Top 10 Nhân vật xấu xa nhất trong kinh Thánh

Jane TrucVy 81 0 Báo lỗi

Sau đây, Toplist xin giới thiệu đến bạn các nhân vật có tính cách xấu xa và độc ác nhất được kể trong sách kinh Thánh. Họ là những người đã bất tuân lời Chúa, ... xem thêm...

  1. Herod Đại Đế là một vị vua chư hầu của người Do Thái La Mã thuộc vương quốc Judea. Ông được biết đến với những công trình khổng lồ trên khắp đất nước. Trong số đó, có cả dự án xây dựng lại Ngôi Đền Thứ Hai ở Jerusalem và mở rộng căn cứ của nó, Bức Tường Phía Tây nổi tiếng cũng là một phần trong đây. Những chi tiết quan trọng về cuộc đời Herod đều được ghi lại trong các tác phẩm của nhà sử học Josephus người Do Thái. Tuy nhiên, bỏ qua những thành công đáng nể của ông, thì Herod vẫn bị nhiều nhà sử học chỉ trích về hành động tàn ác.


    Ông từng được nhắc đến như một kẻ điên cuồng sát hại chính gia đình mình, cùng rất nhiều giáo sĩ Do Thái lẫn trẻ em vô tội. Bởi vì vào thời điểm Chúa Jesus được sinh ra, Herod đã nghe tin về một Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện. Thế nên, khi muốn ngăn cản một vị vua mới, ông bèn ra lệnh cho quân lính phải xuống tay với tất cả trẻ sơ sinh ở làng Bethlehem và khắp vùng biên giới, từ hai tuổi trở xuống. Mọi việc đã xảy ra quả thật ứng nghiệm với lời tiên tri Jeremy từng nói.


    Khi ông lâm bệnh nặng ở Jericho, sự đau đớn tột cùng không rõ nguyên nhân được hậu thế gọi là “cái ác của vua Herod”. Nỗi đau ấy khiến ông từng cố gắng tự sát, nhưng đã bị người anh họ ngăn cản. Herod lo ngại rằng sẽ không có ai thương tiếc cho sự ra đi của mình, nên tập hợp một nhóm người, ra lệnh xử tử họ vào cùng thời điểm mà ông qua đời để thể hiện sự đau buồn. Tuy nhiên, điều Herod mong muốn đã không được thực hiện. Sau khi ông mất đi, người La Mã đã chia vương quốc cho ba người con trai và em gái của ông.


    Theo các nhà sử học đương thời, Herod Đại Đế có lẽ là nhân vật duy nhất trong lịch sử Do Thái cổ đại, bị hậu thế cùng Cơ Đốc giáo ghê tởm như nhau. Họ miêu tả ông là “một kẻ thống trị bạo chúa và khát máu”. Những nhà phê bình hiện đại cho rằng ông ta là “thiên tài độc ác của dân tộc Judean”, “kẻ sẵn sàng phạm bất kỳ tội ác nào để thỏa mãn tham vọng vô hạn của mình”. Việc chi tiêu hoang phí của Herod được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bần cùng hóa nghiêm trọng cho người dân mà ông cai trị, làm tăng thêm quan điểm cho rằng triều đại của ông hoàn toàn tiêu cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó Herod cũng được ca ngợi vì đã cho xây dựng nên những công trình vĩ đại nhất trong lịch sử Do Thái. Trên thực tế, những thứ còn lại trong dự án của ông hiện là điểm thu hút khách du lịch tại Trung Đông - nơi được nhiều người yêu mến bởi giá trị lịch sử và tôn giáo.

    Herod Đại Đế
    Herod Đại Đế
    Herod Đại Đế
    Herod Đại Đế

  2. Judas Iscariot là một trong số mười hai tông đồ ban đầu của Chúa Jesus. Kinh Thánh đã kể rằng ông phản bội thầy mình chỉ để đổi lấy 30 miếng bạc. Do vai trò khét tiếng trong tất cả các câu chuyện ở sách Phúc Âm, Judas vẫn luôn là một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử Cơ Đốc giáo. Bởi vì tội lỗi của ông được xem là khởi đầu cho các sự kiện dẫn đến việc Chúa Jesus chịu đóng đinh trên thập tự giá và phục sinh - theo thần học truyền thống, điều này đã mang lại sự cứu rỗi cho nhân loại.


    Các sách Phúc Âm cho rằng Thiên Chúa đã thấy trước sự việc này nhưng vẫn để Judas phản bội, vì các sự kiện từng được Ngài tiên đoán trong Bữa Tiệc Ly trước đó. Có lẽ Chúa cho phép sự phản bội ấy, bởi nó sẽ làm cho kế hoạch của Ngài được thực hiện. Trong câu chuyện, khi Judas đến gặp các thượng tế, ông được tặng tiền như một phần thưởng, và hỏi họ sẽ trả cho mình bao nhiêu khi giao nộp Chúa Jesus. Trước đó, ông cũng từng phàn nàn rằng tiền dùng để mua nước hoa đắt tiền xức cho Chúa lẽ ra có thể cho người nghèo, nhưng bản thân ông chính là người giữ tiền của các tông đồ, đồng thời còn thường xuyên ăn trộm nó.


    Người ta cũng cho rằng, Judas nghĩ ông có thể lấy được tiền từ việc bán Chúa mà Ngài vẫn không bị tổn hại, vì sẽ thoát ra được như những lần trước đây. Sau khi biết Chúa Jesus sắp bị hành quyết, Judas cố gắng trả lại số tiền mình đã nhận cho các thầy tế lễ, nhưng họ không lấy. Thế nên ông ném chúng xuống đất rồi bỏ đi và chọn cách tự tử.


    Tuy nhiên, Phúc Âm Ngộ Đạo Của Judas Iscariot đã bị giáo hội chính thống bác bỏ vì coi là dị giáo. Trong đó miêu tả những hành động của ông là để tuân theo chỉ dẫn của Chúa Jesus; và trong số các tông đồ, chỉ có ông mới biết lời dạy thực sự của Ngài. Dù thế nào đi nữa, hành động phản bội chỉ là một phần trong sự độc ác của Judas. Thế nên, cuối cùng ông không thể chịu nổi nữa mà tự sát. Bên cạnh đó, trong Thiên Chúa giáo, việc người nào gây tử vong cho chính mình sẽ được xem là không được rỗi linh hồn. Nên khi mất đi, họ phải xuống vực sâu của địa ngục.

    Judas Iscariot
    Judas Iscariot
    Judas Iscariot mang trả lại 30 miếng bạc cho các thầy tế lễ
    Judas Iscariot mang trả lại 30 miếng bạc cho các thầy tế lễ
  3. Jezebel là công chúa người Phoenician, con gái vua Tyre; ngoài ra, bà còn là vợ của Ahab - vua Israel. Cuộc hôn nhân của họ thực chất là một liên minh chính trị, cung cấp cho cả hai dân tộc các tuyến đường thương mại, cũng như bảo vệ quân sự khỏi những kẻ thù hùng mạnh. Tên của Jezebel đã trở thành biểu tượng cho những đặc điểm như: độc ác, lôi kéo, quyến rũ, phản bội và xấu xa của phụ nữ trong văn hóa đại chúng. Bởi khi người ta nghe nói đến bà, họ sẽ nghĩ ngay đến nhân vật khét tiếng bởi sự gian ác, thách thức Thiên Chúa. Câu chuyện về Jezebel đóng vai trò như một cảnh báo trong bối cảnh tôn giáo, đạo đức; minh họa hậu quả của sự bất tuân và thờ thần tượng thời bấy giờ.


    Jezebel là người nhiệt thành ủng hộ việc thờ cúng thần Baal, cùng nữ thần Asherah của dân tộc mình. Bà tìm mọi cách giới thiệu những vị thần ngoại giáo này vào Israel, dẫn đến việc thờ thần tượng lan rộng, khiến dân Do Thái quay lưng lại với Đức Chúa Trời. Jezebel cố tình bắt bớ các nhà tiên tri và ra lệnh xử tử họ, đồng thời bịt miệng những người phản đối việc bà khuyến khích thờ thần Baal. Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của kinh Thánh là việc bà theo đuổi nhà tiên tri Elijah - người đã thách thức các tiên tri của bà trong một cuộc đọ sức trên núi Carmel. Sự thao túng, kiểm soát của Jezebel khiến cho vua Ahab chồng bà cũng bị lôi kéo tham gia vào các hành động bất chính cũng như bất công. Ảnh hưởng của bà đối với Ahab đã góp phần làm suy thoái các giá trị đạo đức và tinh thần ở Israel.


    Jezebel từng dàn dựng một việc rồi buộc tội sai trái để hành quyết Naboth - người chủ vườn nho, nhằm chiếm đoạt tài sản của ông ấy. Hành động tham lam và lấy đi mạng sống của người khác, thể hiện rõ sự tàn nhẫn của bà. Kẻ thù lớn nhất của Jezebel chính là tiên tri Elijah - người chỉ tôn thờ duy nhất Đức Chúa Trời nên đã từ chối việc thờ thần Baal. Elijah tuyên bố sự trừng phạt của Chúa đối với dân Israel sẽ dưới hình thức một đợt hạn hán kéo dài ba năm. Sau đó, một cuộc đối đầu đã xảy ra giữa ông cùng các tiên tri phía Jezebel; dẫn đến việc tất cả tập hợp tại núi Caramel để thử sức với việc đốt cháy vật hiến tế. Tại buổi lễ đó, Elijah xưng mình là tiên tri duy nhất còn lại của Đức Chúa Trời chưa bị hành quyết; trong khi, số tiên tri thờ thần Baal lúc đó lên đến 450 người. Dù vậy, Elijah đã thành công chứng minh được cho dân Israel thấy rằng Thiên Chúa của họ mới là Đấng Toàn Năng. Sự phán xét cuối cùng dành cho Jezebel chính là một kết cục khủng khiếp bởi sự ra đi thê thảm của bà.

    Jezebel
    Jezebel
    Jezebel
    Jezebel
  4. Abimelech là một trong những con trai của Gideon - người từng là thẩm phán nổi tiếng của Israel. Gideon được đề cập trong kinh Thánh là có tới 70 người con riêng, và Abimelech là con trai của người vợ lẻ ở Shechem. Abimelech được kể là người cực kỳ quỷ quyệt cũng như độc ác. Ông thuyết phục các cậu của mình khuyến khích người dân Shechem ủng hộ ông trong âm mưu lật đổ quyền cai trị của gia đình, để biến ông trở thành người nắm quyền duy nhất.


    Abimelech đã dùng 70 cân bạc từ rồi thuê những người túng thiếu cùng kẻ lang thang đi theo mình. Ông dẫn họ đến nhà lớn ở Ephra, và ra tay tàn sát tất cả các anh em. Tuy nhiên, chỉ còn lại người em út Jotham là trốn thoát được. Người này đã lên tiếng chống lại Abimelech cùng những người đã phong vương cho ông. Lời nguyền được tuyên bố “lửa sẽ tấn công Abimelech từ người dân Shechem, và lửa cũng sẽ phát ra từ Abimelech để chống lại những người từng ủng hộ ông trong cuộc đảo chính này”.


    Abimelech cai trị được ba năm thì nội chiến nổ ra, dẫn đến một trận chiến tàn khóc. Khi ông nghe tin người dân đã nhốt mình trong một tòa tháp kiên cố, ông đã cho quân lính phóng hỏa đốt nó, gây tử vong cho khoảng 1.000 người đàn ông lẫn phụ nữ. Sau đó, có một người đàn bà trong toà tháp đã ném một cái cối xay bằng đá rất nặng phía trên xuống Abimelech, khiến ông không thể qua khỏi. Ở những hơi thở cuối cùng, ông vội lệnh cho một người lính hãy rút gươm ra tay với mình, vì không muốn người ta sẽ nói rằng ông phải ra đi thảm hại bởi một người đàn bà. Trận chiến kết thúc với sự thất bại từ lực lượng của Abimelech.


    Nhân vật này chính là một ví dụ tiêu cực về cách lãnh đạo gây ảnh hưởng đến người khác. Tất cả đều bằng vũ lực, tiêu diệt phe đối lập; làm cho người dân ngao ngán, khiến họ phải tìm cách vượt qua ông. Ngược lại với sự lãnh đạo tích cực của cha mình, Abimelech hoàn toàn chỉ tập trung đến lợi ích cá nhân.

    Abimelech đi cùng những người vô gia cư và những kẻ lang thang mà ông thuê, để đến tàn sát các anh em của mình
    Abimelech đi cùng những người vô gia cư và những kẻ lang thang mà ông thuê, để đến tàn sát các anh em của mình
    Một người đàn bà đứng trên toà tháp đã ném một cái cối xay bằng đá xuống Abimelech
    Một người đàn bà đứng trên toà tháp đã ném một cái cối xay bằng đá xuống Abimelech
  5. Top 5

    Cain

    Cain chính là con trai đầu lòng của Adam và Eva - cặp đôi đầu tiên của nhân loại được Đức Chúa Trời tạo dựng nên theo kinh Thánh. Bên cạnh đó, ông còn có một người em trai tên Abel. Cain có tính cách nổi loạn, luôn từ chối kế hoạch của Chúa, phớt lờ những lời cảnh báo từ Ngài; và cuối cùng phải lãnh nhận hậu quả khi ra tay với em trai mình.


    Bởi Abel luôn làm đẹp lòng Chúa, còn Cain lại thiếu đức tin; nên ông cho rằng Ngài đối xử thiên vị rồi sinh lòng đố kỵ. Sau khi ra sát hại Abel, Cain đã lừa dối Đức Chúa Trời bằng cách tỏ ra không biết chuyện gì. Ngài trừng phạt ông, khiến cho công việc trồng trọt trở nên khó khăn hơn và đày ông phải sống lang thang. Tuy nhiên, Cain có một mối lo sợ rằng trong thời gian lưu đày bản thân có thể gặp nguy hiểm. Thế nên, Thiên Chúa đã hứa ban cho ông một dấu hiệu bảo vệ, cùng một lời hứa rằng nếu Cain có mệnh hệ gì thì ông sẽ được báo thù gấp bảy lần.


    Ông bắt đầu cuộc sống mới ở Nod - một vùng đất nằm tại phía đông Vườn Địa Đàng, nơi ông xây dựng thành phố và có một gia đình. Con cháu của Cain được liệt kê trong kinh Thánh là ngày càng trở nên độc ác hơn; như Lemech, người thuộc thế hệ thứ 5 là một kẻ đa thê và là kẻ giết người, thậm chí hắn còn thích thú khoe khoang tội lỗi của mình. Tất cả hạt giống xấu xa từ Cain được cho là có lẽ đã bị nước lụt cuốn trôi trong trận Lụt Đại Hồng Thủy vào thời tiên tri Noah.

    Cain tỏ ra đố kỵ khi lễ vật của Abel dâng được Đức Chúa Trời chấp nhận, còn mình thì không
    Cain tỏ ra đố kỵ khi lễ vật của Abel dâng được Đức Chúa Trời chấp nhận, còn mình thì không
    Cain ra tay lấy mạng em trai mình
    Cain ra tay lấy mạng em trai mình
  6. Herodias là vợ bất hợp pháp của tứ vương Herod Antipas và từng là vợ của Philip - anh trai cùng cha khác mẹ với ông ấy. Đồng thời bà cũng là công chúa của Judaea, cháu gái của Herod Đại Đế trong thời kỳ đế chế La Mã. Kinh Thánh cho thấy Herodias là người đã đứng sau vụ hành quyết Thánh John Tẩy Giả.


    Khoảng vào năm 23, bà ly hôn với vua Herod Philip rồi kết hôn với vua Herod Antipas (cả 2 đều là chú của bà). Người ta tin rằng cuộc hôn nhân này có mục đích mang lại những lợi ích chính trị. Bởi vì dòng dõi Hasmonean của Herodias là tài sản quan trọng cho tham vọng của vua Herod Antipas, khi muốn thống nhất vùng đất của mình với Judea; lúc bấy giờ nó đang được trực tiếp cai trị bởi người La Mã, sau khi anh trai ông là Archelaeus tỏ ra bất tài. Còn đối với Herodias, thì cuộc hôn nhân của bà với Antipas đã cải thiện đáng kể địa vị xã hội của bà. Đó được xem như là bàn đạp giúp bà có thể gần như trở thành một nữ hoàng - vị trí mà Herodias có thể đã hy vọng kể từ khi hứa hôn với người chồng đầu tiên, lúc ông vẫn còn là người thừa kế của Herod Đại Đế.


    Vì bị Thánh John Tẩy Giả công khai chỉ trích hôn nhân của bà là vô tôn giáo và không hợp pháp, nên Herodias đã nung nấu ý định trả thù bằng việc hành quyết ông. Vào ngày sinh nhật của vua Herod Antipas, bà đưa con gái riêng ra nhảy múa cho mọi người xem và làm nhà vua hài lòng đến mức ông hứa sẽ cho cô gái bất cứ thứ gì mà cô yêu cầu. Được mẹ nhắc nhở, cô nói ngay đến việc muốn hành quyết John Tẩy Giả. Nhà vua cảm thấy rất khó xử, nhưng vì lời hứa đã được tuyên bố trước mặt những quan khách, nên ông đã ra lệnh đáp ứng theo yêu cầu.


    Vì Herodias có những động thái táo bạo từ việc ly hôn, cũng như kết hôn với cả hai người đàn ông trong gia tộc; đồng thời là đứng sau âm mưu lấy mạng Thánh John Tẩy Giả. Nên bà thường được miêu tả là Jezebel ngày sau vì sự độc ác, xấu xa của mình.

    Herodias đưa con gái riêng ra nhảy múa mua vui cho quan khách để lấy lòng nhà vua, nhầm có thể thực hiện âm mưu lấy mạng Thánh John Tẩy Giả
    Herodias đưa con gái riêng ra nhảy múa mua vui cho quan khách để lấy lòng nhà vua, nhầm có thể thực hiện âm mưu lấy mạng Thánh John Tẩy Giả
    Herodias và con gái của bà ta
    Herodias và con gái của bà ta
  7. Herod Antipas là một vị vua cai trị Galilee và Perea vào thế kỷ thứ I. Ông mang danh hiệu tứ vương (người cai trị một phần tư lãnh thổ) và là con trai của vua Herod Đại Đế. Ngày nay, Antipas được biết đến rộng rãi nhờ những câu chuyện trong kinh Thánh về sự liên quan của ông trong các sự kiện dẫn đến cuộc hành quyết Thánh John Tẩy Giả.


    Herod Antipas đã ly hôn người vợ đầu tiên để cưới Herodias - người vừa là cháu gái cũng như từng là chị dâu của ông. Khi Thánh John trong quá trình rao giảng sôi nổi đã tố cáo tội lỗi và quở trách cuộc hôn nhân của ông; điều này đã khiến Antipas tức giận lệnh cho quân lính giam John vào ngục. Mặc dù rất muốn lấy mạng của vị Thánh này, nhưng ông vẫn còn e ngại khi dân chúng đều đứng về phía John. Tuy nhiên, Antipas vốn là một người đàn ông thảm hại và yếu đuối, ông đã nghe theo lời yêu cầu của người vợ sau Herodias thông qua điệu nhảy của cô con gái riêng. Và cuối cùng, việc hành quyết cũng được diễn ra.


    Không giống cha mình, ông không phải là người xây dựng giỏi. Mặc dù đã thành lập nên các thành phố, xây dựng các nhà hát ở Sepphoris cùng Tiberias; nhưng nhìn chung, các dự án này xem ra tương đối nhỏ so với các công trình kiến trúc khác thời La Mã. Ngay cả những đồng xu mà Herod Antipas đúc cũng khá ít và đơn giản; đặc biệt là so với những đồng tiền của người anh em đồng quyền là Herod Philip. Dù vậy, khác với anh trai mình, ông cẩn thận trong việc không xúc phạm đến sự nhạy cảm về tôn giáo của thần dân Do Thái bằng các tượng chạm và đền thờ ngoại giáo.


    Ngay cả khi nghèo đói là thực tế cuộc sống của một số người ở Galilee vào thời điểm ấy. Nhưng các cuộc khảo sát, khai quật khảo cổ cho thấy khu vực này đã phát triển mạnh về kinh tế dưới thời Antipas, thậm chí là cả tại các vùng nông thôn. Thế nên, ông dường như là một nhà cai thành công của Galilee dù khá thụ động.

    Herod Antipas
    Herod Antipas
    Herod Antipas bị Thánh John Tẩy Giả lên tiếng chỉ trích về cuộc hôn nhân bất hợp pháp của mình
    Herod Antipas bị Thánh John Tẩy Giả lên tiếng chỉ trích về cuộc hôn nhân bất hợp pháp của mình
  8. Top 8

    Deliah

    Delilah được biết đến trong kinh Thánh là một cô gái điếm - người đã huỷ hoại Samson. Bà sống ở thung lũng Sorek, nằm trên biên giới giữa lãnh thổ của người Philistine cổ đại và bộ tộc Dan của Israel. Khi Samson, một người đàn ông Nazirite sở hữu sức mạnh to lớn, đồng thời giữ vai trò là thẩm phán cuối cùng của Israel có quan hệ tình cảm với Deliah. Các lãnh chúa Philistine đã mua chuộc bà để khám phá ra bí mật của ông ta. Bởi vì Samson là một người có sức mạnh đáng kinh ngạc, đã trở thành huyền thoại; và chiến công của ông được ghi lại trong sách Các Quan Xét. Samson từng một mình hạ gục 1.000 kẻ thù địch chỉ bằng xương hàm của một con lừa, nhờ vào quyền năng của thánh linh Đức Chúa Trời. Ngoài ra ông còn đánh bại một con sư tử, nhổ bỏ cổng thành Gaza rồi mang nó lên một ngọn đồi. Tất cả những hành động này đều được thực hiện để chống lại người Philistine - những kẻ mà ông có mối thù lâu dài và gay gắt. Họ luôn cố gắng tìm hiểu nguồn sức mạnh của Samson để có thể đánh bại ông, nhưng đều bị cản trở vì ông quá mạnh. Cho đến khi họ hợp tác với Delilah, người phụ nữ này cuối cùng đã khiến Samson sụp đổ.


    Sau ba lần thất bại, cuối cùng Deliah cũng khiến ông ấy nói với mình rằng sức mạnh của ông có được là từ mái tóc dài. Và thế là khi Samson đang ngủ say, Delilah đã lệnh cho một người hầu cắt tóc ông; nhờ đó bà có thể giao nộp cho người Philistine.


    Delilah là chủ đề cho các bài bình luận của giáo sĩ Do Thái và Cơ Đốc giáo. Một số người đã so sánh bà với Judas Iscariot - người đàn ông phản bội Chúa Jesus. Họ cũng ghi nhận những điểm tương đồng giữa Delilah với những người phụ nữ khác trong kinh Thánh. Tên của bà được cho là gắn liền với những người phụ nữ phản bội và khiêu gợi.

    Deliah và Samson
    Deliah và Samson
    Deliah thông đồng với người Philistine phản bội Samson
    Deliah thông đồng với người Philistine phản bội Samson
  9. Top 9

    Haman

    Haman là nhân vật phản diện chính trong Sách Esther. Ông là một quan chức trong tòa án của đế chế Ba Tư dưới thời vua Xerxes I. Haman không chỉ được trao một địa vị cao mà còn đứng trên các quý tộc.


    Trong câu chuyện, ông là một người đàn ông kiêu hãnh và đầy tham vọng - người yêu cầu mọi người phải cúi đầu trước mình như một dấu hiệu của sự tôn trọng. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một người đàn ông Do Thái tên là Mordecai đã không làm theo; điều này khiến Haman vô cùng tức giận. Khi biết được Mordecai là anh họ của hoàng hậu Esther, ông ta đã gạt bỏ ý định sát hại một mình người này; mà thay vào đó là tìm cách tiêu diệt tất cả người dân Do Thái trên toàn bộ vương quốc. Điều này khiến ông chính thức trở thành đối thủ của hoàng hậu và dân tộc của bà.


    Haman sử dụng mối quan hệ của mình với nhà vua để có thể thông qua việc đó. Ông đã chọn ngày tiến hành ra tay bằng cách rút thăm, và dựng sẵn một giá treo cổ đặc biệt dành cho Modercai. Thế nhưng, thật không may, kế hoạch của Haman bị phá vỡ hoàn toàn bởi Esther trong một buổi tiệc do chính bà tổ chức nhằm vạch trần ông. Điều này khiến nhà vua ngộ ra, lập tức lệnh cho Haman phải bị treo cổ trên giá treo do chính ông tự tạo nên ban đầu. Vào ngày định mệnh đó, nguồn gốc của lễ hội kỷ niệm Purim ra đời; người Do Thái cùng nhau vui sướng ăn mừng, tôn vinh sự giải cứu vĩ đại.

    Haman tỏ ra kiêu ngạo khi mọi người ai nấy đều phải quỳ gối, cuối đầu trước mình
    Haman tỏ ra kiêu ngạo khi mọi người ai nấy đều phải quỳ gối, cuối đầu trước mình
    Haman và vua Xerxes trong buổi tiệc mà hoàng hậu Esther tổ chức
    Haman và vua Xerxes trong buổi tiệc mà hoàng hậu Esther tổ chức
  10. Athaliah là con gái của vua vị vua Ahab và hoàng hậu Jezebel độc ác. Bà là người đã tàn nhẫn tiêu diệt toàn bộ hoàng gia của nhà Judah để được lên ngôi. Athaliah trở thành nữ hoàng cai trị từ năm 835-841 trước công nguyên, đồng thời cũng là nữ vương duy nhất ngồi trên ngai vàng của David trong lịch sử kinh Thánh. Bà kết hôn với Jehoram, con trai cả vua Jehoshophat của Judas. Là một người cuồng nhiệt tôn thờ thần tượng như mẹ mình, sự tàn độc của Athaliah sánh ngang với các vị vua đến trước và sau bà.


    Sau khi chồng của Athaliah lâm bệnh nặng, con trai bà là Ahaziah lên ngôi, và cũng tỏ ra độc ác giống như cha mình. Athaliah còn đứng sau cậu ta để thực hiện những âm mưu quỷ quyệt. Tuy nhiên, khi Ahaziah làm vua Judas chưa đầy một năm thì đã bị ám sát. Kẻ ra tay là Jehu - người chỉ huy quân đội của vua Ahab. Vì khi đó, tiên tri Elisha đã xức dầu cho Jehu làm vua mới của Israel, và giao cho ông sự thi hành việc phán xét của Đức Chúa Trời đối với vua Ahab cùng toàn bộ gia đình ông; bởi vì họ đã thờ thần tượng. Sứ mệnh kết thúc triều đại Ahab của Jehu bao gồm việc giết Jezebel và những người đàn ông liên quan trong gia đình bà. Vào thời điểm Ahaziah đến thăm cha mình là Jehoram, thì tình cờ cũng bị ám sát cùng.


    Athaliah nhận được tin con trai qua đời đã nhanh chóng chớp ngay nhân cơ hội này để chiếm đoạt ngai vàng. Bà sát hại các cháu nội của mình, tiêu diệt toàn bộ gia đình hoàng gia để bước lên cai trị. Tuy nhiên, Athaliah không hề biết rằng trong số đó vẫn còn một người cháu đã thoát được. Lúc này, dì của đứa trẻ là Jehosheba, cũng là vợ của thầy tế lễ thượng phẩm Jehoiada đã mang em bé sơ sinh Joash và vú nuôi của cậu bé giấu trong phòng ngủ. Sau đó, bà lén đưa họ ra khỏi lâu đài đến đền thờ - nơi cậu bé phải ẩn náu trong 6 năm trong lúc Athaliah trị vì.


    Với tư cách là nữ hoàng, bà ta đã sử dụng ảnh hưởng của mình để tiếp tục thiết lập việc thờ cúng thần Baal bằng cách lập các thầy tế lễ, xây bàn thờ cho vị thần của mình trong chính đền thờ của Thiên Chúa. Thời gian trị vì bởi Athaliah chỉ được đến năm thứ 6 thì mọi thứ phải trở về đúng vị trí của nó.


    Thầy tế lễ thượng phẩm Jehoiada tiến hành cho lính gác xung quanh đền thờ và công khai phong Joash trẻ tuổi làm vị vua hợp pháp. Khi vua mới được xức dầu, dân chúng vỗ tay reo hò. Athaliah nghe thấy tiếng huyên náo bèn nhận ra có chuyện gì đó, vội vàng hét lên “Phản bội! Phản quốc!”. Jehoiada ra lệnh cho quân lính bắt giữ và xử tử bà ta. Vua Joash 7 tuổi bắt đầu cai trị dưới sự chỉ đạo của thầy tế lễ trung thành. Đền thờ Baal được phá bỏ, các thầy tế lễ của Baal bị hành quyết. Toàn bộ dân chúng đều vui mừng, vương quốc được yên bình.

    Nữ hoàng Athaliah
    Nữ hoàng Athaliah
    Cháu trai Joash trở về dành quyền cai trị vương quốc từ Athaliah
    Cháu trai Joash trở về dành quyền cai trị vương quốc từ Athaliah



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy