Top 5 Loài cua kì lạ nhất Việt Nam

Nguyen Viet Anh 1433 0 Báo lỗi

Cua là một động vật đã quá quen thuộc với chúng ta, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị mà ít người biết tới. Trong thế giới của chúng có rất nhiều loài ... xem thêm...

  1. Cua trinh nữ được xem là loài cua “có một không hai” và thường xuất hiện ở rừng Bẩy Mí, Bà Già và Bãi Nhạ của tỉnh Hòa Bình. Để bắt được loài cua này người ta phải dùng phương pháp câu. Cua trinh nữ là một loài cua kỳ lạ có ở nước ta. Loài cua này kỳ lạ ở chỗ nó có màu trắng sữa và khi luộc cũng không bị biến sắc. Khác với các loài cua khác, cua trinh nữ có kích thước khá nhỏ, con to nhất cũng chỉ nặng khoảng 100g.

    Cua trinh nữ
    sống chủ yếu ở những nơi khô cằn, không gần suối nước hay sông. Chúng ở trong những hang to, sâu từ 1m - 2m, thậm chí sâu đến 3m - 4m. Có lẽ tập tính ẩn mình sâu trong lòng đất, nơi ánh sáng không thể len lỏi tới, là nguyên nhân khiến toàn bộ bộ phận của cua trinh nữ đều có màu trắng sữa như vậy. Cua trinh nữ là loài vật ăn tạp, chúng ăn tất cả từ giun, bọ gậy, dế, côn trùng cho đến rong rêu. Tháng 3, tháng 4, cua trinh nữ bò ra ngoài hang nhiều nên đây là thời điểm có thể bắt được nhiều cua nhất.

    Cua trinh nữ
    Cua trinh nữ

  2. Loài cua thông thường chỉ có 2 càng, nhưng tại Cà Mau lại xuất hiện loài cua nặng đến 0,5kg và đặc biệt là có 3 càng, ngoài 2 chiếc càng như bình thường, thì ở phía cuối càng bên trái lại mọc thêm 1 chiếc càng nữa, có thể kẹp ra kẹp vào như bình thường. Đã có rất nhiều người dân đã bắt được loại cua đặc biệt này.


    Tại Sóc Trăng, anh Út Hon đã bắt được loại cua này và giữ chúng lại để nuôi vì chúng còn quá nhỏ. Cũng giống anh Út Hon, anh Triệu Mộc Minh cũng bắt được con cua 3 càng nặng tới 200g, chiếc càng còn lại theo chia sẻ của anh thì nhỏ hơn hẳn 2 chiếc càng bình thường nhưng vẫn hoạt động như bình thường. Hay tin anh bắt được con cua lạ, nhiều tư thương đã hỏi mua với giá 500.000 đồng nhưng chủ nhân từ chối. Trưa cùng ngày, một khách du lịch trả 1,2 triệu nhưng anh vẫn không bán.

    Cua biển ba càng
    Cua biển ba càng
  3. Sở dĩ loại cua này có tên như vậy đó là bởi độc tố vô cùng mạnh của chúng, loài cua này phổ biến có tại vùng biển từ Đẵng cho đến Vũng Tàu. Chỉ cần bạn ăn phải 0,5g cua mặt quỷ thì bạn đã có thể bị ngộ độc thần kinh và dẫn đến tử vong. Chất độc trong thịt của loài cua này chính là độc Saxitonin và đến nay thì chưa có bất kỳ một loại thuốc giải độc nào cho chất độc này, cho nên, cần đặc biệt cẩn thận với loài cua mặt quỷ này bạn nhé.


    Theo Viện Hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm (kích thước cua nhỏ gọn trong lòng bàn tay). Trên mai của có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ và màu sắc bắt mắt không giống các loài cua biển thực phẩm. Cua mặt quỷ khá phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Chúng thường trú ngụ dưới rạn san hô, đặc điểm nhận dạng bên ngoài của chúng khá tương đồng với màu san hô biển nên rất khó nhận ra.

    Các chuyên gia khẳng định cua mặt quỷ là loài cua có độc tố cao nhất trong số các loài cua biển. Chất độc saxitonindo của chúng hình thành do nguồn thức ăn chính là các loại tảo trong rạn san hô. Chất độc chủ yếu nằm trong thịt, trứng và nhiều nhất là trong thịt càng và chân.

    Cua mặt quỷ
    Cua mặt quỷ
  4. Tại Hà Tĩnh, những người dân ở nơi đây đã bắt được một loài cua chứa toàn gạch và phát hiện ra vật thể lạ chứa trong cơ thể của chúng. Loài cua này đã gây ra rất nhiều xôn xao vì sự kỳ lạ của chúng, bởi từ thịt chân cho đến tất cả các bộ phận khác trong con cua này đều chứa gạch, một điều lạ chưa từng thấy từ trước tới nay. Khi quan sát thật kỹ, thì người dân đã phát hiện là một loại thuốc được cho là thuốc chế tạo gạch cua trong cơ thể của loài cua lạ này.


    Nhiều người dân thôn Tân Quý cho biết, đây là hiện tượng chưa từng thấy. “Người dân Hộ Độ từ xưa đến nay nuôi và bắt được rất nhiều cua từ sông suối. Cua này phải được đưa từ đâu đến mới có hiện tượng toàn gạch như thế”. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về loại chất này của loài cua chứa toàn gạch này.

    Cua chứa toàn gạch
    Cua chứa toàn gạch
  5. Loài cua đá biển sống nhiều ở vùng biển của miền Trung, vỏ ngoài của chúng có màu tím đậm, càng ngắn và chân dài. Ban ngày chúng sống ẩn dấu trong các hang đào, chỉ khi đến ban đêm thì mới bò ra để đi kiếm mồi. Loài cua đá biển này cũng là loại cua có chứa chất độc tố cao, người nào ăn phải loài cua này thì đều bị ngộ độc và nguy cơ tử vong rất cao.


    Cua đá biển vốn là đặc sản của một số vùng biển nổi tiếng của nước ta như Cù Lao Chàm, đảo Cồn Cỏ… Đây là loại cua thường sống trên những rặng núi, chủ yếu ăn lá cây rừng ven suối để tồn tại. Đến mùa sinh sản, cua đá mới xuống biển để đẻ trứng. Mai và các chi của cua đá là màu nâu tím, phần bụng dưới vàng ươm. Cua đá biển hiếm và rất khó bắt, thịt có vị ngọt thanh nên trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong quá trình chế biến và sử dụng, món ăn này đã vô tình gây nên những tiêu cực về mặt sức khỏe và có thể để lại hậu quả đáng tiếc.

    Cua đá biển
    Cua đá biển



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy