Mèo Vạc
Mèo Vạc là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Giang. Với hơn 80% là dân tộc thiểu số, gần 17.000 hộ và 86.000 dân, Mèo Vạc hiện có hơn 7.000 hộ nghèo, xấp xỉ 1.000 hộ cận nghèo. Địa hình của Mèo Vạc rất phức tạp, có 10 xã là núi đá, 3 xã biên giới, 5 xã khu vực núi đất. Diện tích đất để trồng trọt rất ít, chỉ khoảng 1.300 ha diện tích trồng lúa và trên 7.000 ha diện tích ngô mỗi năm một vụ. Thời gian qua, chính quyền và người dân địa phương đã nỗ lực cải thiện diện mạo của vùng cao núi đá. Huyện Mèo Vạc đã được hỗ trợ rất nhiều từ ngân sách Trung ương, từ các chương trình 135, 30a, song nguồn hỗ trợ chủ yếu vào tập trung xây dựng cơ bản, còn nguồn hỗ trợ sinh kế chỉ khoảng 9 – 10 tỷ đồng.
Từng được đánh giá là nơi có tiềm năng về cung cấp phát triển ong rừng cũng như thịt trâu thịt bò, ngựa và đậu tương nhưng trên thực tế Mèo Vạc vẫn là một huyện còn rất nhiều các hộ nghèo chiếm hơn 23% hộ nghèo thuộc tỉnh Hà Giang.
Người dân đa số sử dụng nhiều vật dụng thủ công trong sinh hoạt, trường học và trạm y tế tại đây vật chất còn rất nghèo nàn. Trẻ em đi học thường học bán trú vì đường đi lại khó khăn và hiểm trở, mỗi lần đi học thường phải mang nương thực theo cũng như tự nấu nướng trong trường.Vì là một huyện còn nhiều cái nghèo nên trẻ em ở đây thường được học chung một lớp và không phân biệt độ tuổi, trẻ con ở Mèo Vạc dường như không có thời gian chơi, thời gian rảnh phải đi phụ giúp bố mẹ làm nương, nếu còn nhỏ thì ở nhà trông em, nấu cơm chăn trâu, cuộc sống vô cùng thiếu thốn từ những thứ nhỏ nhất.
Gần đây nhất, theo nghị quyết 05 của Tỉnh ủy về “Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025” đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực thế nhưng trước mắt đây vẫn là một vùng đất còn nhiều khó khăn.