Top 10 Nước giàu nhất châu Phi

Green Apple 22944 0 Báo lỗi

Với diện tích khoảng 30.221.532 km2 bao gồm tất cả các đảo cận kề, châu Phi chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất và là châu lục lớn thứ ba trên thế ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nam Phi

    Nam Phi luôn được biết đến như là kinh đô của châu Phi và là nước giàu nhất châu Phi với GDP: 576,4 tỷ USD (2006), tỷ lệ tăng năm 2006 là 4,5%, trong đó nông nghiệp đóng góp 2,6%; công nghiệp đóng góp 30,3% và dịch vụ 67,1%.Thu nhập bình quân đầu người: 13.000 USD. Quốc gia này sở hữu rất nhiều tài nguyên quan trọng phải kể đến là các khoáng sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như: than đá, vàng và kim cương. Cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại, hỗ trợ phân phối hàng hóa một cách hiệu quả, giúp nền kinh tế tăng trưởng, giảm tỉ lệ thất nghiệp cũng như sự chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, sự phát triển này lại tập trung chủ yếu ở Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và Pretoria/Johannesburg. Ngoài ra, ngành du lịch tại quốc gia này cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế bởi sự đa dạng và hấp dẫn bởi các điểm đến nổi tiếng như: Johannesburg - thành phố lớn nhất Nam Phi, Sun City, Cape Town, thủ đô Pretoria, công viên quốc gia Pilanesberg, Port Elizabeth - thành phố cảng thân thiện.


    Nam Phi là một trong 17 quốc gia trên thế giới được coi là rất đa dạng sinh thái, với hơn 20.000 cây cỏ khác nhau, chiếm 10% tất cả các giống loài thực vật trên thế giới. Nam Phi là nước đa dạng sinh thái thứ ba trên thế giới, sau Brazil và Indonesia. Tài nguyên khoáng sản: Phong phú và đa dạng, cơ sở hạ tầng phát triển khiến việc khai khoáng dễ dàng đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho chế độ thực dân, đặc biệt ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Nam Phi đa dạng về dân tộc và sắc tộc và đấu tranh về sắc tộc giữa thiểu số da trắng và đa số da màu luôn là điểm nóng trong lịch sử và đời sống chính trị của Nam Phi. Nam Phi cũng đang dần nổi lên với tư cách là một nước cung cấp tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ tài chính, các ngành viễn thông, năng lượng và giao thông vận tải cũng phát triển mạnh. Thị trường chứng khoán đứng thứ 10 thế giới và cơ sở hạ tầng hiện đại trợ giúp đáng kể cho phân phối một cách hiệu quả đến các trung tâm đô thị chính của từng vùng.

    Nam Phi
    Nam Phi
    Nam Phi luôn được biết đến như là kinh đô của châu Phi
    Nam Phi luôn được biết đến như là kinh đô của châu Phi

  2. Top 2

    Nigeria

    Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhờ xuất khẩu dầu mỏ, kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Năm 1960, Nigeria trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, ngoài ra nó còn tham gia các tổ chức khác như Liên minh châu Phi, và Khối Thịnh vượng chung Anh. Với GDP bình quân đầu người đạt 2.929 USD, Nigeria là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi. Đây là quốc gia có số dân đông nhất và sản xuất dầu mỏ hàng đầu tại châu lục này. Nigeria cung cấp khoảng 10% lượng dầu nhập khẩu ở Mỹ, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế. Các lĩnh vực mới và ngành công nghiệp mới bao gồm: viễn thông và công nghiệp điện ảnh đã xuất hiện và phát triển một cách nhanh chóng giúp cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nông nghiệp mới chính là ngành kinh tế chủ đạo của quốc gia này, sản lượng nông nghiệp của Nigeria đứng đầu danh sách các nước có nền nông nghiệp phát triển ở châu Phi.


    Tăng trưởng kinh tế Nigeria cao hơn rất nhiều so với Nam Phi (dự báo năm 2012 là 6,6% so với 2,5%), quốc gia Tây Phi sẽ vượt qua đối thủ Nam Phi trong những năm tới, nếu xu hướng này tiếp tục. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nigeria chủ yếu dựa vào giá dầu tăng cao và sự bùng nổ trong lĩnh vực điện thoại di động. Nông nghiệp Nigeria chiếm 40% GDP và nước này đang tìm cách tăng sản xuất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhà kinh tế Nigeria Bismarck Rewane lưu ý rằng Nigeria có 160 triệu người, so với Nam Phi chỉ có 52 triệu. Do đó, GDP của Nigeria phải gấp ba lần so với GDP của Nam Phi để Nigeria có thể đuổi kịp đối thủ của mình về thu nhập bình quân đầu người. Hiện nay, nền kinh tế dựa vào nguồn thu nhập của ngành công nghiệp dầu khí chiếm 80% trong tổng doanh thu. Với tài nguyên dồi dào, hệ thống tài chính, pháp luật, thông tin liên lạc, giao thông ngày càng hoàn thiện, Nigeria được hy vọng sẽ trở thành nước có nền kinh tế đứng đầu châu Phi.

    Nigeria
    Nigeria
    Nigeria là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi
    Nigeria là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi
  3. Không chỉ nổi tiếng với những kim tự tháp trường tồn cùng thời gian, Ai Cập còn là một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất ở châu Phi. Bình quân thu nhập đầu người đạt 3.740 USD đã giúp Ai Cập nằm trong số những nước giàu nhất châu Phi. Đồng bằng châu thổ sông Nile nằm phía Đông Bắc Ai Cập là nơi tập trung hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước này. Bên cạnh đó, với việc cải cách nền kinh tế tập trung, chính phủ Ai Cập đã khiến kinh tế của nước này phát triển vượt bậc. Ngoài ra, nhờ vào việc có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, Ai Cập có ngành du lịch rất phát triển hằng năm đóng góp khoảng 10% GDP cho nền kinh tế. Ai Cập phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, môi giới trung gian, xuất khẩu dầu mỏ và du lịch; cũng có hơn 5 triệu người Ai Cập đang làm việc ở nước ngoài, đa số tại Ả rập Xê út, Vùng Vịnh như UAE, và Châu Âu. Hoa Kỳ cũng có một lượng lớn dân nhập cư Ai Cập.


    Ai Cập có thu nhập GDP đầu người ở mức 5800 USD, đứng thứ 133 trên thế giới. Ngoài ra, hiện tại Ai Cập cung cấp khoảng 55% sản lượng vải cotton trên thế giới. Với một dân số tăng trưởng nhanh chóng (đông nhất thế giới Ả rập), hạn chế về đất canh tác, và sự phụ thuộc vào sông Nile khiến các nguồn tài nguyên và kinh tế nước này phải chịu nhiều sức ép lớn. Chính phủ đã gắng sức đẩy mạnh phát triển kinh tế trong thiên niên kỷ mới thông qua cải cách kinh tế và đầu tư ồ ạt vào viễn thông và hạ tầng cơ sở, đa số nguồn tài chính có được từ viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ (từ 1979, khoảng $2.2 tỷ mỗi năm). Ai Cập là nước nhận viện trợ lớn thứ ba của Hoa Kỳ từ sau chiến tranh Iraq. Các điều kiện kinh tế đang bắt đầu được cải thiện nhiều sau một giai đoạn trì trệ nhờ việc tự do hóa các chính sách kinh tế của chính phủ, cũng như tăng nguồn thu từ du lịch và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Trong bản báo cáo hàng năm của mình, IMF đã xếp hạng Ai Cập là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thực hiện cải cách kinh tế.

    Ai Cập
    Ai Cập
    Ai Cập
    Ai Cập
  4. Top 4

    Algeria

    Algeria là một trong số những nước giàu nhất châu Phi với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.082 USD. Nguồn thu chủ yếu của quốc gia này là từ việc xuất khẩu dầu mỏ, đóng góp 70% tổng GDP và chiếm 97% mặt hàng xuất khẩu. Dù có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng chưa được quan tâm đầu tư nên ngành du lịch của Algeria khá ảm đạm, chỉ đóng góp khoảng 1% vào GDP của đất nước. Nhờ vào chính sách cải cách được hỗ trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế và việc tái cơ cấu nợ của Câu lạc bộ Paris đã giúp các chỉ số tài chính và kinh tế Algeria được cải thiện. Bên cạnh đó, chính phủ của nước này đang nỗ lực nhằm đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để giảm tỉ lệ thất nghiệp và cải thiện tiêu chuẩn cuộc sống. Dầu lửa và khí đốt là các sản phẩm xuất khẩu chính và là cơ sở của các ngành công nghiệp quan trọng nhất.


    Tình hình tài chính Algérie trong năm 2000 và 2001 có bước cải thiện nhờ giá dầu tăng và chính sách thuế chặt chẽ của chính phủ, dẫn tới tăng trưởng mạnh thặng dư thương mại, và đạt mức cao kỷ lục về dự trữ ngoại tệ, giảm mạnh nợ nước ngoài. Những nỗ lực tiếp theo của chính phủ nhằm đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài ra các lĩnh vực khác ngoài dầu khí mang lại ít thành công về mặt giảm mức độ thất nghiệp cao và cải thiện tiêu chuẩn sống. Sản xuất điện năng đạt 18,4 tỷ kWh, nhiệt điện chiếm gần 99%, xuất khẩu điện năng ngót nửa tỷ kWh. Xuất khẩu đạt 14 tỷ USD, nhập khẩu: 8,5 tỷ USD; nợ nư­ớc ngoài: 31,4 tỷ USD.

    Algeria
    Algeria
    Algeria
    Algeria
  5. Top 5

    Angola

    Cộng hòa Angola là một quốc gia Nam Phi, nằm bên bờ Đại Tây Dương, có chung biên giới với Namibia, Congo và Zambia. Đất nước rộng tới 1.246.700 km2, nhưng dân số chỉ khoảng 19 triệu người. Vượt qua nhiều khó khăn, hiện Angola đã có sự phát triển mạnh mẽ. Angola là một trong những quốc gia giàu có nhất ở Châu Phi. Dù còn khá xa lạ với du khách Việt nhưng Angola vẫn là điểm đến xinh đẹp với nhiều điểm tham quan ấn tượng đang chờ bạn khám phá. Hàng nghìn du khách đến với quốc gia này mỗi năm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bên bờ biển Đại Tây Dương và khám phá sự hoang sơ, thiên nhiên hùng vĩ ở các vườn quốc gia. Angola là quốc gia xếp thứ 5 trong số những nước giàu nhất châu Phi với GDP bình quân đầu người đạt 3.150 USD. Nền kinh tế của đất nước này là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới nhưng vẫn trong giai đoạn phục hồi từ cuốc nội chiến.


    Đất nước này có nguồn tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và kim cương phong phú và nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Mặc dù Angola có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhất là dầu mỏ, kim cương và sắt nhưng mới chỉ khám phá được 40% khu vưc khai thác, chỉ đóng góp được 40% tổng GDP của cả nước. Thiên nhiên hoang sơ trải dài trên bờ biển giáp Đại Tây Dương, khu vực đồi núi và các vườn quốc gia ở phía Đông cũng mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ nhất. Hiện tại, nền kinh tế của Angola vẫn chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp (có tới 85% dân số nước này làm nông nghiệp), nhưng nền nông nghiệp của nước này vẫn còn lạc hậu.

    Angola
    Angola
    Angola
    Angola
  6. Top 6

    Maroc

    Với GDP bình quân đầu người đạt 3.195 USD, Maroc là quốc gia đứng thứ 6 trong số những nước giàu nhất châu Phi. Nền kinh tế của Maroc hết sức đa dạng: Nông nghiệp sử dụng 50% lượng lao động và đóng góp dưới 20% giá trị vào tổng sản phẩm quốc nội. Bên cạnh đó, Maroc là một quốc gia xinh đẹp và có đường bờ biển chạy dọc hầu khắp đất nước. Nhờ vậy mà ngành du lịch của quốc gia này đang trên đà phát triển và là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Hàng năm, ngành du lịch đóng góp gần như chủ yếu cho tổng GDP của cả nước. Tuy thuộc nhóm các nước đang phát triển, Maroc có nền tảng kinh tế đa dạng. Nông nghiệp sử dụng 50% lực lượng lao động và chỉ đóng góp dưới 20% giá trị vào tổng sản phẩm quốc nội. Các quá trình khai thác quy mô và hiện đại các vùng đồng bằng ven Đại Tây Dương cung cấp các mặt hàng nông sản (nho, rau quả, đặc biệt là cam, quýt) xuất khẩu sang châu Âu. Nông nghiệp truyền thống (ngũ cốc, chăn nuôi cừu) tập trung ở vùng nội địa và vùng núi.

    Phosphat là nguồn khoáng sản lớn, Maroc là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới) với 54,5 tỷ tấn, chiếm 3/4 trữ lượng thế giới, sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp hóa học phát triển. Ngoài ra còn có một số ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác. Trục Casablanca - Rabat - Kemtra tạo nên vùng công nghiệp hàng đầu của quốc gia. Du lịch (2,4 triệu du khách mỗi năm) và đánh bắt cá biển cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay Maroc đang nằm trong số những nước đang nổi lên giống như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, là một trong số ít các quốc gia Ả Rập (Liban và Palestine) không có nguồn tài nguyên dầu khí. Trong mấy năm gần đây, kinh tế Maroc cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ: ổn định vĩ mô được giữ vững, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại hối khá cao, nợ nước ngoài giảm… Cải cách kinh tế mà Chính phủ Maroc đã và đang tiến hành thu được nhiều tiến bộ...

    Maroc
    Maroc
    Maroc
    Maroc
  7. Nền kinh tế của Ethiopia được xếp vào một trong số những nước giàu nhất châu Phi với GDP bình quân đầu người đạt 739 USD. Nơi đây được mệnh danh là cái nôi của loài người và là đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và ấn tượng nhất Châu Phi. Trong đó, ngành công nghiệp chiếm 12%, nông nghiệp chiếm 50% và dịch vụ chiếm 33% GDP. Nền kinh tế của quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp, trong đó cà phê là sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất cho đất nước này. Ethiopia là một nền kinh tế hỗn hợp và chuyển tiếp với một khu vực công lớn. Chính phủ Ethiopia đang trong quá trình tư nhân hoá nhiều doanh nghiệp nhà nước và tiến tới một nền kinh tế thị trường.

    Ethiopi
    a là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ hai ở châu Phi. Nhiều tài sản thuộc sở hữu của chính phủ trong chế độ trước đây đã được tư nhân hóa và đang trong quá trình tư nhân hoá. Tuy nhiên, một số lĩnh vực như viễn thông, tài chính và dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận chuyển hàng không, đất đai và bán lẻ, được coi là các lĩnh vực chiến lược và được dự kiến sẽ nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước trong tương lai gần. Gần 50% dân số Ethiopia dưới 18 tuổi, và mặc dù tuyển sinh giáo dục ở bậc tiểu học và cao đẳng đã tăng lên đáng kể, tạo việc làm không bắt kịp với số lượng tăng từ các viện giáo dục. Đất nước phải tạo ra hàng trăm ngàn việc làm mỗi năm chỉ để theo kịp với sự tăng trưởng dân số.

    Ethiopia
    Ethiopia
    Nền kinh tế của Ethiopia
    Nền kinh tế của Ethiopia
  8. Top 8

    Sudan

    Sudan là nước có diện tích lớn nhất châu Phi, nhưng nền kinh tế của quốc gia này lại chỉ xếp thứ 8 trong số những nước giàu nhất châu Phi. Nền kinh tế nước này chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chiếm 80% lượng lao động, trong đó chủ yếu là trồng cây lương thực như: lúa miến, khoai lang, sắn,... và chăn nuôi bò, cừu, dê và lạc đà ở các vùng phía Bắc và phía Nam. Mặt hàng xuất khẩu chính của Sudan chính là bông vải. Bên cạnh đó, khoáng sản và năng lượng tại quốc gia này chưa được chú trọng khai thác và tuy sở hữu nhiều giếng dầu lớn, nhưng Sudan lại chỉ mới bắt đầu khai thác từ năm 1999. Trong năm 2010, Sudan đã được coi là nền kinh tế đứng hàng thứ 17 trong các nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và sự phát triển nhanh chóng của đất nước chủ yếu từ lợi nhuận dầu ngay cả khi phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế năm 2006.

    Ngay cả với lợi nhuận dầu trước khi sự ly khai của Nam Sudan, Sudan vẫn còn phải đối mặt với các vấn đề kinh tế lớn và sự phát triển của nó vẫn còn chưa chắc chắn. Trong mọi trường hợp, nền kinh tế ở Sudan đã được phát triển từ hơn mười năm qua, và theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tăng trưởng GDP năm 2010 là 5,2% so với 4,2% năm 2009. Sự tăng trưởng này là duy trì ngay cả trong cuộc khủng hoảng ở Darfur và giai đoạn độc lập tự chủ của Nam Sudan. Với tham vọng gia nhập WTO, Nam Sudan đã nỗ lực thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm khác, trong đó có cà-phê. Quốc gia châu Phi này mới chỉ xuất khẩu cà-phê lần đầu năm 2015, nhưng các dự báo cho hay, cà-phê có thể trở thành nguồn xuất khẩu lớn thứ hai của Nam Sudan, sau dầu mỏ.

    Sudan
    Sudan
    Sudan
    Sudan
  9. Top 9

    Kenya

    Kenya là nước xếp thứ 9 trong số những nước giàu nhất châu Phi. Nông nghiệp là ngành đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế của quốc gia này, với 85% dân số sống bằng nghề nông. Các nông sản chính của Kenya phải kể đến là: lúa mì, ngô, khoai tây, cà phê, chuối,... Ngoài ra, ngành công nghiệp của Kenya khá phát triển. Các ngành công nghiệp chủ chốt bao gồm: công nghiệp thực phẩm, hóa dầu, điện và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, ngành du lịch của nước này cũng phát triển nhờ vào 18 công viên quốc gia và sự bảo tồn thiên nhiên, mang lại khoảng 25% nguồn thu nhập. Kinh tế Kenya bắt đầu khởi sắc từ sau năm 2002, dưới sự lãnh đạo của đương kim Tổng thống Kibaki với những chiến dịch chống tham nhũng tương đối mạnh mẽ. IMF đã chấp nhận cấp cho Kenya một loạt khoản vay để thực hiện các chương tình cải cách kinh tế và quản lý đất nước, chương trình xoá đói, giảm nghèo... Nhờ đó GDP năm 2005 đã tăng trưởng trên 5%, đạt khoảng 16,11 tỷ USD. GDP bình quân đầu người khoảng 464 USD/người/năm.


    Công nghiệp Kenya khá phát triển ở châu Phi. Các ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp thực phẩm, hoá dầu (Kenya nhập dầu thô để lọc), điện và vật liệu xây dựng. Bạn hàng chính của Kenya gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ, các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE), Nam Phi, Trung Quốc, Hà Lan, Tanzania, Uganda... Hiện nay Anh là nhà đầu tư lớn nhất vào Kenya với khoảng 1,5 tỷ USD. Du lịch phát triển nhờ vào 18 công viên quốc gia và sự bảo tồn thiên nhiên rất nghiêm ngặt (nhất là chống lại việc buôn bán ngà voi...), mang lại khoảng 25% nguồn thu nhập quốc gia. Ngoài ra, Kenya cũng được hưởng các ưu đãi thương mại với EU (hiệp định EBA - Everything but arms), Mỹ (Đạo luật về Tăng trưởng kinh tế và cơ hội cho châu Phi, AGOA)...

    Kenya
    Kenya
    Kenya
    Kenya
  10. Cộng hòa Thống nhất Tanzania là một quốc gia nằm ở bờ biển phía Đông châu Phi và là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi. Kinh tế nước này phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, chiếm 50% GDP và 90% lượng lao động. Ngành nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu và chiếm 85% lượng hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp của Tanzania còn lạc hậu, sản lượng thấp nên hàng năm vẫn phải nhập khẩu lương thực. Với khí hậu tốt và đa dạng, ngành du lịch của nước này trong những năm gần đây đã được chú trọng cùng với ngành mỏ. Cơ giới hóa chỉ tập trung ở các nông trường, đồn điền, trang trại của tư bản ngoại quốc. Các công ty của Tanzania nhập gạo của Việt Nam đều đánh giá gạo của Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả phải chăng.

    Với khí hậu tốt và đa dạng, đất đai màu mỡ, mặc dù ngành du lịch và ngành mỏ trong những năm gần đây ngày càng trở nên quan trọng nhưng ngành nông nghiệp vẫn duy trì chỗ đứng trong nền kinh tế. Nó đóng góp đáng kể đối với tăng trưởng toàn diện, xuất khẩu, việc làm, và các ngành khác. Nông nghiệp chiếm 54% GDP, 70% ngoại hối và sử dụng 80% lực lượng lao động của quốc gia. Vì vậy, Chính phủ đề ra mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp duy trì ít nhất 10% do sự tác động của nó đến xóa đói giảm nghèo. Với kế hoạch "Tầm nhìn 2025" nhằm cải thiện mức sống người dân, kiện toàn hệ thống luật pháp, tăng tính hiệu quả của bộ máy lãnh đạo tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ đầy tính cạnh tranh để hướng ra xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Thực hiện tầm nhìn 2025, Tanzania sẽ triển khai một số dự án lớn như xây dựng cầu nối từ Tanzania đến Mozambique, mở rộng quy mô cảng cửa ngõ Dar Es Salaam, xây dựng mạng lưới điện nối từ Zambia tới Kenya, hành lang phát triển kinh tế Mtwara.

    Tanzania
    Tanzania
    Tanzania
    Tanzania



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy