Top 10 Nhà thờ cổ nhất Việt Nam

Tran Thao 10319 1 Báo lỗi

Nước ta không chỉ có nhiều ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo mà những nhà thờ của Việt Nam cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Đa phần những nhà thờ ấy được xây ... xem thêm...

  1. Nhà thờ đá Sa Pa được người Pháp xây dựng với mục đích truyền bá đạo Cơ Đốc vào vùng núi Tây Bắc của Việt Nam và cho đến nay cũng đã gần 127 năm tuổi. Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá Sapa (Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.

    Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: Khu nhà thờ, dãy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian. Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m, trong tháp có quả chuông cao 1,5 m, đúc năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vang trong vòng bán kính gần 1km. Hiện, trên bề mặt của chuông còn rõ nét ghi đúc, số người quyên góp tiền đúc chuông…Phần giá đỡ chuông bằng gỗ pơmu vẫn giữ nguyên sau lần trùng tu.


    Nhà thờ Mân Côi giữa khu trung tâm Sa Pa là điểm hẹn của nhiều khách du lịch sapa mỗi khi có dịp đến đây. Tuy qua một số lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên nhưng nhà thờ vẫn giữ được nét duyên dáng và hồn của công trình kiến trúc tôn giáo.

    Nhà thờ đá Sa Pa được người Pháp xây dựng với mục đích truyền bá đạo Cơ Đốc
    Nhà thờ đá Sa Pa được người Pháp xây dựng với mục đích truyền bá đạo Cơ Đốc
    Nhà thờ đá Sa Pa
    Nhà thờ đá Sa Pa

  2. Nhà thờ Lớn Hà Nội cũng mang đậm lối kiến trúc Gothic châu Âu thời Trung Cổ, được xây dựng từ năm 1887 và cho đến ngày hôm nay đã trở thành một địa điểm vô cùng quan trọng và tôn kính đối với những người theo đạo.


    Nhà thờ Lớn Hà Nội còn được biết đến cái tên chính thức là nhà thờ chính tòa Thánh Giuse và cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Có thể nói nhà thờ này được xem là nhà thờ cổ nhất của Hà Nội, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vô cùng thường xuyên và quan trọng cho các giáo dân tại Hà Nội.


    Nhà thờ được thiết kế với 65m chiều dàu, chiều rộng 21m và 2 tháp chuông cao gần 32m được cố định bởi những trụ đá to lớn. Cây thánh giá được thiết kế độc đáo bằng đá thu hút ánh nhìn của mọi người ngay từ lúc bước chân vào. Sàn gạch được tạo ra hoàn toàn từ gạch đất nung, bốn bề bức trường trát bằng giấy bổi tạo nên không gian trang nghiêm, cổ kính, vô cùng đẹp mắt. Vì nhà thờ có tuổi đời hơn trăm năm, bức tường nhà thờ phủ rêu phong tạo nên khung cảnh hoang sơ, kì bí.

    Nhà thờ Lớn Hà Nội cũng mang đậm lối kiến trúc Gothic châu Âu thời Trung Cổ
    Nhà thờ Lớn Hà Nội cũng mang đậm lối kiến trúc Gothic châu Âu thời Trung Cổ
    Nhà thờ Lớn Hà Nội
    Nhà thờ Lớn Hà Nội
  3. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Nhà thờ Phú Nhai là tên gọi của một nhà thờ Công giáo Rooma, thuộc Giáo phân Bùi Chu. Nhà thờ được xây dựng bằng gỗ vào năm 1866 bởi linh mục Chính xứ và cho đến ngày hôm nay luôn là một trong những nhà thờ quan trọng của giáo dân trong tỉnh mà còn thu hút được sự quan tâm của giáo dân khắp nơi về sinh hoạt đạo. Nhà thờ không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp mà có nổi tiếng là một trong những nhà thờ có diện tích lớn và rộng nhất Việt Nam.


    Khám phá nhà thờ Phú Nhai, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước lối kiến trúc Gothic và cách trang trí nhà thờ. Đó là những bức tượng được đắp nổi trên cửa, bên hông nhà thờ cùng với các hàng chữ nho trang trí đã tạo nên một nét riêng biệt cho nhà thờ. Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ có kích thước: dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng là: 2.000 kg - 1.200 kg – 600 kg và 100 kg.

    Mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá.

    Khi khách tham quan đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai sẽ được chiêm ngưỡng được toàn cảnh của Huyện Xuân Trường. Năm 2008 Đền thánh Phú Nhai được nâng lên hàng thành Tiểu Vương cung Thánh đường (Minor Basilica). Nhà thờ Phú Nhai không chỉ là một công trình tín ngưỡng, điểm tham quan du lịch của du khách thập phương mà còn là công trình ghiên cứu của các kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu văn hóa… Còn với những người con tại Xuân Phương, nhà thờ Phú Nhai thực sự là một công trình khiến họ tự hào và là thánh đường để họ hướng đến mỗi khi tiếng chuông ngân vang.

    Nhà thờ Công giáo Rôma này thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam
    Nhà thờ Công giáo Rôma này thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam
    Nhà thờ Phú Nhai
    Nhà thờ Phú Nhai
  4. Nhà thờ đá Phát Diệm nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, Ninh Bình, cách Hà nội khoảng 120km về hướng Nam. Đây được coi là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm.

    Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ, mô phỏng theo kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Nhà thờ đá Phát Diệm được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam, được khởi công từ năm 1875 và đến năm 1898 thì hoàn thành. Giáng sinh được tổ chức rất long trọng tại nơi đây, đêm Giáng Sinh diễn ra dưới thời tiết lạnh giá, Tòa Giám mục Phát Diệm lung linh với ánh đèn màu rực rỡ. Hệ thống hang đá, và không gian trong nhà thờ được trang trí tráng lệ độc đáo đầy đủ mọi sắc màu.


    Nhà thờ Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), nhà thờ duy nhất cho tới nay là di tích quốc gia, một trong “tứ đại vương cung thánh đường” ở Việt Nam. Nhìn bề ngoài, các công trình này giống với nhiều nhà thờ từ thế kỷ XIX nằm ở các thị trấn nhỏ và khu vực nông thôn của Pháp. Nhưng ở Việt Nam, những nhà thờ này thường mềm mại, tươi vui hơn so với những “người anh em” bên Pháp. Những công trình này thường được kết hợp với các kỹ thuật và trang trí truyền thống Việt Nam, gợi những hình ảnh gần gũi với kiến trúc đền, chùa.


    Nhà thờ Phát Diệm có một nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (một nhà thờ được xây dựng chủ yếu bằng đá tự nhiên, gọi là nhà thờ đá); phương đình (tháp chuông); ao hồ và ba hang đá nhân tạo. Nhà thờ Phát Diệm đặc biệt ở chỗ mặc dù là công trình Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam với vô số mái cong hình mũi thuyền đặc sắc.


    Đây là một công trình Công giáo lớn, tổng diện tích khoảng 22 ha
    Đây là một công trình Công giáo lớn, tổng diện tích khoảng 22 ha
    Nhà thờ đá Phát Diệm
    Nhà thờ đá Phát Diệm
  5. Xây dựng từ năm 1863 đến năm 1880 bởi thực dân Pháp, Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn là nhà thờ ấn tượng nhất Việt Nam. Được xây dựng theo mô hình Nhà thờ Đức Bà Paris và bằng vật liệu vận chuyển từ Pháp sang, nơi đây là trung tâm tôn giáo của 6,2 triệu người Công giáo Việt Nam.


    Nhà thờ Đức Bà - Vương cung Thánh đường Sài Gòn đã có nhiều tên gọi khác nhau trong những năm qua. Nó bắt đầu ra đời năm 1863 với tên gọi Nhà thờ Sài Gòn, được thực dân Pháp xây dựng ngay sau khi Pháp xâm chiếm và bắt đầu đô hộ Sài Gòn. Nhà thờ Sài Gòn là công trình xây dựng đơn sơ bằng gỗ, bị mối mọt làm hư hại nặng nên phải xây dựng lại.


    Một cuộc thi thiết kế đã được tổ chức, mà kiến trúc sư người Pháp Jules Bourard, một chuyên gia về kiến trúc tôn giáo đã giành chiến thắng. Kế hoạch của ông cũng giống như người Pháp: xây dựng một phiên bản nhỏ hơn của Nhà thờ Đức Bà Paris, phản ánh hình thức của nhà thờ nổi tiếng theo phong cách Romanesque và Gothic của Pháp. Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên vào tháng 10 năm 1877, lễ hoàn thành được tổ chức vào tháng 4 năm 1880. Hầu hết các vật liệu sử dụng để xây dựng nhà thờ đã được vận chuyển từ Pháp, bao gồm cả gạch từ Toulouse mang lại cho nhà thờ màu đỏ đặc trưng, như vẫn thấy ngày nay.


    Năm 1959, một bức tượng Đức Mẹ Hòa bình lắp đặt bên ngoài nhà thờ, làm bằng đá Granit ở Rome. Sau lễ tạc tượng, nhà thờ Sài Gòn thường được biết đến với tên gọi Nhà thờ Đức Bà. Năm 1960, nó chính thức mang danh hiệu Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn, hai năm sau đó được Đức Giáo hoàng Gioan XXIII xức dầu, đạt danh hiệu Vương cung thánh đường và lấy danh hiệu hiện nay là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.


    Lần cuối cùng nhà thờ được báo chí quốc tế chú ý là vào tháng 10 năm 2005. Theo một số nhân chứng nhiệt thành, bức tượng Đức mẹ đồng trinh Maria nằm ngay bên ngoài nhà thờ có một giọt nước mắt chảy dài trên má phải của bà, làm vấy bẩn khuôn mặt bằng đá Granit đã khiến hàng nghìn người đổ xô đến để xem phép lạ này. Giao thông xung quanh nhà thờ tạm dừng và cảnh sát đã được gọi đến để duy trì trật tự. Vết bẩn vẫn tồn tại hơn một tuần và hàng trăm người từ khắp đất nước đến xem mỗi ngày. Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo Việt Nam không thể xác nhận rằng bức tượng Đức mẹ đồng trinh đã rơi nước mắt thực sự hay chưa.

    Đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
    Đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
    Nhà thờ Đức Bà
    Nhà thờ Đức Bà
  6. Nhà thờ Mằng Lăng nằm cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 35km về phía Bắc và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung. Điểm nổi bật nhất nhà thờ chính là lối kiến trúc Gothic đặc sắc đã có từ cách đây khoảng 1200 năm trước Công Nguyên. Nhìn vào Mằng Lăng, bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc bởi bề ngoài của nó đậm chất những nhà thờ ở châu Âu mà bạn đã thấy rất nhiều trên TV hay các trang truyện tạp chí. Lối kiến trúc này nổi tiếng trên Thế giới đến mức, có rất nhiều công trình được xây dựng theo lối Gothic này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.


    Nhà thờ Mằng Lăng được coi nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên, tọa lạc tại xã An Ninh Tây, huyện Tuy An. Được xây dựng vào năm 1892, trong khuôn viên rộng 5.000 m2, theo kiến trúc Gothic với nhiều hoa văn trang trí, nhà thờ nhỏ nhưng có khuôn viên thoáng mát, rợp cây xanh.


    Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại, nhà thờ cổ Mằng Lăng là trạm dừng chân thu hút nhiều du khách đến đi du lịch đến Phú Yên. Điểm đặc biệt cho du khách là họ có thể ghé thăm Cô Nhi Viện Mằng Lăng nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những thiên thần nhỏ cơ nhỡ. Hiện ở đây có 14 đứa trẻ từ 1 hoặc 2 tuổi, được các mẹ, các sở chăn nuôi. Nhìn những đôi mắt thơ ngây, tròn xoe đứng trong những chiếc nôi chung ngắm nhìn xung quanh mà không khỏi chạnh lòng…

    Nhà thờ tuy có diện tích nhỏ nhưng khuôn viên thì khá rộng, rợp bóng mát
    Nhà thờ tuy có diện tích nhỏ nhưng khuôn viên thì khá rộng, rợp bóng mát
    Nhà thờ Mằng Lăng
    Nhà thờ Mằng Lăng
  7. Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa là địa điểm thu hút rất nhiều du khách. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kito Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với các tên gọi giản dị và quen thuộc như: Nhà thờ đá, nhà thờ Núi. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 3-9-1928. Xưa kia, đây là vùng đất hoang sơ, khi người Pháp đến Nha Trang đã cho xẻ đôi núi Hòn Một. Nửa phía Tây của ngọn núi này được san phẳng bởi 500 quả mìn để có diện tích 4.500m2 xây nhà thờ. Tháng 12-1941, công trình được hoàn tất và cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có.


    Đứng từ xa nhìn, nhiều người vẫn lầm tưởng công trình kiến trúc đồ sộ này được xây dựng bằng đá chẻ, nhưng thực tế đá chẻ chỉ được dùng lát đường và sân. Còn toàn bộ các bức tường của nhà thờ được xây bằng táp lô xi măng. Chính linh mục Louis Vallet cùng các cộng sự đã trực tiếp đúc nên các khối táp lô này. Đặc biệt, chỉ phần mái bằng của hành lang chạy dọc hai bên được đổ bê tông cốt thép, còn toàn bộ mái vòm của nhà nguyện đều được dùng cốt tre cật và lưới thép mắt cáo.


    Nhà thờ Núi mang đậm kiểu kiến trúc nhà thờ Gotic với 3 phần rõ rệt, phần dưới cùng là cửa, phần giữa là ô cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm những bông hoa hồng; phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông. Nét độc đáo của nhà thờ chính là bộ chuông đồng được treo trên tháp chuông.

    Đây cũng là một công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic
    Đây cũng là một công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic
    Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang
    Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang
  8. Lịch sử của Giáo xứ Chợ Quán gắn liền với quá trình mở mang lãnh thổ của Nhà Nguyễn về phương Nam. Vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, nhiều giáo dân, đặc biệt là từ miền Trung Việt Nam, những người muốn lập nghiệp mới ở miền Nam hoặc tránh chiến tranh, xung đột và nạn đói, đã di cư đến vùng đất này và tụ họp lại thành một làng có tên là Xóm Bột. Tại làng, họ mở chợ với nhiều gian hàng với mục đích phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương. Chợ có tên là Chợ Quán, sau này dùng để gọi các khu phố xung quanh.


    Giáo xứ Chợ Quán chính thức được thành lập năm 1722. Thời điểm đó, nhiều linh mục đã đến đây để chăn dắt các tín hữu cơ đốc, từ dòng Phanxico đến các nhà truyền giáo Việt Nam. Cho đến năm 1725, giáo xứ có khoảng 300 giáo dân . Các nhà truyền giáo đã phải đối mặt với nhiều khó khăn khi truyền đạo do những mâu thuẫn xã hội và chính sách chống Thiên Chúa giáo của chính quyền lúc bấy giờ.


    Nhà nguyện đầu tiên của Giáo xứ Chợ Quán được xây dựng năm 1674 nhưng mãi đến năm 1723, linh mục Dòng Tên Emmanuel Quitaon đến giảng đạo và chuyển nhà nguyện thành nhà thờ cho giáo dân. Sau đó, do thiên tai và sự tàn phá của con người, Nhà thờ Chợ Quán đã nhiều lần bị phá bỏ và xây dựng lại vào các năm 1727, 1733, 1793, 1862 và 1882.

    Năm 1882 linh mục Nicola Hamm bắt đầu xây dựng một nhà thờ mới. Công trình này kéo dài 14 năm, trải qua 6 đời linh mục và được hoàn thành năm 1896. Nhà thờ mới được khánh thành ngày 4 tháng Giêng âm lịch năm Bính Thân (1896). Đây cũng là công trình xây dựng nhà thờ cuối cùng mà chúng ta có thể nhìn thấy bây giờ. Để ghi nhớ công lao đóng góp xây dựng nhà thờ, sau khi qua đời, linh mục Nicola Hamm được an táng tại Nhà thờ Chợ Quán, bên cạnh bàn thờ Đức Mẹ.


    Với tổng diện tích 16.922m2 , công trình Giáo xứ Chợ Quán không chỉ bao gồm nhà thờ mà còn có nhiều công trình liên quan như trường tiểu học công lập, nhà tình thương, sân vườn nhiều cây xanh. Hiện nay Nhà thờ Chợ Quán có phòng khám từ thiện do Hội Chữ thập đỏ Quận 5 quản lý. Ngoài ra, nơi đây còn có nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân xung quanh như chạy bộ, tập thể dục buổi sáng hay tận hưởng không khí trong lành ở công viên trước nhà thờ. Công trình nhà thờ gồm có gian giữa, gác chuông, nhà giáo lý 12 gian, phòng họp, phòng hài cốt và phòng đọc sách. Tất cả đều được bố trí hài hòa, đẹp mắt mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu cho các giáo dân cũng như du khách.


    Nhà thờ Chợ Quán được xem là một Thánh đường Công giáo cổ nhất tại Sài Gòn
    Nhà thờ Chợ Quán được xem là một Thánh đường Công giáo cổ nhất tại Sài Gòn
    Nhà thờ Chợ Quán
    Nhà thờ Chợ Quán
  9. Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo Rôma, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Đây là một trong những nhà thờ lớn ở Hà Nội. Nhà thờ tọa lạc ở số 21 phố Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, công trình do kiến trúc sưngười Việt, Doctor Thân (quê ở Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Tây - nay là Hà Nội) du học ở Pháp thiết kế. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 1934 và hoàn thành vào ngày 7 tháng 5 năm 1939, cao 17m.


    Đáng chú ý là ở đây người ta dùng nhiều chất liệu xây dựng trong dân gian như: rơm hồ vôi, nứa, giấy bản... để tạo các vòm cuốn, gây hiệu quả phản âm khi hành lễ mà không cần đến những thiết bị âm thanh hiện đại[1]. Trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các hoạ tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô.


    Ở cửa chính của nhà thờ có một bức phù điêu ở phía dưới gác chuông. Trên đó có khắc cây thánh giá với hai cánh tay đóng đinh trên thánh giá, cánh tay không có áo là cánh tay của Chúa Giêsu, cánh tay có áo là cánh tay của thánh Phanxicô thành Assisi. Đây chính là biểu tượng phổ quát của dòng Phan Sinh. Các cửa đi vào nhà thờ đều có màu nâu là màu của dòng Phan Sinh. Còn các cột có hình tượng dây buộc, các dây đó là các dây thắt lưng của tu sĩ dòng nhất, dòng nhì.

    Ở bên trong nhà thờ có ba vị thánh trên bàn thờ, đứng giữa là thánh Antôn thành Padova, bên cạnh là thánh Clara và thánh Phanxicô, cả ba vị đó đều là tu sĩ dòng nhất và dòng nhì. Nhà thờ lấy thánh Antôn thành Padova làm quan thầy.


    Nhà thờ Hàm Long được biết đến là một nhà thờ Giáo hội Công giáo Rôma
    Nhà thờ Hàm Long được biết đến là một nhà thờ Giáo hội Công giáo Rôma
    Nhà thờ Hàm Long
    Nhà thờ Hàm Long
  10. Nhà thờ An Thái, có tên khác là là nhà thờ Kẻ Bưởi (ngõ 460 Thụy Khuê, Tây Hồ) được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trên đất làng An Thái, thuộc vùng Kẻ Bưởi ở phía Nam của hồ Tây. Cho đến ngày nay, nhà thờ trải qua bao lần biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn sừng sững đứng đó như một biểu tượng về lòng tin đối với Đức Chúa Trời của người dân An Thái.


    Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh “Mater Dolorosa ora pro nobis”, có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con”.

    Ngày nay, nhà thờ An Thái là một trong những nhà thờ cổ còn giữ được kiến trúc nguyên bản ở Hà Nội.

    Nhà thờ nổi bật với lối kiến trúc Phục Hưng, tinh tế trong từng họa tiết trang trí
    Nhà thờ nổi bật với lối kiến trúc Phục Hưng, tinh tế trong từng họa tiết trang trí
    Nhà thờ An Thái
    Nhà thờ An Thái



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy