Top 6 Kịch bản Trung thu hài hước và hấp dẫn nhất
Vậy là một mùa Trung thu nữa lại đến, chắc hẳn ở các trường học đang có kế hoạch để chuẩn bị cho chương trình vui tết Trung thu cho thiếu nhi. Trong đó, lời ... xem thêm...dẫn chương trình hay chính là một yếu tố quan trọng giúp cho người dẫn chương trình Tết Trung thu có thể chủ động hơn trong việc dẫn dắt, giúp cho những lời dẫn trở nên hấp dẫn, thú vị, lôi cuốn được người xem và ý tưởng về một kịch bản Trung thu hài hước chưa bao giờ là không tuyệt vời. Vậy thì hôm nay các bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu về những kịch bản Trung thu hài hước và hấp dẫn nhất nhé!
-
Kịch bản Trung thu hài hước: Chú Cuội - Chị Hằng - Bờm (số 1)
I. Chú Cuội, chị Hằng, Bờm xuất hiện
Từ trong cánh gà Cuội bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên: Ôi! Sao hôm nay lại có nhiều các bé thiếu nhi thế này nhỉ? Thế các bé có biết mình là ai không? Là ai? Là ai nào?
À, đúng rồi, mình là chú Cuội !!!- Các bé chờ mình một tí nhé! Sao giờ này Chị Hằng còn chưa tới nhỉ? (Xem đồng hồ rồi lấy I-phone ra gọi chị Hằng)
- Alo ! Chị Hằng ạ ! Lại tắc đường à chị ??? Huhu
- Huhu Chị Hằng không chơi với em ! Huhu (ngồi khóc)
Chị Hằng xuất hiện: Cuội ơi, chị đây, sao lại khóc thế này ?
(Quay xuống các bé): Thôi đừng khóc nữa các bé lêu lêu kìa? Lêu lêu chú Cuội khóc nhè kìa !!!
- Thôi nín đi rồi chị sẽ dẫn e xuống trần gian.
Cuội: Xuống trần gian làm gì hả chị?
Chị Hằng: Xuống trần gian để dự đêm liên hoan “Vui Tết trung thu” cùng các bé thiếu nhi đấy e ạ!
Cuội: Ôi vui quá, vui quá! Thế là được đi chơi cùng các bé thiếu nhi à chị?
Chị Hằng: Đúng rồi em ạ, mình sẽ được chơi những trò chơi và được phá cỗ nữa...
Cuội: Hay quá, thế để em gọi bạn Bờm đi cùng cho vui nhé!
(Cuội quay xuống khán giả): thế các bé có biết bạn Bờm không nào?
Vậy một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng bạn Bờm nào? (Bờm ăn mặc hài hước, dáng đi gây cười)
Bờm (cầm kẹo mút trên tay): Thế các bé có muốn nghe hát không nào?
Vậy thì Bờm cùng chị Hằng và chú Cuội sẽ hát tặng các bé một bài hát nhé. (hát bài 2 con thằn lằn con)
II. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Cuội: Các bé thân mến, hàng năm cứ vào dịp tết trung thu, từ các ngõ ngách thôn quên đến những khu phố sầm uất trên khắp đất nước, các bạn thiếu nhi đều náo nức rước đèn phá cỗ.
Chị Hằng: Hòa chung cùng niềm vui đó, hôm nay, các ông bà, bố mẹ của trường tiểu học kết hợp với Cung trăng của chị Hằng và chú Cuội tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho các con ngoan ngoãn, học giỏi, xinh đẹp của trường tiểu học. Các con có thích không nào?
Cuội + chị Hằng: Đến dự với chương trình của chúng ta ngày hôm nay, chú Cuội và chị Hằng xin được trân trọng giới thiệu sự có mặt của các vị khách quý. (Giới thiệu các đại biểu)
Bên cạnh đó là sự có mặt của các bố, các mẹ và các bạn thiếu nhi trong hội trường lớn. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật to để bắt đầu chương trình nào các bé.
Chị Hằng: Các bé thân mến, lúc sinh thời Bác Hồ có lời dạy thiếu nhi rằng:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”Vậy những bé nào trong hội trường của chúng ta đã biết ăn ngoan, ngủ say, học tập tốt, thường xuyên được ông bà cha mẹ và thầy cô khen khen thì giơ tay lên cho chị Hằng xem nào.
Cuội: Ồ, các bé giơ tay nhiều quá kìa chị Hằng. Như vậy chứng tỏ là các bạn nhỏ của chúng ta rất biết nghe lời Bác Hồ dạy phải không nào? Và em biết một bí mật này chị Hằng ạ. Trong năm học vừa qua, có hai em học sinh của Khoa Ngữ văn đã đạt được thành tích học tập cực kì đáng khen. Chị Hằng có biết 2 em ấy là ai không?
Chị Hằng: Ồ, chị Hằng không biết. Cuội mau nói tên hai em ấy cho chị Hằng và các bạn nhỏ biết đi.
Cuội: À, hai bạn ấy chính là bạn.... Hai bạn đã nỗ lực hết mình vượt khó học tốt trong năm học qua. Vậy hai bạn ấy có xứng đáng được nhận quà không nào ?
Chị Hằng: Sau đây, xin trân trọng kính mời .... sẽ lên trao 2 suất quà cho 2 em .... để khích lệ tình thần vượt khó học tốt của hai bạn nhỏ. Mời hai em lên sân khấu nhận phần quà của mình.
Cuội: Xin trân trọng cảm ơn. Các bé thân mến, các em hãy luôn ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ và học tập thật chăm chỉ nhé. Bé nào ngoan và học tập tốt thì trung thu năm sau, chú Cuội và chị Hằng sẽ trao thật nhiều phần thưởng cho các bé đó. Các bé có đồng ý không nào?
Phá cỗ chơi trò chơi
Chị Hằng: Các bé thân mến ! Bây giờ mặt trăng đã lên cao trên bầu trời rồi. Chị em mình hãy cùng phá cỗ, ăn bánh kẹo và chơi trò chơi nhé.
Trước hết, chúng ta sẽ cùng thưởng thức những tiết mục văn nghệ độc đáo của chính các bạn nhỏ trong chương trình hôm nay nhé.
Tiết mục 1: Trung thu đến ở đâu đâu ta cũng nghe trống lân rộn ràng như thúc giục người xem, và bài hát “Đêm trung thu” do chú Xuân Thu sáng tác lại thể hiện không khí vui tươi của đêm trung thu gồm có tiếng trống, con sư tử, ánh trăng vàng… Sau đây đội ca nhí của trường .... sẽ thể hiện, xin 1 tràn pháo tay cổ vũ các ca sĩ nhí.
Chúng ta vừa nghe một bài hát rất là hay. Để thêm say xưa rộn ràng trong không khí trung thu ngập tràn chúng ta cùng thưởng thức tiết mục nhảy “Rock vầng trăng” do các bé trình bày.
Cuội: Các bé vừa được nghe hát, xem nhảy rồi. Bây giờ các bé có thích chơi trò chơi không nào? Trước khi vào trò chơi chính thức, chú Cuội và chị Hằng sẽ cùng chơi trò xé nháp với các bé nhé. Khi chú Cuội hỏi to: Nháp đâu, nháp đâu?, các bé sẽ hô to: Nháp đây, nháp đây. Khi chú Cuội hô to: Xé nháp thì các bé sẽ hô to: Xoẹt nhé.
(Cho các bé chơi trò chơi khởi động).
(Trong thời gian 2 bé hát, chuẩn bị trò chơi bịt mắt đập niêu)
* Trò chơi 1: Bịt mắt đập niêuChị Hằng: Trò chơi đầu tiên của chúng ta là trò bịt mắt đập niêu. Chị sẽ treo bốn chiếc niêu trên cao kia, các bạn nhỏ sẽ bị bịt mắt và bạn nào đập trúng niêu sẽ là người chiến thắng. Chú Cuội hãy làm mẫu cho các em xem nào. (Cuội làm mẫu ).
Cuội: Bây giờ chú Cuội xin mời 5 bạn nhỏ tham gia chơi trò chơi này nào. Bé nào đập được niêu sẽ được nhận phần quà đặc biệt của chương trình. (Gọi các bé giơ tay xung phong chơi. Để các bé giới thiệu tên. Khi kết thúc trò chơi, các bé đều được nhận quà)
Chị Hằng: Kết thúc phần trò chơi vừa rồi, chúng ta sẽ cùng thưởng thức thêm một tiết mục múa đến từ các bé... Vầng trăng bao đời vẫn sáng, vẫn lung linh trên bầu trời đêm vào dịp rằm, và sự tích Chú cuội, Hằng nga lại luôn gắn với ánh trăng vàng. Bằng sự hồn nhiên nhí nhảnh của trẻ thơ các bạn nhỏ lớp... thể hiện với tiết mục múa “Vầng trăng cổ tích”. Xin quý vị cùng thưởng thức.
Các bạn múa có hay không? Vậy các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật lớn nào. Cho chị hỏi các bạn nhỏ nè ? Thế các bạn có biết vào đêm trung thu chúng ta nhìn thấy cái gì mà thật sáng mà ánh sáng diệu dàng, mát mẻ không như mặt trời? ( mặt trăng) đúng rồi. vậy các con có biết tuổi của trăng là bao nhiêu không? (không). Vậy muốn biết tuổi của trăng bao nhiêu sau đây chúng ta cùng nghe 2 bạn nhỏ hát bài “ Tuổi của trăng” do chú Trịnh Vĩnh Thành sáng tác nha.
* Trò chơi 2: Đoán tên nhân vật cổ tích
Chị Hằng: Sau đây chị em mình sẽ chuyển sang chơi trò chơi thứ 2 nhé. Cho chị Hằng hỏi là các bé ở đây có thích đọc hoặc nghe kể truyện cổ tích không nào? À, như vậy là các bé rất thích truyện cổ tích và những nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam ta. Trò chơi này của chị Hằng cũng liên quan tới truyện cổ tích đấy các em ạ.
Cuội: Chú Cuội sẽ miêu tả về tính cách, số phận hoặc đặc trưng tiêu biểu của 5 nhân vật cổ tích. Các bé sẽ đoán xem đó là nhân vật cổ tích nào nhé.
Chị Hằng: Ồ vậy chị Hằng thử đố các em nhé. Nhân vật cổ tích nào thường ôm gốc đa trên cung trăng ngồi khóc huhu ấy nhỉ ? (Các bé trả lời). À, đó chính là chú Cuội của chúng ta đây này : Chú Cuội ngồi gốc cây đa. Để trâu ăn lúa gọi cha ởi ời.
(Cuội ra vẻ mặt dỗi).Chị Hằng: Thôi Cuội ơi, chị Hằng chỉ trêu Cuội thôi mà. Cuội đừng giận nhé. Chị đang làm ví dụ cho các bé hiểu cách chơi ý mà. Thế các bé hiểu cách chơi chưa nào? Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu chơi nhé. Các bé nào biết thì hãy giơ tay trả lời nhé.
- Nhân vật cổ tích nào khi mới sinh ra không tay không chân, chỉ là khối thịt tròn có mắt có miệng, lăn lông lốc đi chăn dê cho phú ông rồi sau đó lấy được con gái phú ông. (Sọ Dừa)
- Câu hát: Bống bống bang bang. Bống ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người là của nhân vật cổ tích nào? (cô Tấm)
- Nhân vật cổ tích nào có cây đàn kêu réo rắt rằng: Đàn kêu tích tịch tình tang, ai mang công chúa dưới hang trở về? Và có niêu cơm thần ăn mãi không hết, cứ vơi lại đầy? (Thạch Sanh)
- Quả dưa hấu gắn liền với câu chuyện cổ tích về nhân vật nào? (Mai An Tiêm)
Cuội: Chúng ta vừa được tham dự trò chơi đoán tên nhân vật cổ tích rất bổ ích và vui nhộn. Để tiếp theo chương trình, chúng ta sẽ cùng chào đón màn diễn song ca của ...( Hát xong, giao lưu với bé và tặng quà).
* Trò chơi 3: Nhảy theo nhạc
Cuội: Các bé của chúng ta thật giỏi quá: vừa am hiểu truyện cổ tích dân gian lại cừa thông minh nhanh trí giải câu đố. Bây giờ, chú Cuội muốn thử khả năng linh hoạt của các bé qua phần trò chơi nhảy theo nhạc.
Chị Hằng: Trò đó mình chơi thế nào hả chú Cuội?
Cuội: Chị Hằng ơi. Trò này là vui lắm đấy. Chị em mình sẽ mời 5 bé tham gia chơi trò chơi này. Sau khi các bé lên sân khấu, thì bật nhạc lên để các bé nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng thì các bé cũng phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp. Và cứ thế, trò chơi tiếp tục, nếu nhạc dừng mà bạn nhỏ nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc. Kết thúc trò chơi, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà của chương trình.
Ô, Cuội làm hay quá đi. Các bé có thích không nào? Bây giờ chị Hằng mời 5 bạn nhỏ lên tham gia trò chơi nào. Ai là người thích nhảy nào?
Kết thúc trò chơi tặng quà cho các bé
III. Kết thúc chương trình
Cuội: Các em nhỏ thân mến, trung thu năm nay với chị Hằng và chú Cuội có thật nhiều ý nghĩa khi được xuống trần gia vui vầy phá cỗ với các em nhỏ. Trăng vàng vành vạnh đang gọi chúng ta rồi các bé ạ. Chị Hằng và chú Cuội sắp phải từ giã các em nhỏ rồi. Huhu…Chị Hằng ơi, em buồn quá.
Chị Hằng: Ồ Cuội à, chúng ta phải vui lên chứ. Sao lại nước mắt ngắn dài rồi. Để có được chương trình Vui hội trăng Rằm ý nghĩa như năm nay, chúng ta hãy cùng gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới cảm ơn...đã tạo điều kiện cho chúng ta tổ chức một đêm hội thật vui.
Cuội: Nhưng mà em muốn rước đèn với các bé cơ.
Chị Hằng: Ồ được chứ. Trước khi Cuội về với gốc đa và chị Hằng về chơi với thỏ ngọc thì chị em ta hãy cùng hát một bài hát thật vui, tặng quà cho các bé và dẫn các bé đi rước đèn ngắm trăng đã nào. Các bé có đồng ý hát với chị Hằng không nào? Chúng ta sẽ hát bài “Chiếc đèn ông sao” nhé. Chị Hằng bắt nhịp nha. Các bé ơi, cố gắng hát thật to nhé. Vì sau khi hát xong, chị Hằng, chú Cuội và Bờm sẽ phát quà cho các bé đấy. Nào..1…2…3…(hát)
-
Kịch bản Trung thu hài hước: Chú Cuội - Chị Hằng - Bờm (số 2)
Giới thiệu chương trình và đại biểu:
Chị Hằng: Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến. Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước.
- Cuội: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”
Cuội: Vui tết Trung thu – đón trăng – nhớ Bác Hồ, những đoàn viên thanh niên của... tổ chức Đêm hội trăng rằm với biết bao điều lý thú và bổ ích cho các em thiếu niên, nhi đồng là con em cán bộ đang công tác tại bệnh viện cùng các em thiếu niên, nhi đồng là bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện. Cùng vui tết Trung thu hôm nay, chúng ta rất vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu.
Xin được trân trọng giới thiệu:...
- Cuội: Chúng ta cùng vui mừng chào đón các vị đại biểu đại diện cho các khoa phòng, đoàn thể, các bậc phụ huynh, các anh chị đoàn viên thanh niên trong chi đoàn...và hơn ……… em thiếu nhi đã có mặt đông đủ, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.- Hằng Nga: Tiếp tục chương trình tôi xin trân trọng giới thiệu đồng chí …………… ……… ………….lên phát biểu động viên các em thiếu niên nhi đồng đang có mặt trong đêm Vui hội trăng rằm ngày hôm nay. Xin trân trọng kính mời đồng chí.
- Cuội: Vừa rồi chúng ta đã được nghe bác……………………………. Phát biểu động viên và thể hiện sự quan tâm của các bác, các cô các chú lãnh đạo...tới các em thiếu niên, nhi đồng. Chúng mình sẽ cùng nhau xin hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ các em có đồng ý không? (Hằng Nga và Cuội cùng đưa mic xuống phía các em) (đồng thanh: Đồng ý)
Chương trình chi tiết:
- Bờm: Xuất hiện trong tay cầm quạt
- Hằng Nga: Này Bờm, Bờm có biết hôm nay là ngày gì không mà chẳng đổi quạt mo cho phú ông đi !
- Bờm: Ơ, ngày gì mà phải đổi ? Quạt mo vừa to vừa đẹp, mỗi lần quạt là như “chém gió”, mát ơi là mát…( vừa đi vừa vênh mặt, phe phẩy các cô 1 lượt đổ xiêu vẹo) quạt về phía các cô
- Hằng Nga : Bờm vẫn đúng là Bờm ! Ngốc ơi là Ngốc... (ấn 1 ngón tay vào giữa trán Bờm rồi bước lên trên). Hôm nay là Rằm Trung Thu, ngày mà mặt trăng to, tròn và sáng nhất (làm động tác vẽ vòng tròn). Ơi anh chị em ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
- Đồng thanh hô : Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
- Hằng Nga: Rằng thì là ta đi phá cỗ nào….(cả lũ kéo nhau chạy ra ngoài sân khấu, Bờm chạy với theo nhưng không kịp)
- Bờm: huhu…. Thế là các bạn bỏ Bờm đi phá cỗ rồi. Hôm nay Bờm chỉ có quạt mo này để chơi thôi (nét mặt tỏ vẻ thích thú với cái quạt mo)
“Quạt trần to (chỉ lên trời)
Quạt máy nhỏ (chỉ dưới đất)
Cũng không bằng quạt mo nhà ta”
(Bờm vừa đi loanh quanh sân khấu, vừa phe phẩy quạt khoái chí)
- Đồng thanh hô: “Cũng không bằng quạt mo nhà taaaa…”
(Cuội từ cánh gà chạy ra, chống gậy, vuốt râu)
- Cuội: Ối, ối, ối! Ai làm gì mà gió to bão lớn thế này? (nghiêng ngả, nhìn nó xung quanh). A! Tưởng Bà La Sát dùng quạt ba tiêu thổi gió, hóa ra lại là Bờm nhà ta. Chào chú Bờm, lâu lắm không gặp chú.
- Bờm: Ô… anh là…? (cắn móng tay, ra điều vắt óc suy nghĩ)
- Cuội: ấy ấy, mới có một năm không gặp mà chú đã lớn phổng phao rồi nhỉ? (vỗ vai ra vẻ thân quen)
- Bờm: đau đau em… mà nói thật, em cũng chẳng nhớ đại ca là ai đâu ạ (gãi đầu gãi tai)
- Cuội: chẹp, chán chú quá! Nào ngồi đây, anh gợi ý.
(Bờm ngồi xuống sân khấu, 2 tay chống cằm, mắt chớp chớp.
Cuội rao bước quanh sân khấu, 2 tay chắp đằng sau. Cuội đi đến đâu, Bờm xoay người theo đấy)
- Cuội: mấy nghìn năm trước, lâu ơi là lâu, xưa ơi là xưa. Anh đã từng là một cậu nhóc như chú bây giờ (chỉ gậy vào người Bờm, Bờm tung chân gạt gậy). Rồi thì một ngày đẹp giời, anh đi chăn trâu mà mải chơi, để trâu ăn lúa nhà người, về nhà bị cô chú mắng (tủi thân khóc, lấy khăn thấm nước mắt, vắt nước chảy ròng ròng)
- Bờm: vâng, em hiểu nỗi lòng bác. Rồi sao nữa bác?
- Cuội: ừ đấy, rồi thì anh ra gốc cây đa ngồi, cũng bằng cái dáng chú đang ngồi ý (cầm gậy chỉ Bờm đang ngồi). thế mà như nào ngủ quên mất, cây đa bay tuốt lên trời.
- Cuội:!!! Ở dưới này chú có bao nhiêu là bạn. Trên kia anh chỉ có mỗi 1 mình, chị Hằng Nga thì đi thẩm mỹ suốt. Anh nói nhỏ nhé (thì thầm): nhờ thế mà hôm trước Thiên đình tổ chức thi Hoa hậu Thiên Cung, Hằng Nga nhà ta đoạt giải “Người đẹp dao kéo” đấy
- Bờm: úi trời, bà đấy ngày xưa béo mũm mĩm, số đo 3 vòng như cái bánh mì, mặt dài ngoằng như kẹo kéo.Vậy mà cũng đoạt giải hả anh?
- Cuội: Thời ấy xưa rồi, bây giờ cứ gọi là:
“Da trắng như tuyết
Môi đỏ như son
Tóc đen như gỗ mun”
Chị Hằng bỗng từ đâu xuất hiện, tay cầm chổi lông gà, cầm chổi đuổi:
- Hằng: áh àh, dám đứng đây mà túm năm tụm ba nói xấu chị ah? Này nhé
Nhạc nổi lên
Chị Hằng chống nạnh đi lượn vòng sân khấu trong khi đang play nhạc. Cuội + Bờm ngả người theo hướng đi của Hằng, đến câu cuối cả 2 cùng xỉu
- Hằng: (lấy chổi vụt vụt) này này, tỉnh tỉnh!!! Đúng là mình có vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” (cười thẹn)
- Đồng thanh: ối giời ơi, chúng em công nhận ạ!!!!
- Hằng: mà hôm nay Trung Thu các em có biết gì về Sự tích Tết Trung thu không?
- Bờm: À cái này thì em biết. Để em xem nào? (lục các túi áo túi quần lấy ra mảnh giấy viết về Sự tích Tết Trung thu và đọc:
Nguồn gốc tết Trung thu:
Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
- Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?
Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía.
Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông đưa nhà vua trở lại cung điện. Về đến trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ phút đầy thơ mộng nên để kỷ niệm ngày du Nguyệt điện, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Trông trăng.)
- Hằng: Ồ em không Bờm như nhiều người nói đâu. Em thông minh đấy. Các cụ có câu: Một nét mực mờ còn hơn một trí nhớ tốt. Em biết ghi chép thế là thông minh lắm đấy. Các bạn nhỏ ơi. Các bạn phải học tập theo Bờm nhé. Khi đi học nhớ ghi chép cẩn thận.
- Dưới hô: Vâng ạ.
- Hằng: Hôm nay là Tết Thiếu nhi, các em có đi không?
- Cuội + Bờm: hay quá, Chị cho chúng em đi với.
- Cả ba đồng thanh: Chúng ta cùng đi nào!
- Nối đuôi nhau chạy 1 vòng quanh sân khấu
- Hằng: đến nơi rồi, chúng mình cùng chơi nào.
- Hằng, Cuội, Bờm: các bạn ơiiiiiiiiii! Các bạn biết hôm nay là ngày gì không?
- Ở dưới đồng thanh: Tết Trung Thu
- Bờm: xuất hiện. Chị Hằng ơi em muốn chơi trò chơi cơ.
- Chị Hằng: Được rồi ngay bây giờ sẽ đến phần trò chơi và đố vui về nhà trường
- Bờm: Em có, em có.
- Chị Hằng: Trường tiểu học ... có bao nhiêu lớp học?15
- Chị Hằng + Cuội: phù phù, các bạn ở đây giỏi thật. Nóng nóng!!! Cuội, quạt
- Bờm: Em chả thấy nóng gì cả. (ra vẻ quạt quạt vì có chiếc quạt mo)
Cuội lon ton chạy theo đòi mượn nhưng Bờm nhất quyết không cho.
- Hằng: thời buổi nào rồi còn dùng quạt mo, xem chị đây. (rút từ trong túi ra quạt pin, đảo 1 vòng trên sân khấu)
Nhạc “quạt giấy”, Cuội + Bờm lon ton chạy theo. Chị Hằng đột nhiên tắt phụt
Hằng: Vô duyên!
- Bờm: Chị chị, hay đổi cho em cái quạt mo lấy quạt xịn xịn này đi. Phú ông đổi 3 bò 9 trâu em cũng ko ưng, nhưng cái quạt của chị thì em ưng rồi đấy
- Cuội: Ấy ấy, bà chị đừng nghe nó, quạt mo là động cơ tay, quạt chị là động cơ pin con thỏ nhé, ko nên ko nên. Còn chị lấy tạm gốc đa của em về mà ngủ, êm lắm êm lắm. Còn cái quạt của chị thì để em cầm cho đỡ nặng.(Cuội định giật nhưng chị Hằng đã nhanh tay giơ lên. Cuội + Bờm nhao với)
- Hằng: Thôi thôi! Hai đứa nghe lời chị nào. Nghiêm! Đằng trước quay! (Cuội + Bờm đừng nghiêm, quay mặt về phía khán giả)
- Hằng: này này, chị hỏi tiếp nhé. Bạn nào cho chị biết mô hình của trường ta là gì? (Khát vọng và long nhân ái)
- Cuội: Vậy giờ là câu hỏi của mình đố các bạn đây: đố các bạn biết. Trường mình mang tên anh hùng nhỏ tuổi nào?
- Hằng: Chị cũng có câu hỏi dành cho các em nữa đây. Em nào cho chị biết họ và tên đầy đủ của cô Hiệu trưởng và cô hiệu phó trường ta… Nhanh nhanh nào
Và bây giờ các bạn có muốn biết lớp nào có mâm ngũ quả đẹp nhất không? Chúng ta hãy cùng lắng nghe các bạn của các khối lớp thuyết trình cho mâm ngũ của mình các bạn ấy sẽ cho chúng ta biết ý nghĩa tết Trung Thu nhé. Tặng quà cho học sinh đặc biệt khó khăn nhân dịp Trung thu. …………(Cô...)
* Cuội: Các bạn ơi, các em có đoán được chương trình tiếp theo là chương trình gì không? chúng ta hãy cùng xem múa Lân nhé. Tiết mục không chỉ thỏa mãn niềm đam mê, sở thích của các cháu mà còn thể hiện niềm vui, sự hồn nhiên, nhí nhảnh của lứa tuổi thiếu nhi. Xin quý vị đại biểu, quý phụ huynh, cùng các cháu thiếu nhi thưởng thức.
* Chị Hằng: Các bé ơi? Trung thu đến các con thích ba mẹ mua cho mình gì nhất nè? ( lồng đèn, bánh trung …) đúng rồi trong đêm trăng sáng để đi xem múa lân thì những chiếc lồng đèn không thể thiếu đúng không nè? Với những chiếc lồng đèn đủ màu sắc ngộ nghĩnh của các cháu thiếu nhi, sau đây chúng ta cùng thưởng thức màn trình diễn “ Lồng đèn cùng bé xem hội múa lân” do các siêu mẫu nhí của trường trình bày. Xin 1 tràn pháo tay chào đón các siêu mẫu nhí.
* Cuội: Các bạn ơi! Lồng đèn có đẹp không? Vậy thì hãy cho một tràng pháo tay thật lớn nào. Ah, cho Cuội hỏi nè ? Thế các bạn có biết vào đêm trung thu chúng ta nhìn thấy cái gì mà thật sáng mà ánh sáng diệu dàng, mát mẻ không như mặt trời? ( mặt trăng) đúng rồi. Vậy các con có biết tuổi của trăng là bao nhiêu không? ( không). Vậy muốn biết tuổi của trăng bao nhiêu sau đây chúng ta cùng nghe 2 bạn nhỏ hát bài “ Tuổi của trăng” do chú Trịnh Vĩnh Thành sáng tác nha.
Chị Hằng: Các bé ơi, các bé có thích phá cỗ để lấy những may mắn, những phần quà cho mình không? Bây giờ chị Hằng xin hô khẩu hiệu 1.2.3 bạn nào nhanh tay nhanh chân lấy nha, nhưng không được tranh dành đâu đó.
Chị Hằng: Chương trình văn nghệ văn nghệ “ Vui tết trung thu” đến đây xin khép lại. Kính chúc quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đặc biệt các cháu thiếu nhi có 1 mùa trung thu vui vẻ, rộn ràng, tưng bừng để bắt đầu năm học mới thật nhiều thành tích mới.
-
Kịch bản Trung thu hài hước: Chú Cuội - Chị Hằng
I. Giới thiệu chương trình và đại biểu:
Kính thưa các quý vị đại biểu.
Thưa toàn thể các em thiếu nhi thân mến!"Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm”Rằm tháng tám hằng năm, trẻ em lại háo hức đón chờ một ngày Tết đặc biệt - Tết Trung Thu. Và hẳn chúng ta, những người lớn cũng không thể quên được những ký ức tuổi thơ với đêm trăng rước đèn lung linh khắp xóm, những tiếng trống tùng.. rinh vang dội của những điệu múa lân, múa rồng , tiếng đồng ca của cả đám con nít rồng rắn và một mâm cỗ lớn với đầy những bánh trái, đặc biệt là bánh nướng, bánh dẻo.
Với mong muốn tổ chức một chương trình trung thu đầm ấm, ý nghĩa cho các cháu hiện đang học tại Trường mầm non... Được sự chỉ đạo của ..., được sự nhất trí của ... về việc tổ chức chương trình “ Vui tết trung thu” năm học 20XX – 20XX. Chương trình là dịp để khích lệ tinh thần các thiếu nhi đang học tập tại Trường mầm non được giao lưu, gặp mặt, vui chơi bổ ích, đem lại niềm vui cho các em. Đó chính là lý do của chương trình văn nghệ hôm nay.
Giới thiệu đại biểu
II. Chương trình văn nghệ:
Hằng Nga: Cuội ơi!. Cuội ơi - Các bạn ơi có ai biết chú Cuội ở đâu không nhỉ? Các bạn hãy gọi to lên nào: 1,2,3 Chú Cuội ơi!
Chú cuội ơi!
*Chú cuội: (đầu đội mũ bảo hiểm xuất hiện trong trang phục chú Cuội):
- Ai gọi tôi đấy!
- Chú Cuội đây các bạn nhỏ ơi!
- Chú cuội xin chào tất cả các bạn nhỏ.
- Các bạn ơi, hôm nay các bạn thấy có vui không!
* Học sinh: Nói thật to (Có ạ).
* Chú cuội: Vậy chúng ta cùng vỗ tay thật to để chào chú cuội đi nào.
* Học sinh: Vỗ tay thật to và đều.
* Có một tiếng vọng bên trong:
* Chị Hằng: Chú Cuội trên đầu đội cái gì thế kia?
* Chú cuội: Ah các bạn ơi! đây là cái gì thế nhỉ?
* Học sinh: Mũ bảo hiểm ạ!
Chị Hằng - Các bạn có biết vì sao chú Cuội phải đội mũ bảo hiểm không?
* Chú cuội: Các bạn không biết à? Đang trong Tháng an toàn giao thông, phát động toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông và thực hiện văn hoá giao thông. Các bạn nhỏ nhớ khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm đấy nhé.À, các bạn nhỏ biết không chú Cuội thấy các bạn nhỏ chúng ta vui Trung thu, thích quá... khi Ngọc Hoàng Thượng đế đang ngủ, chú trốn Ngọc Hoàng xuống vui chơi cùng các em đấy.
Các bạn có thấy Cuội có chấp hành tốt ATGT không?
* Học sinh: (Nói to) - Có ạ !
* Chú Cuội: Được nhiều bạn khen, Cuội thích quá!
Thôi chết rồi, khi chú Cuội xuống đây, chú đi cùng chị Hằng. Vậy mà không biết chị Hằng biến đi đâu nữa? Các bạn ơi! gọi chị Hằng hộ chú Cuội với.
* Học sinh: (Gọi to)- Chị Hằng ơi !
* Chị Hằng xuất hiện (Tấm): Chị Hằng đây! Chị Hằng đây! Chị Hằng
xin chào các em thiếu nhi thân yêu của trường mầm non .......... nhé.
Học sinh: Chúng em chào chị Hằng ạ
* Chú Cuội: Chị Hằng ơi! Sao chị đi chậm thế?
* Chị Hằng:
- Chú Cuội có biết không?
Chị Hằng cưỡi gió
Vừa bay tới đây
Mới vén tường mây
Thấy ngay các bạn
Rước đèn, họp bạn
Bày cỗ linh đình
Tiếng trống thùng thình
Rộn ràng khắp xã.
Ô! Mệt quá, đường thì chật, các bạn nhỏ thì lại đông, chị không nhớ đường nên bị lạc, giờ mới đến được đây! Mệt nhưng mà vui quá!
Bây giờ chị hỏi các em này, em nào cho chị biết ý nghĩa của ngày Tết Trung
* Chú Cuội: Có bạn nào biết không nào?
* Thiếu nhi: Không ạ!
* Chị Hằng: Vậy bây giờ chị Hằng, chú Cuội kể cho các em nghe ý nghĩa ngày tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng nhé:* Chị Hằng: Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết trông trăng”. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, đèn kéo quân...rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này nhân dân thường bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. ở một số nơi còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
* Chú Cuội: Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, ngày Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng nữa đấy. Bởi vậy dân gian có câu:
Muốn ăn lúa tháng năm,
Trông trăng rằm Tháng tám.
* Chị Hằng: Bây giờ thì tất cả chúng ta ý nghĩa ngày tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng rồi chứ. Vậy chúng mình cùng nhau hát bài “..................................................................................” nhé.
* Cuội: Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào...Hình như vẫn chưa phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là "Chơi đố vui, nhận phần thưởng", người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà... MC đọc câu đố:
Câu 1: Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì?
a. Tết Trông Trăng
b. Tết Thiếu Nhi/Tết Nhi Đồng
c. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu?
a. Việt Nam
b. Trung Quốc
c. Nhật Bản.
Câu 3: Ngày Tết Trung Thu được mừng ở những quốc gia nào?
a. Các quốc gia Đông Nam Á
b. Tất cả các quốc gia Châu Á.
c. Phần lớn ở các quốc gia Đông Á.
Câu 4: Vì cao các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ không mừng Tết Trung Thu?
a. Vì họ không thích
b. Vì họ chỉ sử dụng Lịch Mặt Trời.
Câu 6: Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai?
a. Thiếu niên nhi đồng
b. Tất cả mọi người
c. Cho tất cả Thanh Thiếu Niên
Câu 7: Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai?
a. Chị Hằng và Thỏ ngọc
b. Chú Cuội và Thỏ Ngọc
c. Chú Cuội và chị Hằng.
Câu 8: Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng? a. Chị Hằng b. Chú Cuội c. Thiên Lôi.
Câu 7: Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì? a. Cây sung b. Cây Đa c. Cây Bồ Đề.
Chú Cuội: Vừa rồi chị Hằng và chú Cuội thấy các em thiếu nhi Trường ........ chúng ta rất vui vẻ, thông minh giải câu đố, lại còn hát hay nữa. Chú Cuội đề nghị tất cả chúng ta cùng nổ một tràng pháo tay hoan nghênh các bạn nhỏ nào.
Chú Cuội: Các em ơi! Cuội có một bí mật, và bây giờ Cuội sẽ bật mí cho các em biết. Là khi trốn xuống đây, Cuội đã ghé qua chỗ luyện đơn của Thái Thượng Lão Quân chôm rất nhiều tiên đơn và nhân sâm ngàn năm mà ai ăn vào sẽ trường sinh bất tử đó nha. Bây giờ em nào muốn trường sinh bất tử thì xung phong lên tham gia cuộc thi : “AI ĂN NHANH NHẤT” Cuội có 5 cái dĩa đựng tiên đơn và nhân sâm, Cuội cần 5 em…Em nào ăn hết trước sẽ được phong vương chức Tề Thiên Đại Thánh , các em còn lại là khỉ con (và đặc biệt mỗi em tham gia chơi đều được Cuội thưởng những viên tiên đơn hết sức quí giá này. Nào mời các em!
Chú Cuội: Các em ơi! Muốn tạo được mưa thì phải có mấy vị thần? (thần sấm, thần sét, thần chớp, thần gió , thần mưa). Em nào biết cuội sẽ thưởng tiên đơn….Bây giờ, Cuội mời em nào có hơi dài nhất lên tham gia cuộc thi : “VÔ ĐỊCH THẦN GIÓ”. Em nào thổi cho bao (bong bóng) của thần gió bể trước thì sẽ phong vương nhà vô địch thần gió năm 20XX. Các em còn lại là quân sĩ của thần gió (và đặc biệt mỗi em tham gia chơi đều được Cuội thưởng những viên tiên đơn về dâng tặng mẹ và mẹ chúng ta sẽ được trường sinh bất tử để khỏi “Đêm đêm con thắp sao trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con). Những đứa con hiếu thảo đâu nào xung phong lên và hãy cố gắng hết mình đi nào.
Chơi thêm một vài trò nữa...
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh!
Mặc dù, bận rất nhiều công việc nhưng trong đêm hội trung thu của các em hôm nay chúng ta rất vinh dự được đón tiếp ông………………………………………………………
Sau đây, xin trân trọng kính mời ông lên phát biểu và tặng quà cho các em học sinh trong nhà trường.
Kính thưa các vị đại biểu khách quí ! kính thưa thầy cô, các bậc PH và các em thân mến! Đêm hội hôm nay đã đem đến cho chúng ta niềm vui, sự phấn khởi và tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên trong từng lớp. Qua đó, cũng giúp các em hiểu thêm về ý nghĩa của ngày tết trung thu ở Việt Nam.
Sau không khí vui vẻ cùng với những trò chơi dân gian lý thú. Đêm hội trăng rằm năm 20XX của trường mầm non đã thành công tốt đẹp.
Sự có mặt của các vị đại biểu trong Đêm hội trăng rằm hôm nay là sự động viên mang ý nghĩa sâu sắc đối thầy và trò nhà trường. Thay mặt cho tập thể sư phạm nhà trường và các em học sinh, xin quyết tâm sẽ tiếp tục thực hiện thật tốt nhiệm vụ năm học, xin chân thành cám ơn những tình cảm tốt đẹp và những món quà đầy ý nghĩa của các vị đại biểu đã mang đến cho thầy và trò nhà trường.
Trước khi nói lời tạm biệt, thay mặt BTC, Cuội xin chúc các vị lời chúc sức khỏe, vui vẻ hạnh phúc trong đêm hội trăng rằm. Xin cám ơn! -
Kịch bản Trung thu hài hước trường mầm non
1.MC của chương trình nói lời giới thiệu:
Các con à, Vào mỗi đêm Trung thu, ánh trăng vàng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Các con biết không, Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình quay quần đoàn tụ bên nhau. Trung thucòn là dịp để các em thiếu nhi thoả thích được vui chơi, được xem múa lân, được ăn bánh kẹo. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ngày tết Trung thu có những ý nghĩa đặc biệt riêng của mỗi người nữa.
Như thường lệ hằng năm vào ngày tết Trung thu, trường mầm non…..tổ chức ngày hội cho các bé vui đón Trung thuở trường, bên bạn bè và cô giáo của mình. Đến dự ngày hội “ Vui hội trăng rằm” hôm nay, chúng ta vui mừng chào đón:
Cô………………………………………..Hiệu trưởng trường mầm non …(Vỗ tay)
Cô………………………………………..(Vỗ tay)
Cô………………………………………..(Vỗ tay)
Đặc biệt là sự hiện diện của tất cả các bé các khối nhà trẻ, mầm, chồi, lá trường mầm non.... Chúng ta hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để chào đón mình nhé!
Tiếp theo:2. Kịch bản chú Cuội chị Hằng
Cháu:
Loa…loa….loa…loa…Trung thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hộiLoa….loa…loa…loa…
Loa….loa…loa…loa…
Các em nhỏ: Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi cùng chúng em đi!!!- Hằng Nga xuất hiện: bay lượn nhẹ nhàng.
- Hằng Nga: Chị Hằng Nga chào tất cả các bạn nhỏ trong trường mầm non...
- Các em nhỏ: Chúng em chào chị Hằng Nga
- Hằng Nga: Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các em. Các em cùng chào đón 1 người bạn cũng đến từ cung trăng
- Chú cuội: Đi ra
- Các em nhỏ: Đọc bài đồng dao
“Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa”.
- Chú Cuội: Cuội xin chào các bạn, ở đây có nhiều bạn nhỏ, lại có cả chị Hằng nữa. Cuội nghe nói ở Trường mầm non XX các bạn vừa chăm ngoan, học giỏi lại hát hay múa đẹp?- Chị Hằng Nga: Cuội nói đúng rồi đấy và ngay sau đây chị mời các em và Cuội cùng xem các tiết mục văn nghệ của các bạn khối lớn của trường mình biểu diễn nhé!
3. Tiết mục ca nhạc Trung Thu
Chú Cuội: Mở đầu chương trình văn nghệ là tiết mục múa trên nền nhạc bài hát “Em đi xem hội trăng rằm”. Bài hát nhẹ nhàng, êm dịu .. . khiến người nghe hình dung ra cảnh cô bé nho nhỏ, mặc áo tứ thân đang vui cười và nhún nhảy dưới ánh trăng tròn ... e thẹn với những chàng trai cùng lứa tuổi. Bài hát nổi tiếng trong làng âm nhạc Hải Ngoại của nhạc sĩ Sao Mai Nguyễn Nghị - "Em Đi Xem Hội Trăng Rằm" với lời ca ví von, trong sáng, dễ thương đến nỗi ông trăng cũng phải ý a nằm nghiêng, tất cả nhân gian phải chao đảo trước hình ảnh cô gái áo quần hài gấm bảnh bao hoà vào dòng người đi xem hội trăng rằm.
Xin mời tiết mục múa của đội văn nghệ của lớp...Chị Hằng: Vậy là sau bao nhiêu ngày háo hức chờ đợi - đêm trăng rằm trung thu đã đến.
“Trăng như nón mẹ - lơ lửng trước nhà
Trăng như trái bóng - ai đá lên trời
Trăng như quả chín - ngọt thơm biếu bà …”
Vầng trăng trung thu đã về cho tuổi thơ thêm niềm vui và tiếng cười. Chúng ta hãy cùng đón trăng thu với nhạc phẩm “Vầng trăng yêu thương” do đội văn nghệ lớp... thể hiện tiếp theo sau đây !Chú Cuội: Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là biết Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai cũng đều cảm nhận được không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của cặp đôi....
Giới thiệu trò chơi và một số tiết mục khác nữa.
4. Bế mạc chương trình
MC: Cứ mỗi khi rằm tháng Tám đến, chúng ta lại nhắc nhở nhau sự tích chú Cuội, sự tích Hằng Nga… Niềm vui của thiếu nhi chúng ta là thấy ánh trăng vẫn luôn đúng hẹn. Theo chu trình tuyệt diệu của tạo hóa, trăng mãi tròn thêm tỏa sáng trên khắp bầu trời. Niềm vui của thiếu nhi chúng ta là mỗi độ Trung Thu về lại được cùng chúng bạn đi rước lồng đèn, được cha mẹ mua cho tấm bánh đặc biệt mang tên NGÀY HỘI THÁNG TÁM
Niềm vui của thiếu nhi khi Trung Thu về lại được xem múa lân, được vui ca nhảy múa theo tiếng trống múa lân. Xin cho các em mãi luôn giữ được sự trong trắng, đơn sơ, hồn nhiên của tuổi thơ, dù mai này có lớn khôn, không còn trẻ thơ như ngày nào, thì tâm hồn các em vẫn giữ được sự bình an thư thái, giữ được nụ cười tươi tắn mãi như ngày hôm nay!
Cầu chúc cho tâm hồn mọi người luôn đẹp như ánh trăng rằm và cuộc sống này luôn ngọt ngào như những chiếc bánh trung thu !Và sau đây là phần phá cỗ của đêm hội trung thu hôm nay ! (Bật nhạc nền Chú Cuội chơi trăng)
Mời đại diện các lớp bê mâm cỗ của lớp mình về vị trí của lớp để phá cỗ, vui đêm trung thu hôm nay. Trong thời gian phá cỗ, mời toàn thể các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh một lần nữa hướng lên sân khấu thưởng thức màn múa lân độc đáo... -
Kịch bản chương trình Tết Trung thu hài hước
I. Phần Xuất hiện của Cuội và Hằng:
Xuất hiện bằng cách ra sân khấu trực tiếp hoặc xuất hiện bằng một câu chuyện nào đó. Cuội và Hằng có thể cùng nhau đóng kịch để tăng sức hấp dẫn.
Cháu:
Loa…loa….loa…loa…
Trung thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa….loa…loa…loa…Loa….loa…loa…loa…
Các em nhỏ: Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi cùng chúng em đi!!!
- Hằng Nga xuất hiện: bay lượn nhẹ nhàng.- Hằng Nga: Chị Hằng Nga chào tất cả các bạn nhỏ trong trường mầm non...- Các em nhỏ: Chúng em chào chị Hằng Nga- Hằng Nga: Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các em. Các em cùng chào đón 1 người bạn cũng đến từ cung trăng.- Chú cuội: Đi ra- Các em nhỏ: Đọc bài đồng dao
“Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa”.
- Chú Cuội: Cuội xin chào các bạn, ở đây có nhiều bạn nhỏ, lại có cả chị Hằng nữa. Cuội nghe nói ở Trường mầm non XX các bạn vừa chăm ngoan, học giỏi lại hát hay múa đẹp?
- Chị Hằng Nga: Cuội nói đúng rồi đấy và ngay sau đây chị mời các em và Cuội cùng xem các tiết mục văn nghệ của các bạn khối lớn của trường mình biểu diễn nhé!
Phần lễ chương trình (có chương trình không cần đến):
Khoảnh khắc đòi hỏi tính nghiêm túc và giới thiệu đúng đủ chức vụ theo kịch bản. (Mc có thể nhìn giấy khi giới thiệu phần lễ) Cuội và Hằng có thể song mic cùng nhau, phân chia lời dẫn.
Xin hân hoan chào đón toàn thể các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ đến với chương trình Trung thu với chủ đề ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ngày hôm nay.
Lời đầu tiên cho phép chú Cuội cùng chị Hằng xin được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Quý vị thân mến, Trung thu là ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam với rất nhiều giá trị đẹp. Ngày tết đặc biệt này là thời điểm để bố mẹ dành tình yêu thương cho các con của mình, là dịp để các bạn nhỏ được vui chơi thỏa thích, được rước đèn dưới ánh trăng sáng, được chơi cùng Chú Cuội chị Hằng, được phá cỗ... những giây phút ấy thật tuyệt vời làm sao. Ban tổ chức chương trình xin phép thay lời muốn nói bằng những tiết mục, chương trình đặc sắc trong đêm nay. Rất mong sẽ được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo, các cán, bộ nhân viên và các bạn nhỏ bằng một tràng pháo tay thật lớn.
Chơi trò chơi hoạt náo (là các trò chơi không cần đến đạo cụ):
Cuội (Hằng) nên tổ chức ngay khi xuất hiện để tạo ấn tượng mạnh tới các bạn nhỏ Chơi khi chương trình bị cháy (các tiết mục giới thiệu nhưng không chịu lên sân khấu, hoặc Mc phải câu giờ chờ đại biểu, chờ các tiết mục khác...) Cuội và chị Hằng xuất hiện trong không khí sôi động của âm nhạc:
Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào...Hình như vẫn chưa phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là "Chơi trò chơi, nhận phần thưởng", người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà... MC đọc câu đố:
Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai? (ĐA: Chú Cuội và chị Hằng)
Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng? (ĐA: Chú Cuội)
Bánh Trung Thu thường có hình trong và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì? (ĐA: Trời tròn đất vuông)
Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì? (ĐA: Hội Trăng Rằm)...
II. Giới thiệu các tiết mục:
Tiết mục hát: giới thiệu đủ tên bài hát, tên người thể hiện, người sáng tác bài hát
Tiết mục nhảy: Giới thiệu người thể hiện, giới thiệu tên bài nhạc (nếu cần)
Lời dẫn giới thiệu bài hát:
Tiết mục 1: đơn ca ''Thùng thình"
Nếu rước đèn, phá cỗ là hình ảnh đặc trưng của Tết trung thu thì tiếng trống lân thùng thình là âm thanh không thể thiếu trong dịp hội hè này. Tiếng trống lân còn là tín hiệu để đám trẻ tụ họp “liên hoan” trong ngày Tết dành riêng cho mình. Chúng ta hãy cùng nghe lại ca khúc này qua giọng ca của bé... đến từ lớp...
Tiết mục 2: Chiếc đèn ông sao (tiết mục song ca)
Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là ai cũng biết Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai ai cũng cảm nhận được cái không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của 2 bé...
Lời dẫn giới thiệu tiết mục nhảy
Các bạn nhỏ này, cung trăng của chúng ta sẽ được khuấy động bằng một tiết mục cực kỳ sung trên nền nhạc cực kỳ sôi động. Các bạn nhỏ hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón tiết mục nhảy .........................của................................
Chơi trò chơi (có đạo cụ): là các trò chơi tổ chức trên sân khấu.
Thường có 2 – 3 trò chơi trong 1 chương trình. Các trò chơi nên kết hợp với âm nhạc để tăng sức hấp dẫn, sôi động. Mc có thể tổ chức trò chơi cho gia đình cùng chơi ngay tại sân khấu.
Các bạn nhỏ ơi, hôm nay Cuội Hằng tặng cho các bạn rất nhiều quà. Các bạn đã vui chưa? Bạn nhỏ nào muốn nhận thêm nhiều quà nữa nhỉ? Bây giờ Cuội Hằng đếm từ 10 cho đến 1, bạn nào lên sân khấu nhanh nhất sẽ có cơ hội nhận quà từ Cuội Hằng nha. Hô đếm 10 – 1; Còn bây giờ, các bạn gái sẵn sàng lên sân khấu chưa? Hô đếm 10 – 1.
1. Trò chơi: Nhảy dây thổi bóng!
Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bay. Luật chơi: 3 đội mỗi đội 6 người, 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, 2 người buộc bóng. Mỗi đội có 2 phút vừa nhảy dây vùa thổi bóng. Hết thời gian đội nào được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng.
2. Trò chơi thứ 2: Ai ăn nhanh nhất
Chuẩn bị: 1 quả dưa hấu, 3 cái đĩa to
Luật chơi: 3 đội, mỗi đội 3 người, trong thời gian 1p, đội nào ăn hết đĩa dưa hấu trước sẽ dành chiến thắng.
3. Trò chơi thứ 3: Trời, Đất, Nước
Luật chơi: Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi.
III. Phá cỗ - Tặng quà:
Các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến, giây phút đặc biệt nhất của ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ĐÃ ĐIỂM. Chúng ta hãy cùng nhau phá cỗ và mang lại niềm vui đặc biệt nhất trong khoảnh khắc đặc biệt này đi thôi. Cuội Hằng xin mời các bậc phụ huynh nhanh chân đứng dậy, đặt tay lên vai người phía trước, chúng ta sẽ tạo nên vòng tròn cung trăng thật đẹp để chuẩn bị cho giây phút phá cỗ đặt biệt này. Cơ hội phá cỗ nhận quà chỉ dành cho những ai đặt tay lên vai người phía trước và xếp thành vòng tròn cung trăng. Cuội Hằng bắt đầu đếm 10 9 ... 3 2 1.
Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ của chúng ta to và nhiều hoa quả bánh kẹo không nào! Tất cả là dành cho các em cả đấy, có chuối có bưởi có nho có bánh dẻo bánh nướng rất là ngon. Xin mời tất cả các bạn chúng ta cúng phá cỗ nào!!!
Lúc này Cuội và Hằng lần lượt phát quà cho các bé. Khi phát quà xong thì chuyển sang lời đọc phần kết chương trình.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến. Như vậy, giây phút phá cỗ cung trăng đã hoàn thành thật ý nghĩa và thành công. Đây cũng là khoảnh khắc chương trình trung thu Đêm hội trăng rằm phải khép lại. Thay mặt ban tổ chức chương trình, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty Gắn Kết, cảm ơn sự nhiệt tình của các thành viên ban tổ chức, tinh thần hết mình của các bậc phụ huynh và các em nhỏ. Kính chúc các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ một mùa trung thu ý nghĩa. Chúc tất cả quý vị có một giấc ngủ ngon. Xin chào và hẹn gặp lại ở mùa trung thu 20XX.
-
Kịch bản Trung thu hài hước Trường Tiểu Học
Phần xuất hiện của chú Cuội - chị Hằng:
Tiếng vọng từ bên trong:
Loa ! Loa ! Loa ! Loa
Bạn nhỏ chúng ta,
Lắng nghe thiên chỉ,
ở trên thiên đình,
Chú Cuội, chị Hằng
Thấy dưới hạ giới,
Trẻ nhỏ đùa vui,
Ca hát tươi cười,
Múa lân phá cỗ,
Bỏ cả chăn trâu,Chẳng biết đi đâu,
Ngọc Hoàng tìm mãi
Loa ! Loa ! Loa ! Loa
Loa ! Loa ! Loa ! Loa
Các bạn ơi có ai biết chú Cuội ở đâu không nhỉ? Các bạn hãy gọi to lên nào: 1,2,3 Chú Cuội ơi!
Chú cuội xuất hiện
- Tôi đây! Tôi đây! Có chú Cuội đây các bạn nhỏ ơi!- Chú cuội xin chào tất cả các bạn nhỏ.
- Học sinh: Nói thật to ( Chào chú cuội ạ!).
- Chú cuội (........): Các bạn ơi, các bạn thấy hôm nay có vui không?
- Học sinh: Nói thật to ( Có ạ).
- Chú cuội: Vậy chúng ta cùng vỗ tay thật to để chào chú cuội đi nào.
- Học sinh: Vỗ tay thật to và đều.
Thôi chết rồi, khi chú Cuội xuống đây, chú đi cùng chị Hằng. Vậy mà không biết chị Hằng biến đi đâu nữa? Các bạn ơi! gọi chị Hằng hộ chú Cuội với.
- Học sinh: (Gọi to) Chị Hằng ơi !
- Chị Hằng xuất hiện: Chị Hằng đây! Chị Hằng đây! Chị Hằng xin chào các em thiếu nhi thân yêu của trường TH .......... nhé.
- Học sinh: Chúng em chào chị Hằng ạ
- Chú Cuội: Chị Hằng ơi! Sao chị đi chậm thế?
- Chị Hằng: Chú Cuội có biết không?
Chị Hằng cưỡi gió
Vừa bay tới đây
Mới vén tường mây
Thấy ngay các bạn
Rước đèn, họp bạn
Bày cỗ linh đình
Tiếng trống thùng thình
Rộn ràng khắp xã.
Ô! Mệt quá, đường thì chật, các bạn nhỏ thì lại đông, chị không nhớ đường nên bị lạc, giờ mới đến được đây! Mệt nhưng mà vui quá! Bây giờ chị hỏi các em này, em nào cho chị biết ý nghĩa của ngày Tết Trung thu nào?
- Chú Cuội: Có bạn nào biết không nào?
- Thiếu nhi: Không ạ!
- Chị Hằng: Vậy bây giờ chị Hằng, chú Cuội kể cho các em nghe ý nghĩa ngày tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng nhé:
- Chị Hằng: Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, đèn kéo quân...rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này nhân dân thường bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.- Chú Cuội: Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, ngày Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng nữa đấy.Bởi vậy dân gian có câu:Muốn ăn lúa tháng năm,.Trông trăng rằm Tháng tám.- Chị Hằng: Bây giờ thì tất cả chúng ta ý nghĩa ngày tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng rồi chứ. Vậy chúng mình cùng nhau hát bài Tết trung thu nhé.
Vào chương trình:
- Chị Hằng: Các em ơi! Lúc nãy múa hát vui thật đấy.
- Chú Cuội: Trên trời thì trăng rằm tháng tám trong xanh vời vợi. Ở đây thì vầng trăng cổ tích của đêm hội với những mâm cỗ Trung thu tạo nên phong cảnh lung linh huyền ảo. Đây đúng là tết trung thu đẹp nhất của tuổi thơ chúng mình.
- Chị Hằng: Thấy các bạn tập trung thật vui vẻ Chị Hằng và chú Cuội đang đi dạo trên thiên cung vội xuống với các em luôn.
Tiếng vọng:
Đêm Trung Thu đẹp quá
Trăng toả sáng đất trời
Nâng tiếng hát chơi vơi
Cùng Hằng Nga xao động
Nghe các em hát gọi
Vội cất bước đi ngay
Giờ chị đã về đây
Cùng các em vui tết
- Chị Hằng: Ôi, hôm nay các em thiếu nhi đón Trung thu vui quá. Từ chiều đến giờ, các em thiếu nhi náo nức tham gia Hội thi bày mâm cỗ Trung thu này, thi làm đồ chơi Trung thu này. Ồ, chị còn được biết chúng mình còn mời các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trong toàn Thị trấn về đây vui tết Trung thu nữa. Thật là vui phải không các bạn!
- Chú cuội: Các em biết không, Đêm hội "Vầng trăng tuổi thơ" của thiếu nhi ...chúng mình còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cô, bác lãnh lạo... nữa đấy!
- Chị Hằng: Tới dự Đêm hội của chúng ta hôm nay, Chị Hằng Nga xin trân trọng giới thiệu với các em:...
Vào phần văn nghệ:
Chị Hằng: Các em ơi, hàng năm cứ đến ngày này chị mới lại được gặp các em, chị nhớ các em lắm. Các em ơi, Chị Hằng thì trẻ trung xinh đẹp, nhưng còn chú Cuội thì lại, thì lại rất là trẻ con các bạn ạ." Chú Cuội ngồi gốc cây đa để trâu ăn lúa gọi cha ời ời". Đấy! Xưa nay ai cũng gọi thằng Cuội, chú Cuội chứng tỏ là Cuội còn trẻ. Nhac sĩ Phạm Tuyên thì lại bảo Cuội già, Này nhé:"...Vui trăng sáng em thấy chú Cuội già. Chú Cuội già ngồi dưới gốc cây đa..."
Bây giờ chị sẽ nhờ đội văn nghệ trường... hát bài Chú Cuội chơi trăng của nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn để gọi Cuội về vui Trung thu. (Bài hát kết thúc bằng câu "...Cuội ơi! Cuội ơi...! Tất cả hướng lên bầu trời, từ không trung bao la, giọng chị Hằng thánh thót).
- Chú Cuội: Ôi Tết trung thu ở...đẹp quá, vui quá, đông người quá nên Cuội hơi bị xấu hổ.
- Chị hằng: Đấy các bạn thấy Cuội vẫn là trẻ con, quần áo thì ngắn cũn cỡn, chân thì đi đất, má đỏ như cà chua, thấy đông người còn xấu hổ nữa.
- Chú Cuội: - Cuội đã ngồi trên Cung trăng xa tít mù tắp hàng ngàn năm rồi. Mà chỉ có ngồi mỗi một mình dưới gốc đa chả có ai trò chuyện, buồn đến rụng tim, héo gan, tràn nước mắt, thắt cuống phổi, nổi da gà đây này.
- Chị hằng: Bây giờ về đây, có các bạn thiếu nhi, có chị Hằng, Cuội vui lên.Tặng quà
- Chú Cuội: Ôi, Cuội nhìn thấy rất nhiều phần quà hấp dẫn; chắc chắn đây là những món quà đầy ý nghĩa thể hiện sự quan tâm của các bác, các cô, chú lãnh đạo, các tổ chức dành cho thiếu nhi chung mình đấy.
- Chị Hằng: Đúng rối đấy các em ạ! Để chia sẻ, giúp đỡ, động viên các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục vươn lên trong học tập và rèn luyện; trong đêm hội Trung thu hôm nay, BTC sẽ tặng quà cho các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn có nhiều cố gắng trong học tập những phần quà thực sự ý nghĩa.
- Cuội: Ôi, thật là vui! Thế thì ngay bây giờ, Cuội sẽ mời các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn lên sân khấu để nhận các phần quà của BTC nhé!
- Chị Hằng: Sau đây chị Hằng Nga xin trân trọng kính mời các bác, các cô, chú đại biểu sẽ lên sân khấu để tặng quà và chụp ảnh lưu niệm với các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.Chị Hằng: Xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu và các em.
Cuội: Các bạn ơi! Các bạn ơi! Các bạn có vui không ạ! Cuội thì rất là vui, Cuội nhìn thấy có rất nhiều mâm cỗ Trung thu do các bạn thiếu nhi bày rất đẹp. Chỉ một lát nữa thôi, chúng mình sẽ cùng nhau phá cỗ trông Trăng nhé! Còn bây giờ Cuội xin mời các bác, các cô, chú lãnh đạo huyện đi chia bánh, kẹo cho tất cả các bạn thiếu nhi tham dự Đêm hội hôm nay nhé!
Tiết mục văn nghệ: Bài hát ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
Chị Hằng: Các bạn ơi, vừa rồi chúng mình đã được chứng kiến tình cảm của các vị đại biểu, các cô, các bác đại biểu dành cho thiếu nhi nói chung và các bạn có hoàn cảnh khó khăn trên toàn huyện nói riêng, điều đó gợi cho chúng ta nhớ đến một người luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thiếu nhi chúng ta. Đó chính là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta. Vậy để cảm ơn những gì Bác dành cho thiếu nhi chúng minh, các bạn hãy cùng chúng mình hát vang bài hát ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng nhé.
Kể sự tích Hằng Nga:
- Cuội: Các bạn ơi, Các bạn thấy chị Hằng Nga có xinh đẹp không? Rất đẹp phải không các bạn! Ở cả thế giới ai cũng khen chị Hằng đẹp, ai cũng mong được đẹp như chị Hằng.
- Cuội: Vậy Cuội kể chuyện chị Hằng Nga cho các bạn nghe nghe nhé.Cuội: Nhưng ....có chị Hằng ở đây, Cuội xấu hổ lắm. Không dám kể đâu.
- Chị Hằng: Vâỵ để chị Hằng đi thăm các bạn thiếu nhi Hiệp Hòa vui tết trung thu nhé.
- Cuội: Ngày xưa, có 10 ông mặt trời cùng dội lửa xuống có một chàng thiện xạ tên là Hậu Nghệ lên đỉnh núi Côn Lôn bắn rụng 9 mặt trời để cứu trái đất khỏi bị cháy thành than. Hằng Nga chính là vợ chàng thiện xạ đó. Thấy Hậu Nghệ vừa tốt bụng vừa có tài nên Vương Mẫu ở trên trời cho chàng thuốc trường sinh bất lão để lên trời thành tiên. Nhưng vì yêu vợ và không muốn xa vợ nên Hậu Nghệ không uống thuốc tiên mang giao cho Hằng Nga cất giữ. Một hôm có kẻ xấu tên là Bồng Mông mang kiếm đến đe doạ Hằng Nga bắt nàng đưa thuốc quý. Hằng Nga không muốn kẻ xấu trường sinh nên nuốt hết thuốc vào bụng. Không ngờ nuốt xong thì nàng bay thẳng lên Cung Quảng Hàm tức là nơi ở của các tiên nữ. Từ đó, hằng năm cứ đến rằm tháng 8 là ngày trăng sáng nhất, Hậu Nghệ cùng mọi người bầy cỗ "bái nguyệt" có nghĩa là Trông Trăng. Chắc các em rất thích lên Cung Trăng cùng chị hằng phải không?
Tiết mục Rước đèn tháng Tám (tiết mục đơn ca)
- Cuội: Dù là ngày xưa hay ngày nay thì rước đèn luôn được xem là một hoạt động đặc sắc và được các bạn nhỏ trông đợi nhất trong mỗi dịp Trung thu. Hình ảnh các em tay cầm những chiếc đèn đủ sắc "xanh lơ", "tím tím", "xanh lam", "trắng trắng" với nhiều hình dáng khác nhau, nào là "đèn bươm bướm", "đèn thiên nga", "đèn ông sao", "đèn cá chép" lung linh và hồn nhiên vui đùa bên mâm cỗ "bánh dẻo", "bánh nướng" dưới trăng luôn làm thích thú người xem. Và những hình ảnh đầy thân thương này đều xuất hiện trong ca khúc "Rước đèn tháng Tám". Trong đêm văn nghệ hôm nay, chúng ta sẽ được nghe lại ca khúc này qua phần trình bày của bé...
Trao giải thi Bày cỗ và làm đồ chơi Trung thu
- Hằng Nga: - Ôi phong cảnh quê hương thật là đẹp. Các em thiếu nhi tổ chức vui tết trung thu khắp nơi, Chị Hằng mải ngắm suýt quên đường về. À, mà chị Hằng thấy có rất nhiều mâm cỗ Trung thu được bày thật là đẹp; lại còn bao nhiêu là đồ chơi Trung thu thật là ngộ nghĩnh, đáng yêu nữa. Ồ mà hình như đó là những sản phẩm do các bạn thiếu nhi tự làm để tham gia đêm hội hôm nay đấy!
- Cuội: Ồ, hay quá! Vậy thì chúng mình phải mời các bạn thiếu nhi thị trấn lên sân khấu để trao thưởng cuộc thi bày cỗ và làm đồ chơi Trung thu thôi.
- Chị Hằng: Sau đây, Chị Hằng xin mời lên sân khấu .... bạn thiếu nhi đại diện cho Liên đội... lên sân khấu để nhận giải thưởng của Ban Tổ chức.
Kể sự tích Chú Cuội cung trăng:
- Chú cuội: Các bạn ơi các bạn có muốn nghe chuyện sự tích chú cuội không? Bây giờ chị Hằng sẽ kể chuyện sự tích Chú Cuội cho các bạn nghe nhé.
- Hằng Nga: Có nhiều người tưởng Cuội là hay nói dối nhưng không phải đâu? Cuội là một tiều phu thật thà và tốt bụng được trời giao cho cây Đan Quế vỏ cứng như sắt và lá là thuốc trường sinh bất lão, người hoặc vật chết rồi, Cuội lấy lá nhai bỏ vào miệng là lại cứu sống lại. Nhưng vì là cây thần nên phải tưới bằng nước sạch. Một hôm Cuội vào rừng kiếm củi, vợ Cuội ở nhà tưới cây bằng nước tiểu thế là lập tức cây bất gốc bay lên. Vừa lúc đó Cuội về đến nơi vội vàng lấy cái búa móc vào gốc để giữ lại, nhưng cây đa thần đã đưa Cuội lên cung trăng, vào những đêm trăng tròn, nhất là rằm tháng 8 nhìn lên mặt trăng sẽ thấy hình bóng Cuội ngồi dưới gốc đa cổ thụ.
- Cuội: Cuội có ý kiến thế này, mỗi năm chị Hằng và Cuội chỉ được về trần gian chơi một lần. Bây giờ các bạn hãy múa hát đi cho Cuội xem với.
Chơi trò chơi:
- Chị Hằng: Để tiếp theo chương trình, chúng mình hãy cùng chơi một trò chơi nhé. Các em hãy giơ những cánh tay của mình lên nào, rất nhiều phần quà đáng yêu đang chờ đợi các em trên sân khấu đấy. Hãy giơ cao cánh tay của mình lên nữa đi ạ.
Các em có vui không?
Các em có muốn chơi tiếp không?
Nhưng trước khi đến với trò chơi tiếp theo chúng mình hãy cùng thưởng thức bài hát: "Rước đèn ông sao" do tốp ca ...đến từ lớp thể hiện. Chúng mình hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các bạn nhé!Vâng như lời hứa, chị sẽ mang đến cho các bé một trò chơi nữa đây. Chị cần 5 bạn nam và 5 bạn gái. Các em hãy giơ cao tay lên nào.Giới thiệu các tiết mục văn nghệ tiếp theo.
Kết thúc
- Chị Hằng: Kính thưa các vị đại biểu khách quý, các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi thân mến! Đêm hội "Vầng Trăng Tuổi thơ" do... tổ chức đến đây là kết thúc.Cuội: Xin cảm ơn sự có mặt, động viên và chia sẻ của các Bác, các cô chú Đại biểu, Chúc các vị đại biểu luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các em thiếu nhi bước vào năm học mới tươi vui và phấn khởi đạt kết quả xuất sắc trong năm học mới. Hằng Nga: Xin chào và hẹn gặp lại vào Trung Thu năm sau!