Io - Vệ tinh sao Mộc
Io là vệ tinh nằm phía trong cùng trong số bốn vệ tinh Galileo của sao Mộc và với đường kính 3.642km, đây là vệ tinh lớn thứ tư bên trong Hệ Mặt trời. Khung cảnh của Io là sự kết hợp độc đáo của màu vàng, đỏ và nâu. Đây là vệ tinh có nhiều núi lửa nhất trong Hệ Mặt trời. Bề mặt kỳ lạ của Io lần đầu tiên được quan sát thấy từ tàu thăm dò không gian Pioneer vào đầu những năm 1970, nhưng bề mặt có núi lửa chỉ được thấy vài tuần trước khi sứ mệnh Voyager 1 đến sao Mộc vào năm 1979.
Lỗ chỗ những hang lỗ lưu huỳnh, chìm trong bức xạ cường độ mạnh và bị run lắc bởi những đợt phun trào núi lửa liên tục, Io là địa ngục dễ bắt lửa của hệ mặt trời. Mặc dù đủ lạnh để bị che phủ trong những lớp sương mù lưu huỳnh đi-ôxit, nhưng vệ tinh lớn nhóm trong này của Mộc tinh là thế giới hoạt động núi lửa dữ dội nhất từng được biết, phun trào nhiều dung nham hơn 100 lần so với tất cả những núi lửa trên trái đất gộp chung lại, phát ra từ một diện tích bề mặt chỉ bằng 1/12 diện tích mặt đất địa cầu. Bề mặt của Io lốm đốm những hồ sủi bọt của đá tan chảy, hồ lớn nhất trong số chúng, Loki Patera, có bề ngang hơn 200 km.
Bản thân Io có vẻ đang nguội đi, có lẽ vì quỹ đạo của nó kém dẹt hơn so với trước đây. Hàng chục hay hàng trăm triệu năm nữa tính từ bây giờ, sự cộng hưởng quỹ đạo với Europa và Ganymede có khả năng sẽ trở nên đồng bộ, đưa Io vào một quỹ đạo gần như tròn với hầu như không có nhiệt thủy triều. Khi đó, lửa của Ion cuối cùng sẽ lụi dần.