Top 13 Món bánh ngon mê li nhìn là thèm
Các bạn có biết những món bánh tráng miệng nào ngon và hấp dẫn mà có thể làm tại nhà chiêu đãi gia đình hoặc tặng người thân vào những dịp đặc biệt không? Qua ... xem thêm...bài viết này, Toplist sẽ giới thiệu với các bạn những món bánh thơm ngon, bắt mắt, nhìn một lần là muốn ăn, đánh thức sự thèm ăn tiềm ẩn trong mỗi người. Hãy cùng xem đó là món ăn gì nhé.
-
Bánh pudding
Bánh Pudding là một món bánh tráng miệng và còn là một món ăn ngon thông dụng ở các nước phương Tây. Những chiếc bánh Pudding có bề mặt mềm mịn, sánh với lớp Caramel khiến ai cũng thấy thèm. Mùa hè hay mùa đông đều ăn được tất. Vị thơm của sữa, cái béo ngậy của trứng gà làm nao lòng bất kì ai thưởng thức. Màu sắc đẹp mắt, nhìn thấy là mê rồi, chạm thìa ăn một miếng sẽ muốn ăn miếng thứ hai. Hương vị khỏi chê luôn nhé. Cách làm pudding cũng không khó lắm đâu các nàng ạ, ghi vào sổ tay chuẩn bị tập tành nấu nướng thôi nào.
Nguyên liệu:
- Sữa tươi 500 ml
- Đường 60 gr
- Muối 1 gr
- Bột bắp 25 gr
- Tinh chất vani 3 gr
- Socola đen 120 gr
- Socola sữa 95 gr
- Whipping cream 125 gr
- Bơ lạt 5 gr
- Bột cacao 10 gr
Cách làm:
- Cho 500ml sữa tươi, 60g đường, 1g muối, 25g bột bắp vào nồi. Trộn đều cho tan hỗn hợp. Đặt nồi lên bếp, đun với lửa vừa, vừa đun vừa khuấy nhẹ nhàng, đều tay, cho tới khi hỗn hợp sữa từ từ đặc hơn. Khi hỗn hợp sữa đặc lại, giảm nhỏ lửa và đun thêm 1 - 2 phút nữa thì tắt bếp. Cho thêm vào nồi 50ml whipping cream và 3g va-ni, trộn đều hỗn hợp. Chia hỗn hợp sữa vừa nấu thành 2 phần bằng nhau vào cốc lớn.
- Cắt nhỏ 60g socola đen và 50g socola sữa. Cho socola đen vào 1 cốc sữa nóng và cho socola sữa vào cốc còn lại. Khuấy đều cho Socola tan chảy hoàn toàn.
- Nghiêng ly như hình, cho từ từ hỗn hợp socola ở trên vào ly, chia hỗn hợp socola đen vào đều 2 cốc. Cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút cho hỗn hợp sánh đặc lại. Cho tiếp vào ly socola sữa còn lại. Lúc này bạn có thể để ly thẳng bình thường. Cho vào ngăn mát tủ lạnh thêm 2 tiếng nữa cho bánh đặc lại.
- Cắt nhỏ 60g socola đen và 45g socola sữa còn lại cho nhanh tan chảy. Cho vào âu, thêm 75ml whipping cream. Cho vào lò vi sóng khoảng 30 giây cho tan chảy. Khuấy đều cho socola tan chảy hoàn toàn. Thêm 5g bơ lạt vào và trộn cho bơ tan hết. Cho hỗn hợp vào khuôn hình chữ nhật có lót giấy nến, để trong tủ lạnh 1 tiếng. Rắc bột ca cao qua rây lên giấy để chống dính. Lấy socola ra khỏi khuôn và đặt lên tờ giấy đã rắc bột ca cao. Rắc lên trên socola thêm một lớp bột cacao nữa. Dao ngâm trong nước nóng rồi lau khô, nhẹ nhàng cắt miếng socola thành những viên nhỏ hình vuông đẹp mắt.
- Sau khi đã để trong tủ lạnh đủ thời gian, bạn lấy ly pudding ra, cho lên trên phần nama socola đã chuẩn bị và thưởng thức.
-
Bánh flan hay còn gọi là caramel
Caramel là một loại bánh tráng miệng được nấu chín bằng phương pháp hấp cách thủy. Nghe có vẻ lạ đúng không nào? Tuy có thể nói để làm Caramel không khó nhưng để giữ được một chiếc bánh caramel sánh, mềm mịn không bị rỗ khi hấp cách thủy là cả một quá trình cố gắng của người nấu. Nguyên liệu chính gồm sữa và lòng đỏ trứng gà, trộn vào với nhau và đánh cho tan, khi đã đánh đến một độ nhất định hỗn hợp trứng sữa và đường kính sẽ cho ta một màu sắc hoàn hảo, đẹp mắt.
Nhìn xa, Caramel có vẻ giống với pudding nhưng mỗi loại bánh mang một hương vị đặc trưng riêng đó nha. Caramel ngọt dịu, thơm, một chút béo. Caramel ăn ngon nhất là khi nó đạt độ sánh mịn, vừa đủ đường, không quá ngọt cũng không quá nhạt, trên chiếc bánh không bị rỗ, lớp đường có màu cánh gián trên đĩa để trang trí caramel phải có độ ngọt vừa phải. Người ta thường nói bánh ngọt thì chả ngọt thì sao. Không phải đâu nhé. Cái gì cũng có giới hạn của nó, ngọt quá sẽ làm mất đi vị bánh thực sự nhưng nếu cái bánh mà nhạt quá sẽ rất là vô vị và tẻ nhạt, giống như xuân về, gió thổi nhẹ mà còn thiếu ban mai hôm nào.
Nguyên liệu:
- Trứng gà 4 quả
- Lòng đỏ trứng gà 6 cái
- Sữa tươi không đường 500 ml
- Đường 170 gr
- Nước cốt chanh 1 muỗng canh
- Nước 170 ml
Cách làm:
- Đầu tiên, cho vào nồi 120gr đường, 100ml nước rồi đun sôi (không khuấy) trên bếp với lửa nhỏ nhất. Khi thấy nước đường hơi ngả màu vàng nhạt, bạn cho vào thêm 1 muỗng canh nước cốt chanh. Tiếp tục nấu đến khi đường chuyển thành màu nâu cánh gián thì tắt bếp. Kế đến, cho vào nồi 70ml nước lọc, cầm nồi lắc tròn cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Cuối cùng, đổ 1 muỗng canh caramel vừa làm vào từng khuôn bán flan và để trong ngăn mát tủ lạnh cho đông lại.
- Cho vào tô 6 lòng đỏ trứng, 4 quả trứng (cả lòng đỏ và lòng trắng), 50gr đường rồi khuấy nhẹ nhàng theo một chiều và tránh để tạo nhiều bọt khí. Tiếp đến, bạn đun 500ml sữa tươi không đường đến khi mặt sữa bốc hơi nóng (không đun sôi). Sau đó đổ từ từ sữa vào tô trứng, vừa đổ vừa khuấy cho hòa quyện. Cuối cùng, lọc hỗn hợp trứng sữa qua rây để loại bỏ cặn và sánh mịn hơn.
- Đổ từ từ hỗn hợp sữa trứng vào khuôn bánh caramel, bạn nhớ nghiêng khuôn và rót nhẹ để không tạo bọt khí, nếu không bánh sẽ bị rỗ sau khi hấp. Tiếp theo, đậy kín nắp khuôn bánh lại.
- Kế đến, xếp bánh vào xửng, đặt xửng lên 1 nồi nước sôi. Đậy nắp nồi và hấp bánh trên lửa nhỏ vừa trong vòng 20 phút. Bạn có thể dùng kèm bánh với đá viên đập nhuyễn và một ít cà phê sẽ càng thêm hấp dẫn hơn.
-
Tiramisu
Các bạn có thấy quen không nào? Tiramisu có xuất thân từ Ý. Tiramisu theo tiếng Ý có nghĩa là “Pick me up” – “Hãy mang em đi”. Phải chăng ẩm thực Ý thường ngọt ngào như hương vị của Tiramisu hay sao? Mỗi miếng bánh mang lại cho ta cảm giác mới lạ, đó là sự hòa quyện ngọt ngào giữa vị béo ngậy của trứng và kem phô mai, vị đắng của cà phê và một chút rượu rum chát nhẹ. Tiramisu truyền thống có một vài nguyên liệu như bánh quy Savoiardi, lòng đỏ trứng gà, đường, cà phê, phô mai mascarpone và bột cacao.
Tiramisu giống như loại bánh pudding dùng làm món tráng miệng. Tiramisu gồm nhiều lớp chồng lên nhau, thường được để trong những chiếc cốc thủy tinh để có thể thấy rõ từng tầng bánh một. Vị ngọt ngào của bánh sẽ tan chảy qua từng chân răng cho tới đầu lưỡi của bạn, đem cho bạn một trải nghiệm hoàn toàn mới về món bánh này. Bánh Tiramisu sau khi chế biến có thể để vào tủ mát trong vòng 2-3 tiếng sau đó dùng ngay. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, Tiramisu cần được cho vào tủ đá, trước khi dùng lấy để ra ngoài cho mềm. Hãy thử Tiramisu dù chỉ một lần nhé. Chắc chắn bạn sẽ không phải hối hận đâu!
Nguyên liệu:
- Bánh Sampa 200 gr (bánh Lady Fingers)
- Lòng đỏ trứng gà 2 cái
- Đường vani 1 muỗng cà phê (hoặc 1 ống bột vani)
- Bột cà phê hòa tan 1 muỗng cà phê
- Bột cacao 1 ít
- Phô mai Mascarpone 300 gr
- Whipping cream 250 ml
- Đường 80 gr
Cách làm:
- Đầu tiên, bạn hòa tan 1 muỗng cà phê bột cà phê cùng 20gr đường và 200ml nước nóng, sau đó để nguội.
- Kế đến, cho vào tô mới 2 lòng đỏ trứng gà, 60gr đường, 1 muỗng cà phê đường vani. Sau đó, đặt tô này lên 1 nồi nước ấm rồi dùng máy đánh trứng đánh hỗn hợp đến khi chuyển thành màu vàng nhạt là được.
- Cho vào tô mới 250ml whipping cream, dùng máy đánh trứng đánh hỗn hợp ở tốc độ trung bình đến khi kem bông mềm, tạo vân rõ nét, nhấc phới tạo chóp đứng nhưng oặt xuống là đạt.
- Kế đến, cho 300gr phô mai Mascarpone vào tô whipping cream đã đánh bông, sau đó tiếp tục dùng máy trộn đều hỗn hợp ở tốc độ thấp. Tiếp theo, cho vào thêm hỗn hợp trứng rồi dùng phới trộn nhẹ nhàng đến khi hỗn hợp hòa quyện, mịn mượt.
- Chuẩn bị 1 cái hộp vuông hoặc hình chữ nhật. Kế tiếp, nhanh tay nhúng bánh Fingers lady vào chén cà phê đã hòa tan rồi xếp vào khay. Tiếp theo, dàn đều lên trên 1 lớp sốt kem tiramisu. Lặp lại 2 lớp phủ này đến khi đầy hộp và kết thúc bằng 1 lớp sốt kem là hoàn tất. Cuối cùng, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín hộp bánh lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh từ 4 - 6 tiếng hoặc để qua đêm.
- Khi lấy bánh từ ngăn mát tủ lạnh ra, bạn chỉ cần phủ lên mặt 1 lớp bột cacao là có thể thưởng thức.
-
Cheesecake
Khi nhắc đến cheesecake, đa phần ai nghĩ đến món tráng miệng béo ngậy, toàn phô mai là phô mai. Cheesecake cũng là loại bánh tuyệt vời để thưởng thức trong những ngày hè nóng nực. Vì món bánh này ngon nhất khi ăn lạnh, hương vị bánh ngậy, mát mịn như kem. Nguyên liệu để chế biến Cheesecake gồm creamcheese, đường trắng, bột mì, muối, lòng đỏ trứng gà, vani và whipping cream. Bánh phô mai gồm có nhiều tầng, vị ngọt thơm, béo ngậy.
Với thành phần chính là phô mai, Cheesecake là một thử thách lớn với giới sành ăn, phô mai rất thơm, không chỉ vậy còn béo ngậy nữa nhưng hãy cân nhắc số lượng bánh mà bạn sẽ ăn hết vì nếu như một người nào đó không ăn quen Cheesecake sẽ nhanh chóng cảm thấy ngán bởi lớp phô mai dày. Để hoàn thành nhiệm vụ này, bạn sẽ phải vất vả để có thể ăn hết miếng pho mát cầm tay lắm.
Nguyên liệu:
- Bánh quy 90 gr
- Kem phô mai 200 gr (để mềm)
- Sữa chua hy lạp 100 gr
- Whipping cream 100 ml
- Bơ lạt 45 gr
- Đường 60 gr
- Nước 40 ml
- Gelatin 5 gr
- Nước chanh 3 muỗng canh
Cách làm:
- Cho 90gr bánh quy vào túi zip, sau đó dùng cây cán nhuyễn. Tiếp theo, cho vào túi 45gr bơ lạt đun chảy rồi trộn đều. Lót giấy nến vào đáy khuôn, lót 1 miếng mica cứng bên trong thành khuôn. Sau đó, bạn cho bánh quy vào rồi dùng 1 cái ly ấn mạnh để nén chặt bánh xuống. Cuối cùng, cho đế bánh vào ngăn mát tủ lạnh.
- Cho vào tô 200gr kem phô mai, sau đó dùng phới tán nhuyễn mịn. Tiếp theo, cho thêm 60gr đường rồi tiếp tục trộn đều.
- Khuấy đều hỗn hợp gồm 5gr gelatin và 40ml nước, sau đó cho vào lò vi sóng đun cho tan chảy từ 20 - 30 giây. Cho vào tô kem phô mai: 100gr sữa chua hy lạp, 100ml whipping cream rồi khuấy đều. Cho thêm 3 muỗng canh nước chanh, hỗn hợp gelatin và tiếp tục khuấy thêm một lần nữa là hoàn tất.
- Đổ hỗn hợp kem phô mai vào đế bánh rồi để đông ở ngăn mát tủ lạnh 6 tiếng hoặc để qua đêm.
-
Bánh đậu xanh
Đây là một món ăn đã khá quen thuộc với mọi người phải không nào? Bánh đậu xanh nướng là món ăn vặt ngon, dễ làm. Bánh đậu xanh nướng có vị vừa ăn, không quá ngọt, béo thơm nồng nàn. Đây là loại bánh ngọt thơm ngon, nhâm nhi cùng một tách trà nóng mùa đông giá lạnh thì không còn gì bằng. Bánh muốn ăn ngon hơn thì phải bỏ tủ lạnh qua đêm nhé!
Với nguyên liệu chính là đậu xanh được nấu chín, đánh nhuyễn và mịn, kết hợp cùng lớp vừng rắc lên trên, vỏ bên ngoài bánh được nướng giòn nhìn rất là đẹp mắt. Vị bùi, ngọt và thơm của nhân đậu ăn với lớp vừng bên trên đã làm mê mẩn không biết bao nhiêu người. Đặc biệt, món bánh đậu xanh không chỉ ăn ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Bánh ngon, dễ làm mà lại không tốn nhiều công sức, hãy thử ngay và luôn đi thôi nào!
Nguyên liệu:
- Đậu xanh 200 gr
- Nước cốt dừa 200 ml
- Sữa đặc 50 gr
- Đường 180 gr
- Bột mì 50 gr
- Bột năng 70 gr
- Vani 2.5 ml
- Bơ lạt 25 gr
- Whipping cream 160 ml
Cách làm:
- Bạn ngâm 200g đậu xanh trong nước ấm từ 4 - 5 tiếng. Sau đó rửa sạch, để ráo. Cho phần đậu đã ngâm vào nồi và đổ nước vừa đủ xấp mặt đậu. Sau đó, nấu trên lửa nhỏ cho đến khi cạn nước, hạt đậu nở bung mềm là được. Nếu hạt đậu đã nhừ đều, bạn tắt bếp và để nguội tự nhiên. Dùng máy xay sinh tố để xay đậu thật nhuyễn mịn.
- Cho các nguyên liệu gồm: 200g đậu xay nhuyễn, 70g bột năng, 50g bột mì và 180g đường vào tô lớn. Sau đó dùng phới trộn đều tay cho đến khi hỗn hợp mịn.
- Kế tiếp, bạn cho thêm các nguyên liệu gồm: 200ml nước cốt dừa, 50g sữa đặc, 160ml Whipping cream, 2.5ml vani và 25g bơ (đã được đun cách thuỷ tan chảy) vào hỗn hợp bột trên. Tiếp tục dùng phới trộn đều tay cho đến khi hỗn hợp đạt được độ sệt, sánh mịn.
- Lọc hỗn hợp trên qua rây để bánh mịn và không có bọt khí. Làm nóng lò trước khi nướng khoảng 15 phút ở 160 độ C. Đổ hỗn hợp bột vào khuôn và dùng tay nâng khuôn đập nhẹ xuống mặt bàn. Cách làm này sẽ giúp bánh không còn bọt khí bên trong, nhân bánh khi cắt ra cũng sẽ mịn và đẹp hơn. Nướng bánh ở nhiệt độ 150 độ trong khoảng thời gian từ 50 - 60 phút. Nướng cả lửa trên và lửa dưới để bánh có màu vàng nâu đẹp mắt.
-
Bánh cupcake
Cupcake không phải là một loại bánh có công thức riêng như bánh Gato, Chiffon, Brownie,... mà nó thực sự nghĩa đen là Cupcake (Cake in Cup - Bánh trong cốc). Bất kì loại bánh nào được chia thành những mẻ nhỏ xấp xỉ một chiếc cốc con, đều có thể được gọi là Cupcake. Cupcake có rất nhiều vị phù hợp với mọi lứa tuổi: bánh cupcake socola, bánh cupcake dâu tây sữa chua, bánh cupcake trà xanh… Để làm được cupcake ngon không hề khó. Những nguyên liệu làm cupcake vô cùng dễ tìm và căn bản: đường, bơ, trứng và bột mì.
Bánh cupcake dễ thương đã trở thành một hiện tượng trong giới trẻ Việt hiện nay. Những chiếc bánh cupcake ngon miệng và vô cùng đẹp mắt đã làm bao trái tim yêu ẩm thực rung động. Cupcake kem tươi thường xuất hiện trong menu của các buổi tiệc sang trọng cũng chính bởi vẻ ngoài bắt mắt và sáng tạo, là một món ăn tráng miệng vừa ngon miệng lại vừa bắt mắt. Ăn một chiếc bánh cupcake đẹp mắt thì ai lại không thích nhỉ!
Nguyên liệu:
- 70g bột mì
- 3 quả trứng gà
- 40g dầu ăn
- 40g sữa tươi không đường
- 70g đường
- 2ml vani
Cách làm:
- Bạn đập 3 quả trứng và tách riêng phần lòng đỏ với phần lòng trắng. Sau đó cho phần lòng đỏ, 40g dầu ăn, 40g sữa tươi không đường và 2ml vani vào 1 cái bát. Bạn dùng cây đánh trứng đánh đều hỗn hợp lên tới khi hỗn hợp hòa quyện và có màu vàng đẹp mắt. Sau đó, bạn cho 70g bột mì vào cây rây bột và rây vào trong hỗn hợp ở trên. Bạn tiếp tục trộn đều hỗn hợp này tới khi hỗn hợp mịn, hơi đặc và có màu vàng nhẹ.
- Tiếp theo, bạn đánh bông phần lòng trắng trứng cùng 70g đường bằng máy đánh trứng. Bạn chia đường làm 3 lần cho vào và đánh hỗn hợp 3 lần tương ứng. Ở lần đánh trứng đầu tiên, khi xuất hiện các bọt khí lớn thì bạn cho lần đường thứ nhất vào. Tiếp tục đánh trứng tới khi xuất hiện các bọt khí nhỏ thì cho lần đường thứ 2 vào. Đánh tới khi các bọt khí mịn thì cho lần đường cuối cùng vào.
- Sau đó bạn cho hỗn hợp lòng trắng vừa đánh xong vào hỗn hợp lòng đỏ rồi trộn đều lên tới khi hỗn hợp hòa quyện. Tiếp theo, cho hỗn hợp này lại vào phần lòng trắng trứng còn lại trong tô. Bạn dùng cây phới lòng khuấy hỗn hợp theo 1 chiều đồng nhất, trộn đều từ dưới lên để loại bỏ hết lòng trắng trứng còn vón cục. Bạn tiếp tục đổi qua cây phới dẹt, cũng khuấy theo 1 chiều đồng nhất từ dưới lên để những lòng trắng trứng còn đọng bên dưới sẽ tan hết. Trộn tới khi hỗn hợp đều và mịn là được
- Bạn cho bánh những khuôn cupcake giấy đã chuẩn bị. Cho bột vào xong, bạn dập khuôn vài lần cho vỡ hết các bóng khí lớn để bánh nở đẹp hơn. Cho bánh vào lò, nướng ở 140 độ trong 30-40 phút là được.
-
Bánh su kem
Su kem là một trong những loại bánh tráng miệng nổi tiếng đến từ Châu Âu (cụ thể hơn là Pháp) được nhiều người phát cuồng vỏ bánh vàng, cứng bên ngoài, rỗng bên trong. Món bánh su kem vừa ngậy vừa thơm không chỉ hấp dẫn trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng thích mê đấy nhé.
Nhân bánh mịn và ngậy, không còn mùi trứng, không còn vị bột. Một chiếc bánh su kem đúng chuẩn được chia làm 2 phần: Phần vỏ và phần nhân. Phần vỏ yêu cầu phải giòn, nở, vàng ươm hơi xém, bên trong rỗng ruột.... Phần nhân (thường là nhân kem trứng) sẽ phải đảm bảo là mịn, không bị vón, ngậy, ngọt mát, không được ám mùi sữa hay bột. Bánh ăn ngon nhất sẽ là lúc lạnh và để được 1-3 ngày.
Nguyên liệu:
- Bột mì đa dụng 75 gr
- Bột bắp 10 gr
- Bơ lạt 60 gr
- Trứng gà 4 quả
- Whipping cream 20 ml
- Sữa tươi không đường 220 ml
- Tinh chất vani 1 muỗng cà phê
- Đường 40 gr
- Muối 1 ít
- Nước 125 ml
Cách làm:
- Đầu tiên, cho vào tô 10gr bột bắp, 220ml sữa tươi không đường rồi khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện. Tiếp theo, cho hỗn hợp sữa tươi vừa pha vào nồi cùng 40gr đường, 20ml whipping cream, 1 muỗng cà phê tinh chất vani, 10gr bơ lạt, 2 lòng đỏ trứng gà, 1 ít muối. Sau đó, bạn khuấy đều hỗn hợp sữa trên lửa nhỏ đến khi đặc sệt lại thì tắt bếp. Đợi nhân nguội, cho vào túi bắt kem và làm mát trong tủ lạnh.
- Bắc nồi lên bếp, cho vào 125ml nước lạnh, 50gr bơ lạt, 1 ít muối, 1 muỗng cà phê đường. Khuấy đều trên lửa nhỏ đến khi bơ tan hoàn toàn. Tiếp theo, bạn cho vào thêm 75gr bột mì và tiếp tục khuấy trộn đến khi bột mì quyện thành khối thì tắt bếp. Kế đến, lần lượt cho vào 2 quả trứng gà rồi khuấy đều cho hòa quyện, tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
- Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút với chế độ 2 lửa kèm quạt đối lưu. Chuẩn bị 1 khay nướng đã lót sẵn giấy nến. Cho hỗn hợp vỏ bánh vào túi bắt kem, sau đó bạn bơm lên khay thành hình tròn xoắn ốc hoặc thanh dài. Tiếp đến, cho bánh vào lò và nướng từ 20 - 25 phút ở 200 độ C.
- Cuối cùng, bạn dùng dao rạch 1 đường nhỏ ở đáy bánh rồi bơm đầy nhân kem vào là hoàn tất.
-
Bánh Mochi
Những ai đã có sự đam mê với nền ẩm thực đa dạng phong phú của Nhật chắc hẳn nghe đến loại bánh mochi sẽ không cảm thấy xa lạ chút nào đúng không? Bánh Mochi là món ăn truyền thống của người dân nước Nhật, là biểu tượng của sự thịnh vượng, sự may mắn, ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Vẻ đẹp của bánh Mochi đến từ lớp vỏ ngoài được làm từ gạo nếp trộn với một chút đường được hấp chín, rồi được giã nguyễn ngay khi gạo đang còn nóng để thu được khối bột trắng dẻo, mịn màng, dai ngon. Vỏ bánh dai và không quá dày, bên trong chứa nhân rất đầy đặn, phần kem lạnh khiến cho chiếc bánh đơn giản thêm phần cuốn hút. Thưởng thức bánh mochi khiến bạn đi từ vị ngọt đến cảm giác mát lạnh sảng khoái bất ngờ. Nhân bánh khá đa dạng từ đậu đỏ truyền thống đến các loại trái cây như xoài, dâu,...
Nguyên liệu:
- 60g bột nếp
- 30g bột bắp (hoặc bột năng)
- 200ml sữa tươi
- 30g bơ mặn
- 250ml kem tươi (whipping cream)
- 30g đường bột
- 40g đường cát
- 1/4 muỗng cà phê vani
- Một ít cream cheese, bánh Oreo tùy thích
Cách làm:
- Đầu tiên, bạn cho vào tô lớn 140g bột nếp, 30g bột bắp, 40g đường, 200ml sữa tươi và trộn đều cho bột hòa quyện, tan mịn. Sau đó, bắc 1 nồi nước sôi, bạn mang hỗn hợp lọc qua rây cho mịn và đem đi hấp trong 40 phút. Bắc chảo lên bếp, cho 20g bột nếp vào chảo và rang đều trong 10 phút thì tắt bếp đổ ra chén để chút nhào bột không bị dính tay.
- Qua 40 phút, bạn lấy tô bột nếp ra và trộn lên đến khi bột hơi dẻo thì cho 30g bơ mặn, tiếp tục nhồi bột đến khi bột nếp thấm hết bơ. Lấy khối bột ra đặt trên miếng nilon thực phẩm, nhồi tiếp đến khi dẻo hoàn toàn thì gói lại đặt sang một bên.
- Tiếp đến, bạn chuẩn bị 1 cái thau lớn, cho vào 250ml kem tươi, 30g đường bột và dùng máy đánh lên đến khi hơi bông thì thêm vào ½ muỗng cafe vani. Sau đó, bạn đánh tiếp ở tốc độ cao đến khi kem bông cứng, dính cục thì dừng. Múc kem vào hộp cho vào tủ lạnh ngăn mát để làm lạnh.
- Kế đó, bạn chia khối bột đã nhào thành từng phần nặng 40g đến 50g. Sau khi chia đều, bạn nhồi từng khối cho dẻo tròn. Lót miếng nilon phía dưới, cây cán bột bạn cũng bao nilon lại luôn để tránh dính. Đặt khối bột lên miếng nilon và cán dẹt. Thoa một lớp bột nếp rang lên bề mặt và lật mặt bánh lại, cho một thìa canh nhân kem tươi. Kế đến, bạn gấp nếp miệng bánh và gói lại, rắc thêm ít bột nếp rang để tránh bị dính. Sau cùng, bạn làm tương tự đến hết bột và nhân, thế là có thể dọn ra thưởng thức món bánh mochi này rồi.
-
Bánh Macaron
Bánh Macaron là một loại bánh ngọt của Pháp nổi bật với vẻ ngoài nhiều màu sắc và được rất nhiều người ưa thích. Món bánh này gây nghiện bởi vị giòn tan của vỏ bánh, béo ngậy của phần nhân, cùng vẻ ngoài đáng yêu và nhiều màu sắc bắt mắt. Nếu nếm thử, bạn sẽ cảm nhận được ngay vị giòn tan của hai lớp bánh, vị béo ngậy của lớp kem bên trong cùng những mùi hương quyến rũ của từng loại nhân.
Những người lần đầu nếm bánh macaron thì luôn ngạc nhiên tại sao nó lại là món bánh đắt nhất khi mà chỉ thấy vị ngọt bao trùm. Những ai từng làm bánh macaron đều biết, đây là món bánh vô cùng khó làm. Khi bạn ăn được chiếc bánh macaron đúng nghĩa, bạn sẽ thưởng thức được vị ngon của bánh. Ngọt nhưng không gắt. Và khi bánh có thêm phần nhân là kem mát lạnh, nó sẽ khiến bạn có thể dù được ăn mỗi ngày mà vẫn nhớ và thèm.
Nguyên liệu:
- Bột mì đa dụng 75 gr
- Bơ lạt 100 gr
- Lòng trắng trứng gà 90 gr (khoảng 2 - 3 cái)
- Đường bột 320 gr
- Tinh chất vani 1/2 muỗng cà phê
- Đường cát trắng 60 gr
- Muối 1/2 muỗng cà phê
- Màu thực phẩm 1 ít (hồng/ vàng/ xanh lá)
Cách làm:
- Cho vào tô 90gr lòng trắng trứng gà rồi dùng máy đánh ở tốc độ thấp đến khi trứng nổi nhiều bọt khí li ti như xà phòng. Kế đến, cho từ từ 60gr đường cát trắng vào tô trứng. Tiếp tục đánh ở tốc độ trung bình cho đường tan. Khi đường tan, bạn cho vào thêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tinh chất vani. Tăng máy lên tốc độ cao, đánh đến khi trứng bông mềm, tạo chóp đứng nhưng bị cong xuống là đạt.
- Tiếp theo, rây mịn 75gr bột mì đa dụng, 140gr đường bột vào tô trứng. Dùng phới dẹt quết và nén bột vào thành tô nhiều lần để làm vỡ các bọt khí lớn bên trong bột. Trộn đến khi hỗn hợp mịn, dẻo, nhấc phới bột chảy như dải ruy băng (trạng thái ribbon stage) là đạt. Sau đó, chia hỗn hợp làm 3 phần bằng nhau, cho 1 vài giọt màu thực phẩm hồng, xanh lá, vàng vào từng tô rồi trộn đều lại.
- Cho các phần bột bánh vào túi bắt kem, sau đó bóp kem ra khay sao cho tạo thành hình tròn có đường kính khoảng 3cm. Khi tạo hình xong, đập nhẹ khay xuống bàn vài cái cho bột dàn đều. Tiếp theo, để yên 20 phút ở nhiệt độ thường cho mặt bánh ráo, chạm tay không dính là đạt.
- Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 160 độ C trong 10 phút. Sau đó, cho bánh vào nướng từ 12 - 15 phút ở 160 độ C là chín.
- Cho vào tô lớn 100gr bơ lạt rồi dùng máy đánh cho bơ mịn mượt. Tiếp theo, cho vào thêm 180gr đường bột, 1/2 muỗng cà phê tinh chất vani, trộn đều bằng phới dẹt cho hỗn hợp hòa quyện, đường tan là được.
- Bóp kem vào mặt trong của bánh, đặt miếng bánh còn lại lên mặt nhân kem là hoàn tất.
-
Bánh Black Forest
Black Forest Cake (tạm dịch “gato rừng đen”) là một trong những món bánh ga-tô ngon mê ly, được nhiều người ưa thích. Bánh gồm nhiều tầng bạt ga-tô xốp mềm, thơm lừng chocolate quyện với hương rượu anh đào nồng nàn, xen giữa những lớp kem tươi trắng muốt, dày mịn màng, béo ngậy. Và chắc chắn không thể nào bỏ qua những quả anh đào đỏ bóng, căng mọng, vị chua chua ngọt ngọt, chỉ mới nhìn đã làm cho người ta chảy nước miếng rồi.
Black Forest là món bánh tráng miệng đặc trưng đến từ Đức. Bên ngoài, Black Forest khoác lên mình một “chiếc áo” độc đáo và bí ẩn làm từ vô số những miếng sô cô la bào mỏng. Black Forest Cake hội đủ tiêu chí vừa vừa đẹp, với vẻ sang chảnh đầy hấp dẫn của loại bánh này, người thưởng thức không chỉ được ăn ngon mà còn có thể sở hữu những bức ảnh rất xinh đẹp đấy.
Nguyên liệu:
- Trứng 9 quả
- Cake flour 200 gr
- Sữa tươi không đường 80 ml
- Dầu ăn 60 ml
- Bột cacao 30 gr
- Anh đào đen đóng hộp 1 hộp
- Anh đào đen tươi 200 gr
- Rượu Cherry Brandy 10 ml
- Whipping cream 500 gr
- Đường xay 40 gr
- Sô cô la 50 gr (hàm lượng cacao từ 10 - 35%)
- Muối 3 gr
- Đường xay 40 gr
- Đường cát trắng 150 gr
Cách làm:
- Cho 9 quả trứng, 3gr muối và 150gr đường vào tô đánh và đánh cách thủy trứng. Đặt nồi nước nóng bên dưới, tô trứng bên trên (nên sử dụng loại tô dày để tránh làm quá nhiệt khiến trứng chín), nước bên dưới có nhiệt độ khoảng từ 40 - 50 độ C. Đánh trứng cho tới khi trứng đạt trạng thái bông đặc, mịn, có màu trắng ngà và khi nhấc que đánh lên trứng chảy như dải ruy băng thì ngừng. Cho tiếp 200gr Cake flour đã rây vào và dùng phới trộn nhẹ nhàng cho hỗn hợp hòa quyện lại với nhau, sau đó cho 80ml sữa tươi không đường vào và nhẹ nhàng hòa trộn hỗn hợp. Trộn 60ml dầu ăn và 3gr cacao với nhau rồi cho từ từ vào hỗn hợp bột bánh đã chuẩn bị trước sau đó nhẹ nhàng trộn đều.
- Bật lò ở nhiệt độ 180 độ C trước khoảng từ 10 - 15 phút để nhiệt độ ổn định. Cho phần bột bánh vào khuôn tròn đã lót một lớp giấy nến, đập nhẹ khuôn xuống bàn để làm vỡ các bọt khí lớn rồi cho vào lò nướng trong 25 phút. Bánh chín, úp ngược khuôn và lấy bánh ra để cho bánh nguội hẳn trên rack (giá đỡ).
- Dùng máy xay xay 100g cherry đóng hộp. Nấu phần cherry đã xay với 150ml nước cherry và 30g đường và 10g bột bắp khuấy cho hỗn hợp tan hết cuối cùng cho 10ml rượu Cherry Brandy vào khuấy đều rồi tắt bếp, để nguội.
- Đánh bông 500g Whipping cream với 40gr đường xay. Đánh đến khihỗn hợp bông cứng và tạo chóp.
- Lấy một phần cốt bánh, dùng cọ phết phần nhân bánh đều trên mặt bánh rồi tiếp sau đó thêm một phần kem và vài trái cherry đóng hộp. Dùng một lớp bánh khác chồng lên rồi làm các bước tương tự. Cuối cùng, làm thêm một lớp bánh nữa và trang trí với cherry tươi và sô cô la được cắt nhỏ bên trên. Thế là chúng ta đã hoàn thành một chiếc bánh gato rừng đen 3 tầng.
-
Bánh Red Velvet
Bánh Red Velvet là một loại bánh ngọt phổ biến với vẻ ngoại hình độc đáo và màu sắc đặc trưng. Bánh này thường có màu đỏ hoặc hồng, thường được làm thành các lớp bánh mềm, mỏng, xen kẽ với lớp kem cheese tươi ngon. Đặc điểm chính của bánh Red Velvet là mùi vị độc đáo, hương thơm của sô-cô-la và vani kết hợp với độ ẩm của bánh và độ béo từ kem cheese.Bánh Red Velvet thường được làm và thưởng thức trong các dịp lễ hội, kỷ niệm, và các sự kiện đặc biệt khác. Đặc biệt, nó thường là một món ăn phổ biến trong dịp Valentine. Red Velvet đã trở thành một biểu tượng của sự thú vị và độc đáo trong nền ẩm thực và vẫn tiếp tục là một món ăn ngon được yêu thích trên khắp thế giới.
Nguyên liệu:
- 140gr bột mì đa dụng
- 250gr kem phô mai (cream cheese)
- 120gr sữa tươi không đường
- 200gr bơ lạt
- 140gr đường (hoặc đường bột)
- 2 quả trứng gà
- 7gr bột ca cao nguyên chất
- 1 muỗng cà phê bột nở
- 1/4 muỗng cà phê baking soda
- 2gr muối
- 5ml giấm
- 1 muỗng cà phê tinh chất vani
- 3/4 muỗng cà phê màu thực phẩm đỏ dạng gel
- Dụng cụ: Giấy nến, tô, ly, tăm tre
Cách làm:
- Cho 5ml giấm vào ly chứa 120gr sữa tươi không đường giúp sữa kết tủa và tạo thành hỗn hợp sữa có độ chua nhẹ
- Sau đó, lấy một cái tô, cho vào 140gr bột mì đa dụng, 7gr bột ca cao, 1/4 muỗng cà phê baking soda, 1 muỗng cà phê bột nở, trộn đều
- Kế tiếp, bạn đánh 200gr bơ lạt với 100gr đường bột cho thật đều, cho thêm một ít muối vào, rồi dùng máy đánh trứng đánh với tốc độ trung bình khoảng 15 phút để hỗn hợp này được mịn và xốp hơn
- Thêm vào 2 quả trứng gà, 1/2 muỗng cà phê tinh chất vani, 3/4 muỗng cà phê màu thực phẩm đỏ và tiếp tục dùng máy đánh cho hỗn hợp được hòa quyện là được.
- Sau đó, ray phần bột ở bước 2 vào trộn chung với hỗn hợp trên, thêm vào hỗn hợp sữa với giấm ở bước 1 vào và tiếp tục đảo đều
- Bạn chọn một khuôn bánh tròn, đường kính khoảng 15cm, rồi lót giấy nến ở đáy khuôn để lúc lấy bánh ra dễ dàng hơn. Kế tiếp, bạn đổ hỗn hợp bánh đã làm vào, dàn đều hỗn hợp và nướng bánh trong lò với nhiệt độ 175 độ C khoảng 35 phút
- Để làm kem phomai, cho vào tô 100gr bơ lạt, 50gr đường bột và dùng máy đánh trứng đánh đều. Sau đó, bạn thêm vào 250gr kem phô mai vào, tiếp tục trộn. Cuối cùng, cho hỗn hợp này vào túi bắt kem
- Bạn lấy bánh đã làm, xẻ bánh thành 3 lát đều nhau theo hình tròn, khoảng 2cm. Kế tiếp, bạn đặt một lát bánh lên dĩa, rồi bạn lấy túi bắt kem đã chuẩn bị, cho kem phô mai lên bề mặt bánh và đặt lát bánh tiếp theo lên
- Tiếp tục cho kem phô mai lên và làm tương tự đến miếng bánh thứ ba là hoàn thành. Bạn có thể trang trí thêm hoa quả để bánh được đẹp mắt hơn.
-
Bông lan trứng muối
Bánh Bông lan trứng muối là một loại bánh ngọt phổ biến, có nguồn gốc từ nước Pháp và đã trở thành một món ăn ưa thích trên khắp thế giới. Đặc điểm nổi bật của loại bánh này là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt của bánh và vị béo của trứng và bơ, tạo nên hương vị độc đáo và hấp dẫn. Bánh Bông lan trứng muối được làm từ các thành phần cơ bản bao gồm bột mỳ, trứng, đường, bơ, và trứng muối. Trứng muối thường được sử dụng để làm cho bánh có màu và hương vị đặc biệt hơn. Quá trình làm bánh Bông lan thường đòi hỏi kỹ thuật nấu nướng và pha trộn đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất. Bánh Bông lan thường có hình dạng tròn, bề mặt mịn màng và thường được làm bóng bằng lớp phủ sô cô la hoặc đường bột.
Nguyên liệu:
- 3 miếng phô mai con bò cười (cắt đôi)
- 6 quả trứng gà ta
- 7-8 lòng đỏ trứng muối
- 3gr muối
- 20gr bột bắp
- 25gr bơ lạc
- 25gr đường (phần nhân)
- 120gr bột mì
- 120gr đường (phần cốt bánh)
- 240ml nước
- Chà bông (nhiều hay ít tuỳ theo nhu cầu)
- 1 ít rượu Mai Quế Lộ (hoặc rượu trắng)
- 1 thìa cà phê bột nở
- Các loại gia vị khác
- Dụng cụ: nồi cơm điện, rây, dụng cụ đánh trứng,…
Cách làm:
- Ngâm 6 quả trứng gà vào tô nước ấm trong 5 phút với tỉ lệ 2 cốc nước lạnh pha với 3 cốc nước sôi.
- Trộn đều hỗn hợp 120gr bột mì, 20gr bột bắp với 1 thìa cà phê bột nở, rây mịn để bột không bị vón cục.
- Đập trứng đã ráo nước vào tô, cho 120gr đường vào, đánh cho trứng nổi bông lên. Nếu thấy trứng rớt thành dòng là đạt yêu cầu thành phẩm.
- Chia bột thành 3 phần riêng biệt và rây từng phần vào tô trứng và trộn đều đến khi hết bột.
- Lót giấy nến vào đáy nồi cơm điện, sau đó cho bột vào nồi.
- Đậy nắp, chọn “Cook” và sau 10 phút thì chuyển qua “Warm”, đợi thêm 5-7 phút nữa thì bạn chuyển qua “Cook”. Lặp lại thao tác trên khoảng 2-3 lần nữa.Sau khoảng 45-60 phút, bạn có thể tắt nồi và kiểm tra bánh. Nhấn ngón tay lên mặt bánh, nếu lõm vào và phồng lên ngay tức là bánh đã chín. Nếu bánh chưa chín, bạn hãy bật “Cook” một lần nữa
- Để sơ chế trứng muối, đầu tiên cần rửa sạch lòng đỏ trứng muối và cho lòng đỏ vào chén rượu và ngâm khoảng 5 phút để trứng hết mùi tanh
- Xếp trứng lên khay, phết 1 ít dầu ăn lên trứng, sau đó, bạn nướng trứng ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 6 – 7 phút. Nếu không có lò nướng, bạn có thể hấp cách thủy trứng trong khoảng 5 phút ở lửa vừa
- Cho 25gr đường, muối và lòng đỏ trứng vào 1 tô lớn sau đó đánh đều sao cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau để làm sốt bánh
- Tiếp theo, rây 25gr bột ngô vào và trộn đều, cho 240ml nước và 25gr bơ đã được đun chảy vào trộn đều cùng các hỗn hợp trên. Lọc hỗn hợp sốt để sốt được mịn
- Cho hỗn hợp vào 1 cái nồi, bắc lên bếp ở lửa nhỏ và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại .Lưu ý, không nên khuấy quá lâu vì sẽ khiến cho hỗn hợp đặc lại và không ngon.
- Cuối cùng, chuẩn bị phần nhân chà bông, trứng muối, phô mai đã cắt đôi, các miếng xúc xích đã cắt nhỏ
- Hoàn tất quá trình bằng cách cắt đôi bánh bông lan và phết 1 lớp sốt lên mặt bánh, lần lượt xếp phô mai và xúc xích lên trên. Đặt nửa chiếc bánh còn lại lên trên nửa kia, phết sốt rồi cho chà bông và xúc xích lên để hoàn tất công việc.
-
Panna Cotta
Bánh Panna Cotta là một món tráng miệng ngon miệng xuất phát từ Italia, và tên gọi này được dịch sang tiếng Ý có nghĩa là "bánh nền dạ dày." Món này nổi tiếng với sự đơn giản và độc đáo trong cách làm và hương vị tinh tế. Bánh Panna Cotta được tạo nên từ một hỗn hợp của sữa tươi, đường, và gelatin, thường được ướp thêm hương vị bằng vani hoặc các loại hương liệu tự nhiên khác như cà phê, hạt nho, hoặc dứa. Bánh Panna Cotta có vị ngọt ngào, mềm mịn và mát lạnh, tạo cảm giác sảng khoái cho người thưởng thức. Món này thường được trang trí bằng các loại trái cây tươi, hạt chocolate, hoặc lá bạc hà để làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn từ mặt trực quan. Bánh Panna Cotta đã trở thành một phần quan trọng của nền ẩm thực Ý và được yêu thích trên toàn thế giới với sự kết hợp tinh tế giữa độ đơn giản và hương vị tuyệt vời của nó.
Nguyên liệu:
- 250 ml sữa tươi không đuòng
- 250 ml whipping cream
- 6-8 gram gelatin
- 60 gram đường
- 1 thìa cà phê tinh chất vani
- 6 quả chanh leo
- 50 ml nước ấm
- 5 gram gelatin
- 80 gram đường
- 6 hũ thuỷ tinh dung tích 100ml
Cách làm:
- Ngâm gelatin trong nước khoảng 5 phút cho mềm ra
- Cho sữa tươi, whipping cream và đường vào đun với lửa nhỏ.
- Vớt gelatin đã ngâm, vắt bớt nước và cho vào hỗn hợp sữa.
- Khuấy đều cho tan rồi tắt bếp. Thêm vani, khuấy đều
- Cho 50 ml nước ấm vào cùng ruột chanh leo, đánh nhẹ cho chanh tan ra, lọc bỏ hạt, thu được phần nước cốt chanh leo
- Thêm nước vào để phần nước cốt đủ 200 ml, ngâm gelatin trong nước cho mềm ra
- Đun hỗn hợp nước chanh leo và đường đến khi đường tan hết thì tắt bếp
- Vớt gelatin đã ngâm, vắt bớt nước và cho hỗn hợp chanh leo, khuấy cho tan
- Đổ lần lượt các lớp cốt panna cotta và sốt chanh leo
- Để ngăn mát 2 giờ trước khi dùng.