Top 10 Món ăn không thể bỏ qua khi du lịch đến Ban Mê, tỉnh Đắk Lắk

Nhuận Hạnh 177 1 Báo lỗi

Giữa vùng đất đỏ Tây Nguyên đầy nắng và gió, Đăk Lăk nổi tiếng không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên núi rừng hoang sơ hùng vĩ mà còn là những đặc sản Đăk Lăk ... xem thêm...

  1. Được biết đến như một món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc ít người, cơm lam không chỉ là sản vật của Tây Bắc mà còn là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên. Nét đặc biệt của cơm lam được thể hiện qua qui trình chế biến của nó.


    Để cho ra lò một ống cơm lam, người ta cần chuẩn bị: Một ống tre/nứa, vài nắm gạo nếp đã ngâm qua đêm, lá chuối và một ít gừng. Sau khi đổ đầy gạo nếp đã tẩm muối và gừng vào ống nứa, người dân bản địa sẽ dùng lá chuối để bịt đầu ống nứa lại, cuối cùng sẽ đem nướng đều trên bếp lửa. Chờ cho đến khi thấy hơi nước bốc ra từ miệng nắp có mùi thơm là hoàn thành xong.


    Khi thưởng thức, vị ngọt của gạo nếp nương dẻo mềm hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của ống tre nứa tạo nên hương vị rất đặc trưng. Nếu dùng chung cơm lam với gà nướng thì không thể tuyệt vời hơn!

    Cơm lam Đăk Lăk
    Cơm lam Đăk Lăk
    Cơm lam
    Cơm lam

  2. Dù không phải là món ăn quá xa lạ vì đã xuất hiện ở khá nhiều khu ẩm thực, tuy nhiên gà nướng ở Bản Đôn thì lại khác. Nó nổi tiếng là món ăn ngon không thể bỏ qua khi đến vùng thủ phủ cà phê này. Gà nướng ở Bản Đôn được lựa chọn từ những con gà ta hoặc gà rừng để chế biến, do đó thịt rất dai và săn chắc. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.


    Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng. Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, du khách phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả.

    Gà nướng Bản Đôn
    Gà nướng Bản Đôn
    Gà nướng Bản Đôn
    Gà nướng Bản Đôn
  3. Cà đắng là một loại quả đặc sản hấp dẫn nhất của người đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Qủa có hình dạng tương tự như quả cà pháo nhưng có màu xanh thẫm, ăn vào có vị đắng chát. Người dân bản địa nơi đây thường dùng cà đắng để chế biến các món như xào, nấu canh, um khói...


    Cắn miếng cà nhai giòn tan trong miệng, vị đắng của thức quả lan ra tận đầu lưỡi, mùi thơm của rau húng quế cùng vị béo của mỡ heo khi xào càng làm tăng độ hấp dẫn của món ăn này. Có dịp lên Ban Mê, đừng quên nếm thử vị đắng đặc trưng của thức quả này. Món cà đắng không được bày bán phổ biến nhưng nếu muốn ăn bạn có thể ra chợ mua nguyên liệu rồi về từ chế biến.

    Cà đắng Đăk Lăk
    Cà đắng Đăk Lăk
    quả cà đắng
    quả cà đắng
  4. Chẳng biết từ khi nào, bơ sáp đã trở thành một sản vật của Đăk Lăk. Dạo khắp các chợ trái cây ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể nhìn thấy những tấm biển rao “bơ sáp Đăk Lăk”, điều này đã thể hiện được danh tiếng của giống bơ đặc biệt này ở vùng đất đỏ bazan.


    Khác với loại bơ khác, bơ sáp Đăk Lăk có vị béo ngậy đặc trưng, thịt bơ có màu vàng xanh mịn đều, quả có hình dáng bầu dục. Người dân Đăk Lăk dùng bơ chế biến thành nhiều thành phẩm khác nhau, trong đó không thể kể đến món bơ dầm nước mắm ăn cùng cơm nóng ngon tuyệt cú mèo. Nghe có vẻ lạ, nhưng nếu có cơ hội được trải nghiệm thử bạn mới thấy nó tuyệt đến mức nào. Múc một miếng cơm nóng đưa lên miệng nhai đều, vị ngọt của hạt ngọc trời chưa dút thì hương vị béo ngậy của bơ cùng mùi thơm của nước mắm đã khiến bạn ngây ngất, càng nhai kĩ càng thấy ngon!

    Bơ sáp Đăk Lăk
    Bơ sáp Đăk Lăk
    bơ sáp Đak Lăk
    bơ sáp Đak Lăk
  5. Cá lăng là loại cá được tìm thấy rất nhiều ở dòng sông Sê rê Pôk. Khi ăn, thịt cá dai và ngọt chứ không bở rệt như những giống cá thường được nuôi trong hồ. Sau những buổi đi nương vất vả, còn gì hạnh phúc hơn khi được ngồi thưởng thức nồi lẩu cá lăng thơm lừng bốc khói nghi ngút. Cũng được nấu chua như canh chua của người Việt, bao gồm các loại rau thơm, dứa, cà chua, bạc hà... nhưng cá lăng luôn có hương vị rất riêng của vùng đất cao nguyên.


    Cắn một miếng cá ngập răng, ta vừa cảm thấy vị béo của mỡ cá, vừa tận hưởng vị ngọt dịu trong từng thớ thịt dai dai của loài sản vật sông nước này. Chấm cá lăng với nước mắm cay cay rồi hít hà trong tiết trời se lạnh thì thích phải biết!

    Lẩu cá lăng
    Lẩu cá lăng
    Lẩu cá lăng
    Lẩu cá lăng
  6. Dạo gần đây, cư dân mạng thường đồn thổi nhau về món ăn có tên gọi là bún đỏ, xuất xứ của nó chính là từ thành phố Buôn Ma Thuột. Giống như tên gọi, cọng bún ở đây có màu đỏ, to hơn chiếc đũa, ăn vào dai dai giòn giòn. Nước dùng của bún được ninh từ xương với nước cua, tạo nên một vị ngọt thanh mát, đậm đà. Khi phục dùng,mỗi bát bút đỏ còn có riêu cua, trứng cút và rau cần tây trần qua ăn kèm theo.


    Đặc trưng của miếng riêu trong bún đỏ chính là sự pha trộn hài hòa giữa cua và thịt ba chỉ heo, mỗi lần cắn ngập vào miếng riêu, vị béo của thịt mỡ hòa trộn cùng vị thơm ngọt của thịt cua đem lại hương vị khó tả. Đặc biệt, mùi thơm của cần tây trộn lẫn hành, tiêu càng tăng độ hấp dẫn của bát bún đỏ.

    Bún đỏ Buôn Ma Thuột
    Bún đỏ Buôn Ma Thuột
    Bún đỏ Buôn Ma Thuột
    Bún đỏ Buôn Ma Thuột
  7. Đến Đăk Lăk, bạn sẽ được thưởng thức món ăn mang đậm chất núi rừng - thịt nai rừng. Người dân ở đây cho nai ăn những nguyên liệu tự nhiên nên thịt khá thơm và dai, ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non.


    Thịt nai được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: nai nướng, nai xào lăn, nai nhúng giấm, sườn nai rán… Món ăn nào cũng đều làm say lòng du khách. Đặc biệt là món thịt nai khô dai dai, cay cay còn nguyên mùi khói được nhiều người tâm đắc, khen ngợi. Bạn có thể mua ít thịt nai khô về làm quà đặc sản Đăk Lăk cho gia đình, bạn bè.

    Thịt nai rừng
    Thịt nai rừng
    Thịt nai nướng
    Thịt nai nướng
  8. Thêm một món ăn của núi rừng Tây nguyên, bống, sống ngay trong dòng thác đổ từ cao xuống, mình bé và trắng, thân tròn săn chắc như ngón tay. Cá được làm sạch rồi ướp muối, cho vào chảo chiên vàng, sau đó cho riềng vào, đợi mùi thơm lừng của cá và riềng tỏa ra khắp nơi thì cho các gia vị như hành tiêu, ớt, đường và bột ngọt sao cho vừa ăn.


    Ăn một miếng cá thơm phức hương riềng, ăn kèm cùng cơm nữa thì thật tuyệt vời, làm người ta “nghiện”. Bạn đừng quên thưởng thức món ăn đậm vị truyền thống của đồng bào dân tộc Đăk Lăk này nhé.

    Cá bống khô riềng
    Cá bống khô riềng
    Cá bống khô riềng
    Cá bống khô riềng
  9. Món ăn xuất phát từ trước đây khi người Ê - đê lấy những loại lá trong rừng nấu làm món ăn để chống đói. Mặc dù gọi là lẩu nhưng đây thực chất là món canh rau thập cẩm, được nấu từ 10 loại lá rừng lành tính được chọn lọc kĩ càng được nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại.


    Bát canh ngon, ngọt, mát mang đậm hương vị núi rừng đã trở thành món ăn đặc sản của người dân cũng như du khách đến tham quan.

    Lẩu lá rừng
    Lẩu lá rừng
    Lẩu lá rừng
    Lẩu lá rừng
  10. Trên miền đất đỏ, bạn sẽ bắt gặp cây le thuộc họ tre nứa khá phổ biển ở đây. Măng le là món đặc sản Đăk Lăk được lòng du khách, ngon không thua kém gì măng tre. Măng le từ phần ngọn của cây măng dùng tươi hoặc cắt lát phơi khô. Với đặc điểm đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát, măng le có thể chế biến được những món ăn đơn giản như: măng le nấu cùng thịt vịt, măng le hầm giò heo, măng le xào gan…


    Đặc biệt, khi vào các buôn, du khách được ăn món măng le nấu với thịt nai khô ăn kèm với cơm trắng thì còn gì tuyệt bằng. Tuy không phải cao lương mĩ vị, nhưng với những gì mộc mạc nhất, măng le là món ăn đặc sản chiếm được nhiều cảm tình của du khách cho mảnh đất đỏ bazan đầy nắng, gió.

    Măng le
    Măng le
    Măng le
    Măng le



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy