Top 11 Phim kiếm hiệp Kim Dung hay nhất

Happy Sunshine 47422 0 Báo lỗi

Với việc xây dựng nên hàng loạt hình tượng anh hùng giang hồ quân tử, nghĩa hiệp, Kim Dung được mệnh danh là đại hiệp của các đại hiệp. Ông là một trong số ít ... xem thêm...

  1. Anh hùng xạ điêu là phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Kim Dung. Tác phẩm được công bố năm 1957, có bối cảnh đời Nam Tống, Trung Quốc. Nhân vật trung tâm là Quách Tĩnh - chàng trai có tài bắn chim điêu. Quách Tĩnh khù khờ, chậm hiểu nhưng trung hậu và giàu nghĩa hiệp. Nhờ "cần cù bù thông minh", chàng nắm được nhiều bí quyết võ thuật và ngày càng mạnh mẽ.


    Trên đường phiêu bạt giang hồ, Quách Tĩnh gặp và yêu Hoàng Dung, cô gái tài trí hơn người, ứng biến nhanh nhạy. Cặp uyên ương quyết định vào sinh ra tử dù bị nhiều người phản đối và phải tranh đấu với nhiều âm mưu, thế lực. Anh hùng xạ điêu từng ít nhất 9 lần được dựng thành phim. Tuy nhiên hai phiên bản Anh hùng xạ điêu năm 1983 và bản năm 1994 tạo tầm ảnh hưởng nhiều nhất đến khán giả.


    Hai diễn viên trẻ Trương Trí Lâm (Quách Tĩnh) - Chu Ân (Hoàng Dung) trong phiên bản Anh hùng xạ điêu (1994) ngày ấy đã rất áp lực trước cái bóng quá lớn của Huỳnh Nhật Hoa và Ông Mỹ Linh của bản phim 1983. Nhưng sau khi phát sóng, bộ phim cũng nhận được rất nhiều ủng hộ của các khán giả trẻ. Nhân vật Hoàng Dung xinh tươi lanh lợi qua diễn xuất của Chu Ân cũng được nhiều người dùng làm "mốc" để so sánh với các phiên bản sau này. La Gia Lương cũng có một nhân vật khó quên trong nghiệp diễn với vai Dương Khang.

    Bộ phim được tái bản 4 lần tuy nhiên thành công nhất là phiên bản năm 2003
    Bộ phim được tái bản 4 lần tuy nhiên thành công nhất là phiên bản năm 2003

  2. Đây chính là bá vương của tác phẩm được chuyển thể nhiều nhất với con số là 13 lần, và thể hiện được đậm chất giang hồ nhất. Tác phẩm được bắt đầu viết năm 1967 và hoàn thành năm 1969. Bốn chữ Tiếu ngạo giang hồ được lấy từ câu trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Đây cũng là tên bản nhạc cầm tiêu hợp tấu được nhắc đến trong tác phẩm.

    Tiếu ngạo giang hồ là tựa đề của một khúc nhạc cầm tiêu hợp tấu trong phim. Phim được chuyển thể từ nguyên tác của nhà văn Kim Dung. Phim xoay quanh chủ đề tình yêu, tình bạn, cùng những ham muốn tranh quyền đoạt lợi và những âm mưu đen tối, để tranh giành bí kíp võ công vô địch thiên hạ.


    Xuyên suốt phim là cuộc chiến giữa các phe phái trong võ lâm Trung nguyên để giành được bí kíp “Tịch tà kiếm phổ” huyền diệu của nhà họ Lâm. Nhân vật chính của bộ phim là chàng trai lãng tử Lệnh Hồ Xung – đại đệ tử phái Hoa Sơn, một chàng trai nghĩa hiệp có tính cách lanh lợi, tư chất thông minh khác thường.


    Đau khổ vì bị người yêu Nhạc Linh San phụ bạc, bị đồng môn hiểu lầm và bị trục xuất khỏi sư môn, Lệnh Hồ Xung đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi và trải qua biết bao sóng gió. Nhưng may mắn anh lại được rất nhiều cao thủ võ lâm truyền thụ võ công thành và trở thành một trong những đệ nhất cao thủ võ lâm trung nguyên. Ngoài ra câu bộ phim này còn nói đến tình cảm giữa Lệnh Hồ Xung và thánh cô ma giáo Nhậm Doanh Doanh.


    Bộ phim này được khá đông đảo quần chúng xem và đón nhận về ý nghĩa cao đẹp và ly kỳ của bộ phim này. Phiên bản năm 2001 vẫn được xem là phiên bản hay nhất. Trong số các tác phẩm chuyển thể, được giới phê bình đánh giá cao nhất là loạt phim điện ảnh do Lâm Thanh Hà đóng Đông Phương Bất Bại. Ở mảng truyền hình, Lệnh Hồ Xung do Lữ Tụng Hiền thể hiện được xếp vào hàng kinh điển.

    Phiên bản năm 2001 được xem là phiên bản hay nhất của bộ phim này
    Phiên bản năm 2001 được xem là phiên bản hay nhất của bộ phim này
  3. Có lẽ bộ phim này thì ai cũng đều biết đến, và cũng là một tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của tác giả. Có thể nói Cô Cô và Dương Quá là hai cái tên mà ít ai không biết đến khi nhắc đến phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc.


    Nội dung của Thần Điêu Đại Hiệp tiếp nối Anh Hùng Xạ Điêu, khi nhân vật Dương Quá (con trai Dương Khang) được Quách Tĩnh đưa đến phái Toàn Chân học đạo.Thế nhưng vô tình anh lại rơi vào khu cổ mộ của Cô Long đã được cô nhận là đệ tử và truyền dạy võ công, dần tình thầy trò chuyển hóa thành tình yêuthương. Và bên ngoài khu cổ mộ ấy là những cuộc chiến tang thương đẫm máu của giang hồ trên chiến trường. Bài thơ "Hỏi thế gian tình là gì" của Lý Mạc Sầu vẫn còn phổ biến đến ngày nay.


    Cho đến nay đã có khá nhiều phiên bản của bộ phim này được sản xuất tuy nhiên phiên bản được xem là giống với nguyên tác và có nhiều cảnh quay đẹp nhất vẫn là phiên bản được sản xuất năm 2006 với sự tham gia của Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi, còn nói về độ thành công thì không có một phiên bản nào có thể vượt qua được phiên bản năm 1995 của Cổ Thiên Lạc và Lý Nhược Đồng.


    Thần điêu đại hiệp được Kim Dung chỉnh sửa nhiều lần. Bản mới nhất có nhiều điểm khác biệt so với bản đăng đầu tiên. Sẽ không quá đáng nếu có nhiều khán giả tôn thờ "Thần Điêu năm 95", đây chính xác là cách gọi của rất nhiều khán giả ở Việt Nam. Đến nỗi dù phiên bản năm 2006 của Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi được nhiều khán giả trẻ yêu thích, đưa tên tuổi Lưu Diệc Phi lên tầm cao mới thì "Thần Điêu năm 95" vẫn là một tượng đài không thể gãy đổ. Dương Quá cũng là vai diễn ghi dấu mạnh mẽ nhất trong nghiệp diễn của Cổ Thiên Lạc còn Lý Nhược Đồng cũng nhờ nhân vật Cô Long mà có danh hiệu "minh tinh cổ trang". Bộ phim còn giới thiệu thành công Trương Khả Di qua vai diễn Trình Anh.

    Phiên bản được xem là giống với nguyên tác và có nhiều cảnh quay đẹp nhất vẫn là phiên bản được sản xuất năm 2006
    Phiên bản được xem là giống với nguyên tác và có nhiều cảnh quay đẹp nhất vẫn là phiên bản được sản xuất năm 2006
  4. Đây là tiểu thuyết võ hiệp cuối cùng của Kim Dung, sáng tác từ năm 1969 tới 1972. Câu chuyện xoay quanh một nhân vật chính có hình ảnh pha trộn giữa tốt xấu, thiện ác, đồng thời trọng tình nghĩa bạn bè, có chí hiến thân vì nước nhưng cũng tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn, sẵn sàng hại bạn khi cần bảo vệ lợi ích của mình tên gọi Vi Tiểu Bảo. Tiểu Bảo là con của Vi Xuân Phương kỹ nữ tại Lệ Xuân Viện, một quán lầu xanh tại Dương Châu. Ngay cả Vi Xuân Phương cũng không biết cha của cậu là ai, chỉ đặt tên cậu là Tiểu Bảo, sau này có người hỏi tới thì cậu lấy họ mẹ.

    Thông qua hàng loạt cuộc phiêu lưu mạo hiểm, rủi ro, cậu thiếu niên họ Vi làm cuộc hành trình từ thành Dương Châu ở miền Nam đến tận Bắc Kinh, thủ đô của triều đình phong kiến Mãn Châu. Tại đó, cậu bị bắt cóc và đưa vào Tử Cấm Thành rồi đội lốt làm một thái giám sau khi giết chết tên thái giám Tiểu Quế Tử. Ngày nọ, Tiểu Bảo tình cờ gặp gỡ hoàng đế trẻ tuổi Khang Hy và cả hai trở thành một đôi bạn thân thiết.

    Bằng những cơ duyên may mắn tuyệt vời, sử dụng trí thông minh cùng những chiến lược tài giỏi, nhạy bén và tính thực dụng, đầu óc tiểu nhân, miệng lưỡi trơn tuột cậu đạt được rất nhiều thành tựu tiến chức thăng quan quá sức tưởng tượng của mình.


    Lộc Đỉnh Ký được chuyển thể thành phim không dưới 10 lần. Các tài tử Lương Triều Vỹ, Trần Tiểu Xuân, Huỳnh Hiểu Minh... đều từng vào vai Vi Tiểu Bảo. Phim hài Lộc Đỉnh Ký do Châu Tinh Trì đóng chính cũng được nhiều khán giả yêu thích. Bản phim đầu tiên được chuyển thể vào năm 1984 với sự tham gia diễn xuất của Lưu Đức Hoa cũng chính là bản được đánh giá là thành công nhất của tác phẩm này. Dù thời ấy kĩ thuật dựng phim còn thô sơ thế nhưng diễn xuất của diễn viên thì không cần bàn cãi. Thế nhưng với sự bình chọn vai diễn xuất sắc nhất của phim lại rơi vào chàng thái giám “dỏm” có 7 người vợ Trần Tiểu Xuân. Đừng nhầm lẫn là diễn xuất của anh ấy nhé, chỉ thành công về việc tạo hình mà thôi. Sự giảo hoạt của nhân vật này khi bên cạnh hoàng đế Khang Hy chính là yếu tố giúp đem về nhiều thành công nhất của bộ phim.


    Đối với những độc giả từng đọc qua Lộc Đỉnh Kí thì Trần Tiểu Xuân có tạo hình và khí chất hợp nhất với Vi Tiểu Bảo. Sự giảo hoạt và "ma le" của nhân vật này bên cạnh hoàng đế Khang Hy (Mã Tuấn Vỹ) chính là điều làm nên thành công của Lộc Đỉnh Kí mà những phiên bản sau này đều không có được.

    Lộc Đỉnh Ký được xem là kỳ thư và là tiểu thuyết hay nhất của Kim Dung
    Lộc Đỉnh Ký được xem là kỳ thư và là tiểu thuyết hay nhất của Kim Dung
  5. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên "Ỷ thiên đồ long kí" của KIm Dung. Tác phẩm ra mắt năm 1961, gồm 40 chương. Tên tiểu thuyết nghĩa là "câu chuyện về kiếm Ỷ Thiên và đao Đồ Long". Truyện có bối cảnh thời nhà Nguyên, khi đang bị suy yếu vì các cuộc nổi dậy và sự xa hoa lãng phí của triều đình. Nhân vật trung tâm là Trương Vô Kỵ - chàng trai hay bị tác động bởi người khác. Chàng vướng vào mối tình phức tạp với bốn cô gái, bên cạnh đó là những âm mưu thủ đoạn tàn khốc trong giang hồ. Các phe phái tàn diệt lẫn nhau để có được hai báu vật kiếm Ỷ Thiên và đao Đồ Long, vì lời đồn sở hữu báu vật thì có thể xưng bá thiên hạ. Bộ phim này cũng có rất nhiều phiên bản khác nhau. Truyện từng ít nhất 10 lần chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình.


    Nhân vật Trương Vô Kỵ trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Kí cũng là vai diễn được gắn với tên của nhiều ngôi sao nhất: Trịnh Thiếu Thu, Lương Triều Vỹ, Ngô Khải Hoa, Mã Cảnh Đào, Tô Hữu Bằng... Trong hầu hết các bản dựng của Ỷ Thiên Đồ Long Kí, nam chính sẽ kiêm cả vai của hai cha con Trương Thúy Sơn, Trương Vô Kỵ. Duy chỉ trong bản năm 2000 của TVB, riêng vai diễn của Trương Vô Kỵ (lúc lớn) đã có đến 2 diễn viên là Đặng Nhất Quân (trước khi luyện thành Cửu Dương Thần Công) và Ngô Khải Hoa (sau khi luyện thành) đảm nhiệm. Còn vai Trương Thúy Sơn do tài tử Lưu Tùng Nhân thể hiện bên cạnh người đẹp Mễ Tuyết (Hân Tố Tố).

    Bản phim năm 2000 cũng chính là bàn đạp để hai gạo cội là Ngô Khải Hoa và Lê Tư trở lại màn ảnh với nhiều vai diễn sau đó. Ngô Khải Hoa bị nhiều khán giả chê rằng hơi già so với Trương Vô Kỵ nhưng bù lại diễn xuất quá chắc, khiến cho nhân vật này bộc lộ được đầy đủ những khía cạnh trong nguyên tác: cương trực nhưng không quyết đoán, dễ bị người khác tác động. Lê Tư được đánh giá là nàng Triệu Mẫn đẹp nhất trên màn ảnh. Đây cũng là bản phim có nhiều diễn viên nổi tiếng của TVB cùng tham gia.


    Tuy nhiên, theo cảm nhận của đa số khán giả thì phiên bản năm 2009 vẫn được xem là chân thực nhất với hình ảnh đẹp và các kỹ xảo ở trình độ chuyên nghiệp hơn.

    Phiên bản năm 2009 vẫn được xem là chân thực nhất với hình ảnh đẹp và các kỹ xảo ở trình độ chuyên nghiệp hơn
    Phiên bản năm 2009 vẫn được xem là chân thực nhất với hình ảnh đẹp và các kỹ xảo ở trình độ chuyên nghiệp hơn
  6. Bộ phim xoay quanh chàng trai Thạch Phá Thiên có một tâm hồn vô cùng trong sáng, bản tính lương thiện, và cũng rất hào hiệp. Thạch Phá Thiên có hình dáng bên ngoài giống hệt với người anh của mình là Thạch Trung Ngọc nên vô tình bị vướng vào hàng loạt rắc rối, ân oán giang hồ,..


    Tuy nội dung ly kỳ, hấp dẫn với cuộc hành trình của 2 anh em song sinh thất lạc Thạch Trung Ngọc và Thạch Phá Thiên, nhưng các nhà làm phim lại ngại "đụng" đến tiểu thuyết Hiệp khách hành của Kim Dung.


    Có lẽ, việc tìm diễn viên đủ hấp dẫn, diễn tốt để cùng lúc đóng 2 vai không phải chuyện dễ dàng. Chính vì vậy, bản dựng năm 1988 (dài 20 tập) do Lương Triều Vỹ đảm nhận vai chính trở thành tác phẩm truyền hình tiêu biểu của Hiệp khách hành.

    Bản dựng năm 1988 do Lương Triều Vỹ đảm nhận vai chính trở thành tác phẩm truyền hình tiêu biểu của Hiệp khách hành
    Bản dựng năm 1988 do Lương Triều Vỹ đảm nhận vai chính trở thành tác phẩm truyền hình tiêu biểu của Hiệp khách hành
  7. Thiên long bát bộ là một trong những bộ phim kiếm hiệp của Kim được mọi người yêu mến nhất. Tiểu thuyết gồm 50 chương, được bắt đầu đăng tải trên Minh Báo (tờ báo do Kim Dung sáng lập) từ năm 1963. Đây là tác phẩm viết trong thời gian lâu nhất của tác giả.

    Câu chuyện xoay quanh ứng biến, lựa chọn của Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc trong thời thế loạn lạc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến quan hệ nhân quả giữa nhân vật với gia đình, dân tộc, đất nước. Truyện thể hiện hiểu biết và chiêm nghiệm của nhà văn với Phật giáo, được xếp vào hàng tác phẩm xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm từng được dựng thành phim ít nhất tám lần và gắn liền với các tên tuổi Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi, Huỳnh Nhật Hoa, Hồ Quân, Lưu Đào..


    Phim đề cao mối quan hệ giữa con người với con người và thấm đượm tinh thần Phật giáo và mang ý nghĩa nhân văn rất đẹp. Tuy nhiên, câu chuyện mang nhiều chiêm nghiệm và hiểu biết về Phật Giáo này của Kim Dung cũng gây ra không ít tranh cãi trong các phiên bản.


    Ngoài nội dung cuốn hút, tình tiết gay cấn, Thiên long bát bộ ghi dấu ấn người xem với sự góp mặt của những diễn viên khá nổi tiếng. Cho đến nay phim đã được tái bản hai lần 1997 và 2003. Cả hai phiên bản đều rất hay, gần với cốt truyện của nhà văn Kim Dung. Cảnh phim được dàn dựng công phu với những tình tiết rất hấp dẫn.


    Không chỉ có ngoại hình đẹp, hợp với nhân vật mà khả năng diễn xuất rất tốt. Người hâm mộ vẫn luôn không ngừng bảo vệ các thần tượng của mình mỗi khi gặp phải sự so sánh. Chàng Đoàn Dự của Lâm Chí Dĩnh (bản năm 2003) được nhiều người đánh giá cao bởi khí chất rất giống tác phẩm gốc. Nhưng Đoàn Dự của Trần Hạo Dân trong bản phim 1997 chính là vai diễn quan trọng đầu tiên của ngôi sao này, trước khi anh xưng bá trong lòng các trẻ em với hình tượng Tôn Ngộ Không (Tây Du Kí II - TVB 1998) và Na Tra (Bảng Phong Thần - TVB 2001)


    Thiên long bát bộ là 1 trong những phim cổ trang kiếm hiệp đáng xem nhất
    Thiên long bát bộ là 1 trong những phim cổ trang kiếm hiệp đáng xem nhất
  8. Ra đời năm 1959, tiểu thuyết kể về ân oán của bốn họ Hồ, Miêu, Phạm và Điền. Ân oán này kéo dài qua nhiều đời và được hóa giải vào thời đại của Hồ Phỉ - biệt hiệu là Tuyết Sơn Phi Hồ.


    Trong số tiểu thuyết của Kim Dung, đây là tác phẩm gây tranh cãi nhiều nhất vì cách dẫn dắt câu chuyện lẫn cái kết bỏ ngỏ. Tác phẩm được chuyển thể ít nhất bảy lần. Các tài tử Lữ Lương Vỹ, Mạnh Phi... từng đảm nhiệm nhân vật Tuyết Sơn Phi Hồ.


    Xa Thị Mạn lần đầu tiên được vào vai chính sau khi bước chân vào nghề. Tuy nhiên diễn xuất của cô bị cộng đồng mạng ném đá rất nhiều. Thế nhưng không sao, vai nam chính và nội dung của phim đã kịp chữa cháy cho vấn đề đó. Nhan sắc của nam diễn viên chính Huỳnh Nhật Hoa và Trần Cẩm Hồng đã làm cho khán giả phải xiêu lòng từ những cảnh quay đầu tiên.

    Tuyết sơn phi hồ cũng là 1 trong những phim cổ trang Trung Quốc hay nhất mọi thời đại
    Tuyết sơn phi hồ cũng là 1 trong những phim cổ trang Trung Quốc hay nhất mọi thời đại
  9. Thư kiếm ân cừu lục là cuốn tiểu thuyết dài kỳ đầu tiên của Kim Dung, ra mắt lần đầu năm 1955. Truyện nói về tình yêu tha thiết, thủy chung của Trần Gia Lạc và Kha Tư Lệ (Hương Hương công chúa) - cô gái toát ra mùi hương đặc biệt khiến ai ngửi thấy cũng say đắm, quên hết sự đời. Càn Long dùng quyền lực và thủ đoạn ép nàng làm phi.


    Trần Gia Lạc là chàng trai trẻ được tín nhiệm trở thành Tổng đà chủ của Hồng Hoa hội. Tôn chỉ của tổ chức này là phản Thanh phục hồi giang sơn của người Hán. Tình cờ họ gặp gỡ rồi liên kết cùng người Hồi chống lại sự xâm lược của người Mãn đến vùng đất xa xôi này. Ở bộ tộc người Hồi, Trần Gia Lạc đã gặp gỡ và yêu tha thiết người con gái đẹp đẽ thuần khiết của tộc trưởng, Hương Hương công chúa. Càn Long vốn là anh trai của Trần Gia Lạc, bị đưa vào cung khi còn nhỏ để đánh tráo trong âm mưu tranh giành sự sủng ái. Họ gặp nhau khi cùng trở về quê nhà Hải Ninh viếng mộ song thân. Trần Gia Lạc đã hứa không tiết lộ bí mật ghê gớm của Càn long – đổi lại nhà vua phải cùng với Hồng Hoa hội lật đổ sự thống trị của người Mãn đuổi họ ra khỏi giang sơn. Nhà vua trong lúc bị uy hiếp đã lập lời thề và được các đương gia của Hồng Hoa hội thả ra. Nhưng khi trở về Càn Long liền tráo trở bội ước: bắt giữ công chúa Hương Hương và âm mua giăng một mẻ lưới bắt gọn các yếu nhân Hồng Hoa hội nhằm giữ kín bí mật thân thế.


    Có ít nhất 11 bản điện ảnh, truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết. Các người đẹp Dĩnh Nhi, Lương Bội Linh, Dư An An... đều từng vào vai Hương Hương công chúa

    Thư kiếm âm cừu lục cũng là 1 trong những phim cổ trang Trung Quốc hay nhất mọi thời đại.
    Thư kiếm âm cừu lục cũng là 1 trong những phim cổ trang Trung Quốc hay nhất mọi thời đại.
  10. Liên Thành Quyết" - tiểu thuyết do Kim Dung sáng tác, ra mắt năm 1963 trên Mingpao, kể về cuộc phiêu lưu của chàng Địch Vân giữa sóng gió giang hồ, khi các phe phái tranh giành nhau bí kíp võ công cùng kho báu vật trị giá liên thành. Truyện hai lần được chuyển thể thành phim, lần đầu năm 1989, lần thứ hai năm 2003.


    Bộ phim kể về nhân vật tên là Địch Vân, một thanh niên nhà quê, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được Thích Trường Phát nuôi nấng và dạy võ công. Anh cùng với Thích Phương yêu nhau và sẽ nguyện sau này kết thành vợ chồng. Một hôm, ba người theo lời mời của Vạn Chấn Sơn đến ăn tân gia. Vạn Chấn Sơn và Thích Trường Phát là huynh đệ đồng môn, cùng với Ngôn Đạt Bình. Họ đều là đệ tử của Mai Niệm, Ba người từng cấu kết với nhau giết sư phụ để chiếm đoạt lấy Liên Thành kiếm phổ. Sau đó vì cuốn sách bị mất cắp mà thù oán nhau. Tiệc tân gia này họ tái ngộ không ngoài mục đích tìm ra tung tích của cuốn sách.

    Liên thành quyết
    Liên thành quyết
  11. Tiểu thuyết ra mắt năm 1962 trên Mingpao, có nội dung về hành trình lưu lạc của Lý Văn Tú, con gái Bạch Mã Lý Tam và Kim Ngân Tiểu Kiếm Tam Nương Tử... 10 năm sau ngày truyện ra mắt, bộ phim đầu tiên dựa trên tiểu thuyết đã được xây dựng. Hai bản sau này (năm 1987 và 2002) cũng đều nhận được sự quan tâm của khán giả.


    Bạch mã khiếu tây phong kể về hành trình lưu lạc của Lý Văn Tú, con gái của Bạch Mã Lý Tam và Kim Ngân Tiểu Kiếm Tam Nương Tử. Trong một lần tình cờ, cô bé bắt gặp và làm quen với Tô Phổ, người đồng hành cùng Văn Tú nhiều năm sau đó. Bộ phim được chuyển thể ba lần vào năm 1972, năm 1987 và năm 2002 ở cả Hong Kong và Đại Lục.

    Bạch mã khiếu tây phong là một trong những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, xuất bản lần đầu vào năm 1962 trên Minh Báo
    Bạch mã khiếu tây phong là một trong những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, xuất bản lần đầu vào năm 1962 trên Minh Báo



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy