Top 9 Ngọn núi có thật trong lịch sử kinh Thánh Công giáo

  1. Top 1 Núi Ararat
  2. Top 2 Núi Sinai
  3. Top 3 Núi Gerizim
  4. Top 4 Núi Olives
  5. Top 5 Núi Nebo
  6. Top 6 Núi Zion
  7. Top 7 Núi Tabor
  8. Top 8 Núi Carmel
  9. Top 9 Núi Bát Phúc

Top 9 Ngọn núi có thật trong lịch sử kinh Thánh Công giáo

Jane TrucVy 74 0 Báo lỗi

Được xem là nơi “gần gũi với Chúa Kito”, những ngọn núi mang một ý nghĩa rất to lớn đối với nền văn hóa Công giáo. Trong Kinh thánh, chúng được nhắc đến khoảng ... xem thêm...

  1. Ararat là ngọn núi nổi bật thứ ba ở Tây Á, với độ cao 5.165m. Nó nằm ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ trên bờ sông Araks, cách Iran 16km và cách Armenia 32km. Đây thực sự là một ngọn núi lửa, và khoa học cho rằng nó đã hoạt động vào thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Lần phun trào cuối cùng của núi Ararat xảy ra vào giữa thế kỷ 19, gây ra một trận động đất mạnh phá hủy tu viện Thánh Jacob cùng ngôi làng nhỏ Arguri. Núi Ararat là bao gồm hai ngọn núi được hợp nhất tại chân núi là Masis và Sis, còn được gọi là Ararat lớn và Ararat nhỏ. Cả hai đỉnh núi được cấu tạo từ đá bazan, nằm trong khu vực thung lũng Sardarul-Bulaki.


    Ararat lớn là ngọn núi cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ, các sườn dốc của nó bao phủ quanh năm bởi tuyết. Đồng thời, các hang động cũng được một số Cơ Đốc nhân ở bán đảo Anatolia sử dụng làm nhà vào thời kỳ đầu. Hiện nay, khi đặt chân đến khu vực này, người ta vẫn có thể nhìn thấy hình ảnh cây thánh giá cùng các biểu tượng tôn giáo khác trên vách hang. Bên cạnh đó, núi Ararat nhỏ thì nằm ở phía đông với rất ít thảm thực vật trên sườn núi do có một lớp tro và dung nham dày. Gần đó là một công viên quốc gia với diện tích hơn 88.000 hecta - nơi các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm kiếm tàn tích của con tàu Noah.


    Trong kinh Thánh núi Ararat được biết đến là nơi mà con tàu Noah đã đậu sau trận Lụt Đại Hồng Thuỷ. Bất chấp sự những tranh cãi cho rằng sách Sáng Thế không hề đề cập cụ thể đến ngọn núi này. Thế nhưng, dù nằm bên ngoài biên giới của Armenia, nhưng nó vẫn được xem là biểu tượng quốc gia chính của đất nước; đồng thời được người dân coi là ngọn núi linh thiêng. Nó còn được thể hiện nổi bật trong văn học cùng nghệ thuật, và cũng là biểu tượng cho chủ nghĩa phục hưng của Armenia. Ngoài ra, còn được mô tả trên quốc huy của đất nước cùng với con tàu. Vì lý do này mà người Armenia được coi là là hậu duệ trực tiếp của Noah và là những người đầu tiên bắt đầu nền văn minh sau sự kiện đó.


    Trong nhiều thế kỷ, người ta tin rằng tàn tích của con tàu sẽ được tìm thấy trên đỉnh núi Ararat. Thế nên, trong suốt hơn 100 năm qua, các nhà thám hiểm vẫn luôn cố gắng tìm kiếm mọi dấu hiệu về con tàu như: gỗ bị chôn vùi, tàn tích của các công cụ, hoặc vải hay những thứ khác mà con tàu có thể chứa đựng. Một số nhà thám hiểm nói rằng radar xuyên mặt đất đã tiết lộ sự hiện diện của một số loại cấu trúc bằng gỗ nằm sâu dưới sườn núi, nhưng cho đến nay vẫn chưa ai tìm được thứ gì đó cụ thể hơn.

    Núi Ararat
    Núi Ararat
    Núi Ararat
    Núi Ararat

  2. Sinai là một ngọn núi nổi tiếng, mà theo Sách Xuất Hành trong kinh Thánh - đây là nơi mà Thiên Chúa đã ban Mười Điều Răn cho Moses. Với độ cao 2.285m, nằm gần với núi Thánh Catherine trong khu vực ngày nay gọi là Bán đảo Sinai; nó là một phần núi được bao quanh tứ phía bởi các đỉnh núi cao hơn trong dãy núi. Đá của núi Sinai hình thành trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa, nó có một phức hợp bao gồm đá Granit kiềm cùng nhiều loại đá khác nhau, kể cả đá núi lửa. Chúng được thể hiện bằng các dòng chảy và phun trào dưới không khí, cũng như các dạng xốp dưới núi lửa. Nói chung, bản chất của những tảng đá lộ ra tại núi Sinai cho thấy chúng được hình thành ở những độ sâu khác nhau.


    Ở hướng phía bắc chính là tu viện Thánh Catherine có từ thế kỷ thứ 6. Trên đỉnh có một nhà thờ Hồi giáo vẫn được những người theo đạo Hồi sử dụng, và một nhà nguyện Chính thống giáo Hy Lạp được xây dựng vào năm 1934 trên tàn tích của một nhà thờ thế kỷ 16 - đây là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, có tên gọi là “tu viện Thiên chúa giáo hoạt động lâu đời nhất” trên thế giới. Nhà nguyện bao quanh tảng đá được coi là nguồn gốc của những “tấm bia” trong kinh Thánh. Trên đỉnh còn có "hang động của Moses" - nơi được cho là ông đã chờ đợi 40 ngày đêm để nhận Mười Điều Răn từ Đức Chúa Trời.


    Lời tường thuật trong kinh Thánh về việc những chỉ dẫn cùng lời dạy của Mười Điều Răn đã được đưa ra trong Sách Xuất Ai Cập; trong đó núi Sinai được nhắc đến hai lần. Nội dung đề cập đến việc một đám mây bao phủ ngọn núi, nó rung chuyển và đầy khói, những tia chớp phóng ra, tiếng sấm rền trộn lẫn với tiếng kèn thổi; sau đó người ta nhìn thấy ngọn lửa đang bùng cháy trên đỉnh núi. Trong trình thuật kinh Thánh, lửa và mây chính là dấu hiệu cho thấy việc Thiên Chúa đến trên núi khi Moses lên núi và ở đó.


    Những người theo đạo Thiên Chúa đã định cư trên núi Sinai vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên. Người Gruzia từ vùng Kavkaz chuyển đến bán đảo Sinai ở thế kỷ thứ 5, và một thuộc địa của Gruzia được hình thành ở đó vào thế kỷ thứ 9. Họ bắt đầu xây dựng nhà thờ của riêng mình, việc này cũng gắn liền với tên tuổi của David the Builder - người đã góp phần xây dựng các nhà thờ ở Georgia và nước ngoài. Ngoài ra, còn có những động cơ chính trị, văn hóa, cũng như tôn giáo khi đặt nhà thờ trên ngọn núi này.

    Có hai tuyến đường chính để lên đỉnh. Tuyến đường dài và nông là Siket El Bashait, mất khoảng 2,5 giờ đi bộ, mặc dù có thể sử dụng lạc đà. Còn tuyến đường dốc nhưng trực tiếp hơn là Siket Sayidna Musa, cần phải leo lên 3.750 "bậc thang sám hối" trong khe núi phía sau tu viện.

    Núi Sinai
    Núi Sinai
    Núi Sinai
    Núi Sinai
  3. Gerizim là một trong hai ngọn núi ở vùng lân cận gần thành phố Nablus của Palestine, và thành phố Shechem trong kinh Thánh. Nó tạo thành phía nam của thung lũng Nablus, phía bắc được hình thành bởi núi Ebal. Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất ở Bờ Tây, với độ cao tới 881m so với mực nước biển, thấp hơn 70m so với núi Ebal. Ngọn núi này đặc biệt dốc ở phía bắc, trên đỉnh có cây bụi thưa thớt, phía dưới là một con suối với lượng nước ngọt dồi dào. Đối với người Samari, hầu hết sống xung quanh đây, núi Gerizim được coi là nơi linh thiêng trên Trái đất. Vì tuy không phải là ngọn núi nổi tiếng nhất trong kinh Thánh nhưng là quê hương của họ trong hàng ngàn năm, và cũng là địa điểm được Thiên Chúa chọn làm đền thờ Thánh.


    Theo truyền thuyết của người Samari, đây là ngọn núi lâu đời nhất, cao chót vót trên trận Đại Hồng Thủy và cũng là vùng đất đầu tiên cho chuyến lên bờ của Noah. Nó còn là nơi mà Abraham đã đem con trai mình là Issac hiến tế cho Đức Chúa Trời sau khi Ngài thử lòng ông với yêu cầu giết con trai của mình để thể hiện sự vâng phục. Abraham lẽ ra đã làm điều đó, nhưng vào giây cuối cùng, Đức Chúa Trời đã bảo ông dừng lại, thay vào đó hãy giết một số động vật để làm lễ tế thay cho Issac.


    Núi Gerizim cho đến ngày nay vẫn tiếp tục là trung tâm tôn giáo của người Samari. Họ sẽ lên trên đỉnh ba lần một năm vào các dịp: Lễ Vượt Qua, Lễ Ngũ Tuần và Lễ Lều Tạm. Lễ Vượt Qua vẫn được cử hành bằng cách hiến tế chiên con. Hiện tại, khoảng một nửa số người Samari còn lại đều sống gần núi Gerizim, chủ yếu tại ngôi làng nhỏ Kiryat Luza.


    Các phát hiện khảo cổ học cũng đã chỉ ra rằng người ta tìm thấy hàng nghìn bình gốm cùng xương hiến tế của động vật: cừu, dê, gia súc và chim bồ câu; cũng như nhiều viên đá có dòng chữ Tetragrammaton (tên của Chúa trong kinh Thánh Do Thái) tại khuôn viên của ngôi đền Samari. Vào năm 475 sau công nguyên, một nhà thờ Thiên Chúa giáo được xây dựng trên đỉnh núi, đồng thời những tàn tích rộng lớn vẫn còn tồn tại. Năm 484, dưới thời trị vì của Hoàng đế Zeno, nhà thờ hình bát giác kiểu tử đạo dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria đã được dựng lên tại địa điểm này. Năm 529, Justinian I (cựu hoàng đế Đông La Mã) đã coi chủ nghĩa của người Samari là bất hợp pháp, nên sắp xếp xây dựng một bức tường bảo vệ xung quanh nhà thờ. Kết quả là cùng năm đó, một người tên Julianus ben Sabar đứng lên lãnh đạo một cuộc nổi dậy. Cho đến năm 530, họ đã chiếm được phần lớn khu vực đó, phá hủy các nhà thờ, ra tay với các linh mục cùng quan chức. Tuy nhiên, năm 531, sau khi vị hoàng đế này tranh thủ được sự giúp đỡ của người Ghassanids, thì cuộc nổi dậy đã hoàn toàn bị dập tắt, những người Samari sống sót hầu hết đều bị bắt làm nô lệ hoặc bị lưu đày. Năm 533, Justinian I đã cho xây dựng một lâu đài trên núi Gerizim để bảo vệ nhà thờ khỏi các cuộc đột kích của một số ít người Samari bất mãn còn sót lại trong khu vực.

    Núi Gerizim
    Núi Gerizim
    Núi Gerizim
    Núi Gerizim
  4. Olives là một ngọn núi ở Jerusalem, được đặt tên theo những lùm o-liu từng bao phủ các sườn dốc của nó. Trong Cựu Ước, ngọn núi này được nhắc đến là nơi vua David trốn thoát khỏi những người lính đang cố tìm giết và chiếm đoạt quyền lực của ông. Các sườn phía tây của nó hướng về phía Jerusalem, đã được sử dụng làm nghĩa trang trong hơn 3.000 năm và chứa khoảng 150.000 ngôi mộ, khiến nó trở thành trung tâm trong truyền thống nghĩa trang của người Do Thái.


    Một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Chúa Jesus được kể trong Tin Mừng cũng diễn ra trên núi Olives; và trong sách Công Vụ Tông Đồ, nó được mô tả là nơi mà Đức Chúa Trời đã thăng thiên. Đêm trước Bữa Tiệc Ly, Ngài đã đến đó cầu nguyện cũng như suy ngẫm về những gì Ngài biết trước sẽ xảy ra với mình vào ngày hôm sau. Lúc Chúa Jesus bị đóng đinh và phục sinh, kinh Thánh nói rằng Ngài đã lên hiên đường sau khi nói chuyện với Đức Trinh Nữ Maria cùng các tông đồ tại đây. Vì gắn liền với lịch sử Kito giáo, nên ngọn núi này đã trở thành nơi thờ cúng từ thời cổ đại. Cho đến ngày nay, nó là địa điểm hành hương chính của người Công giáo, Chính Thống giáo Đông Phương và cả những người theo đạo Tin lành.


    Núi Olives là một trong ba đỉnh của dãy núi chạy dài 3,5km về phía đông của thành phố cổ băng qua thung lũng Kidron. Đỉnh ở phía bắc của nó là núi Scopus, cao 826m; còn đỉnh ở phía nam là núi Corruption, cao 747m; và điểm cao nhất trên núi Olives là At-Tur, với độ cao 818m. Dãy núi này đóng vai trò như một lưu vực sông, phía đông là điểm bắt đầu của sa mạc Judean. Nó được hình thành từ đá trầm tích đại dương cùng đá lửa cứng. Mặc dù loại đá này khá dễ dàng để khai thác, nhưng không phải là loại vật liệu phù hợp để xây dựng. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều hang động chôn cất nhân tạo.


    Các địa danh trên núi Olives bao gồm: bệnh viện Augusta Victoria, nhà thờ Thăng Thiên Chính Thống Nga cùng tháp chuông khổng lồ cao 50m, nhà thờ Hồi giáo, nhà thờ Pater Noster và khách sạn Seven Arches. Trên sườn phía đông nam của nó là ngôi làng al-Eizariya của người Palestine. Đây được xác định là ngôi làng cổ Bethany từng được đề cập trong Tân Ước. Cách trung tâm làng một đoạn ngắn về phía đỉnh núi, là địa điểm truyền thống thờ phượng, được đánh dấu bởi một nhà thờ dòng Francis.

    Núi Olives
    Núi Olives
    Núi Olives
    Núi Olives
  5. Nebo là một ngọn núi xa xôi nằm ở Jordan ngày nay, với độ cao khoảng 700m so với mực nước biển. Là một phần của dãy núi Abarim, nó được nhắc đến trong Cựu Ước là nơi mà Moses nhìn thấy miền Đất Hứa trước khi qua đời, và ông đã được chôn cất trong một ngôi mộ trên sườn núi. Đây cũng là nơi mà dân tộc của Moses có thể được an toàn sau khi rời Ai Cập, mặc dù ông được thông báo rằng bản thân sẽ không được phép vào đó.


    Tầm nhìn từ đỉnh núi mang đến một bức tranh toàn cảnh của Bờ Tây qua thung lũng sông Jordan; thành phố Jericho và Jerusalem cũng được nhìn thấy từ đây. Bên cạnh đó là giá trị nghệ thuật từ tác phẩm điêu khắc hình chữ thập ngoằn ngoèo trên ngọn núi được tạo ra bởi nghệ sĩ người Ý tên là Gian Paolo Fantoni - tác phẩm tượng trưng cho phép lạ về con rắn đồng trong kinh Thánh được Moses cầu khẩn trong hoang địa và cây thập tự mà Chúa Jesus bị đóng đinh trên đó. Người ta cũng đưa ra giả thuyết rằng Hòm Giao Ứớc đã được giấu ở đâu đó trên núi Nebo. Mặc dù đã có những cuộc tìm kiếm nó trong nhiều thế kỷ, nhưng không ai có thể tìm thấy gì.


    Trên điểm cao nhất tại núi Nebo là tàn tích của một nhà thờ Byzantine cùng một tu viện được phát hiện vào năm 1933. Nhà thờ được xây dựng lần đầu tiên vào nửa sau thế kỷ thứ 4 để tưởng nhớ nơi qua đời của Moses, thiết kế theo phong cách vương cung thánh đường điển hình. Nó được mở rộng vào cuối thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, và được xây dựng lại vào năm 597. Sáu ngôi mộ được tìm thấy làm từ đá tự nhiên bên dưới sàn phủ khảm của nhà thờ. Một nơi trú ẩn bằng kim loại đã được dựng lên trên đống đổ nát, nhưng bị gián đoạn do cuộc chiến tranh giữa Ả Rập và Israel năm 1967. Khi công việc củng cố hoàn thành năm 1984, nhà thờ được sử dụng cho cả mục đích phụng vụ cũng như trưng bày các bức tranh khảm đã phục hồi. Sau khi lập kế hoạch đổi mới vào năm 1989, cùng với sự khảo sát, đánh giá địa chất về các công trình kiến trúc cổ xưa lẫn hiện đại đã được thực hiện một thập kỷ sau đó. Một vương cung thánh đường mới hoàn chỉnh được xây dựng lại trên nhà thờ cổ ra đời.


    Ngày 20 tháng 3 năm 2000, Đức Giáo Hoàng John Paul II trong chuyến hành hương tới Thánh địa viếng thăm núi Nebo của mình, ông đã trực tiếp rồng một cây ô-liu bên cạnh nhà nguyện Byzantine như một biểu tượng của sự hòa bình.

    Núi Nebo
    Núi Nebo
    Núi Nebo
    Núi Nebo
  6. Zion là một ngọn núi ở Jerusalem, nằm ngay bên ngoài các bức tường của thành phố cổ được xây dựng cách đây khoảng 500 năm dưới thời vua Suleiman the Magnificent. Từ Zion đã được sử dụng trong kinh Thánh tiếng Do Thái để chỉ thành phố của vua David, nhưng ý nghĩa của nó đã thay đổi. Hiện nay nó được dùng làm tên cho ngọn núi ở phía Tây thành phố cổ. Ngoài ra, cái tên Zion còn được dùng để chỉ toàn bộ vùng đất Israel; đồng thời nó đã xuất hiện 150 lần trong kinh Thánh theo nghĩa thần học và tâm linh về những đề cập đến Jerusalem, ngôi đền được xây dựng bởi Solomon, thiên đàng hoặc dân của Thiên Chúa.


    Trong nhiều năm qua, núi Zion đã trở thành biểu tượng của Thánh địa nói chung và Jerusalem nói riêng. Vào cuối thời kỳ La Mã, một giáo đường Do Thái được xây dựng ở lối vào của công trình kiến trúc gọi là “lăng mộ David”. Có lẽ nó dựa trên niềm tin rằng vua David đã mang hòm giao ước đến đây từ trước khi lăng mộ được xây dựng. Trong cuộc chiến năm 1948, núi Zion bị lữ đoàn Harel chinh phục và trở thành phần duy nhất của thành phố cổ thuộc về Israel cho đến khi đình chiến. Lúc đầu, nó được liên kết với khu Do Thái Yemin Moshe băng qua thung lũng Hinnom thông qua một đường hầm hẹp. Nhưng sau đó người ta cần có một giải pháp khác thay thế để sơ tán những người bị thương cũng như vận chuyển đồ tiếp tế cho binh lính trên núi. Thế nên, một cáp treo có khả năng chịu tải 250kg đã được thiết kế cho mục đích này. Cáp treo chỉ được sử dụng vào ban đêm và hạ xuống thung lũng vào ban ngày để tránh bị phát hiện, cho đến hiện nay nó vẫn còn tồn tại ở vị trí cũ.


    Từ năm 1948 đến năm 1967, khi thành cổ nằm dưới sự cai trị của Jordan, người Israel bị cấm tiếp cận các Thánh địa của người Do Thái. Núi Zion được chỉ định là vùng đất không có người ở giữa Israel và Jordan; nhưng nó là địa điểm có thể tiếp cận gần nhất với đền thờ Do Thái cổ đại. Cho đến khi Đông Jerusalem bị Israel chiếm trong cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày, người Israel vẫn leo lên tầng thượng của Lăng Mộ David để cầu nguyện. Con đường quanh co dẫn lên núi Zion được gọi là “con đường của Giáo Hoàng”. Nó được lát đá để vinh danh chuyến viếng thăm lịch sử tới Jerusalem của Đức Giáo Hoàng Paul VI vào năm 1964.

    Năm 1874, một người Anh tên là Henry Maudsley, đã phát hiện ra một đoạn lớn vách đá cùng vô số tảng đá cổ được mài giũa trên núi Zion được cho là nền móng của Bức Tường Thứ Nhất. Một số viên đá này được dùng để xây tường chắn bên ngoài cổng chính của Viện Nghiên Cứu Thánh Địa Hoa Kỳ và Đại Học Jerusalem.

    Núi Zion
    Núi Zion
    Núi Zion
    Núi Zion
  7. Núi Tabor nằm ở vùng Hạ Galilee, Israel, phía đông của thung lũng Jezreel, cách biển hồ Galilee 18km về phía tây. Trong Kinh thánh tiếng Do Thái, đây là nơi diễn ra trận chiến giữa quân đội Israel dưới sự lãnh đạo của Barak và quân đội của vua Canaanite, do Sisera chỉ huy. Bên cạnh đó, theo truyền thuyết Kito giáo, núi Tabor còn được cho là nơi Chúa Jesus trải qua sự biến hình sau khi tiết lộ mình là Đấng Thiên Sai. Hiện nay, có một nhà thờ trên đỉnh núi, nằm ở nơi được cho là diễn ra việc biến hình thực sự. Người ta đã thực hiện các cuộc hành hương tôn giáo đến địa điểm này kể từ thế kỷ thứ 4.


    Núi Tabor có hình dạng gần giống như một nửa quả cầu đột ngột nhô lên, xung quanh khá bằng phẳng, với độ cao 575m. Trên đỉnh tồn tại hai tu viện Thiên Chúa giáo, một Chính Thống giáo Hy Lạp ở phía đông bắc và một Công giáo La Mã tại phía đông nam. Mặc dù nằm gần dãy núi Nazareth nhưng nó lại tạo thành một dạng địa chất riêng biệt. Núi Tabor gần như được bao quanh hoàn toàn bởi các làng Ả Rập Daburiyya, Shibli và Umm al-Ghanam. Đường mòn đi bộ lên núi khá dài, bắt đầu từ làng Bedouin Shibli khoảng 5km; nó cũng là một phần của đường mòn quốc gia Israel. Ở dưới chân núi có một ngã ba đường, vị trí cùng hình dáng gồ ghề của Tabor so với môi trường xung quanh đã mang lại một giá trị chiến lược; các cuộc chiến tranh đã diễn ra trong khu vực này vào các thời kỳ khác nhau trong lịch sử.


    Do tầm quan trọng của núi Tabor trong Kito giáo, nên từ thế kỷ thứ 4 trở đi nó đã trở thành một địa điểm hành hương. Ở thời kỳ Thập Tự Chinh, ngọn núi nhiều lần được đổi quyền cai trị giữa người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Đến năm 1099, quân Thập Tự Chinh đã củng cố khu vực tu viện nằm trên đỉnh núi để bảo vệ những người hành hương khỏi các cuộc tấn công từ người Hồi giáo. Năm 1101, các tu sĩ dòng Biển Đức đã xây dựng lại một vương cung thánh đường đổ nát, đồng thời dựng lên một tu viện kiên cố. Vào năm 1212, ngọn núi bị chiếm giữ bởi Ayyubid Sultan Al-Adil I - người đã xây dựng một pháo đài lớn trên đỉnh núi. Pháo đài này sau đó lại bị quân đội của cuộc Thập Tự Chinh thứ năm bao vây nhưng không thành công. Tuy nhiên, vào năm 1229, nó lại bị những người theo đạo Thiên Chúa chiếm đóng.

    Núi Tabor
    Núi Tabor
    Núi Tabor
    Núi Tabor
  8. Carmel là một dãy núi ven biển ở phía bắc Israel trải dài từ biển Địa Trung Hải về phía đông nam. Một trong số những thành phố đáng chú ý nhất ở đó là Haifa - thành phố lớn thứ ba tại Israel, nó nằm ở sườn phía bắc và phía tây. Ngọn núi này còn được cho là nơi đã diễn ra cuộc đọ sức giữa tiên tri Elijah và các tiên tri của Baal theo lời kể trong Cựu Ước. Trong thế chiến thứ nhất, núi Carmel đóng một vai trò chiến lược quan trọng. Ở trận Megiddo diễn ra tại đầu con đường - nơi nhìn ra thung lũng Jezreel từ phía nam; vị tướng Allenby đã lãnh đạo quân Anh tham chiến, đây là trận đánh mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại đế quốc Ottoman. Nó còn mang một ý nghĩa lịch sử to lớn giữa người Ai Cập và người Canaan vào thế kỷ 15 trước công nguyên; cùng với đó là sự phát triển trong pháo binh lẫn đạn dược.


    Dãy núi Carmel rộng khoảng 8km, có độ dốc dần về phía tây nam tạo thành một sườn núi dốc ở mặt đông bắc, với độ cao 546 mét. Sự hình thành của nó là những kết hợp từ đá vôi và đá lửa, chứa nhiều hang động, được bao phủ bởi một số đá núi lửa. Sườn dốc bao quanh bởi thảm thực vật um tùm như: cây sồi, cây thông, cây ô-liu, cây nguyệt quế. Một số thị trấn hiện đại nằm trên sườn núi là Yokneam ở phía đông; Zikhron Ya'kov tại phía nam; Nesher, Tirat Hakarmel và thành phố Haifa thì nằm trên mũi đất xa xôi phía tây bắc. Ngoài ra còn có công xã Beit Oren nhỏ nằm trên một trong những điểm cao nhất trong dãy núi về hướng đông nam của Haifa.


    Một dòng tu Công giáo với tên là Carmelites được thành lập trên núi Carmel vào năm 1209. Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn chưa biết được ai là người thành lập ra nó. Dù vậy, dòng tu này đã phát triển thành một trong những dòng tu Công giáo lớn trên toàn thế giới. Trong các cuộc Thập tự chinh, tu viện thường xuyên bị đổi chủ, hoặc chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo. Năm 1799, cuối cùng nó được Napoléon chuyển thành bệnh viện; nhưng vào năm 1821, công trình kiến trúc còn sót lại đã bị tướng lĩnh của Damascus phá hủy. Một tu viện mới sau đó được xây dựng ngay trên hang động. Hiện nay, hang động là hầm mộ của tu viện, được các tu sĩ Carmelite gọi là "hang động của Elijah".

    Năm 2012, Ủy ban Di Sản Thế Giới của UNESCO đã bổ sung các địa điểm tiến hóa của loài người tại núi Carmel vào danh sách; bao gồm bốn hang động: Tabun, Jamal, el-Wad và Skhul. Khu di tích này cũng đáp ứng đủ các tiêu chí ở hai hạng mục riêng biệt là "tự nhiên" và "văn hóa".

    Núi Carmel
    Núi Carmel
    Núi Carmel
    Núi Carmel
  9. Núi Bát Phúc là một ngọn núi ở phía bắc Israel, thuộc cao nguyên Korazim. Đây là địa điểm truyền thống diễn ra “bài giảng trên núi của Chúa Jesus”. Vì vậy, nó được xem như là một trong những ngọn núi quan trọng nhất trong kinh Thánh. Nội dung bài giảng cụ thể đề cập đến “tám mối phúc thật” nổi tiếng chúc phúc cho người nghèo, người yếu đuối cùng những người bị áp bức. Đó là lý do vì sao nó lại có tên gọi này. Đỉnh núi mang đến tầm nhìn đầy mê hoặc về hướng tây bắc của biển hồ Galilee, băng qua các vách đá cao nguyên Golan. Nó có độ cao khoảng 25m dưới mực nước biển, và gần 200m so với biển hồ Galilee; điều này chính là lý do khiến cho núi Bát Phúc trở thành một trong những đỉnh núi thấp nhất thế giới.


    Một nhà thờ Byzantine được xây dựng phía dưới sườn dốc vào thế kỷ thứ 4, và được sử dụng cho đến thế kỷ thứ 7. Tàn tích của nó đã được phát hiện dưới chân nhà thờ hiện nay. Bên cạnh đó, một phần sàn khảm nguyên bản từ Capernaum vẫn còn tồn tại. Với kiến trúc là một tòa hình bát giác trang nhã, cùng các hành lang có hàng cột trụ. Nhà thờ này được xây dựng vào năm 1938 cho các nữ tu dòng Francis, theo thiết kế của kiến trúc sư người Ý-Antonio Barluzzi; tài trợ một phần bởi nhà độc tài phát xít Benito Mussolini. Tám mặt của nó trông sáng sủa, thoáng mát tượng trưng cho “tám mối phúc”, và những mối phúc này được thể hiện bằng tiếng Latinh ở các cửa sổ phía trên. Bàn thờ đặt tại vị trí trung tâm bao phủ bởi một vòm mảnh mai bằng thạch cao cùng mã não. Xung quanh nó, bảy hình ảnh của sự: công bằng, bác ái, thận trọng, đức tin, dũng cảm, hy vọng, tiết độ được khắc họa bằng các biểu tượng trên sàn khảm. Khu vườn kiểng nguyên sơ phía trước nhà thờ còn có thêm ba bàn thờ để thờ cúng tập thể. Giáo hoàng John Paul II đã từng cử hành Thánh lễ tại địa điểm này vào tháng 3 năm 2000. Tuyến đường hành hương mang tên Đường Mòn Chúa Jesus nối liền ngọn núi với các địa điểm khác là biểu tượng gắn liền với cuộc đời của Ngài.


    Trên đỉnh núi là một trung tâm Cơ Đốc giáo dành cho các cuộc gặp gỡ, nghiên cứu, tĩnh tâm có tên là Domus Galilaeae được mở cửa vào năm 2000, nằm cách tàn tích Chorazin cổ đại chỉ hơn 1km. Kiến trúc nổi bật được thiết kế bởi người sáng lập - Kiko Arguello cùng một nhóm kiến trúc sư. Thư viện chuyên về sách về “bài giảng trên núi”, nhà nguyện có một bức tranh lớn của Arguello, kết hợp các biểu tượng Kito giáo phương Đông lẫn phương Tây, bày tỏ lòng tôn kính đối với nguồn gốc Do Thái của giáo hội.

    Núi Bát Phúc
    Núi Bát Phúc
    Núi Bát Phúc
    Núi Bát Phúc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy