Top 7 loại dấu và cách đặt dấu trong tiếng Việt chuẩn nhất

Cách sử dụng dấu câu trong Tiếng Việt tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người vẫn dễ mắc sai lầm. Bài viết hôm nay, Toplist sẽ chia sẻ đến bạn các loại dấu và ... xem thêm...

  1. Top 1

    Dấu chấm (.)

    Dấu chấm (.): Dấu chấm thường dùng ở cuối câu, đặt cuối câu kể.


    1, Giới thiệu về người, vật, việc
    Ví dụ:

    • Em là học sinh lớp Bốn.
    • Chúng em đang đi chơi.
    • Mẹ em đang đi chợ.

    2, Miêu tả đặc điểm

    Ví dụ:

    • Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.
    • Giọng hát của Ngọc thánh thót, vang xa.

    3, Nêu ý kiến, nhận xét
    Ví dụ:
    Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)

    • Top 2

      Dấu chấm hỏi (?)

      Dấu chấm hỏi thường được dùng:

      1. Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều muốn được trả lời vì chưa biết, chưa rõ (Thường có những từ để hỏi như: không, phải không, à, đấy à, ư, đấy ư,…)

      Ví dụ:

      • Khi nào mẹ đi chợ?
      • Cháu học lớp Hai phải không?
      • Cháu được nghỉ học mấy ngày?

      2. Đặt cuối câu hỏi được dùng với mục đích khẳng định.

      Ví dụ:

      Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

      Như sông, như núi, như người Việt Nam?

      3. Đặt cuối câu kể nhưng lại được dùng với mục đích nghi vấn (khen, chê, yêu cầu, đề nghị…).

      Ví dụ:

      • Sáng nay, bạn Ngân đi học? (nghi vấn)
      • Chữ viết như thế này mà con bảo là đẹp à? (chê)
      • Sao bạn học giỏi thể? (khen)
      • Các em có thể nói to hơn một chút được không?(yêu cầu, đề nghị)
      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    • Top 3

      Dấu hai chấm (:)

      Dấu hai chấm được đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau:

      1. Là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật (thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang)

      Ví dụ:

      Mẹ ân cần dặn dò con: "Con phải cố gắng học tập tốt để mai sau trở thành người có ích cho xã hội".


      2. Là ý giải thích cho bộ phận đứng trước

      Ví dụ: Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc...

      (Vũ Tú Nam)


      3. Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết

      Ví dụ:

      5 điều Bác Hồ dạy bao gồm:

      • Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
      • Học tập tốt, lao động tốt
      • Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
      • Giữ gìn vệ sinh thật tốt
      • Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    • Top 4

      Dấu chấm cảm (chấm than) (!)

      Dấu chấm cảm (chấm than) (!): Đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm:

      1. Bộc lộ trạng thái cảm xúc

      Ví dụ: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!


      2. Biểu thị lời hô, lời gọi

      Ví dụ: Lan ơi! Đợi tớ với!


      3. Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo

      Ví dụ: Dế Choắt, hãy giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này!

      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    • Top 5

      Dấu phẩy (,)

      Dấu phẩy (,): Đặt ở giữa câu để:

      1. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ. (Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp tương đương nhau).

      Ví dụ:

      • Hoa, Nga, Lan và Hiền đều là những học sinh giỏi của lớp.
      • Ếch Con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

      2. Ngăn cách phần trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

      Ví dụ: Xa xa, trên bờ đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.


      3. Tách biệt phần chú thích

      Ví dụ: Đan-tê, một nhà thơ lớn của nước I-ta-li-a, là người rất ham đọc sách.

      (Bộ phận in đậm chú thích Đan – tê là ai.)


      4. Tách biệt phần chuyển tiếp giữa câu trước với câu sau.

      Ví dụ: Cứ thế, tôi lớn lên trong sự thương yêu của mọi người.


      5. Tách biệt phần hô ngữ

      Ví dụ: Thưa mẹ, con đã về ạ!

      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    • Top 6

      Dấu ngoặc kép " "

      Dấu ngoặc kép có thể đặt ở những vị trí khác nhau như đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê, những lời đối thoại để:


      1. Trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật (thường có dấu hai chấm đứng trước)

      Ví dụ: Rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền Vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:" Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Vương".


      2. Trích dẫn một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước).

      Ví dụ: Giữa khung cảnh vẫn "non xanh nước biếc" như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non...

      (Hoài Thanh - Thanh Tịnh)

      3. Những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa mai, v,v...)

      Ví dụ: Một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.

      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
    • Top 7

      Dấu ngoặc đơn ()

      Dấu ngoặc đơn có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để tách biệt phần chú thích (đặt trong ngoặc đơn) với phần được chú thích. Phần chú thích có thể là một từ, một ngữ, một câu hoặc nhiều câu có tác dụng nêu rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn, v.v...


      Ví dụ:

      Làng Mộ Trạch (Bình Giang – Hải Dương) là nơi có nhiều tiến sĩ.
      Trẻ em như búp trên cành

      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
      Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy