Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về viêm khớp
Ngày nay, rất nhiều người phải đối mặt với tình trạng viêm khớp. Viêm khớp xảy ra quanh năm, nhất là vào thời điểm giao mùa. Nhận biết dấu hiệu viêm khớp và ... xem thêm...điều trị ngay từ sớm rất quan trọng, có thể hạn chế tổn thương phá hủy khớp và ngăn ngừa nhiều biến chứng khác. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những lưu ý quan trọng nhất về bệnh này nhé!
-
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng đau ở một hay nhiều khớp như khớp đầu gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp cổ… Đây là một bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của khớp, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc hàng ngày. Có khoảng 100 loại viêm khớp, nhưng thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Viêm xương khớp (OA): Là loại viêm khớp phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến sụn khớp – lớp mô bao bọc các đầu xương, có vai trò giảm ma sát và giúp các đầu xương trượt lên nhau dễ dàng khi khớp chuyển động. Khi bị viêm, việc cử động khớp sẽ trở nên khó khăn hơn bình thường. Lâu ngày, lớp sụn sẽ dần thô ráp và mỏng đi, hình thành các gai xương, làm thay đổi hình dạng khớp, thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường.
Viêm khớp dạng thấp (RA): Là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các khớp (vị trí tổn thương đầu tiên là màng hoạt dịch của khớp), dẫn đến đau và sưng. Nữ giới mắc viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới, trong đó phụ nữ ở độ tuổi trung niên (trên 40 tuổi) có tỷ lệ mắc cao.
-
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp
Sau một thời gian nghiên cứu, các bác sĩ đã chỉ ra rằng người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh tương đối cao, đặc biệt là người trên 65 tuổi. Bởi vì, lúc này xương khớp bắt đầu lão hóa và rất dễ bị tổn thương. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh có xu hướng cao hơn so với nam giới.
Bên cạnh đó, bệnh viêm khớp có thể di truyền, nếu gia đình bạn có người thân từng mắc các bệnh liên quan, chúng ta hãy dành thời gian đi khám để có thể kịp thời phát hiện và điều trị. Tuy nhiên, yếu tố di truyền không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta mắc bệnh. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến viêm khớp.
Yếu tố không thể thay đổi
- Tuổi tác: nguy cơ phát triển hầu hết các dạng viêm khớp đều tăng theo tuổi.
- Giới tính: các dạng viêm khớp hầu như xuất hiện phổ biến hơn ở nữ giới, khoảng 60% người bị viêm khớp là phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh gout lại gặp ở nam giới nhiều hơn.
- Yếu tố di truyền: một số gene liên quan đến một vài dạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống và viêm cột sống dính khớp.
Yếu tố có thể thay đổi
- Thừa cân và béo phì: cân nặng vượt quá mức hợp lý sẽ kích thích thoái hóa khớp gối xuất hiện cũng như tiến triển nặng thêm.
- Chấn thương khớp: chấn thương xảy ra ở khớp cũng là tác nhân gây phát triển viêm xương khớp tại đó.
- Nhiễm trùng: vi sinh vật gây nhiễm trùng khớp có khả năng kích thích sự hình thành của nhiều dạng viêm khớp khác nhau.
- Nghề nghiệp: những nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần, liên tục cũng liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp gối.
-
Bệnh nhân viêm khớp thường gặp những triệu chứng nào?
Các triệu chứng viêm khớp và cách chúng xuất hiện rất khác nhau, tùy thuộc vào từng dạng viêm khớp.Những triệu chứng có thể phát triển dần dần hay đột ngột. Thông thường, viêm khớp là một tình trạng mạn tính nên các dấu hiệu có khả năng xuất hiện rồi biến mất hoặc kéo dài theo thời gian.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ 4 trong số các dấu hiệu cảnh báo sau đây thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Đau: những cơn đau do viêm khớp có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt. Người bệnh đôi khi chỉ thấy đau tại một khu vực nhưng có khi là nhiều vị trí khác nhau.
- Sưng: một số dạng viêm khớp, vùng da bên ngoài khớp bị viêm sẽ sưng, đỏ và cảm thấy hơi ấm khi chạm tay vào.
- Cứng khớp: đây là một dấu hiệu điển hình. Một số trường hợp, cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy hay sau khi ngồi làm việc, lái xe trong thời gian dài. Có những người lại bị cứng khớp sau khi tập thể dục…lạo xạo khi cử động các khớp.
- Khó di chuyển khớp: nếu cảm thấy đau đớn khi di chuyển các khớp hoặc đứng dậy sau khi ngồi thì có thể bạn bị viêm khớp hoặc gặp phải những vấn đề khác liên quan đến khớp.Các triệu chứng kèm theo có thể là: phát ban hay ngứa, khó thở, gầy, sút cân… theo đó các triệu chứng này có liên quan đế bệnh khác.
-
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp
Thông thường, viêm xương khớp là do sụn khớp bị thoái hóa. Sụn khỏe mạnh sẽ giúp xương khớp vận động trơn tru. Khi sụn bị tổn thương hoặc thoái hóa, các đầu xương cọ xát vào nhau gây cảm giác sưng đau, làm xương khớp vận động kém linh hoạt.
Bệnh viêm khớp bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có nguyên nhân riêng tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân sau:
- Do các nguyên nhân tại khớp
- Do các nguyên nhân ngoài khớp
Do các nguyên nhân tại khớp:
- Viêm sụn
- Thoái hóa khớp
- Sụn khớp bị bào mòn
- Nhiễm khuẩn tại khớp
Do các nguyên nhân bên ngoài:
- Chấn thương khớp do tai nạn, khi chơi thể thao…
- Rối loạn chuyển hóa
- Rối loạn chức năng miễn dịch gây ra các tổn thương tại khớp
- Di truyền (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…)
-
Viêm khớp có nguy hiểm không?
Không thể phủ nhận rằng, căn bệnh này cực kỳ đáng sợ, viêm khớp khi mới khởi phát đã gây ra các cơn đau nhức, sưng đỏ khó chịu người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu vì mọi sinh hoạt bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nếu lơ là, không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, tái phát nhiều lần. Về lâu về dài, khi bệnh không được kiểm soát tốt, khả năng cao chúng sẽ phát triển thành mãn tính, lúc này việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn mà vẫn không đem lại hiệu quả.
Các bác sĩ cho biết viêm khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến con người ta tàn phế. Đó là lý do vì sao bệnh nhân cần phải tích cực điều trị để đảm bảo vận động bình thường. Nghiêm trọng hơn, khi mắc bệnh, cấu trúc khớp sẽ bị thay đổi vĩnh viễn, chúng để lại một số biến chứng nghiêm trọng cho các cơ quan khác, ví dụ như: tim, phổi, thận,…
-
Chẩn đoán bệnh viêm khớp
Để chẩn đoán viêm khớp dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp:
- Đau khớp: Là triệu chứng hay gặp nhất, đau có thể ít hoặc nhiều. Đau tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi, đau do viêm thường đau tăng về đêm, khi thay đổi thời tiết...
- Sưng, nóng và đỏ khớp: Do phản viêm nên gây sưng khớp. Mức độ sưng, nóng, đỏ tùy thuộc vào tình trạng viêm khớp.
- Cứng khớp: Cảm giác khó cử động khớp, hay xuất hiện vào buổi sáng gọi là cứng khớp buổi sáng, sau một thời gian không vận động cũng gây ra cứng khớp. Nếu tình trạng cứng khớp buổi sáng trên một giờ là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Biến dạng khớp: Khi sụn bị mòn bởi tình trạng viêm khớp có thể xuất hiện biến dạng khớp.
- Ngoài ra trường hợp bệnh viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp gây ra mệt mỏi, người bệnh có thiếu máu nhẹ...
Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu:
- Xét nghiệm các yếu tố viêm: Tốc độ máu lắng, CRP, bạch cầu...
- Xét nghiệm miễn dịch: Yếu tố thấp RF, anti CCP giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp...
- Chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm khớp: Phát hiện tình trạng có dịch khớp, tổn thương phần mềm quanh khớp, phát hiện những thay đổi sớm trong bệnh viêm khớp.
- Chụp X-quang khớp: Có thể xuất hiện các dấu hiệu bào mòn sụn khớp, đặc xương dưới sụn gai xương, hẹp khe khớp, nặng hơn là hình ảnh dính khớp.
- Chụp CT: Thường được chỉ định trong những trường hợp đau cột sống nghi viêm tủy xương...
- Chụp MRI: Cho phép đánh giá các bệnh lý tại khớp như viêm khớp, phần mềm quanh khớp...
- Xạ hình xương: Đánh giá toàn bộ hệ thống xương, phát hiện sớm bệnh lý viêm khớp, các bệnh lý ác tính tại xương ung thư xương nguyên phát và ung thư di căn xương...
-
Điều trị bệnh viêm khớp
Ngoại trừ viêm khớp do nhiễm khuẩn, phần lớn các bệnh viêm khớp đều được coi là các bệnh mạn tính. Vì vậy, điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp hầu như là rất khó. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp nhưng mục tiêu điều trị chung là giảm đau, trả lại mức độ hoạt động cho khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm:
Điều trị nội khoa: áp dụng cho hầu hết các trường hợp, có thể chỉ điều trị nội khoa bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật. Các thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp, bao gồm thuốc giảm đau chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân. Vì vậy việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc.
- Các thuốc giảm đau chống viêm thường dùng để điều trị trong bệnh viêm khớp là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) với các biệt dược như mobic, ibuprofen.
- Corticoid có thể sử dụng chống viêm trong một số trường hợp.
Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp:
- Khớp không thể hoạt động được.
- Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa
- Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân.
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp.
- Phẫu thuật làm cứng khớp: các đầu xương sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi chúng được chữa lành
- Tạo hình xương: xương sẽ được phẫu thuật tái tạo để đảm bảo thực hiện chức năng của khớp.
Chế độ sinh hoạt hợp lý: bên cạnh các phương pháp điều trị chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất cần thiết cho các bệnh nhân viêm khớp. Tập luyện thể dục và ăn kiêng là hai vấn đề cần được quan tâm:
- Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp dẻo dai hơn. Bơi lội là một sự lựa chọn tốt cho các bệnh nhân viêm khớp do môn thể thao này sẽ giảm áp lực lên các khớp. tuy nhiên cần đảm bảo chế độ tập luyện vừa sức.
- Chế độ ăn nên giảm lượng tinh bột đặc biệt với các trường hợp béo phì. Tăng các loại thức ăn có chứa chất oxi hóa để giảm viêm. Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để giảm tiến triển nặng thêm của viêm khớp.
-
Bị viêm khớp nên ăn gì?
Một số thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh viêm khớp gây nên. Chính vì thế, mọi người nên tham khảo và bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn của mình để nhanh chóng hồi phục bệnh.
Dầu ô liu
- Theo các bác sĩ, trong dầu ô liu có chứa rất nhiều chất Polyphenol. Loại chất này không chỉ hỗ trợ chống lại những tế bào ung thư mà còn có công dụng rất tốt trong việc đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm ở nhiều bộ phận trong cơ thể. Điển hình nhất là các vấn đề về viêm khớp. Chính vì thế, bạn có thể kết hợp dầu oliu vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình.
- Tuy nhiên, các bạn cũng cần biết cách sử dụng dầu ô liu sao cho hiệu quả vì phần lớn mọi người thường khó uống trực tiếp loại thực phẩm này. Để dễ dàng uống dầu ô liu mà không thấy ngán, các bạn có thể pha 1 muỗng dầu vào cốc nước ấm và uống từ từ. Đặc biệt, khi uống vào buổi sáng, cơ thể sẽ hấp thu lượng dưỡng chất có trong dầu o liu nhiều hơn.
Các loại hoa quả giàu vitamin C
Đào, cam, dâu tây là những loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C khá cao. Trong khi đó, sự bổ sung loại vitamin này giúp cơ thể kiểm soát và ngăn chặn những chuyển biến xấu của bệnh viêm khớp. Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm khớp thường kèm theo mất sụn và vitamin C hoàn toàn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tình trạng này.Cá hồi
Cá hồi là một trong những loại cá có chứa hàm lượng omega - 3 và vitamin D rất cao. Đồng thời, đây lại là hai chất dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng các khớp xương của cơ thể được khỏe khoắn. Trong đó, axit béo omega - 3 có tác dụng giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm và vitamin D thường hỗ trợ giảm đau, hạn chế nguy cơ tàn tật.Trà xanh
Có khá nhiều bệnh nhân được khuyến khích dùng trà xanh khi thắc mắc người bị viêm khớp ăn gì. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều không hiểu rõ về những lợi ích mà trà xanh mang lại cho cơ thể. Thực tế, trong trà xanh có chứa rất nhiều catechin - một loại chất có công dụng chống oxy hóa. Nhờ đó, khi sử dụng thực phẩm này, bệnh nhân có thể chống hoặc hạn chế khả năng viêm nhiễm và ngăn chặn tình trạng tổn thương ở sụn.Các loại rau lá xanh đậm
Trong các bữa ăn chính, mọi người nên ăn nhiều rau vì đây là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, những loại rau có màu xanh lá cây đậm thường chứa nhiều chất xơ, giúp khớp xương khỏe mạnh. Đồng thời, chất dinh dưỡng trong rau cũng có công dụng đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong các bộ phận. Ví dụ như hàm lượng chất dinh dưỡng trong rau cải xanh đậm (chủ yếu là vitamin K) có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. -
Bị viêm khớp nên kiêng gì?
Mặc dù, bệnh viêm khớp không xuất phát từ những vấn đề trong ăn uống nhưng một số thực phẩm có thể khiến tình trạng đau nhức, viêm nhiễm chuyển biến nặng hơn. Phần lớn, những thực phẩm này cản trở sự hấp thu vitamin D và canxi khiến xương khớp bị giòn và dễ bị tổn thương. Chính vì thế, ngoài việc bổ sung những dưỡng chất tốt cho cơ thể thì bạn cũng nên cân nhắc, hạn chế sử dụng những thức ăn không tốt đối với bệnh lý này.
Những loại thịt có màu đỏ
Thịt bò, thịt dê, thịt cừu đều là những thực phẩm có màu đỏ và rất giàu protein. Tuy nhiên, đối với những người bệnh viêm khớp thì đây lại là thức ăn nên hạn chế dùng. Vì theo một số nghiên cứu cho thấy, khi ăn nhiều các loại thịt đỏ sẽ khiến hàm lượng acid uric tăng cao. Trong khi đó, sự tích tụ của hợp chất này sẽ gây thêm nhiều áp lực và tổn thương cho mô sụn, gây ra những triệu chứng đau nhức. Bên cạnh đó, acid uric cũng khiến tình trạng viêm khớp ngày một tiến triển xấu hơn.Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm được làm từ dầu mỡ hoặc chứa nhiều chất béo thường dễ khiến cơ thể tăng cân, gây béo phì. Khi trọng lượng cơ thể tăng, đồng nghĩa với việc các khớp xương có thêm nhiều áp lực. Nếu tình trạng này không được kiểm soát hoặc can thiệp thì sau một thời gian vùng mô sụn sẽ bị thoái hóa hoặc chèn ép khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, sự hấp thu những loại axit béo trong cơ thể cũng góp gia tăng mức độ của các triệu chứng bệnh viêm khớp.Thực phẩm có nhiều đường và muối
Dùng thức ăn có chứa nhiều đường sẽ khiến tình trạng đau nhức do viêm khớp gây nên ngày một trầm trọng hơn. Đồng thời, một số nghiên cứu còn cho thấy những thực phẩm này có thể làm tăng tốc độ lão hóa khớp xương. Bên cạnh đó, khi hấp thụ những thức ăn chứa nhiều muối, cơ thể sẽ kích thích thận loại bỏ thành phần clorua khiến gia tăng sự bài tiết canxi. Do đó, xương sẽ dần suy yếu và dễ bị gãy kèm theo những cơn đau nhức ở ổ khớp. -
Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Nhiều người cho rằng, viêm khớp chỉ xuất hiện khi về già, khi các khớp bị lão hóa. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm, viêm khớp có thể xuất hiện ngay khi còn trẻ vậy nên việc phòng ngừa viêm khớp khi còn trẻ là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa:
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ ổn định, tránh thừa cân, béo phì để tránh áp lực tới các khớp xương, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
- Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng. Một số động tác rất tốt cho khớp xương như bơi lội đi xe đạp, đi bộ.
- Kiểm soát chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý với chế độ ăn giàu canxi, vitamin C, vitamin E để tăng cường sức khỏe cho bộ xương, ngăn ngừa bệnh viêm khớp.
- Nước chiếm 70% của sụn khớp giúp giữ cho chúng bôi trơn để xương không chà xát lên nhau, bảo vệ khớp, vậy nên uống đủ nước hàng ngày cũng là một cách ngăn ngừa viêm khớp.
- Ngăn ngừa và điều trị chấn thương. Nhất là trong các trường hợp bi bong gân. Nếu bong gân quá nhiều hoặc bong gân không được điều trị đầy đủ có thể dẫn tới viêm khớp ở mắt cá chân.
- Hạn chế khiêng vác những vật nặng, nhất là phải lên cầu thang.
- Nếu phải ngồi lâu, ít vận động thì thỉnh thoảng đứng dậy làm một vài động tác cho thư giãn và thoải mái.
- Hạn chế căng thăng, không ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hormon sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm khớp.