Top 10 Hướng dẫn kinh doanh hàng tạp hoá, siêu thị mini hiệu quả và có lãi
Dân số nước ta ngày càng gia tăng, cùng với đó là nhu cầu mua sắm ngày càng lớn. Bên cạnh các siêu thị, trung tâm thương mại, hầu hết người dân vẫn có xu hướng ... xem thêm...lựa chọn mua hàng ở các cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini để thuận tiện và nhanh chóng hơn. Việc mở cửa hàng tạp hóa từ xưa đến nay vẫn đang được phát triển ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị. Tuy nhiên nếu đã là một miếng mồi ngon như vậy thì tại sao vẫn có những cửa hàng ăn nên làm ra, có cửa hàng lại thua lỗ, đóng cửa. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và kế hoạch kinh doanh của mỗi cửa hàng. Kinh doanh luôn đi liền với rủi ro. Đối với kinh doanh tạp hóa cũng vậy, sự cạnh tranh cùng với những quyết định kinh doanh sai lầm có thể đem đến những bất lợi mà bạn không thể tránh khỏi. Sau đây Toplist sẽ chỉ ra cho bạn một số bí quyết để kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini đảm bảo hiệu quả và có lãi.
-
Lựa chọn đúng địa điểm
Cửa hàng tạp hóa, Siêu thị mini thường bán các sản phẩm thiết yếu, phục vụ nhu cầu cần thiết của mỗi gia đình nên khách hàng tiềm năng có ở mọi nơi. Tuy nhiên, để đầu tư một siêu thị mini thu về lợi nhuận tốt nhất, thì lựa chọn địa điểm phù hợp là một yếu tố quan trọng hàng đầu.
- Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là cần chọn những nơi dân cư đông đúc, ngay trên các tuyến phố lớn thì càng thuận tiện. Bạn cũng có thể lựa chọn mở trên các đường nhỏ nhưng phải đảm bảo giao thông không quá khó khăn, là địa điểm dễ nhìn, dễ tìm thấy.
- Bạn nên chọn một vị trí xa các siêu thị lớn, xa các chợ cóc, thuận tiện gần các khu dân cư tập trung để đảm bảo có nguồn tiêu thụ hàng lớn thường xuyên.
- Cũng nên lưu ý cần thiết kế chỗ để xe, không gian bên trong thoáng mát như vậy để tiện hơn khi khách hàng có nhu cầu đến mua sắm đây sẽ là điểm cộng để thu hút khách hàng đến với cửa hàng tạp hóa của bạn nhất là với tình hình nóng hổi của việc “đòi lại vỉa hè” hiện nay.
- Vì cửa hàng của bạn sẽ bán rất nhiều mặt hàng nên không gian phải đủ lớn và thông thoáng. Với mặt tiền 5m và diện tích 60m vuông cửa hàng tạp hóa của bạn sẽ đạt chuẩn, dễ dàng trong việc sắp xếp bài trí hàng hóa đồng thời đặt biển hiệu thu hút người dùng.
- Nếu bạn đã có mặt bằng sẵn thì kinh doanh tạp hóa tại nhà sẽ nhẹ nhàng hơn về vốn thuê mặt bằng. Nếu phải thuê nhà để bán tạp hóa, sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, việc tiếp theo là kí hợp đồng với bên chủ nhà. Trước đó, bạn cần đánh giá tình trạng mặt bằng, báo lại với chủ nhà, sau đó đưa ra điều kiện và xem xét thỏa thuận với họ. Thông thường, hợp đồng thuê nhà kéo dài ít nhất là 5 năm, không nên quá ngắn để tránh gián đoạn trong quá trình kinh doanh, như vậy cũng là cách ổn định giá cả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc chi phí thuê mướn sao cho phù hợp với vốn đầu tư của mình.
-
Định hướng chiến lược kinh doanh và khách hàng tiềm năng
Bước này sẽ cho chúng ta biết cửa hàng tạp hóa mở ra để phục vụ khách hàng và họ là ai? Từ đó định hướng mình cần kinh doanh những sản phẩm nào để phù hợp? Yếu tố này chiếm đến 30% sự thành công của cửa hàng tạp hóa. Khi mở cửa hàng tạp hóa bạn phải quan sát các cửa hàng tạp hóa xung quanh của mình xem họ đã kinh doanh những mặt hàng gì và mặt hàng nào chưa có nhưng cần thiết với đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến để tìm nguồn nhập. Đây là mô hình kinh doanh nhiều mặt hàng nên bạn sẽ tiêu thụ các mặt hàng được linh động hơn không phải lo câu chuyện nhập hàng về bán cho ai.
- Xác định khách hàng tiềm năng: Chủ hàng cần tiến hành khảo sát khu vực dân cư là một trong những bước cần thiết để mở tiệm như: mật độ, đối tượng dân cư, thu nhập… Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, nên xác định đối tượng dân cư tại nơi sinh sống chủ yếu là công nhân, trung lưu hay thượng lưu,… để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Đây là điều tối quan trọng.
- Xác định đối thủ: Để tránh được những rủi ro trong bước này, bạn hãy quan sát những cửa hàng gần mình nhất xem họ bán gì, giá bao nhiêu, so với giá buôn họ lãi như thế nào và tham khảo nhận xét của người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những mặt hàng còn thiếu, những điểm hạn chế là gì. Từ đó mới thiết lập phải đưa vào danh sách những mặt hàng cần phục vụ.
Hiện nay, trên thị trường có ba mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phổ biến nhất mà người tiêu dùng thường gặp là:
- Mô hình thị mini bán hàng tiêu dùng phổ thông trong nước.
- Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng hóa phổ thông, 40% hàng nhập khẩu.
- Mô hình siêu thị mini bán 40% hàng hóa phổ thông, 60 % hàng nhập khẩu.
Mỗi mô hình có những ưu nhược điểm riêng mà ta không thể đánh giá là mô hình nào đem lại hiệu quả tốt nhất. Lựa chọn mô hình kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào việc nghiên cứu thị trường và nguồn vốn bạn có. Vì thế bất kì mô hình nào cũng có thể phù hợp với bạn.
-
Chuẩn bị vốn, trang thiết bị khi mở cửa hàng tạp hoá
Chuẩn bị Vốn: Nếu không có vốn bạn sẽ chẳng thực hiện được kế hoạch kinh doanh nào. Vốn là thứ cực kỳ quan trọng mà ai làm kinh doanh cũng phải suy nghĩ đến. Mỗi mô hình kinh doanh đều có đặc điểm riêng quyết định nguồn vốn có thể đáp ứng. Vì vậy, sau khi đã lựa chọn được mô hình kinh doanh bạn cần phải xác định cơ cấu nguồn vốn phù hợp với mô hình đó. Việc này là không thể chủ quan bởi tính toán sai lệch về vốn đầu tư là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc kinh doanh thất bại. Bạn phải có cho mình một bản kế hoạch chi tiết, trong đó hoạch toán mọi chi phí bạn sẽ đầu tư. Với việc mở siêu thị mini, bạn cần có các chi phi cơ bản như: Chi phí thuê mặt bằng, chi phí đầu tư nguồn hàng, chi phí cho việc trang trí, chi phí thuê nhân viên, chi phí lắp đặt các trang thiết bị, và một vài chi phí phát sinh khác.
Chuẩn bị và lắp đặt trang thiết bị: Sau khi đã thuê (hoặc xây) mặt bằng, điều tiếp theo bạn cần phải làm là trang thiết bị cho cửa hàng của mình.
- Do bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ nhỏ gọn như hộp tăm, bàn chải đến công kềnh như xoong, chậu,…nên theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa bạn cần có các kệ đỡ, giá treo để phân loại, tiết kiệm diện tích.
- Hệ thống chiếu sáng, hút ẩm cũng rất quan trọng trong cửa hàng tạp hóa, điều này vừa giúp bảo quản tốt các sản phẩm vừa tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, khách tới mua sắm sẽ có thoải mái hơn.
- Để cửa hàng được quản lý dễ dàng tránh những mất mát không đáng có cũng như đảm bảo tính chuyên nghiệp với khách hàng nếu bạn có thể đầu tư lắp đặt các giá kệ để đồ, Phần mềm quản lý, Máy in hóa đơn, Đầu đọc mã vạch, Bàn thu ngân, Cổng từ an ninh,…
- Tiếp đến là lên kế hoạch thuê nhân viên nếu bạn cảm thấy cần thiết. Nhân viên phải có kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp, hiểu biết về nhiều loại sản phẩm để tư vấn cho khách hàng đồng thời biết cách tính toán sổ sách cũng như sử dụng công nghệ cơ bản.
-
Chọn nhà cung cấp nguồn hàng
Bán tạp hóa lấy hàng ở đâu rẻ và chất lượng là câu hỏi đầu tiên của những chủ cửa hàng muốn khởi nghiệp kinh doanh hàng tạp hóa.
Có thể làm đại lý bán lẻ cho các hãng lớn: Muốn lấy hàng tạp hóa với giá tốt về bán, bạn có thể tìm số điện thoại ở các nhãn hiệu của các hãng lớn, gọi và đăng kí làm đại lý bán lẻ của các hãng đó. Việc đăng kí làm đại lý bán lẻ của các hãng lớn có khá nhiều quyền lợi đặc biệt như: Lấy hàng với giá ưu đãi, nhận chiết khấu khuyến mãi tốt, không qua trung gian, vận chuyển hàng tận nơi…Tuy nhiên, cần lấy hàng với số lượng lớn và ổn định mới có thể kí hợp đồng và lấy hàng trực tiếp ở các công ty được.
Lấy hàng tạp hóa từ các chợ đầu mối:
- Ưu điểm: Nhiều mặt hàng, mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại.
- Nhược điểm: Do quá nhiều chủng loại với các nguồn gốc, xuất xứ khác nhau, bạn dễ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Vì vậy, người chủ cửa hàng cần chuẩn bị đầy đủ về kinh nghiệm và kiến thức để phân biệt từng loại hàng và lựa chọn nguồn hàng cho hợp lý đúng với chiến lược đặt ra và nhu cầu khách hàng. Các chủ cửa hàng tạp hóa ở khu vực phía Bắc có thể đến chợ đầu mối lớn như Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) và La Phù (Hà Nội), ở khu vực phía nam bạn có thể đến các khu chợ đầu mối lớn ở thành phố Hồ Chí Minh như: chợ Tân Bình, An Đông, Bình Điền… để tham khảo giá và chọn hàng.
Lấy hàng tạp hóa từ các siêu thị lớn: Có thể lựa chọn việc lấy hàng tạp hóa từ các siêu thị có bán buôn như siêu thị Metro.
- Ưu điểm: Lấy hàng ở siêu thị cũng có nhiều mẫu mã đa dạng và nhiều mặt hàng, tuy nhiên, được chọn lọc khá tỉ mẫn. Cho nên, việc lấy hàng từ siêu thị sẽ giúp chủ cửa hàng yên tâm hơn về chất lượng. Ngoài ra, siêu thị bán buôn cũng được các chủ cửa hàng tạp hóa đánh giá cao về sự thuận tiện khi vận chuyển hàng hóa về cửa hàng.
- Nhược điểm: So với việc lấy hàng tạp hóa từ các chợ đầu mối thì việc lấy hàng từ các siêu thị sẽ có giá cao hơn một chút.Nhập hàng tạp hóa từ nước ngoài về bán
Hiện nay, xu hướng người tiêu dùng khá đề cao về chất lượng và chú trọng hàng nhập khẩu. Vì vậy, nhập hàng tạp hóa từ nước ngoài về bán không phải là ý tưởng tồi. Tùy theo loại hàng và điều kiện, chủ cửa hàng có thể tham khảo các kênh nhập khẩu hàng hóa như trực tiếp đi lấy, lấy qua bên trung gian hoặc đặt hàng trực tiếp trên các trang đặt hàng trực tuyến trên các website nước ngoài như: Alibaba, Tmail (Trung Quốc), Amazon, Ebay (Mỹ) hay Gmarket (Hàn Quốc). Tuy nhiên, đối với mặt hàng tạp hóa thì không nên nhập hàng từ Trung Quốc vì người Việt đang có tư tưởng Tẩy chay hàng Trung Quốc, nhập hàng Tàu về bán có khả năng tồn kho và ứ đọng rất cao.
-
Cách bài trí cửa hàng
Cách bố trí cửa hàng tạp hóa khá là quan trọng đối với việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa của bạn. Thử nghĩ xem, nếu đó không phải là quán tạp hóa quen mà bạn hay lui tới mua hàng, thì những yếu tố thẩm mỹ về sự gọn gàng, đẹp, cái gì ra cái nấy cũng dễ dàng khiến bạn bị thu hút đúng không?. Điều này chứng minh cho tầm quan trọng của việc bố trí và trưng bày cửa hàng tạp hóa cho thuận mắt người nhìn, tạo cảm tình cho khách mua hàng. Ngoài ra, cách bố trí cửa hàng tạp hóa khoa học sẽ giúp cho việc quản lý cửa hàng tạp hóa của chủ cửa hàng tiện lợi và dễ dàng hơn bao giờ hết.
6 nguyên tắc bố trí cửa hàng tạp hóa hút khách
- Nguyên tắc 1. Trưng bày càng nhiều đồ càng tốt: Bạn phải cho khách hàng thấy được cửa hàng tạp hóa của bạn vô cùng đa dạng, rất nhiều đồ với các thương hiệu và mẫu mã khác nhau. Phải làm sao để họ biết rằng, cửa hàng tạp hóa của mình có chứa tất cả những gì mà họ cần mua. Chẳng ai muốn đến mua ở một nơi nhỏ lẻ, nghèo nàn với lèo tèo một vài mặt hàng và không có gì để trưng bày cả.
- Nguyên tắc 2. Đem những mặt hàng có nhu cầu cao để ở vị trí dễ nhìn thấy nhất: Những mặt hàng có nhu cầu cao nên để ở vị trí “mặt tiền” dễ nhìn thấy nhất, đặc biệt, mặt hàng đó phải là đặc trưng của cửa hàng tạp hóa. Ví dụ: Hiện nay các mặt hàng phổ biến như Bim bim thường treo ở trước cửa tiệm và khi đi qua đó người ta biết ngay được tiệm này bán hàng tạp hóa rồi. Ngoài ra, Cách bố trí cửa hàng tạp hóa cũng là cách kích cầu khách hàng. Bạn cũng nên dành không gian để trưng bày các sản phẩm hot thu hút khách hàng. Điều đó vừa kích thích trí tò mò, tăng sự thú vị, sinh động cho cửa hàng.
- Nguyên tắc 3. Bố trí cửa hàng tạp hóa sao cho hạn chế ăn cắp vặt: Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn cắp vặt ở cửa hàng tạp hóa thường có đủ khả năng chi trả cho những thứ đồ họ lấy và không có chủ định xấu trước khi đến mua. Nhưng do việc quản lý quá lõng lẽo, trưng bày cũng lộ liễu quá mức cho nên mới phát sinh lòng tham như vậy. Điều này có nghĩa là, cần xem lại cách bố trí cửa hàng cho hợp lý để không bị mất trộm hàng hóa một cách đáng tiếc. Một cách bố trí cửa hàng tạp hóa chống được việc ăn cắp vặt là cất những đồ nhỏ bé, những thứ dễ “cầm tay mang đi” hay những đồ đắt tiền vào trong tủ kính có khóa. Sử dụng gương lồi ở những góc khuất để tiện quan sát. Lắp camera theo dõi để dễ dàng phát hiện được mọi động thái của khách hàng
- Nguyên tắc 4. Nên gắn bánh xe vào kệ để dễ dàng dịch chuyển vị trí theo ý mình: Mọi thứ đều cần sự sáng tạo và mới mẻ. Bạn nên gắn bánh xe vào tủ, kệ đựng hàng tạp hóa để dễ dàng dịch chuyển vị trí một cách hợp lý và khoa học. Ngoài ra, việc thay đổi cách trưng bày như vậy cũng giúp cửa hàng tạp hóa của bạn bớt đi sự nhàm chán, tăng sự sinh động cho cửa hàng và tạo thú vị cho khách mua hàng.
- Nguyên tắc 5. Xếp những dòng sản phẩm liên quan cạnh nhau: Mỳ chính phải để gần với bột canh, dầu ăn, tương ớt. Bột giặt để cạnh dầu xả. Mì tôm cạnh cháo ăn liền…Việc bố trí như thế này giúp cho chủ cửa hàng quản lý hàng hóa hiệu quả hơn cũng như thuận lợi cho khách mua hàng. Ngoài ra, việc bố trí các loại mặt hàng liên quan gần nhau cũng có tác dụng kích thích mua chéo.
- Nguyên tắc 6. Chọn vị trí tốt nhất cho mặt hàng quan trọng nhất: Chiến lược của bạn đang tập trung bán mặt hàng gì thì chọn vị trí tốt nhất cho mặt hàng đó. Có thể là những mặt hàng bán chạy, mặt hàng được khách hàng ưa chuộng hay các mặt hàng lãi cao, các mặt hàng độc quyền…
-
Đa dạng các loại mặt hàng
Một cửa hàng tạp hóa có khoảng tầm từ 3000-4000 mặt hàng, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Để chuẩn bị kinh doanh hàng tạp hóa thì việc nhập đầy đủ hàng theo nhu cầu khách hàng là vô cùng quan trọng. Bạn nên nhập đa dạng các sản phẩm, chủng loại và lưu ý về hạn sử dụng của từng sản phẩm để có chính sách nhập hàng hợp lý.
Trước khi nhập hàng về bán phải list hết một loạt danh sách các mặt hàng tạp hóa cần mua.
- Mặt hàng thực phẩm
- Các loại hóa mỹ phẩm: Với các loại hóa mỹ phẩm, bạn nên nhập các mặt hàng thiết yếu sinh hoạt hàng ngày như sữa tắm, dầu gội, xà phòng, nước xả vải, dầu rửa chén, nước lau nhà… Một lưu ý của mặt hàng này cũng là lưu tâm về hạn sử dụng, ngoài ra, cần nhập của nhiều thương hiệu khác nhau vì nhu cầu của người tiêu dùng rất đa dạng.
- Khăn giấy, giấy vệ sinh, tã em bé: Đây là mặt hàng tiêu hao khá nhanh, đem lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho chủ cửa hàng tạp hóa. Trước khi nhập các loại giấy ăn, giấy ướt, giấy vệ sinh, tã em bé… cần tìm hiểu về thói quen của người dân nơi khu vực bạn đang sống xem thử nhu cầu và thói quen của họ thường muốn mua những thương hiệu nào? Loại bình dân, loại vừa hay loại cao cấp để chọn đúng thương hiệu mà người tiêu dùng mong muốn. Giai đoạn đầu nên nhập mỗi thứ một ít, sau đó chọn lại và nhập những mặt hàng mà nhu cầu người dân sử dụng lớn nhất.
- Đồ sinh hoạt cá nhân.
- Các loại thẻ cào điện thoại
- Các đồ dùng văn phòng phẩm...
Tùy vào địa điểm kinh doanh của bạn gồm những người làm ngành gì để chọn nhập số lượng và chủng loại hàng cho phù hợp. Khi nhập hàng, bạn nên lưu ý tới số lượng sao cho đủ để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp. Ngoài ra, bạn có thể nhập thêm hàng bên ngoài như hàng xách tay, hàng ngoại,…để bán cho đa dạng sản phẩm. Bí quyết để kinh doanh bán lẻ thành công chính là ở đây, cách bạn chọn hàng và chọn nhà cung cấp. Chọn hàng đó là cạnh tranh về chất lượng, chọn nhà cung cấp là cạnh tranh về giá.
- Trước tiên nói về chọn hàng, bạn cần xác định số vốn đầu tư và khả năng quay vòng vốn của mình để biết nên nhập loại hàng nào. Nếu bạn không có nhiều tiền thì chọn các mặt hàng bình dân, giá rẻ nhưng thông dụng, lấy số lượng để bù chất lượng, lãi ít nhưng bán được nhiều. Còn nếu bạn có khả năng chi trả, hãy nhập cả mặt hàng chất lượng cao bên cạnh hàng bình dân, đặc biệt là hàng ngoại, hàng xách tay. Vì tâm lý người Việt thường chuộng dùng đồ ngoại, cho rằng như thế mới tốt, mới đẳng cấp.
- Ngoài ra, một bí quyết nữa khi thỏa thuận với nhà cung ứng là biết cách “ôm” – trữ hàng trước đợt lên giá. Nhiều nhà cung cấp sẵn sàng nói trước cho bạn một khoảng thời gian ngắn trước khi mặt hàng nào đó tăng giá, nếu bạn dám liều ôm hàng về chắc chắn sẽ thu được lời cao sau này.
-
Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh
Phần mềm bán hàng tạp hóa là công cụ quản lý hàng hóa hữu ích dành riêng cho các cửa hàng tạp hóa. Trong một cửa hàng tạp hóa chứa hàng ngàn mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như: Thực phẩm, hàng hóa mỹ phẩm, sim thẻ cào điện thoại, bán kèm hàng văn phòng phẩm, đồ dùng sinh hoạt cá nhân… gây ra cho việc quản lý cửa hàng tạp hóa vô cùng khó khăn. Bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn, thất thoát và thiếu sót, kém chính xác dẫn đến hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng. Vậy nên, xu hướng hiện nay các chủ cửa hàng sử dụng đó là đua nhau dùng phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ cho việc kinh doanh. Đây là phương pháp hoàn toàn thông minh, đỡ tốn công sức và tiết kiệm chi phí thời gian tạo ra hiệu quả tốt nhất cho cửa hàng bạn.
Quản lý hàng hóa nhanh chóng:
- Quản lý hàng hóa bằng mã vạch, bằng tên và thuộc tính sản phẩm.
- Quản lý kho với số lượng hàng nhập về, số lượng hàng bán ra, số lượng hàng tồn một cách chính xác, không mất công kiểm đếm.
- Quản lý hạn sử dụng hàng hóa: Đối với các loại hàng đặc trưng như Thực phẩm (Sữa chua, sữa tươi, bánh kẹo, bim bim…), hóa mỹ phẩm (Dầu gội đầu, sữa tắm…) có chế độ cảnh báo hạn sử dụng khi gần hết hạn.
Quản lý khách hàng:
- Quản lý các thông tin của khách hàng quen để có chế độ ưu đãi hợp lý. Vd: Tích điểm nhận quà, chiết khấu, khuyến mãi…
- Quản lý công nợ khách hàng nợ mình
Quản lý nhà cung cấp: Mỗi mặt hàng tạp hóa thì thường có các nhà cung cấp khác nhau. VD: Nhập bia Huda về bán thì nhà cung cấp sẽ khác với nguồn hàng sữa chua.
- Quản lý thông tin các hãng cung cấp chính
- Quản lý công nợ nhà cung cấp
- Quản lý chiết khấu, khuyến mãi
- Quản lý lịch sử nhập hàng
Quản lý nhân viên: Tính năng phân quyền nhân viên theo từng vai trò phù hợp. VD: Nhân viên bán hàng chỉ có thể biết giá bán, không thể xem giá nhập và thông tin nguồn cung cấp như là người chủ cửa hàng.
Báo cáo thu chi, hệ thống bán hàng, mua hàng và các khoản khác:
- Lưu trữ các chi phí bỏ ra để kinh doanh
- Lưu trữ các khoản thu được
- Tự động tính toán hiệu quả bán hàng, tình hình lãi lỗ
- Lưu trữ các đơn hàng bán được trong ngày, đơn hàng nhập để dễ dàng tìm kiếm và tra cứu.
-
Phương pháp marketing thu hút khách hàng
Để tìm ra giải pháp marketing hữu hiệu nhất khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn chỉ cần trả lời câu hỏi: “Khách hàng nhớ tới bạn duy nhất điểm gì. Bạn cần tiếp cận khách hàng đúng hướng nghĩa là bạn đã thành công biến mình thành duy nhất, không đối thủ nào so được với bạn. Chẳng hạn, muốn mua lúc nào cũng được và mua ở bất kỳ chỗ nào chính là đặc điểm nhận dạng của chuỗi cửa hàng 7-Eleven, còn khi nhắc tới chuỗi siêu thị Walmart, hẳn ai cũng tới vì giá rẻ,… Bạn cần định vị được đúng mục tiêu, để khi nói tới cửa hiệu của mình, khách hàng sẽ nghĩ ngay tới “dịch vụ chăm sóc tốt nhất”, “nhiều ưu đãi hấp dẫn”, “nhanh nhất”, “đầy đủ nhất”, “giá rẻ nhất”,…
Cách giao tiếp với khách hàng cũng hết sức quan trọng vì mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ trong một khu dân cư sẽ chỉ sống được bằng lượng khách nhất định ở cộng đồng dân cư đó. Nó khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường, lượng khách không gói gọn trong một khu vực nhỏ. Vì thế, khi giao tiếp, phục vụ khách hàng, chủ tiệm hoặc người bán phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt. Nếu cửa hàng tạp hóa của bạn sắp có chương trình khuyến mại, hoặc sản phẩm hot đang về, đừng ngại tiết lộ thông tin cho khách hàng. Người mua sẽ cảm thấy mình quan trọng, được quan tâm. Nếu bạn làm tốt thì đó chính là khách hàng trung thành của cửa hàng bạn. Và lợi ích mà bạn nhận được là sẽ có thêm bạn bè khác được khách hàng giới thiệu đến cho cửa hàng. Bạn có thể cung cấp thông tin cho khách hàng qua email, gọi điện chăm sóc khách hàng. Nếu danh sách khách hàng của bạn quá nhiều, khó kiểm soát, đừng ngại dùng phần mềm bán hàng tạp hóa để lưu trữ thông tin về tên tuổi khách hàng, số điện thoại, lịch sử mua hàng để có chính sách chăm sóc phù hợp.
Đặt tên cho cửa hàng: Tên cửa hàng chính là thương hiệu và là phương tiện giúp khách hàng liên tưởng đến của hàng của bạn. Bạn phải đặt tên cửa hàng sao cho thật dễ gọi, dễ nhớ, tạo được thiện cảm với khách. Tránh gây ý nghĩa tiêu cực hoặc gây tranh cãi…Thông thường, các hàng tạp hóa nhỏ thường lấy theo tên chủ tiệm hoặc một đặc điểm dễ nhớ của quán. Thậm chí có cửa hàng chẳng có tên trên biển hiệu nhưng vẫn được khách hàng nhớ tới bằng những cái tên thân thương như quán bà Bảy, quán ông Ba, quán Cây mít,…
-
Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết
Đây là chiêu thức kích cầu người tiêu dùng hiệu quả nhất. Hiện nay không chỉ tại các hệ thống siêu thị lớn, các cửa hàng tiện lợi mà ngay tại các cửa hàng kinh doanh tạp hóa quy mô vừa và nhỏ cũng áp dụng chiêu thức này.
Sử dụng chiệu thức quà tặng đi kèm: VD: Khi mua hàng với hóa đơn trên 300 nghìn, khách hàng sẽ được nhận một bát gốm sứ. Những món hàng được tặng có thể mang giá trị không lớn, nhưng chúng đủ thu hút khách hàng mua nhiều hàng hóa hơn. Chủ cửa hàng nên có chiến lược, những ngưỡng mua hàng được tặng thường là ngưỡng mua phổ biến của khách hàng, sau đó nâng giá lên một chút, để khách hàng nhận thấy sự khả thi và hợp lí trong chương trình khuyến mãi. VD: Mua 8 lon bia giá 96 nghìn nhưng mưng 4 lon giá 60 nghìn. Khách hàng sẽ thích mua số lượng lớn hơn với giá thấp hơn. Hoặc bạn cũng có thể đính kèm sản phẩm khi mua một mặt hàng trong cửa hàng, như mua dầu ăn tặng gói mỳ chính nhỏ, mua hộp bánh to tặng thêm 1 chiếc bánh lẻ.
Thiết lập các chương trình khuyến mại tri ân khách hàng khi bán hàng tạp hóa sẽ giúp chủ cửa hàng kích cầu người tiêu dùng. Bạn có thể thiết lập chương trình giảm giá theo ngày, giảm giá theo giờ, đồng giá sản phẩm số lượng có hạn, hoặc bốc thăm trúng thưởng khi thanh toán hóa đơn trên một mức nhất định cũng là ý kiến không tồi. Phần thưởng bốc thăm có thể là chảo, xoong nồi, chai dầu ăn, gói mỳ chính...cũng đủ để thu hút người mua sắm. Với các chiêu trò khuyến mãi đến không những kích thích người mua. Mà còn tăng cao doanh thu cho cửa hàng tạp hóa của bạn. Giúp bạn giải quyết hàng tồn kho trong cửa hàng.
-
Đa dạng các kênh bán hành, áp dụng giao hàng tận nơi
Hiện nay, việc mua hàng qua mạng đã không còn xa lạ với người tiêu dùng. Vậy sao bạn không tận dụng kênh bán hàng online để không chỉ mở rộng thêm tệp khách hàng mà còn giúp hình ảnh cửa hàng được quảng bá rộng rãi tới người tiêu dùng.
Xây dựng một website chuyên nghiệp để update sản phẩm chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả bán hàng mà bạn không thể ngờ tới. Tuy nhiên, bạn nhớ cập nhật thông tin sản phẩm và các chương trình khuyến mại thường xuyên để kích thích người tiêu dùng mua hàng. Một tip nhỏ để khách hàng ấn tượng với cửa hàng của bạn, đó là bạn có thể tặng cho khách thẻ chăm sóc khách hàng, hoặc một tấm thiệp nhỏ chúc mừng dịp cuối năm, hoặc tờ rơi về các sản phẩm khác khuyến mại tại cửa hàng khi khi giao hàng cho khách. Ngoài ra bạn cũng nên áp dụng chính sách giao hàng tận nơi để kích cầu tiêu thụ và đáp ứng tối đa nhu cầu của người mua.