Top 10 Quốc gia nhỏ bé nhất thế giới
Chúng ta cũng đã từng được biết đến Liên bang Nga chính là quốc gia rộng lớn nhất thế giới với diện tích vào khoảng 17,075 triệu km2, tiếp theo là Canada với ... xem thêm...9,971 triệu km2 và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với diện tích là 9,597 triệu km2. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những quốc gia rất nhỏ bé mà diện tích chỉ khoảng vài chục km2 cũng như có lượng dân số thấp nhất thế giới, hãy cùng toplist tìm hiểu đó là những quốc gia nào nhé!
-
Vatican là quốc gia có dân số ít nhất trên thế giới chỉ khoảng 1.000 người. Ngoài ra, Vatican còn lại là quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới (khoảng 44 hecta). Quốc gia này đã được thành lập vào năm 1929 dựa theo Hiệp ước Laterano với tư cách chính là hậu thân của quốc gia Giáo hoàng. Giáo hoàng là nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của Thành Vatican. Đồng thời là Giám mục Giáo phận Rôma, và là nhà lãnh đạo Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo Rôma. Giáo hoàng hiện tại là Giáo hoàng Phanxicô, tên khai sinh là Jorge Mario Bergoglio và là người Ác-hen-ti-na. Quốc vụ khanh hiện nay là Pietro Parolin. Thủ hiến hiện nay là Fernando Vérgez Alzanga.
Trong thành quốc Vatican có nhiều công trình quy mô như là Vương cung thánh đường Thánh Phero, Bảo tàng Vatican, Nhà nguyện Sistina,…Dù vô cùng nhỏ bé nhưng Vatican lại là một đất nước rất hùng mạnh và có sức ảnh hưởng lớn đến hàng tỉ dân công giáo trên khắp thế giới (chiếm khoảng 1/6 dân số thế giới). Nguồn ngân sách chủ yếu của Vatican lấy từ tiền đóng góp ở các nhà thờ công giáo trên thế giới, nhờ việc phát hành các ấn phẩm và du lịch.
-
Monaco là quốc gia vô cùng nhỏ bé với diện tích 1,96 km2 và số dân chỉ khoảng 35.675 người. Monaco có vị trí nằm ngay giữa nước Pháp và Italia. Monaco đã được biết đến như là một công quốc từ thế kỷ 15. Từ đầu thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 17, Monaco đã bị người Tây Ban Nha xâm chiếm và vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 thì lại nằm dưới sự bảo hộ của Pháp.
Năm 1861, Monaco cũng đã chính thức tách khỏi lãnh thổ Pháp và trở thành một quốc gia độc lập cho đến ngày nay. Công tước chính là người đứng đầu ở Monaco, và cũng là người có quyền lập pháp cùng với một Hội đồng Quốc gia. Kinh tế của Monaco chủ yếu dựa vào công nghiệp và các khoản thuế thu từ các sòng bạc ở Monte Carlo. Tuy chỉ là một công quốc nhỏ bé nằm cạnh Địa Trung Hải nhưng Monaco là một trong những quốc gia giàu có và xa xỉ nhất thế giới, trội hơn hẳn Dubai về mặt truyền thống và sự tinh tế trong việc tiêu tiền.
-
Nauru thực chất là một quốc đảo thuộc phía nam Thái Bình Dương với diện tích khoảng 21 km2, nhỏ thứ ba trên thế giới về diện tích, chỉ sau Thành Vatican và Công quốc Monaco. Dân số của Nauru chỉ có 13.005 người. Nauru cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới mà không có thủ đô chính thức. Tổng thống Nauru cũng là người đứng đầu nghị viện đơn viện gồm 19 thành viên. Nauru là một thành viên của Liên hiệp quốc, Khối Thịnh vượng chung, Ngân hàng Phát triển châu Á và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương. Nauru cũng tham gia Đại hội thể thao Thịnh vượng chung và Thế vận hội.
Người Nauru chỉ sử dụng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng bản địa (Nauru). Nguồn thu chủ yếu của Nauru là từ các hoạt động xuất khẩu phân bón. Ngoại giao và quốc phòng của quốc gia này đều do Australia bảo hộ. Điều đặc biệt là ở Nauru có tới 90% dân số bị mắc chứng béo phì do người dân ở đây thường sử dụng rất nhiều rượu và đồ ăn có nhiều chất béo.
-
Tuvalu vốn là một quần đảo thuộc nam Thái Bình Dương, gồm có 9 đảo san hô với bề mặt thấp hơn mực nước biển. Diện tích của Tuvalu chỉ khoảng 26 km2 và dân số là 10.441 người. Tuvalu chính là một nước thuộc Liên hiệp Anh, người đứng đầu là Nữ hoàng Anh. Trong Đại chiến thế giới II, có hàng nghìn người Mỹ đã lũ lượt kéo đến Tuvalu và quần đảo này đã trở thành căn cứ của quân Đồng minh. Rất nhiều sân bay được xây dựng tại nơi này và sau chiến tranh, chúng đã bị bỏ không.
Địa hình thấp hơn mực nước biển nên đất đai ở Tuvalu ít màu mỡ và không có tài nguyên khoáng sản để khai thác, sử dụng. Các hoạt động kinh tế chủ yếu của quốc gia này hoàn toàn dựa vào đánh bắt cá, hải sản và trồng cây lương thực. Thu nhập chính của chính phủ từ bán tem và các đồng tiền xưa, ngoại tệ của công nhân xuất khẩu lao động nước ngoài gửi về. Ngoài ra, hằng năm Tuvalu còn nhận các khoản viện trợ khác do Anh, Úc và New Zealand viện trợ từ năm 1987 với số tiền viện trợ khoảng 100 triệu USD mỗi năm hay từ các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) thông qua các hiệp ước kinh tế song phương.
-
Cộng hoà San Marino là tên gọi của quốc gia nằm tại đông bắc Italia. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 61 km2 và dân số khoảng 28.117 người, San Marino đã được thành lập vào năm 301 trước Công nguyên bởi chính một người Thiên chúa giáo có tên là Marino. Quốc gia này được biết đến là quốc gia có tuổi thọ trung bình thuộc vào hàng cao nhất nhì thế giới.
Nền kinh tế của San Marino chủ yếu dựa vào nông nghiệp và du lịch. Mỗi năm, quốc gia này đón tiếp khoảng 3 triệu lượt khách du lịch từ khắp thế giới. Vậy nên, nguồn thu nhập của người dân tại San Marino thuộc loại cao trên thế giới. Tại San Marino có 220 km đường bộ trong cả nước, tuyến đường chính là Xa lộ San Marino. Không có sân bay công cộng nào nhưng có một đường băng tư nhân nhỏ nằm ở Torraccia và một sân bay trực thăng quốc tế nằm ở Borgo Maggiore. Hầu hết khách du lịch đến bằng đường hàng không đều hạ cánh tại Sân bay quốc tế Federico Fellini gần thành phố Rimini, sau đó di chuyển bằng xe buýt và cũng không có phương tiện giao thông đường thủy chính, và không có bến cảng tại quốc gia nhỏ bé này.
-
Liechtenstein là một quốc gia nhỏ bé nằm bao quanh bởi các nước không giáp biển thuộc Tây Âu. Là nước có tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân đầu người thuộc vào hàng cao nhất trên thế giới. Dân số nước này chỉ vào khoảng 33.300 người, diện tích cũng khá nhỏ bé chỉ 160 km2. Hoàng tử Liechtenstein chính là một trong 6 vị vua giàu nhất với giá trị tài sản ước lượng khoảng 5 tỉ USD. Dân cư nơi đây có mức sống cũng thuộc hàng cao nhất thế giới.
Nền kinh tế của Liechtenstein chủ yếu là công nghiệp, nhưng công nghiệp theo cách nhập nguyên liệu về gia công chế biến. Liechtenstein sản xuất những phụ tùng lắp ráp, điện tử, gốm sứ, tân dược, máy in, văn phòng phẩm, làm răng giả. Cả nước có 35 xí nghiệp phần lớn là các chi nhánh của các công ty Thụy Sĩ với số nhân công khoảng 4.000 người. Nông nghiệp tự cung tự cấp 14%, chủ yếu là chăn nuôi, trồng nho và lúa mì. Nguồn thu nhập của đất nước chủ yếu từ xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, thuế, sản xuất tem phục vụ khách du lịch.
-
Với dân số chỉ dưới 60.000 người, toàn bộ diện tích bề mặt quần đảo Marshall là khoảng 181,4 km2. Năm 1986, Hoa Kỳ và Marshall đã ký kết Thỏa ước Liên kết Tự do, từ đó quần đảo này cũng đã được thành lập một chính phủ tự trị nhưng phải nhận sự giúp đỡ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, khoảng 65 triệu USD hàng năm. Marshall gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1991. Kinh tế Marshalls chủ yếu dựa vào đánh bắt cá biển, du lịch, dựa và trợ cấp của Hoa Kỳ. Nền nông nghiệp thì chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Tại Marshall, giáo dục phổ cập là bắt buộc và miễn phí cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi. Sau đó học sinh phải qua kỳ thi quốc gia để vào trung học. Tiếng Anh và tiếng Marshall được sử dụng ở bậc tiểu học, các bậc cao hơn chỉ dùng tiếng Anh. Quần đảo Marshall có một trường cao đẳng ở thủ đô Dalap-Uliga-Darrit. Phần lớn thanh niên sang Mỹ hoặc các nước khác học chương trình đại học nếu họ muốn tiếp tục con đường học vấn của mình.
-
Liên bang Saint Kitts & Nevis vốn là một đảo quốc thuộc quần đảo Leeward, Tây Ấn. Dân số chỉ khoảng 42.000 người, tổng diện tích là 261 km2. Saint Kitts và Nevis giáp Saint Eustatius, Saba, Saint Barthélemy và Saint Martin ở phía Bắc Đông Bắc; giáp Antigua và Barbuda về phía Đông Bắc; còn ở phía Đông Nam, giáp đảo quốc nhỏ, không người ở Redonda, và đảo Montserrat, khu vực thường xuyên xảy ra những đợt núi lửa lớn.
Quốc gia này đã giành độc lập từ Vương quốc Anh năm 1983. Saint Kitts & Nevis là một liên bang đảo có nền kinh tế du lịch phát triển, nông nghiệp và các ngành công nghiệp sản xuất khác cũng tương đối phát triển. Du lịch đảo đã được phát triển và mở rộng từ năm 1978. Trong năm 2009, đã có khoảng 587.479 lượt khách đến đây và là tăng so với 379.473 lượt trong năm 2007.
-
Với dân số chỉ khoảng 70.000 người, Antigua & Barbuda là một đất nước khá nhỏ bé với diện tích khoảng 442 km2. Quốc gia này nằm ở phần nam quần đảo Windward thuộc quần đảo Lesser Antilles. Năm 1632, Antigua đã từng bị Anh chiếm. Năm 1667, thì trở thành thuộc địa của Anh. Tháng 2 năm 1967, đất nước này thực hiện tự trị nội bộ, và là thành viên trong Khối Liên hiệp Anh.
Barbuda chính là một đảo san hô. Trên đảo có khá nhiều heo rừng, gà rừng, nai… được xem là thiên đường săn bắn. Vì vị thế của hai đảo nằm khá gần xích đạo, cách nhau chỉ khoảng 40 km nên còn được gọi là “đảo chị em” trong khu vực biển Caribbean. Từ trước năm 1960, nền kinh tế của quốc gia này chủ yếu dựa vào việc trồng mía, nhưng do giá thành cao và đất đai bị xói mòn khiến cho ngành này không thể tồn tại. Hiện nay, du lịch giữ vai trò đáng kể trong kinh tế, chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội GDP và nổi tiếng với nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng, bậc nhất thế giới.
-
Quốc gia này chỉ có dân số xấp xỉ khoảng 20.000 người với diện tích 459 km2. Nước này có vị trí trên một đảo nhỏ ở phía đông Philippin, Palau dường như bị cô lập hoàn toàn tại trung tâm Thái Bình Dương. Palau hiện theo chính thể Chính phủ lập hiến trong Hiệp ước Liên hiệp tự do với Mỹ. Hiệp ước Liên hiệp tự do này có hiệu lực kể từ năm 1994.
Kinh tế Palau chủ yếu dựa vào du lịch, nông nghiệp tự cung và đánh cá, với một phần lớn tổng sản lượng quốc gia (GNP) đến từ viện trợ nước ngoài. Dollar Mỹ là tiền tệ của nước này. Văn hóa trên đảo được trộn lẫn từ người Micronesia, Melanesia, châu Á và châu Âu. Người Palau chiếm tỉ lệ lớn trong dân số, là kết quả của sự hòa trộn 3 sắc tộc Micronesia, Melanesia, và Austronesia. Thiểu số còn lại là hậu duệ của những người định cư Nhật Bản và Philippines. Hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Palau và tiếng Anh, cùng với tiếng Nhật, tiếng Sonsorol, và tiếng Tobia được công nhận là ngôn ngữ địa phương.