Top 5 Những vệ tinh tự nhiên kì lạ nhất trong hệ Mặt trời
Chúng ta đều biết, hệ Mặt trời có 8 hành tinh, và mỗi hành tinh đều có những vệ tinh tự nhiên xoay quanh nó. Giống như mặt trăng của Trái đất, không chỉ là một ... xem thêm...vệ tinh, mà mặt trăng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái trái đất. Đặc biệt hơn cả mặt trăng, trong hệ mặt trời có khá nhiều vệ tinh tự nhiên đặc biệt. Trong bài viết này, Toplist sẽ gửi thêm những thông tin thú vị có thể bạn chưa biết về điều này.
-
Io là vệ tinh nằm phía trong cùng trong số bốn vệ tinh Galileo của sao Mộc và với đường kính 3.642km, đây là vệ tinh lớn thứ tư bên trong Hệ Mặt trời. Khung cảnh của Io là sự kết hợp độc đáo của màu vàng, đỏ và nâu. Đây là vệ tinh có nhiều núi lửa nhất trong Hệ Mặt trời. Bề mặt kỳ lạ của Io lần đầu tiên được quan sát thấy từ tàu thăm dò không gian Pioneer vào đầu những năm 1970, nhưng bề mặt có núi lửa chỉ được thấy vài tuần trước khi sứ mệnh Voyager 1 đến sao Mộc vào năm 1979.
Lỗ chỗ những hang lỗ lưu huỳnh, chìm trong bức xạ cường độ mạnh và bị run lắc bởi những đợt phun trào núi lửa liên tục, Io là địa ngục dễ bắt lửa của hệ mặt trời. Mặc dù đủ lạnh để bị che phủ trong những lớp sương mù lưu huỳnh đi-ôxit, nhưng vệ tinh lớn nhóm trong này của Mộc tinh là thế giới hoạt động núi lửa dữ dội nhất từng được biết, phun trào nhiều dung nham hơn 100 lần so với tất cả những núi lửa trên trái đất gộp chung lại, phát ra từ một diện tích bề mặt chỉ bằng 1/12 diện tích mặt đất địa cầu. Bề mặt của Io lốm đốm những hồ sủi bọt của đá tan chảy, hồ lớn nhất trong số chúng, Loki Patera, có bề ngang hơn 200 km.
Bản thân Io có vẻ đang nguội đi, có lẽ vì quỹ đạo của nó kém dẹt hơn so với trước đây. Hàng chục hay hàng trăm triệu năm nữa tính từ bây giờ, sự cộng hưởng quỹ đạo với Europa và Ganymede có khả năng sẽ trở nên đồng bộ, đưa Io vào một quỹ đạo gần như tròn với hầu như không có nhiệt thủy triều. Khi đó, lửa của Ion cuối cùng sẽ lụi dần.
-
Chỉ cần nhìn lướt qua vệ tinh Iapetus của sao Thổ là đủ biết nó là một vật thể kì quặc. Nó có hai sắc thái, một nửa tối đen, nửa kia thì tỏa sáng trắng, và có hình dạng kì lạ, dẹt ở hai cực và đồng thời bị ép ở hai bên. Một lằn gợn chạy nửa chừng xung quanh xích đạo của nó, khiến nó trông như một cái vỏ quả óc chó.
Ánh sáng mặt trời đã nhào nặn sự tương phản trên Iapetus bằng cách chiếu nóng những khu vực màu đen sao cho toàn bộ băng đều thăng hoa hết. Hơi nước sau đó trôi giạt xung quanh vệ tinh trên, nơi đó nó đông đặc trên nửa hành trình lạnh hơn, làm quét lên vệ tinh một lớp sương mù.
Hình dạng của Iapetus thật khó giải thích. Có lẽ khi vệ tinh trên còn trẻ, tan chảy và đang quay nhanh, nó đã bị biến dạng tự nhiên bởi chuyển động của nó. Nếu những lớp bên ngoài của Iapetus làm hóa băng chất rắn vào lúc này, thì một số tàn dư của hình dạng đó có thể được bảo tồn. Nhưng lí thuyết này không dễ gì giải thích cho lằn gợn ngay xích đạo, cái vẫn còn là một bí ẩn.Thành phần của Iapetus cũng khá kì quặc. Tỉ trọng thấp của nso hàm ý rằng nó có 80% là băng so với chỉ 20% đá, một hỗn hợp nhẹ hơn nhiều so với những vệ tinh lớn khác của hệ mặt trời nhóm ngoài. Bất kì lí thuyết nào muốn giải thích sự hình thành của những vệ tinh trong toàn hệ mặt trời cũng phải giải thích cho được quả cầu băng giá kì cục này.
-
Trong khi đa số các vệ tinh quay tròn xung quanh hành tinh của chúng, thì Nereid tự lao lượn đến chóng mặt. Vệ tinh nếu không thì đã chẳng nhận ra này của Hải vương tinh, lổn nhổn đều khắp và trung bình về kích thước, chuyển động trong quỹ đạo lệch tâm nhất trong bất kì vệ tinh nào thuộc hệ mặt trời, đường đi gập khúc cho nó sớt qua cách hành tinh có 9 km và rồi lao trở lại vào khoảng cách 1,4 triệu km đến hành tinh.
Đa số những vệ tinh có quỹ đạo bất bình thường như thế được cho là những cựu sao chổi hay tiểu hành tinh bị bắt giữ bởi lực hấp dẫn của hành tinh bố mẹ của chúng, và điều đó có lẽ cũng là câu chuyện của Nereid. Nhưng thành phần của nó không giống với thành phần của những vật thể lỏng lẻo khác trong vành đai Kuiper, khu vực phía ngoài của hệ mặt trời có khả năng nhất từng là quê hương xứ sở của chúng. Thay vào đó, nó có khả năng hình thành từ đĩa vật chất còn lại đã từng quay xung quanh Hải vương tinh. Những vệ tinh như vậy thường đi theo một quỹ đạo tròn xung quanh hành tinh của chúng, tuy nhiên quỹ đạo tinh nghịch của Nereid vẫn là một bí ẩn.
Câu trả lời có thể xuất phát từ người anh em họ của Nereid, Triton. Vệ tinh khổng lồ này quay xung quanh Hải vương tinh theo hướng ngược với chuyển động quay riêng của Hải vương tinh, làm tăng thêm khả năng là nó đã từ đâu đó đến và bị bắt giữ bởi lực hấp dẫn của Hải vương tinh. Sự kiện đó có thể đã ném đa số những cái nôi vệ tinh nguyên thủy của Hải vương tinh hoàn toàn ra khỏi hệ, và đẩy Nereid vào quỹ đạo điên dại của nó.
-
Có lẽ Titan là vệ tinh kì lạ nhất trong số mọi vệ tinh vì nó trông quen thuộc đến kì quái. Bộ mặt mới hé lộ gần đây của Titan có những đặc điểm bị thời tiết xâm thực giống như trên trái đất: ao hồ, đồi núi và hang động; những thung lũng sông chia nhánh; những đồng bằng lầy lội và những đụn cát sa mạc. Bầu khí quyển nitơ dày đặc giữ trong nó sương mù, những lớp mờ sương, những lớp bụi mờ và những đám mây mưa. Như một nhà khoa học đã từng nhận xét khi những hình ảnh đầu tiên được gửi về từ phi thuyền Huygens hồi năm 2005, nó trông y hệt như nước Anh vậy.
Tuy nhiên, nhìn qua có thể bị đánh lừa. Titan quay xung quanh sao Thổ, cách mặt trời xa gấp 10 lần so với trái đất. Dưới ánh sáng mặt trời yếu ớt như vậy, bề mặt của nó chỉ đạt tới nhiệt độ -180 °C. Bất kì chút nước nào trên đó đều biến thành băng hết nên khó mà có đủ nước để bào mòn địa hình núi non.
Cơn mưa, sông hồ mà Huygens nhìn thấy thật ra là hydrocacbon lỏng sẽ ở dạng khí ở nhiệt độ ấm cúng hơn của Trái đất. Những ước tính gần đây cho rằng các ao hồ ấy gồm 80% là êtan, với một ít propan, mêtan, và acetylen, chúng có thể là nguồn thức ăn cho sự sống trên Titan, theo đề xuất của một số nhà nghiên cứu.
-
Kích cỡ to lớn của mặt trăng có lẽ là một sự phản ánh nguồn gốc độc đáo của nó. Các vệ tinh thường được cho là hình thành theo một trong hai cách, hoặc là kết tụ từ cùng đám mây bụi đã hình thành nên hành tinh bố mẹ của chúng, hoặc là những vật thể đi lạc bị bắt giữ bởi lực hút hấp dẫn của hành tinh bố mẹ. Mặt trăng của chúng ta có một sự ra đời ‘đẫm máu’ hơn, khi một tiền hành tinh to lớn va chạm với Trái đất non trẻ cách đây 4,5 tỉ năm và tống ra một vành đai đá tan chảy và bốc hơi, một phần trong số này kết tụ lại hình thành nên vệ tinh của chúng ta. Cơn hồng thủy cổ xưa đó có lẽ thật may mắn cho chúng ta, vì mặt trăng đã giúp làm cân bằng trục nghiêng của Trái đất, loại bỏ một nguồn gốc gây biến đổi khí hậu cực đoan nếu không thì đã làm đày đọa hành tinh của chúng ta.
Tình hình trông có vẻ như nước Mĩ sẽ từ bỏ những sứ mệnh có con người lên mặt trăng trong tương lai trước mắt. Tuy nhiên, viễn cảnh lâu dài của sự xâm lấn của loài người đã được tăng cường vào năm ngoái, khi phi thuyền LCROSS của NASA tìm thấy bằng chứng xác thực nhất từ trước đến nay cho nước đóng băng chôn vùi tại cực nam mặt trăng.