Top 7 Huyện nghèo nhất ở Hà Giang cần được giúp đỡ

  1. Top 1 Hoàng Su Phì
  2. Top 2 Xín Mần
  3. Top 3 Đồng Văn
  4. Top 4 Mèo Vạc
  5. Top 5 Yên Minh
  6. Top 6 Quản Bạ
  7. Top 7 Bắc Mê

Top 7 Huyện nghèo nhất ở Hà Giang cần được giúp đỡ

Nguyễn An 7666 0 Báo lỗi

Hà Giang được biết đến là một trong những điểm du lịch ăn khách nhất hiện nay, mặc dù có nhiều điểm du lịch là thế nhưng hiện nay nhiều huyện trên Hà Giang vẫn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Hoàng Su Phì

    Có thể nói Hoàng Su Phì là một trong những huyện biên giới miền núi khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang. Nơi đây là địa bàn cư trú của hơn 12.000 hộ gia đình thuộc các dân tộc Tày, Nùng, Cờ Lao, Na Chí. Vì huyện tập trung gần 100% là dân tộc thiểu số nên trình độ nhận thức cũng như cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo tính đến tháng 07/2021 tại huyện Hoàng Su Phì là 18,6% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, còn nhiều số trẻ em đến tuổi đi học trẻ thường ở nhà trông em hoặc đi làm nương, chăm trâu bò phụ giúp gia đình.


    Nhiều trường tại Hoàng Su Phì như trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Chiến Phố, Tiểu học Chiến Phố, THCS Hồ Thầu, Tiểu học Hồ Thầu, THCS Tân Tiến, THCS Nam Sơn gặp không ít khó khăn trong công tác giảng dạy như trường xuống cấp, thiếu phòng học, chưa trang bị đủ sách giáo khoa... Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên vô cũng khó khăn chủ yếu là đồi núi dốc, vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét lũ ống. Hàng năm cứ đến mùa đông hay mùa bão lũ thường có các bạn tình nguyện viên của các trường đại học đến đây làm từ thiện, quyên góp quần áo, lương thực, dạy chữ miễn phí để giúp đỡ phần nào người dân nơi đây.

    Nơi đây khí hậu cùng thiên nhiên khắc nhiệt
    Nơi đây khí hậu cùng thiên nhiên khắc nhiệt
    Cuộc sống của người dân phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng nên còn nhiều khó khăn
    Cuộc sống của người dân phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng nên còn nhiều khó khăn

  2. Top 2

    Xín Mần

    năm chục kýXín Mần là huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố Hà Giang 120 km. Với địa hình đồi núi cao khó đi lại, người dân chủ yếu làm nông nghiệp để mưu sinh và đa phần người dân là người dân tộc thiểu số. là đồng bào dân tộc Mông, chủ yếu trồng ngô, nuôi gia súc và xuất khẩu lao động sang Trung Quốc để kiếm thêm thu nhập. Không ít bản làng như “nằm treo” trên núi, giao thông bị chia cắt, cuộc sống người dân khó khăn.


    Nhà ở chủ yếu được làm bằng đất hoặc lợp cọ, thùng xốp, tải dứa rất nghèo và đơn sơ, cả huyện hiện có 6 trường học nhưng các lớp học không có trang thiết bị, đa phần là do tự chế hoặc người dưới xuôi nên quyên góp cũng như tình nguyện.


    Tại đây có 16 dân tộc cùng chung sống với hơn 14.545 hộ dân, đồng bào dân tộc Nùng chiếm đa số với 41,82%. 90% người dân sống bằng nghề trồng lúa. Đa phần sống trên núi cao, đi lại khó khăn, hiện vẫn còn những trường hợp phụ nữ sinh con tại nhà. Trong trường hợp khó sinh mới tìm đến trạm xá xã hay ra bệnh viện huyện. Sinh nở là chuyện hệ trọng nhưng họ vẫn chỉ trông vào người có kinh nghiệm mát tay của thôn bản. Mặc dù hàng năm huyện Xín Mần luôn được nhà nước quan tâm và đầu tư nhưng đến thời điểm hiện tại Xín Mần vẫn liệt kê vào danh sách những huyện nghèo nhất cả nước.

    Các ngôi nhà được đắp chủ yếu bắng đất
    Các ngôi nhà được đắp chủ yếu bắng đất
    Người dân tại huyện Xín Mần mưu sinh chủ yếu dựa vào nông nghiệp
    Người dân tại huyện Xín Mần mưu sinh chủ yếu dựa vào nông nghiệp
  3. Top 3

    Đồng Văn

    Huyện Đồng Văn, tỉnh miền núi phía Bắc Hà Giang nằm ở vùng lõi của cao nguyên đá Đồng Văn, là một trong số 62 huyện nghèo của cả nước. Huyện Đồng Văn có 19 xã, thị trấn với 17 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm đa số hơn 87%. Cao nguyên đá Đồng Văn vào năm 2020 vừa qua mặc dù đã giảm tỷ lệ hộ nghèo nhưng vẫn ở mức cao 42% và đến 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh mà đời sống cũng không khá hơn là bao. Nơi đây đường đi chưa hoàn thiện, trẻ con đến tuổi đi học nhưng không biết mặt chữ, người già cả vẫn hàng ngày nên rẫy làm nương, bữa cơm trong nhà chỉ có khoai sắn độn cùng vài ngọn rau rừng. Nhiều trường được thành lập từ lâu, nhưng cơ sở vật chất chưa đầy đủ. Các em phải học trong những phòng học cấp 4 mưa dột, nắng xiên. Phòng học thiếu, nên việc ghép lớp, bù buổi học thường xuyên xảy ra.


    Có những hộ gia đình chỉ biết trông vào mấy mảnh ruộng trồng lúa một vụ mà không hề chăn nuôi. Cái đói, cái nghèo vì thế mà đeo bám mãi. Con ốm không có tiền mua thuốc, miếng ăn hàng ngày cũng bữa đói bữa no. Mặc dù đã được đầu tư và đặc biệt quan tâm nhưng cuộc sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn. Mặc dù đất đai nhiều nhưng vì kỹ thuật canh tác của người dân vùng cao kém nên không đem đến hiệu quả cao, nếu đi sâu vào trong bản có thể thấy nhiều nhà còn chưa có điện hoặc có điện rất yếu kém con người sống xa so với xã hội bên ngoài.

    Bà con phải thường xuyên nhận cứu trợ từ nhiều đơn vị
    Bà con phải thường xuyên nhận cứu trợ từ nhiều đơn vị
    Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu nên cuộc sống của người dân Đồng Văn gặp nhiều khó khăn
    Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu nên cuộc sống của người dân Đồng Văn gặp nhiều khó khăn
  4. Top 4

    Mèo Vạc

    Mèo Vạc là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Giang. Với hơn 80% là dân tộc thiểu số, gần 17.000 hộ và 86.000 dân, Mèo Vạc hiện có hơn 7.000 hộ nghèo, xấp xỉ 1.000 hộ cận nghèo. Địa hình của Mèo Vạc rất phức tạp, có 10 xã là núi đá, 3 xã biên giới, 5 xã khu vực núi đất. Diện tích đất để trồng trọt rất ít, chỉ khoảng 1.300 ha diện tích trồng lúa và trên 7.000 ha diện tích ngô mỗi năm một vụ. Thời gian qua, chính quyền và người dân địa phương đã nỗ lực cải thiện diện mạo của vùng cao núi đá. Huyện Mèo Vạc đã được hỗ trợ rất nhiều từ ngân sách Trung ương, từ các chương trình 135, 30a, song nguồn hỗ trợ chủ yếu vào tập trung xây dựng cơ bản, còn nguồn hỗ trợ sinh kế chỉ khoảng 9 – 10 tỷ đồng.


    Từng được đánh giá là nơi có tiềm năng về cung cấp phát triển ong rừng cũng như thịt trâu thịt bò, ngựa và đậu tương nhưng trên thực tế Mèo Vạc vẫn là một huyện còn rất nhiều các hộ nghèo chiếm hơn 23% hộ nghèo thuộc tỉnh Hà Giang.
    Người dân đa số sử dụng nhiều vật dụng thủ công trong sinh hoạt, trường học và trạm y tế tại đây vật chất còn rất nghèo nàn. Trẻ em đi học thường học bán trú vì đường đi lại khó khăn và hiểm trở, mỗi lần đi học thường phải mang nương thực theo cũng như tự nấu nướng trong trường.Vì là một huyện còn nhiều cái nghèo nên trẻ em ở đây thường được học chung một lớp và không phân biệt độ tuổi, trẻ con ở Mèo Vạc dường như không có thời gian chơi, thời gian rảnh phải đi phụ giúp bố mẹ làm nương, nếu còn nhỏ thì ở nhà trông em, nấu cơm chăn trâu, cuộc sống vô cùng thiếu thốn từ những thứ nhỏ nhất.


    Gần đây nhất, theo nghị quyết 05 của Tỉnh ủy về “Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025” đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực thế nhưng trước mắt đây vẫn là một vùng đất còn nhiều khó khăn.

    Nhà nằm chênh vênh giữa cao nguyên đá
    Nhà nằm chênh vênh giữa cao nguyên đá
    Trong nhà của một đôi vợ chồng người Mông tại Mèo Vạc chỉ có một ít vật dụng sinh hoạt tối thiểu
    Trong nhà của một đôi vợ chồng người Mông tại Mèo Vạc chỉ có một ít vật dụng sinh hoạt tối thiểu
  5. Top 5

    Yên Minh

    Nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nước, Yên Minh là huyện vùng cao của Hà Giang, cách thành phố 100km nơi có 17 xã 1 thị trấn trong đó có 15 xã nằm trong hộ nghèo hàng năm luôn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ từ chính quyền địa phương, tính từ đầu năm 2021 đến nay thì Yên Minh dao động khoảng 72.000 lượt hộ nghèo còn cần chờ hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần.


    Địa hình trên Yên Minh nhiều núi cao và núi thấp mùa hè thì khô hạn mùa đông thì thường xuyên xảy ra lũ quét, người dân trên đây chủ yếu là dân tộc Nùng, Dao, Tày, Hát. Mặc dù đời sống có thể đầy đủ hơn so với vài huyện khác trong Hà Giang nhưng như đã đề cập, trên thực tế Yên Mình vẫn còn là một xã tỉ lệ đói nghèo cao.


    Bên cạnh đó, trên địa bàn Yên Minh là nơi cư trú của đa số đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún… Người dân quanh năm ngày tháng chỉ biết nên rẫy làm nương, nấu rượu chăn nuôi, con người cũng như cây cỏ lớn nên tự do mà không được chăm sóc đây đủ, hiện huyện vẫn còn những thủ tục bắt vợ cướp vợ về làm dâu. Mặc dù đã được tuyên truyền cũng như đầu tư nhiều nhưng hiện nay đời sống của con người vẫn chưa được nâng cao, hàng năm vẫn cần sự hỗ trợ từ cơ quan chính quyền cũng như nhiều sinh viên tình nguyện.

    Trẻ em đến tuổi không được đi học mà phải làm những công việc phụ giúp gia đình
    Trẻ em đến tuổi không được đi học mà phải làm những công việc phụ giúp gia đình
    Do địa hình hiểm trở, phương tiện giao thông lạc hậu nên người dân Yên Minh chủ yếu đi bộ
    Do địa hình hiểm trở, phương tiện giao thông lạc hậu nên người dân Yên Minh chủ yếu đi bộ
  6. Top 6

    Quản Bạ

    Quản Bạ là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, có 12 xã và 1 thị trấn, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chăn nuôi. Kết thúc giai đoạn 2016-2020 thì tỷ lệ hộ nghèo nơi đây vẫn trên 30%, dù đã giảm nhưng thực tế trước mắt vẫn cần sự chung tay giúp đỡ rất nhiều.


    Quản Bạ có địa hình đồi núi dốc, chịu nhiều ảnh hưởng do thiên tai, dân cư thưa thớt; trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều, giao thông đi lại khó khăn... Hàng năm cứ mỗi mùa đông đến trẻ em nơi đây lại phải nên nhận quần áo, chăn chiếu từ những đội tình nguyện về dùng, riêng việc lo cho các em ăn đủ no mặc đủ ấm cũng là một vấn đề chưa được khắc phục, vì trên thực tế nhiều hộ gia đình sinh con quá dầy không có kế hoạch, có nhà có tới 4 - 5 người con, đứa lớn nhất cũng chỉ 10 tuổi.


    Tài sản mỗi gia đình tại đây chỉ vẹn vẹn vài bắp ngô cùng một vài con lợn do được xã hỗ trợ. Nhiều năm nay huyện Quản Bạ luôn được các đơn vị nhà hảo tâm hỗ trợ về lương thực cũng như quần áo ấm một cách đều đặn thì may ra mới đủ trang trải cuộc sống tạm bợ qua ngày.

    Hầu hết các hộ gia đình đều đông con
    Hầu hết các hộ gia đình đều đông con
    Nhiều người dẫn Quản Bạ vẫn đang sống dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội
    Nhiều người dẫn Quản Bạ vẫn đang sống dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội
  7. Top 7

    Bắc Mê

    Được bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 – 2020, Bắc Mê hiện cùng với 6 huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang nằm trong diện thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Nơi đây có 15 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Mông, Xuồng, Giấy, Bố Y... Trong đó, số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 94,4%. Tính đến thời điểm cuối năm ngoái huyện Bắc Mê có tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 38,73% xuống còn 25,89% nhưng vẫn vẫn là con số đáng kể.


    Nơi đây có 15 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Mông, Xuồng, Giấy, Bố Y... Trong đó, số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 94,4%.


    Cuộc sống của người dân tại huyện Bắc Mê gặp rất nhiều khó khăn với nhiều phong tục cổ hủ lạc hậu, đặc biệt là việc nhiều nhóm dân tộc thiểu số chỉ kết hôn với người trong dòng họ dẫn đến việc hôn nhân cận huyết. Bên cạnh đó, lương thực thì ít với những giống lúa địa phương năng suất kém. Ngoài ra, trên địa bản huyện, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao; đồi đất dốc khó canh tác, đa phần là đất bạc màu hoặc thiếu nước sản xuất; nhận thức áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân còn chậm, các mô hình phát triển kinh tế trang trại, gia trại chưa phát triển.


    Từ đầu năm 2021 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục thực hiện cho vay 13 chương trình tín dụng cho hộ nghèo, hộ chính sách, hộ nghèo người dân tộc thiểu số với 14.066 lượt khách hàng vay vốn. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn bộ phận hộ nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên thoát nghèo, gây khó khăn cho địa phương để dần thoát nghèo.

    Địa hình đồi núi hiểm trở nên hệ thống đường xá, giao thông tại Bắc Mê còn nhiều hạn chế
    Địa hình đồi núi hiểm trở nên hệ thống đường xá, giao thông tại Bắc Mê còn nhiều hạn chế
    Cuộc sống của người dân chưa được cải thiện dù nhận được sự quan tâm của Nhà nước
    Cuộc sống của người dân chưa được cải thiện dù nhận được sự quan tâm của Nhà nước



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy