Top 15 Hình ảnh chỉ có ở Việt Nam

Dinh Thuy Ha 7400 2 Báo lỗi

Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về con người và phong cảnh đất nước Việt Nam. Sau khi bạn xem, thưởng thức và suy ngẫm về những hình ảnh này, Toplist nghĩ bạn ... xem thêm...

  1. Một bác nông dân đeo bình phun thuốc trên vai, ngồi trên chiếc xe đạp ra đồng, bầu trời xanh biếc, cánh đồng lúa chín vàng...Một hình ảnh tạo ấn tượng lớn cho người xem.


    Đó là hình ảnh thể hiện sự hòa quyện giữa con người với thế giới thiên nhiên tươi đẹp của chính chúng ta. Hãy biết trân trọng những người nông dân chân chất và việc làm của họ bạn nhé.

    Hình ảnh người nông dân đi làm đồng
    Hình ảnh người nông dân đi làm đồng

  2. Trời xế chiều, hai chiếc thuyền - vật dụng thường ngày của người dân chài - đã được nghỉ ngơi sau một ngày đồng hành cùng người làng chài ra sông, ra đồng kiếm cá.


    Hình ảnh tạo cho người xem một sự bình dị, nhẹ nhàng giữa muôn vật trong thế giới chúng ta đang sống. Hình ảnh bình dị này chỉ có ở những vùng sông nước Việt Nam.

    Hình ảnh hai chiếc thuyền
    Hình ảnh hai chiếc thuyền "nghỉ ngơi"
  3. Khi đến các vùng nông thôn thì hình ảnh người chăn trâu, chăn bò đi trên đường làng vốn đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc.


    Hình ảnh này chúng ta chỉ có thể bắt gặp được ở các vùng quê nhỏ, nơi có một đại bộ phận người nông dân làm nghề trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

    Hình ảnh người nông dân đi chăn bò
    Hình ảnh người nông dân đi chăn bò
  4. Những vầng mạ xanh non được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ đặt xuống ruộng thành từng hàng thẳng tăm tắp...đó là hình ảnh của những người nông dân đi cấy.


    Bạn sẽ không thể tìm được hình ảnh đẹp này ở các thành phố lớn, bởi đó là công việc của những người làm ruộng chỉ có ở các vùng quê.

    Hình ảnh người nông dân cấy lúa
    Hình ảnh người nông dân cấy lúa
  5. Hình ảnh những thửa ruộng bậc thang được người dân các vùng cao tạo nên từ những quả đồi dốc thoai thoải đã để lại ấn tượng cho người xem không chỉ riêng người Việt Nam mà cả những người bạn các nước khác trên thế giới.


    Đó là một công trình đầy sáng tạo và khéo léo do bàn tay của những người nông dân tạo nên, họ đã biến những quả đồi cao thành những thửa ruộng phục vụ cho chính nhu cầu trồng trọt của mình.

    Hình ảnh ruộng bậc thang lúa chín vàng
    Hình ảnh ruộng bậc thang lúa chín vàng
  6. Nếu ai từng đến Sài Gòn thì nhịp sống vội vã, sự nhộn nhịp phố phường không ngừng nghỉ của mảnh đất này sẽ khiến bạn không thể quên. Không chỉ ban ngày mà lẫn về đêm, Sài Gòn chưa bao giờ ngủ.


    Đêm buông xuống, những ánh đèn điện chiếu sáng chiếu xuống mặt nước tạo ra hình ảnh đẹp lung linh và đầy màu sắc. Đó là vẻ đẹp của Sài Gòn cuốn hút bao người muốn đến ngắm nhìn và khám phá.

    Hình ảnh Sài Gòn về đêm
    Hình ảnh Sài Gòn về đêm
  7. Một bà cụ người dân tộc thiểu số với gương mặt ngập tràn niềm vui đang ngắm nhìn chú chim nhỏ trong bàn tay. Hình ảnh này hết sức bình dị, tạo cho người xem một cảm giác ấm áp, đầy ắp tình người. Đó cũng chính là mối quan hệ gần gũi giữa con người với thế giới động vật.


    Từ hình ảnh này chúng ta có thể hiểu được thông điệp mà tác giả bức ảnh muốn gửi đến người xem đó là: "Mỗi con người - hãy biết yêu thương và bảo vệ các loài động vật".

    Hình ảnh cụ bà với chú chim nhỏ
    Hình ảnh cụ bà với chú chim nhỏ
  8. Một buổi chiều diễn ra êm ả, những chú bò đang gặm cỏ, một đàn cò trắng đang bay lượn trong khung cảnh dòng kênh nước xanh biếc, cây cối xanh lá bao quanh...


    Đây là hình ảnh chúng ta có thể bắt gặp ở những cánh đồng quê vào các buổi chiều. Đó cũng chính là một hình ảnh có sự hòa quyện giữa con người và thế giới thiên nhiên. Một hình ảnh tạo sự hài hòa và bình dị hiếm có ở các thành phố lớn.

    Hình ảnh buổi chiều ở làng quê
    Hình ảnh buổi chiều ở làng quê
  9. Đây là hình ảnh đặc trưng của nông thôn Việt Nam vào vụ mùa thu hoạch. Những cánh đồng lúa chín vàng, người nông dân tấp nập ra đồng để gặt và đưa lúa về nhà.


    Hình ảnh thu hút người xem bởi hình ảnh màu vàng óng của lúa chín, bên cạnh đó là những người nông dân chịu thương chịu khó đang làm việc hăng say để thu hoạch thành quả của mình cho một vụ mùa bội thu.

    Hình ảnh vào mùa gặt lúa
    Hình ảnh vào mùa gặt lúa
  10. Ai ở nông thôn chắc cũng đã quen thuộc với hình ảnh những em bé chăn trâu đi tắm mát, bên cạnh đó những chú trâu cũng đang khoan khoái đắm mình trong dòng nước mát trong.


    Một hình ảnh rất bình dị, ấm áp tạo cho người xem ấn tượng về sự bình yên, đầy ắp tình yêu thương của những con người vùng nông thôn việt nam.

    Hình ảnh những em nhỏ chăn trâu nô đùa
    Hình ảnh những em nhỏ chăn trâu nô đùa
  11. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống gói bánh chưng vẫn luôn tồn tại và là một trong những văn hóa khơi gợi vị Tết đậm đà, rõ ràng nhất với những người con đất Việt.


    Bắt nguồn từ thời Hùng Vương, tục gói bánh chưng trở thành một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, vượt qua bao biến động lịch sử.

    Hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết
    Hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết
  12. Mấy đứa nhỏ hơn thì rượt đuổi, rồi vật nhau ngã lăn ngay dưới chân những đống rơm đó. Rơm thơm mùa gặt mới như hút hồn những đứa trẻ.


    Bởi vậy, ngày này qua ngày khác, hầu như không chiều nào bên những cây rơm mới lại vắng bóng trẻ trong xóm nô đùa. Hình ảnh trẻ nô đùa bên cây rơm chỉ còn tồn tại ở các làng quê Việt Nam và còn trong kí ức của những người thành phố mà thôi.

    Hình ảnh trẻ em nô đùa bên cây rơm
    Hình ảnh trẻ em nô đùa bên cây rơm
  13. Bánh dày của người Việt được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm và dẻo. Khi đã chọn được gạo ưng ý, gạo mang vo cho sạch rồi ngâm bằng nước ấm khoảng 12 giờ rồi vớt ra để ráo nước mới cho vào chõ để đồ xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát.

    Khi xôi chín được đổ cả vào cối giã thật nhuyễn. Cối giã bánh dày của người Việt được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chầy giã bánh cũng được làn bằng cá loại gỗ cứng và nặng. Khi giã bánh chầy được ngâm vào nước chống dính. Giã bánh dày là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Mỗi lần 2 người, khi đã thấm mệt thì lại chuyển cho 2 người khác thay nhau giã. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành.

    Hình ảnh giã bánh dầy
    Hình ảnh giã bánh dầy
  14. Không phải tự nhiên mà ngày nay giới trẻ lại có xu hướng thích chụp hình với thiên nhiên, cây cối hơn hẳn. Bạn biết không, cây cối sẽ giúp cho những tấm ảnh mang vẻ đẹp dễ chịu và mướt mát hơn. Bên cạnh đó, khi những bức ảnh mang cảnh sắc thành thị đang dần trở nên thường thường quá rồi thì những mảng xanh thiên nhiên lại trở trành của hiếm đối bất kỳ ai.


    Thật tuyệt vời khi được tĩnh lại và cảm nhận cuộc sống sau tất cả bộn bề của cuộc sống nổi trôi, đôi chân đã mỏi nhừ, tâm hồn thì khô hạn. Một cánh đồng ngô xanh bát ngát xanh ở nông thôn Việt Nam sẽ giúp bạn thấy yêu hơn quê hương và cảnh vật Việt Nam.

    Hình ảnh cánh đồng ngô xanh bát ngát
    Hình ảnh cánh đồng ngô xanh bát ngát
  15. Ăn, ngủ, sinh hoạt và đánh cá chỉ trên một chiếc thuyền từ tháng này qua năm nọ là cảnh thường thấy của những ngư dân làm nghề chài lưới đánh cá trên sông.


    Công việc thả lưới bắt cá không hề dễ dàng mà yêu cầu rất nhiều kỹ thuật, kinh nghiệm. Các luồng cá cơm thường ở gần bờ, từ khoảng 2 km trở về. Người dân nơi đây thường thả lưới dọc bờ biển, xuống các làng chài, có khi ở các vùng sông suối khác. Chỗ nào có cá, họ sẽ thả lưới ở đó và cho thuyền con đi xung quanh để đánh bắt. Tuy công việc vất vả, người ngư dân luôn làm việc đầy tâm huyết, thân thiện và hiếu khách.

    Hình ảnh ngư dân kéo chài cá
    Hình ảnh ngư dân kéo chài cá




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy