Top 5 Nguyên nhân trẻ béo phì và cách điều trị

Mai Nguyễn 96 0 Báo lỗi

Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở mức cao so với thế giới, đồng thời phải chịu thêm gánh nặng về tình trạng trẻ em béo phì ... xem thêm...

  1. Ngày nay, do nhịp sống xã hội, cha mẹ ít có thời gian chăm sóc con cái nên trẻ thường tự cho mình ăn những món ăn nhanh - loại thức ăn chứa hàm lượng đường và chất béo rất cao. Bạn có biết chỉ cần 70 calorie dư thừa mỗi ngày sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, mặc dù đó là một lượng rất nhỏ, không dễ nhận ra đăc biệt khi ăn những thức ăn giàu năng lượng. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ cần tăng cường vận động mỗi ngày để duy trì sự dẻo dai, cao lớn, khỏe mạnh hơn. Độ tuổi 6 - 7 tuổi trở lên có thể hoạt động thể lực 60 phút mỗi ngày.


    Biện pháp phòng ngừa:


    • Chế độ ăn là nguyên tắc cơ bản để hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa của trẻ. Tuy nhiên, trẻ em là cơ thể đang lớn do đó chỉ hạn chế thực phẩm giầu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh bột.
    • Cha mẹ cần hướng bé vào những hoạt động có ích và cung cấp đủ dinh dưỡng để con vui chơi, phát triển. Các môn thể thao có lợi cho trẻ, tiêu hao nhiều năng lượng như bóng rổ, chạy bộ, bơi lội, nhảy dây, võ thuật...
    Hấp thụ lượng calorie quá mức cần thiết
    Hấp thụ lượng calorie quá mức cần thiết
    Thể thao có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cân đối của trẻ
    Thể thao có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cân đối của trẻ

  2. Nước ngọt có ga là một trong những kẻ thù lớn nhất gây ra bệnh béo phì ở trẻ nhỏ. Tiêu thụ nước ngọt có ga thường xuyên gây tăng hơn 100% mỡ gan và mỡ xương - một con số đáng báo động nếu xét mỡ gan dư sẽ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không cồn. Nước ngọt có ga không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Lượng đường mía, đường ngô, caffeine trong nước ngọt có ga đều không rõ hàm lượng, cùng với các chất tạo màu, tạo chua, tạo ga được thêm vào chính là tác nhân gây nên ảnh hưởng bất lợi của loại đồ uống này đối với cơ thể, gây nên các căn bệnh về thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột, đe dọa sức khỏe răng miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, dễ gây béo phì. Khi bố mẹ cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt có ga sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, dễ làm trẻ bị thiếu canxi, khiến cơ thể không có đủ canxi để tăng chiều cao. Trong khi đó, bề ngang lại phát phì vì các loại nước ngọt này có hàm lượng đường rất cao. Khiến bé không thể phát triển chiều cao được, lại gia tăng nguy cơ béo phì thừa cân.


    Biện pháp phòng ngừa:


    • Hạn chế tối đa việc cho con uống nước ngọt hoặc nước có ga.
    • Hạn chế uống nước đường.
    • Nên bổ dung đường cho con bằng những thức uống có nguồn gốc từ thiên nhiên như nước mía, nước dừa và uống với mức vừa phải.
    • Bổ sung cho con bằng các nước khác như nước ép hoa quả.
    • Tránh uống các loại nước trên trước bữa ăn hàng ngày của trẻ.
    Sử dụng một lượng lớn nước ngọt có ga
    Sử dụng một lượng lớn nước ngọt có ga
    Nước ngọt có ga là một trong những kẻ thù lớn nhất gây ra bệnh béo phì ở trẻ nhỏ
    Nước ngọt có ga là một trong những kẻ thù lớn nhất gây ra bệnh béo phì ở trẻ nhỏ
  3. Sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực là nguyên nhân chính gây ra sự tồn đọng các chất tích lại dưới dạng các khối mỡ. Vấn đề này thường gặp ở trẻ bởi thời gian rảnh rỗi thay vì tham gia các hoạt động thể thao, ngoại khóa, trẻ thường được cho xem phim, chơi game, ăn uống,hoặc tụ tập bạn bè…Theo nghiên cứu của viện Dinh dưỡng Quốc gia, có mối liên quan giữa tình trạng lười vận động với thừa cân béo phì ở trẻ em. Trong đó, thời gian ngồi trước màn hình (bao gồm cả màn hình máy tính, tivi, điện thoại…) là nguyên nhân chủ yếu. Hơn nữa, thời gian ngồi một chỗ tăng lên làm giảm thời gian vận động, giảm thể lực, tăng ăn vặt đặc biệt là những loại thực phẩm có nhiều chất béo và đường.


    Biện pháp phòng ngừa:


    • Tạo niềm thích thú của trẻ với các hoạt động thể thao.
    • Khuyến khích vận động theo sở thích, tăng dần cường độ và thời gian (thời gian tập ít nhất 30 phút/lần và 5 ngày/tuần).
    • Nên cho trẻ làm việc nhà, tưới cây, đi cầu thang bộ.
    • Hạn chế ngồi xem tivi, chơi điện thoại.
    • Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc…
    Xu hướng ít vận động
    Xu hướng ít vận động
    Trẻ béo phì do xu hướng ít vận động
    Trẻ béo phì do xu hướng ít vận động
  4. Những trẻ bị rối loạn cảm xúc như trầm cảm, stress có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường. Chúng ăn quá nhiều hoặc hay ăn vặt để thoát khỏi các tình trạng này. Các yếu tố tâm lý và tình cảm là các yếu tố nguy cơ béo phì trẻ em. Sự thiếu chăm sóc và giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn ấu thơ là yếu tố đưa đến nguy cơ béo phì. Chứng rối loạn tâm sinh lý và hòa nhập xã hội có mối tương quan giữa mức độ béo phì và các dấu hiệu lo lắng, trầm uất, rối loạn thái độ hành vi, không bằng lòng về bản thân và điểm số học lực cũng sút giảm, có mối liên hệ giữa lo sợ thừa cân và trầm cảm, đặc biệt ở trẻ gái.


    Biện pháp phòng ngừa:


    • Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con một cách chu đáo nhất.
    • Tránh để trẻ mắc các chứng rối loạn tâm, stress.
    • Tạo môi trường sống, học tập thoải mái, vui vẻ cho trẻ.
    Những trẻ bị rối loạn cảm xúc như trầm cảm, stress có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường
    Những trẻ bị rối loạn cảm xúc như trầm cảm, stress có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường
    Béo phì do ảnh hưởng tâm lý (Ảnh minh họa)
    Béo phì do ảnh hưởng tâm lý (Ảnh minh họa)
  5. Bên cạnh các yếu tố trên thì di truyền cũng là một trong những nguyên nhận gây ra chứng béo phì ở trẻ. Theo các nghiên cứu khoa học,nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ mang nguy cơ bị béo phì gấp 4 - 8 lần so với người bình thường. Cha mẹ bị béo phì thì khả năng con cái họ bị béo phì khi lớn lên cũng cao hơn, ảnh hưởng từ bố mẹ ở trẻ béo phì cao gấp hơn hai lần so với trẻ gầy. Phát hiện này của các nhà khoa học cho chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ em trên thế giới. Và béo phì là kết quả từ các yếu tố gia đình, di truyền chứ không chỉ là các yếu tố cá nhân.


    Biện pháp phòng ngừa:


    • Trẻ cần được chăm sóc ngay từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng khi sinh ra.
    • Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần có khẩu phần ăn hợp lý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).
    • Nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội.. hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử và thức quá khuya.
    • Cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.
    Yếu tố di truyền
    Yếu tố di truyền
    Di truyền cũng là một trong những nguyên nhận gây ra chứng béo phì ở trẻ (Ảnh minh họa)
    Di truyền cũng là một trong những nguyên nhận gây ra chứng béo phì ở trẻ (Ảnh minh họa)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy