Top 7 Địa điểm Chúa Jesus đã đi qua được đề cập trong kinh Thánh
Những địa điểm Chúa Jesus đã đi qua được kinh Thánh đề cập, là nơi Ngài đã chọn để sống những năm tháng của mình trên trần thế. Người Công giáo tin rằng, để ... xem thêm...mang lại sự cứu rỗi, Chúa Jesus đã trở nên một con người hoàn toàn và sống một cuộc sống bình thường giữa những người Do Thái. Sau đây, Toplist xin giới thiệu đến bạn về các địa điểm khảo cổ đã được xác nhận.
-
Nazareth
Nazareth là thành phố lớn nhất ở quận phía Bắc của quốc gia Israel. Trong Tin Mừng nó được mô tả lần đầu tiên là thị trấn của Galilee và là quê hương của Đức Maria. Nơi này phục vụ như một trung tâm văn hóa, chính trị, tôn giáo, kinh tế và thương mại cho các công dân Ả Rập tại đây. Đồng thời nó còn được biết đến như là “một thủ đô Ả Rập của Israel”. Vì cư dân chủ yếu là người Ả Rập, trong đó 69% thuộc Hồi giáo và 30,9% thuộc Thiên Chúa giáo. Nazareth có ý nghĩa tôn giáo to lớn, xuất phát từ vị thế là quê hương của Chúa Jesus - nhân vật trung tâm của Kito giáo. Nó còn được mệnh danh là “ngôi nhà thời niên thiếu” của Ngài.
Những phát hiện được khai quật ở Hang Qafzeh lân cận cho thấy khu vực xung quanh Nazareth đã có dân cư sinh sống từ thời tiền sử. Vào thế kỷ thứ 6, những lời tường thuật tôn giáo của những người theo đạo Cơ Đốc địa phương về Đức Trinh Nữ Maria bắt đầu thu hút sự quan tâm đến địa điểm này từ những người hành hương. Nhiều đền thờ kỷ niệm các sự kiện trong kinh Thánh được thành lập. Nhà thờ Truyền Tin được xem là một trong những địa điểm thờ cúng Kito giáo lớn nhất ở Trung Đông. Nó chứa Hàng Truyền Tin - nơi mà theo truyền thống Công giáo, thiên thần Gabriel đã hiện ra với Đức Maria để thông báo về việc bà sẽ thụ thai và sinh ra Chúa Jeusus. Ngoài ra, các nhà thờ quan trọng khác ở đây bao gồm: nhà thờ Synagogue, nhà thờ Thánh Joseph, nhà thờ Mensa Christi và vương cung thánh đường Chúa Jesus.
Nazareth trở thành một thành phố quan trọng trong các cuộc thập tự chinh sau khi vua Tancred thành lập nó làm thủ đô của công quốc Galilee. Tuy nhiên, thành phố đã bị suy tàn dưới sự cai trị của Mamluk và sau cuộc chinh phục của Ottoman. Cư dân theo đạo Thiên chúa tại đây cũng bị trục xuất. Cho đến thế kỷ 18, Zahir al-Umar đã đưa Nazareth trở lại là một thị trấn lớn bằng cách khuyến khích người dân nhập cư vào đó. Thành phố bắt đầu phát triển ổn định vào cuối thế kỷ 19 khi các cường quốc Châu Âu đầu tư xây dựng nhà thờ, tu viện, cơ sở giáo dục cùng y tế.
-
Caresarea Philiippi
Caesarea Philippi là một thành phố vào thời Chúa Jesus nằm ở chân núi Hermon - vùng núi cao nhất đất nước, cách Biển hồ Galilee khoảng 24km về phía bắc. Tại địa điểm của nó có một con suối cổ xưa thuộc miền bắc Israel. Đây là suối tự nhiên có nguồn chảy lớn nhất cấp nước cho sông Jordan và giúp cho khu vực này trở nên rất màu mỡ. Nhiều ngôi đền được xây dựng tại thành phố này trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã. Caesarea Philippi được bao quanh bởi thiên nhiên ngoạn mục mà sẽ không thể tìm thấy được ở các vùng khác của Israel.
Thành phố này từng được nhắc đến trong các sách Phúc Âm Tân Ước là nơi Chúa Jesus đã tiết lộ danh tính của mình với các môn đệ rằng Ngài là Đấng Cứu Thế và Con Thiên Chúa. Nơi đây là địa điểm ấn tượng rất đáng để ghé thăm, các tích của những ngôi đền thờ ngoại giáo đã có hàng ngàn năm tuổi.
Cái tên Caesarea Philippi được đặt bởi vua Herod Philip, vì cha của ông - Herod Đại đế đã xây dựng một ngôi đền ở đó. Khi Herod Đại đế gặp các nhà chiêm tinh đang tìm kiếm Chúa Jesus hài đồng sắp ra đời, ông ta cho xây dựng một ngôi đền thờ trên địa điểm có một con suối. Khi Herod qua đời, khu vực mà ông từng cai trị đã được chia cho những người con trai của mình. Trong đó, Philip là người thừa kế khu vực phía bắc xung quanh Caesarea Philippi và xây dựng thủ đô của mình gần suối Banias. Vì thế ông đã gắn tên của mình với tên Caesar để tôn vinh nơi này.
Các sách phúc âm ghi lại rằng Chúa Jesus chỉ đến Caesarea Philippi một lần, có thể vì nơi này có dân cư thưa thớt và nằm ở biên giới cực bắc trong chuyến hành trình của Ngài. Dù Ngài dành phần lớn thời gian để rao giảng cho đám đông ở các thành phố lớn hơn. Nhưng sự hiện diện của Ngài tại nơi này cho thấy rằng Chúa rất quan tâm đến người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội và người bị bỏ rơi.
-
Capernaum
Theo kinh Thánh người ta biết được rằng không nơi nào khác ngoài Jerusalem đã chứng kiến nhiều phép lạ và được nghe nhiều lời giảng dạy từ Chúa Jesus như Capernaum. Làng chài nhỏ này là quê hương của Thánh Peter - một trong những người bạn thân nhất của Ngài, đồng thời nó còn được mệnh danh là thị trấn của Chúa Jesus. Ngài đã từng sống, rao giảng và làm phép lạ tại đây, Ngài cũng giải cứu cũng như chữa lành thể xác lẫn tinh thần của những người sẵn lòng.
Capernaum nằm trên bờ phía bắc của Biển hồ Galilee thuộc Israel. Nó nằm gần nhiều địa điểm quan trọng khác trong kinh Thánh như: thành phố Tabgha, nhà thờ Các Mối Phúc và nhà thờ Tối Cao Thánh Peter; tất cả đều thường được đề cập trong Tân Ước. Làng chài Capernaum được thành lập vào thời Hasmoneans, với dân số khoảng 1.500 vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Các cuộc khai quật khảo cổ đã tiết lộ có hai giáo đường được xây dựng chồng lên nhau. Một ngôi nhà được người Byzantine biến thành nhà thờ được cho là nhà của Thánh Peter trước đây. Ngôi làng này có người sinh sống liên tục từ thế kỷ thứ II trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ XI sau công nguyên, khi nó bị bỏ hoang trước cuộc Thập Tự Chinh. Sau đó, nơi đây mất đi dân số người Palestine gốc Ả Rập trong cuộc nội chiến vào năm 1948.
Capernaum rất có ý nghĩa trong Kinh Thánh vì nó là thành phố quê hương được Chúa Jesus chọn sau khi Ngài bị các quan chức tôn giáo đuổi khỏi xứ Nazareth. Chúa đã viếng thăm Jerusalem nhiều lần và đó là nơi Ngài bị đóng đinh, chôn cất cũng như phục sinh. Tuy nhiên, thời gian Chúa Jesus ở Jerusalem tương đối ngắn. Capernaum là nơi Ngài ở lại khi thực hiện sứ mệnh của mình. Hầu hết các chương trong kinh Thánh Tân Ước mô tả những gì đã xảy ra khi Chúa Jesus sống ở Capernaum; từ lễ rửa tội cho đến tuần cuối cùng của cuộc đời Ngài. Đây cũng là quê hương của Thánh Peter và Andrew, đồng thời là nơi mà Chúa đã kêu gọi họ đi theo Ngài. Ngài cũng tìm thấy Mathew - một người thu thuế ở Capernaum, và ông ta cũng tình nguyện cải đạo theo Chúa.
Trong hơn một nghìn năm, vị trí của Capernaum vẫn chưa được biết đến cho đến khi nhà khảo cổ học người Anh Charles Wilson xác định được địa điểm này vào năm 1866. Các tu sĩ dòng Francis đã mua lại phần lớn nơi đây này vào cuối thế kỷ 19 và bắt đầu khai quật nó. Ngày nay Capernaum là một địa điểm khảo cổ do các tu sĩ dòng Francis điều hành, bên cạnh đó là nhà thờ Chính Thống giáo Hy Lạp của các Thánh tông đồ.
-
Biển Hồ Galilee
Biển hồ Galilee là một trong những nơi quen thuộc nhất trong kinh Thánh. Nhiều sự kiện trong cuộc đời trần thế của Chúa Jesus đã diễn ra ở vùng này cùng các khu vực xung quanh. Đây là nơi huyền thoại mà những người theo đạo Cơ Đốc giáo tin rằng Chúa đã đi trên mặt nước, làm dịu cơn bão và biến 2 môn đệ Peter và Andrew trở thành những tông đồ nhiệt thành. Đồng thời cũng là nơi mà Thánh John Tẩy Giả làm phép rửa tội cho Ngài.
Biển hồ Galilee là một vùng nước ngọt rộng lớn nằm trong thung lũng Jordan, cách Jerusalem khoảng 96km về phía bắc. Nó có hình dạng giống như một cây đàn hạc. Nằm bên dưới thượng nguồn sông Jordan, biển hồ Galilee được cung cấp nước ngọt từ núi Hermon phủ tuyết và núi Lebanon. Nguồn từ Jordan tiếp tục chảy về phía nam của Biển Hồ Galilee, rồi chảy xuống dốc cho đến khi kết thúc ở Biển Chết . Sông Jordan, biển hồ Galilee và cả Biển Chết đều nằm trong Thung lũng Rift; một khe nứt địa chất tạo thành vết nứt dài và sâu nhất trong vỏ trái đất.
Vào thời Tân Ước, nơi đây là một khu vực thương mại quan trọng bao quanh bởi Capernaum, Chorazin, Bethsaida, Magdala và Tiberias. Khí hậu bán nhiệt đới kết hợp với suối lưu huỳnh ở Tiberias đã khiến nó trở thành nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng dành cho người bệnh. Là hồ nước ngọt quan trọng duy nhất trong khu vực, Biển Hồ Galilee đã hỗ trợ ngành đánh cá phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, Capernaum - nơi nổi bật trong chức vụ của Chúa Jesus trước đây là trung tâm của ngành đánh cá đó.
Do đặc điểm địa chất ở hai bên Biển Hồ Galilee, những cơn bão dữ dội và bất ngờ thường xuyên xảy ra trên vùng biển này. Các Tin Mừng đã ghi lại sự việc Chúa Jesus làm dịu cơn bão, sau đó Ngài xuống thuyền và các môn đệ đi theo Ngài. Một trong những phép lạ ngoạn mục nhất được kể lại trong Phúc Âm là Chúa Jesus đi trên mặt nước. Ngài gọi Thánh Peter rời thuyền và đến với Ngài; ông ấy đã làm theo. Bên cạnh đó còn có phép lạ nổi tiếng khác xảy ra gần khu vực này là sự kiện Chúa Jesus ban thức ăn cho 4.000 ngàn người no nê chỉ với 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cái ban đầu được biến ra.
Tên tiếng Do Thái hiện đại của biển hồ Galilee là Yam Kinneret. Ngày nay, khu vực này là địa điểm du lịch chính của nhà nước Israel và hỗ trợ ngành đánh bắt cá thương mại.
-
Bethlehem
Bethlehem là một thành phố ở bờ tây do Israel chiếm đóng của nhà nước Palestine. Nền kinh tế của nó chủ yếu dựa vào du lịch - du lịch quốc tế đạt đỉnh cao vào dịp giáng sinh khi những người theo đạo Thiên Chúa bắt đầu những cuộc hành hương.
Trong kinh Thánh Tân Ước kể rằng cha mẹ Chúa Jesus đã đi từ Nazareth đến Bethlehem - nơi Ngài được sinh ra. Khi vua Herod biết được rằng “vị vua của dân Do Thái” sẽ xuất hiện, ông ta bèn ra lệnh xuống tay với hết tất cả các bé trai từ hai tuổi trở xuống ở thị trấn này cùng khu vực xung quanh. Được cảnh báo bởi một thiên thần về sự việc sắp xảy ra, Đức Maria và Thánh Joseph đã quyết định trốn sang Ai Cập, sau đó họ định cư ở Nazareth sau sự qua đời của vua của Herod.
Tầm quan trọng của Bethlehem trong Kinh thánh xuất phát từ mối quan hệ của nó với Chúa Jesus Kito. Bởi nhà tiên tri Mica từng báo trước rằng Đấng Cứu Độ của Israel sẽ sinh ra tại đây. Ngoài ra, Bethlehem còn được gọi là thành phố của vua David, vì nó từng là quê hương của gia đình ông và là nơi ông được xức dầu làm vua.
Thị trấn này nằm cách Jerusalem khoảng 5 dặm về phía tây nam trong vùng đồi núi Judah, ở độ cao khoảng 233m so với mực nước biển. Khí hậu ôn hòa, lượng mưa dồi dào; những cánh đồng, vườn cây ăn trái và vườn nho màu mỡ bao quanh thành phố. Nằm trên một mỏm đá ngay gần tuyến đường chính đến Hebron và Ai Cập; Bethlehem đã chào đón sự kết hợp giữa các nền văn hóa và con người kể từ khi hình thành.
Là một ngôi làng khiêm tốn trong Tân Ước, mặc dù hiện nay nơi này đã bị giảm tầm quan trọng, nhưng nó vẫn nổi bật hơn tất cả các thành phố khác trong kinh Thánh vì là nơi giáng sinh của Chúa Jesus. Địa điểm máng cỏ được người ta đánh dấu bằng một ngôi sao với dòng chữ Latinh: “Hic De Virgine Maria Jesus Christus Natus Est” - có nghĩa là “Tại đây Chúa Jesus đã được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria”.
-
Sông Jordan
Sông Jordan là một con sông dài hơn 250m, bắt đầu ở góc đông bắc của thung lũng Hulah chạy về phía nam Biển Hồ Galilee đến Biển Chết. Nó nằm ở biên giới phía đông của Israel ngày nay, đồng thời là biên giới phía tây của Syria. Vì có chiều dài lớn cũng như thuộc vị trí trung tâm nên sông Jordan được nhắc đến trong kinh Thánh rất nhiều lần. Trong suốt lịch sử, con sông này là một đặc điểm tự nhiên thiết yếu ở vùng đất bị đánh dấu bởi xung đột chính trị lẫn tôn giáo. Ở thời hiện đại, nó vừa đóng vai trò là ranh giới địa điểm chính trị, vừa là nguồn thu hút tôn giáo; đặc biệt là đối với những người theo đạo Thiên chúa.
Đây là nơi được cho rằng Chúa Jesus đã chịu phép rửa bởi Thánh John Tẩy Giả. Cả trong Cựu Ước lẫn Tân Ước cũng đều đề cập đến các câu chuyện quan trọng xảy ra ở khu vực sông Jordan. Trong sách Sáng Thế Ký, nó chính là nơi mà Abraham và Lot (cháu trai ông ấy) cùng phân chia vùng đất mà Đức Chúa Trời đã dẫn họ đến. Abraham để Lot chọn phần của mình trước, và Lot đã chọn thung lũng Jordan - nơi tươi tốt, được tưới nước dồi dào nhờ sông Jordan. Đó cũng là một chi tiết quan trọng, vì không chỉ khẳng định tính cách ích kỷ của Lot mà còn hướng Lot đến thành Sodom độc ác - thành phố mà sau này Đức Chúa Trời đã hủy diệt. Ngoài ra, sông Jordan được cho là nơi Thánh John Tẩy Giả bắt đầu sứ vụ công khai của mình. Tại đây đã diễn ra nhiều nghi lễ rửa tội khác nhau trong suốt lịch sử. Cả xứ Judea và người ở Jerusalem đều đến với ông để xưng nhận tội lỗi của mình dưới sông Jordan.
Từ Cựu Ước đến Tân Ước, con sông này là một địa điểm cực kỳ quan trọng trong Cơ Đốc giáo. Ngày nay nó vẫn ở vị trí cũ, và những ai đến thăm Jordan đều có thể trải nghiệm tất cả những gì nó mang lại.
-
Bethany
Bethany được ghi lại trong Tân Ước là một thị trấn nhỏ ở Judea - quê hương của 3 anh chị em được nhắc đến trong kinh Thánh là những người bạn tốt của Chúa Jesus gồm: Mary thành Bethany, Martha và Lazarus. Ngôi làng này đặc biệt nổi bật vì gắn liền với các sự việc trong kinh Thánh. Nằm ở sườn đông nam của Núi Olives, cách Jerusalem hơn 3km. Đây là thành phố lớn thứ hai ở tỉnh Quds của Nhà nước Palestine. Nó đã bị sáp nhập và hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Israel, mặc dù việc sáp nhập này không được quốc tế công nhận. Do đó, Bethany là thành phố lớn nhất ở tỉnh này dưới sự kiểm soát của người Palestine.
Cái tên Bethany được một số người dịch có nghĩa là “ngôi nhà của những quả sung”, vì trong khu vực có nhiều cây vả và cây cọ. Những người khác dịch nó là “ngôi nhà đau khổ”, suy đoán rằng Bethany là nơi dành riêng cho những người bệnh.
Lăng mộ Lazarus ở Bethany là một địa điểm hành hương truyền thống và nổi tiếng. Nơi đây diễn ra phép lạ được ghi lại trong Phúc Âm với sự việc nổi bật Chúa Jesus giúp cho Lazarus sống lại. Đó là một khoảnh khắc đáng kinh ngạc khi mọi người nhìn thấy quyền năng thiêng liêng của Ngài là Con Thiên Chúa, đồng thời cho thấy lòng nhân từ của Ngài. Bethany cũng là nơi Chúa lên trời sau 40 ngày kể từ lúc Ngài sống lại. Chúa Jesus đã tập hợp mười một môn đồ của mình để ban cho họ những chỉ dẫn cuối cùng trước khi Ngài rời khỏi trần thế. Ngài đưa họ đến núi Olives - nơi Ngài ban phước và ủy thác cho họ. Vì vậy, nơi đây trở nên vô cùng linh thiêng đối với cả những người theo đạo Thiên Chúa lẫn đạo Hồi. Thị trấn nhỏ một thời giờ đã trở thành một thành phố Ả Rập có quy mô khá lớn ngay bên ngoài Jerusalem. Đây là một nơi hành hương truyền thống tự hào có nhiều địa điểm cổ xưa từ thời Chúa Jesus.