Top 10 Kỹ năng bắt buộc phải biết khi bất ngờ gặp tình huống nguy hiểm
Trong cuộc sống, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm. Chúng ta sẽ không thể lường trước được những tình hướng nguy hiểm ấy, vậy nên có ... xem thêm...kỹ năng đối diện với khó khăn là điều rất cần thiết. Cùng Toplist tìm hiểu những kỹ năng sống cơ bản sau đây để giúp bạn vượt qua những tình huống nguy hiểm.
-
Hỏa hoạn là hiểm họa do lửa gây ra. Hỏa hoạn là thuật ngữ để chỉ một đám cháy lớn thiêu đốt phá hủy tài sản (cháy nhà và công trình xây dựng), đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của con người, sự sống động vật và thiêu đốt thảm thực vật (cháy rừng). Hỏa hoạn mối nguy hiểm của con người. Mỗi vụ cháy xảy ra không ít thì nhiều cũng là những mất mát về của cải vật chất có khi còn là cả con người.
Cách vượt qua:
- Cúi thấp người xuống gần sát với sàn nhà và thoát ra khỏi đám cháy càng sớm càng tốt
- Không dùng nước để dập tắt đám cháy do chập điện
- Không mở cửa sổ và tìm chỗ ẩn nấp trong đám cháy
- Gọi điện cho cứu hỏa.
-
Dị vật họng là một cấp cứu tai mũi họng thường gặp trong các trường hợp dị vật đường ăn, gặp ở cả nam và nữ, ở trẻ em và người lớn. Dị vật họng thường hay xảy ra trong sinh hoạt vì đường vào là đường miệng, cấu trúc họng gồm nhiều khe, rãnh, hố nên dị vật dễ rơi vào.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Dùng tay khỏe tạo hình nắm đấm, tay còn lại giữ chặt và đặt tại vị trí bên dưới lồng ngực và trên rốn. Ấn và đẩy tay theo hình chữ J với tốc độ nhanh chóng
- Cách 2: Trong lúc tay vẫn đang siết chặt ở phía trước thì bạn gập người vào thành ghế. Hãy để nắm đấm tay nằm giữa chiếc ghế và bụng của bạn rồi tận dụng lực từ chiếc ghế đó.
- Cách 3: Nằm trên sàn nhà giống tư thế hít đất. Nâng 1 cách tay lên rồi hít hơi thật sâu. Nâng cao đầu rồi đập phần ngực của bạn xuống nền nhà.
- Bạn không được nói hay uống bất kì thứ gì hoặc hít thở quá mạnh.
-
Đa số các chấn thương nhẹ gây chảy máu như vết cắt, vết trầy thường không nghiêm trọng. Trường hợp động mạch hoặc tĩnh mạch lớn bị tổn thương, ví dụ tĩnh mạch cảnh ở cổ, thì nạn nhân có thể bị chảy máu trầm trọng, tính mạng bị đe dọa. Sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể góp phần cứu sống người bệnh.
Cách thực hiện:
- Ép trực tiếp lên vết thương đang chảy máu
- Nâng cao vùng bị tổn thương
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối
- Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế nếu thấy cần thiết.
-
Gãy xương là do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông... khiến cho xương bị gãy. Gãy xương là một trong những tai nạn thường gặp, cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Nên nhớ, không di chuyển người bị thương hoặc chính bạn trừ khi cần thiết để tránh tình trạng càng thêm nghiêm trọng, trong khi chờ đợi sự trợ giúp từ y tế.
Cách sơ cứu:
- Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân.
- Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương.
- Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương.
- Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.
-
Sốc nhiệt (hay say nắng, cảm nắng) là một loại bệnh nhiệt nghiêm trọng. Thông thường, trung khu điều nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cân bằng, không thay đổi nhiều theo tác động của môi trường. Khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, gắng sức khiến trung tâm điều nhiệt bị tổn thương hoặc không còn điều khiển nổi sự cân bằng đó thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Cách xử lý:- Di chuyển đến nơi thoáng mát
- Cởi bớt quần áo ra
- Cho uống nước ngay nếu còn tỉnh và không nôn nhiều
- Đồng thời phải gọi ngay xe cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
-
Khi bị rắn độc cắn, sơ cứu vết thường là vô cùng quan trọng nếu không được xử lý tốt sẽ nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Vì vậy mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn phòng khi cần thiết. Trước hết, bạn phải cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công.
Cách xử lý:
- Cách tốt nhất sau khi bị rắn cắn là rửa sạch vết thương, băng quấn kín vết thương bình thường để không tạo áp suất và gây bầm tím, hoặc băng nẹp giống như khi gãy chân tay.
- Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
-
Khó thở là triệu chứng thường gặp, có thể do bị nhiễm vi-rút, vi khuẩn, do các bệnh lý tim mạch, hô hấp, ung thư...đều có thể gây khó thở. Những người này thường có rối loạn, nhịp thở nhanh nông hoặc chậm ngắn, kèm theo các cảm giác như: có gì đó đè nặng ngực, nghẹt thở, tức ngực,... Cơn khó thở có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở.
Cách xử lý:
- Thở sâu. Thở sâu đường bụng có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng khó thở
- Thở mím môi. Thở mím môi được xem là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở
- Ngồi thả lỏng và hơi nhô người về phía trước.
-
Khi trời mưa giông, thường hay xảy ra hiện tượng sấm chớp và sét. Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Sét có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành nên sét.
Cách xử lý:
- Tìm một cái hố hoặc mương ngồi co người lại
- Có thể đứng dưới cây nhưng hãy tìm những cây đứng sát nhau
- Không sử dụng điện thoại
- Không đứng dưới cột điện
- Không ẩn nấp dưới nước.
-
Bệnh bỏng hay phỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Bệnh bỏng không đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng làm cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi.
Cách xử lý:
Vết bỏng do lửa, hơi nóng:- Rửa dưới vòi hoa sen 10 đến 15 phút bằng nước lạnh
- Băng lại bằng gạc hoặc quần áo sạch
Vết thương do axit:
- Rửa dưới vòi hoa sen từ 10 đến 15 phút
- Dùng các chất trung hòa như xà phòng, pha baking soda với nước để rửa lại
- Băng lại bằng gạc hoặc vải sạch. Chú ý khi băng lại thì lỏng lẻo, nhẹ nhàng.
- Lấy khăn sạch lau sạch hóa chất còn trên vết thương
- Rửa dưới vòi nước từ 10 đến 15 phút
- Dùng các chất trung hòa để rửa lại
- Băng lại bằng gạc hoặc vải sạch. Chú ý băng nhẹ nhàng, nới lỏng băng.
-
Khi vô tình bị dẫm bơm kim tiêm nghi chứa máu HIV, nhiều người sẽ vô cùng hoang mang, lo sợ và cố nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm... Cần phải bình tĩnh và có phương pháp sơ cứu kịp thời tránh nguy cơ nhiễm HIV.
Cách xử lý:
- Nhanh chóng lấy các vật sắc nhọn gây vết thương chảy máu ra khỏi cơ thể (nếu có).
- Rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Tránh thực hiện các thao tác cầm máu hoặc bịt chặt vết thương ngay mà nên để cho vết thương tự tháo máu ra trong thời gian ngắn, tuyệt đối không được nặn bóp vết thương.
- Rửa kỹ lại vết thương một lần nữa bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, làm xét nghiệm HIV và điều trị phơi nhiễm.