thời gian tiếp xúc sẽ giảm được liều lượng từ nguồn bức xạ. Khoảng cách: Giống như nhiệt từ đám cháy giảm khi bạn di chuyển ra xa hơn, liều lượng bức xạ giảm đáng kể khi bạn gia tăng khoảng cách so với nguồn.


    Che chắn: Các rào cản bằng chất chì, bê tông hoặc nước cung cấp sự bảo vệ cho khỏi sự xâm nhập của tia gamma và tia X. Đây là lý do tại sao một số vật liệu phóng xạ được lưu trữ dưới nước hoặc trong các phòng làm bằng bê tông hoặc chì, và tại sao nha sĩ đặt một chiếc chăn chì lên bệnh nhân trong lúc răng của họ được rọi tia X. Do đó, việc chèn tấm chắn thích hợp giữa bạn và nguồn phóng xạ sẽ giúp giảm đáng kể hoặc loại bỏ liều lượng mà bạn nhận được.

    Hạn chế tiếp xúc với bức xạ
    Hạn chế tiếp xúc với bức xạ
  5. Kháng sinh còn được gọi là trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Đây là các thuốc giết vi khuẩn (vi sinh mầm bệnh gây nhiễm trùng) hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.


    Mặc dù kháng sinh có tác dụng tích cực là điều trị bệnh, diệt vi khuẩn gây bệnh, không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở tiết ra các độc chất gây hại cho cơ thể, nhưng nó còn có tác dụng phụ như phản ứng phụ hoặc dị ứng. Mặc khác, việc lạm dụng thuốc kháng sinh khiến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng phổ biến như: tụ cầu kháng methicilline; phế cầu kháng penicilline; khuẩn salmonela đa kháng với choramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole... Sự xuất hiện của các vi khuẩn này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của con người.


    Chúng ta không thể phủ nhận, thuốc kháng sinh có thể chữa các bệnh nhiễm khuẩn nhưng nếu lạm dụng thuốc kháng sinh quá đà có thể làm suy yếu hệ miễn dịch để chống lại ung thư. Hơn nữa, kháng sinh cũng là tác nhân loại bỏ các vi khuẩn tốt trong đường ruột giúp ích cho tiêu hóa thức ăn và cung cấp các chất dinh dưỡng chống ung thư.


    Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí International Journal of Cancer lưu ý rằng, việc sử dụng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Pharmacoepidemiology and Drug Safety cho thấy có mối liên quan giữa ung thư vú và sử dụng kháng sinh. Vì vậy, khi bác sĩ kê kháng sinh cho bạn vì lý do nào đó, hãy nhớ hỏi về những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải nhé.


    Đôi khi, việc sử dụng một liều nhỏ thuốc kháng sinh là rất cần thiết và quan trọng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ một số bệnh như ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, phổi… Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có xu hướng làm suy yếu hệ thống miễn dịch bằng cách giết chết cả vi khuẩn xấu cũng như vi khuẩn tốt. Vì vậy, hãy tránh sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết và không bao giờ được sử dụng chúng mà không hỏi bác sĩ tư vấn. Trong trường hợp sử dụng, hãy nhớ hỏi về tác dụng phụ của nó nhé.

    Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh
    Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh
  6. Việc khám sức khỏe định kỳ mặc dù không có tác dụng chữa được bệnh ung thư nhưng nó sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và dễ dàng điều trị bằng cách chữa trị ở giai đoạn đầu. Nếu bạn là phụ nữ trên 40 tuổi, chụp hình vú để tầm soát ung thư vú ít nhất mỗi năm một lần. Đàn ông và phụ nữ nên tham gia sàng lọc ung thư đại tràng bắt đầu lúc 45 tuổi.


    Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và làm theo một kế hoạch thử nghiệm thích hợp cho những bệnh ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư trực tràng, miệng, cổ tử cung, tử cung, phổi hay tuyến tiền liệt. Nếu khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/ lần, sẽ giảm thiểu được tình trạng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, và tốt hơn là chẩn đoán được nguy cơ của bệnh từ những giai đoạn đầu. Để hiểu cụ thể hơn, bạn hãy tìm hiểu 4 lý do sau:


    • Giúp phát hiện bệnh sớm: Nhiều bệnh lý nguy hiểm (như ung thư gan, ung thư vú,...) thường không có biểu hiện gì đặc trưng ở giai đoạn đầu. Nhưng chúng có thể được phát hiện nếu bạn kiểm tra sức khỏe thường xuyên và có biện pháp điều trị kịp thời.
    • Tránh các biến chứng khi bệnh chuyển nặng: Nhiều bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khám sức khỏe định kỳ cũng là biện pháp giúp bạn tránh những biến chứng không đáng có của bệnh.
    • Tiết kiệm chi phí: Đừng nghĩ việc bỏ một khoản chi phí để khám sức khỏe định kỳ hàng năm là phí phạm. Nếu bạn không bảo vệ sức khỏe của mình, khi gặp vấn đề về sức khỏe thì khoản phí ấy sẽ còn gấp nhiều lần.
    • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thêm về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt tốt. Điều đó sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng cuộc sống, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.

    Những năm tháng đầu đời là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ rất quan trọng nhưng nhiều ba mẹ lại bỏ qua, không quan tâm quá nhiều. Theo nhiều nghiên cứu, nếu không được chăm sóc cẩn thận thời kỳ này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài khi trưởng thành. Nhất là đối với những trẻ có vấn đề về dinh dưỡng (còi xương, suy dinh dưỡng) hay trẻ có hệ miễn dịch kém (dễ mắc bệnh, chậm lớn).


    Đối tượng người lớn tuổi thường có ý nghĩ chấp nhận bệnh tật, bỏ qua việc phải khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, con người càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Khi cơ thể già yếu, các chức năng suy giảm, trí tuệ giảm sút dẫn đến bệnh tật luôn rình rập. Chính vì thế, gia đình cần khuyên bảo và đưa người lớn tuổi đi kiểm tra sức khỏe hàng năm.


    Người trưởng thành luôn nghĩ mình đang ở lứa tuổi khỏe mạnh nên việc khám sức khỏe định kỳ là không cần thiết. Bạn có biết rằng rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khó có thể phát hiện ở giai đoạn đầu vì triệu chứng không rõ ràng? Quan trọng hơn, ở bất kì lứa tuổi nào bệnh tật cũng có thể ghé thăm. Độ tuổi của người trưởng thành thường phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống từ công việc, gia đình,... nên họ chính là đối tượng dễ mắc bệnh. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng phát triển sự nghiệp, cuộc sống của riêng mình.

    Tham gia khám sức khỏe định kỳ
    Tham gia khám sức khỏe định kỳ
  7. Tia cực tím (hay tia tử ngoại, tia UV, bức xạ UV) với liều lượng vừa phải khi chiếu vào da giúp tăng cường chuyển hóa tổng hợp vitamin D, cần thiết cho quá trình hấp thu canxi, là bộ đôi dưỡng chất tốt cho xương, rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ.


    Ngoài ra, ánh nắng sớm còn có tác dụng kích thích quá trình hoạt động của cơ thể. Tuy có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng tia cực tím cũng có những tác hại nhất định, đặc biệt là trên da và mắt. Tia tử ngoại gây ảnh hưởng xấu đến mắt khi không đeo kính bảo hộ chống lại ánh nắng mặt trời. Các tế bào mắt có thể bị phá hủy do tác động của tia UV, nhất là khi luồng tia phản chiếu dội lên từ mặt tường xi măng, cát hay nước.


    Sau khi bị tia cực tím chiếu vào trong khoảng thời gian nhất định, từ 6 - 15 giờ sau, bệnh nhân sẽ một số rối loạn thị giác như giảm thị lực tạm thời, nhìn thấy có quầng bao quanh các nguồn sáng, cảm thấy như có dị vật trên mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, nhất là ánh nắng mặt trời. Thông thường, nếu bệnh nhân tiến triển tốt và không có dấu hiệu bất thường khác, những triệu chứng liên quan đến thị giác sẽ tự khỏi sau khoảng 8 giờ.


    Trường hợp nếu cơ thể tiếp xúc với tia cực tím nhiều lần trong thời gian dài, nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn về mắt, như suy hoại võng mạc, bệnh cườm mắt, thậm chí mù lòa. Ngoài ra, tia UV còn gây ra nhiều tác hại khác đối với sức khỏe con người, chẳng hạn như lão hóa da, ung thư da, sinh ra khối u ác tính, ung thư mô tế bào, đẩy nhanh tiến trình lão hóa và ức chế miễn dịch.


    Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày, bạn cũng cần có biện pháp để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời vì việc tiếp xúc quá nhiều với bức xạ cực tím từ mặt trời (tia UV) là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư da. Nghiên cứu của Viện nghiên cứu ung thư Mỹ (AICR) cho thấy rằng các tia có năng lượng cao hơn UV có thể loại bỏ một electron từ một nguyên tử hay phân tử để chuyển đổi chúng thành các bức xạ ion hóa. Việc ion hóa bức xạ DNA các tế bào của bạn có thể dẫn đến ung thư da.


    Tuy nhiên, việc phơi nắng vào buổi sáng sớm trong 15 phút mỗi ngày lại rất có lợi vì nó giúp sản xuất vitamin D tự nhiên có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của tế bào, hạn chế tình trạng viêm và thậm chí ngăn ngừa tế bào ung thư lây lan. Để giảm nguy cơ ung thư da, bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giữa trưa. Nếu cần phải đi ra ngoài, bạn hãy nhớ ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt. Khi không thể, hãy che chắn da bằng mũ, ô dù hoặc quần áo cần thiết.

    Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt
    Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt
  8. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhiều loại ung thư. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, những người thừa cân và béo phì thường có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn những người bình thường vì béo phì gắn liền với những thay đổi trong chức năng sinh lý của các mô mỡ, dẫn đến đề kháng insulin và viêm mãn tính. Vì vậy, nó liên quan đến tăng nguy cơ tái phát của ung thư và tử vong.Theo AICR, thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, gan, thận, đại tràng hay tuyến tiền liệt,...


    Nếu bạn bị béo phì hoặc có thừa mỡ ở phần eo, hãy thực hiện các bước cần thiết để giảm cân từ từ nhưng đều đặn, không nên giảm cân quá gắt gao vì như vậy cơ thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới không có sức đề kháng chống lại các nhân tố gây bệnh đặc biệt là ung thư. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ trong việc phát triển một kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu.


    Đàn ông và phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng phát triển ung thư đại trực tràng hơn. Nguy cơ mắc ung thư đặc biệt cao đối với nam giới, đặc biệt là những người bị thừa cân ở vùng bụng. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2018 trên tạp chí JAMA Oncology theo dõi sức khỏe của hơn 85.000 phụ nữ trong 22 năm và thấy rằng chỉ số khối cơ thể (BMI)của người phụ nữ càng cao, nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng trước tuổi 50 càng nhiều.


    Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 49 bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng sớm gấp đôi so với những phụ nữ có chỉ số BMI thấp. Bằng cách loại bỏ mỡ thừa xung quanh vòng eo, bạn không chỉ sở hữu được vòng eo thon gọn giúp mình trở nên đẹp hơn mà nó còn giúp giảm nguy cơ phát triển của ung thư đại tràng. Nghiên cứu cho thấy, người bị thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn so với những người khác.


    Chất béo trong cơ thể có hai chức năng chính: Dự trữ năng lượng và liên tục lan truyền thông tin và chỉ dẫn đến phần còn lại của cơ thể. Những thông tin này có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tế bào, phản ứng hóa học trong tế bào và chu kỳ sinh sản của cơ thể. Khi có quá nhiều chất béo trong cơ thể, những tín hiệu được truyền đi xung quanh cơ thể có thể gây ra các rối loạn, là nguồn gốc gây ung thư.


    Nếu bạn bị béo phì, bạn hãy bắt đầu từ việc ăn uống khoa học và tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để kiểm soát cân nặng và giảm cân từ từ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những biện pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu.

    Duy trì cân nặng hợp lý
    Duy trì cân nặng hợp lý
  9. Các hoạt động thể chất (chạy bộ, đi xe đạp, bơi hay khiêu vũ,…) rất có lợi cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Bên cạnh việc giảm nguy cơ bệnh tim và tiểu đường, chúng còn giúp bạn giảm nguy cơ ung thư bằng cách giúp kiểm soát cân nặng. Vận động thể chất cũng giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch của bạn bằng cách cân bằng lượng hormone trong cơ thể.


    Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo vận động hàng tuần cho người lớn ít nhất 75 phút với cường độ mạnh như chạy hoặc 150 phút cho hoạt động cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, làm việc nhà và làm vườn. Ngoài ra, hãy giảm số lượng thời gian nằm, ngồi và xem tivi.


    Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Ung thư cho biết rằng mức độ tập thể dục cao làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi và đại trực tràng. Nếu bạn muốn giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, điều quan trọng là bạn phải tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày. Theo Tạp chí Y khoa Anh, điều này sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ.


    Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Ung thư Mỹ đã theo dõi gần 2.300 bệnh nhân ung thư. Họ cũng phát hiện ra rằng thậm chí 2 giờ 30 phút đi bộ mỗi tuần có thể có tác động đáng kể đến tỷ lệ tử vong. Tập thể dục giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và làm việc hiệu quả, vì vậy giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu khoa học cũng liên kết lượng mỡ cơ thể tính theo BMI (chỉ số khối cơ thể) và chỉ ra nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng 15% cho mỗi 5kg/m2.


    Những người theo thói quen lối sống lành mạnh, bao gồm cả tập thể dục trong hơn 30 phút mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến vào tháng 10 trên Tạp chí Y học Anh. Trong thực tế, theo các nhà nghiên cứu từ Viện Ung thư Dịch tễ học tại Copenhagen, bệnh ung thư đại trực tràng có thể ngăn ngừa được tới 23% nếu thường xuyên vận động. Nghiên cứu này được dựa trên một cuộc khảo sát của 55.489 người đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 50-64 và được tiến hành trong khoảng thời gian gần 10 năm.


    Để có một cơ thể khỏe mạnh, việc tập thể dục hàng ngày là rất cần thiết. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút để đi bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ hay đơn giản như làm vườn cũng sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều.

    Thường xuyên tập luyện thể dục
    Thường xuyên tập luyện thể dục
  10. Viện Quốc gia về rượu và lạm dụng rượu đã phân tích hơn 200 nghiên cứu và kết luận rằng uống rượu có liên quan với tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, thực quản và thanh quản. Nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng, gan, vú và buồng trứng ở nữ giới vì các mô bị tổn thương dẫn tới sự thay đổi DNA trong các tế bào. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu, bia hay các đồ uống có cồn hoặc nói “không” với chúng để duy trì một sức khỏe tốt cho bản thân.


    Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có gần 1 triệu người được phát hiện bị ụng thư đại trực tràng. Trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. Ung thư đại trực tràng được xếp thứ 2 trong 5 loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới, chỉ đứng sau ung thư phổ. Đàn ông Việt Nam cũng không nằm ngoài con số đó. Vậy tại sao đàn ông lại có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn nữa giới?


    Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đàn ông thường có thói quen và lối sống thiếu lành mạnh và khoa học hơn phụ nữ. Thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia… chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư đại tràng ở nam giới.


    Một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Gastroenterology cho biết, hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc loại bệnh ung thư đại tràng lên 2,14 lần so với những người không hút thuốc bao giờ. Cũng theo nghiên cứu này, những người hút liên tục mỗi ngày 1 bao trong 50 năm hoặc 2 bao trong 25 năm sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc phải căn bệnh polyp đại trực tràng so với những người không bao giờ hút thuốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ 20-25% số ca mắc ung thư đại trực tràng là do thuốc lá gây ra.


    Bên cạnh đó, những người vừa hút thuốc và uống rượu, nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này lý giải vì sao nam giới bị ung thư đại trực tràng có tỷ lệ cao hơn nữ giới. Do vậy, để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, bạn nên hạn chế lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.

    Hạn chế sử dụng rượu, bia và những đồ uống có cồn
    Hạn chế sử dụng rượu, bia và những đồ uống có cồn
  11. Đa phần những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư khác như ảnh hưởng đến thanh quản, miệng, thực quản, họng , gan, dạ dày, ruột, bàng quang, tuyến tụy, thận, cổ tử cung, buồng trứng, mũi và xoang. Nó cũng có thể là một yếu tố gây nên một số loại bệnh bạch cầu. Vì vậy, tốt nhất là nên bỏ hút thuốc lá hoàn toàn và tránh bị tiếp xúc với khói thuốc lá.


    Một số phương pháp tự nhiên có thể giúp giảm bớt quá trình bỏ thuốc. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto, châm cứu có tác dụng làm giảm cơn thèm nicotine bằng cách tăng cường nồng độ serotonin trong các mô plasma và não. Bên cạnh đó, thôi miên là một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn bỏ thuốc lá. Thiền và massage trên tay hoặc tai cũng rất hữu ích.


    Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc, khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém vì hệ thống luân chuyển ở người sử dụng thuốc bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy, nên dễ bị nhiễm các chất độc hại, cản trở sự lưu thông, trao đổi khí. Hút thuốc rất nguy hại cho sức khỏe, ngoài ung thư phổi, nó còn gây ung thư một số cơ quan khác như miệng, dạ dày, cơ quan tiêu hóa... Người bệnh ung thư dù giai đoạn nào cũng cần bỏ ngay việc hút thuốc, đặc biệt đang trong quá trình điều trị.


    Việc hút thuốc lá trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng cũng như phổi, dạ dày và thực quản. Khói thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư gây tổn hại DNA và khó có thể chữa được. Vì vậy, những người có thói quen hút thuốc lá nên từ bỏ ngay lập tức là những gì bạn cần làm để vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe của những người thân yêu trong gia đình.


    Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt. Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.


    Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải (còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi,...

    Nói không với thuốc lá
    Nói không với thuốc lá




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy