Top 10 sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội được mong chờ nhất trong năm 2019

Anh Đinh 229 0 Báo lỗi

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều đang là 1 trong những sự kiện nóng nhất đầu năm 2019. Các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội luôn có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến ... xem thêm...

    • Thời gian: 25/02/2019-28/02/2019

    Ngay từ đầu năm 2019, Triển lãm di động toàn cầu (MWC) 2019 sẽ diễn ra. Triển lãm được tổ chức thường niên tại Barcelona, Tây Ban Nha, quy tụ những thương hiệu lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động. Tại Triển lãm di động toàn cầu (MWC) 2019 năm nay, quy tụ các "ông lớn" như Samsung, Nokia, Sony, Vivo, Huawei, Xiaomi, Oppo, LG... Đây là cơ hội để các "ông lớn" trình diễn những công nghệ mới nhất, cũng như tung ra các sản phẩm mới. Đáng mong chờ nhất tại Triển lãm di động toàn cầu (MWC) 2019 đó là Samsung Galaxy S10, Galaxy F và Sony Xperia XZ4 có thể sẽ ra mắt tại triển lãm.

    Triển lãm di động toàn cầu (MWC) 2019
    Triển lãm di động toàn cầu (MWC) 2019

    • Thời gian: 27/02/2019-28/02/2019

    Trong khoảng thời gian gần đây, Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đang là vấn đề được báo giới đưa tin nhiều nhất, thu hút sự chú ý của dư luận. Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, hai người đứng đầu cấp cao nhất của Mỹ và Triều Tiên tiến hành gặp mặt và đàm phán các vấn đề hợp tác trong hòa bình. Trước đây, Mỹ và Triều Tiên từng chạm đến đỉnh điểm của căng thẳng mà nhiều người cho rằng có thể gây bất ổn an ninh khu vực.


    Tuy nhiên dưới thời tổng thống Donald Trump, mối quan hệ Mỹ-Triều; cũng như Hàn-Triều đã dần trở nên tốt đẹp hơn. Nếu như năm vừa qua, chủ tịch Kim Jong-Un lần đầu đến thăm Hàn Quốc thì năm nay, Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đánh dấu cột mốc quan trọng, với cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Triều Tiên Kim Jong-Un. Cuộc gặp này có thể sẽ giúp hai nước kết thúc căng thẳng trong thời gian vừa qua, giải trừ vũ khí hạt nhân, mở cửa hợp tác kinh tế.


    Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều được Chính phủ hai nước cùng Bộ ngoại giao Việt Nam thống nhất tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27/02-28/02 tới, giúp nâng tầm vị thế của Việt Nam trong vai trò trung gian hòa giải của Thế giới.


    Với tầm quan trọng và những kỳ vọng sẽ đem lại sự ổn định cho an ninh Thế giới, chắc chắn Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều là sự kiện được chú ý nhất trong Top 10 sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội được mong chờ nhất năm 2019.

    Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều
    Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều
    • Thời gian: 29/03/2019

    Sau cuộc trưng cầu dân ý Bre-xit năm 2016, Anh và Liên minh Châu Âu đã mất đến hơn 2 năm để đàm phán các điều khoản rút lui. Đây là sự kiện đáng chú ý nhất trong hơn 2 năm vừa qua và dự tính sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Châu Âu cũng như toàn Thế giới. Sau một thời gian dài đàm phán những tiêu chí có lợi cho mình nhưng không đạt thỏa thuận chung, Anh sẽ bắt đầu rời EU theo điều khoản 51 vào ngày 29/03 tới. Điều khoản 51 là điều khoản giản đơn khi 1 quốc gia rời liên minh, khiến Anh không có những đặc quyền có lợi, điều mà Anh đã muốn đàm phán với EU suốt hơn 2 năm qua. Với việc kích hoạt điều khoản 51, Anh sẽ chính thức rời EU và đây mới là lúc Bre-xit chính thức tạo ra sự ảnh hưởng lên nước Anh và lục địa già.

    Anh bắt đầu rời EU
    Anh bắt đầu rời EU
    • Thời gian: 30/04/2019

    Nhật hoàng Akihito là vị vua của Nhật Bản, đã trị vì trong suốt 3 thập kỷ, từ năm 1989. Akihito là con trai thứ 5, lên kế nghiệp cha là Thượng hoàng Chiêu Hòa (Horohito), và cũng là vị vua trị vì lâu bậc nhất ở Nhật Bản. Dưới thời của Nhật hoàng Akihito, nước Nhật đã phát triển thịnh vượng cả về kinh tế lẫn văn hóa.


    Vào năm 2018 vừa qua, Nhật hoàng Akihito chính thức tuyên bố sẽ thoái vị để nhường ngôi cho con trai là Thái tử Naruhito. Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, Thủ tướng Shinzo Abe xác nhận ngày Nhật hoàng Akihito thoái vị, nhường ngôi cho con trai sẽ diễn ra vào 30/04/2019. Trải qua 3 thập kỷ, chắc chắn việc Nhật hoàng Akihito thoái vị, nhường ngôi cho con trai sẽ có những thay đổi đến đời sống xã hội của Nhật Bản, mặc dù quyền hành chủ yếu vẫn nằm ở chính phủ Shinzo Abe. Đây là một sự kiện lớn được cả xứ sở mặt trời mọc theo dõi.

    Nhật hoàng Akihito thoái vị
    Nhật hoàng Akihito thoái vị
    • Thời gian: 23/05/2019-26/05/2019

    Sau khi Anh rời EU, EU sẽ phải tiến hành bầu cử lại Nghị viện Châu Âu. Đây được xem là thời khắc quyết định của Nghị viện Châu Âu cũng như EU, khi 27 quốc gia còn lại sẽ bầu cử các đại diện vào Nghị viện mới. Cuộc bầu cử sẽ xác định ra các chủ tịch của Ủy ban Châu Âu, Hội đồng châu Âu (European Council - cơ quan chính trị cao nhất EU), Quốc hội, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Đại diện ngoại giao cấp cao.


    Trước việc Bre-xit rời EU, Liên minh Châu Âu EU đang đứng trước mối nguy cơ tan rã bởi chủ nghĩa dân túy. Những thành viên kỳ cựu kiên quyết bảo vệ EU như ông Francois Hollande (cựu tổng thống Pháp), Martin Schulz (cựu chủ tịch Nghị viện Châu Âu) đều đã không còn tại nhiệm và biến mất khỏi chính giới. Thủ tướng Đức Angela Merkel trở thành đầu tàu bảo vệ EU nhưng cũng sẽ hết nhiệm kỳ vào 2021. Như vậy, EU đang đứng trước nguy cơ chia rẽ sâu sắc và cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu sắp tới chắc chắn sẽ đóng vai trò quyết định cho phương hướng hoạt động của liên minh tạo nên thành công của Phương Tây hiện đại này.

    Bầu cử Hội đồng Châu Âu
    Bầu cử Hội đồng Châu Âu
    • Thời gian: 07/06/2019-07/07/2019

    Không được đón nhận rầm rộ như World Cup bóng đá Nam nhưng World Cup bóng đá nữ 2019 cũng là một trong Top 10 sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội được mong chờ nhất năm 2019. Giải World Cup bóng đá nữ 2019 sẽ được tổ chức tại Pháp - quốc gia đã tổ chức Euro 2016.


    Các đội bóng tham dự bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Na Uy, Scotland, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Canada, Hoa Kỳ, Jamaica, Argentina, Brasil, Chile, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Cameroon, Nam Phi, Nigeria. Đương kim vô địch của giải đấu là ĐTQG Hoa Kỳ.

    World Cup bóng đá nữ 2019
    World Cup bóng đá nữ 2019
    • Thời gian: 28/06/2019-29/06/2019

    Có thể nói Hội nghị G20 nhóm các nền kinh tế lớn trên Thế giới là một trong những sự kiện quan trọng nhất năm 2019. Các hội nghị G20 là nơi mà những lãnh đạo các cường quốc hàng đầu trên toàn năm châu quy tụ lại, gặp gỡ và giải quyết các vấn đề. Nhóm G20 là một sự mở rộng của nhóm G7 (Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Ý, Canada) thêm Liên minh Châu Âu (như một thành viên) và 12 nước có GDP hàng đầu Thế giới là Trung Quốc, Nga, Australia, Argentina, Brasil, Ấn Độ, Indonesia, México, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.


    Hội nghị G20 nhóm các nền kinh tế lớn trên Thế giới là sự kiện thường niên được tổ chức để các cường quốc hàng đầu thế giới thảo luận về các vấn đề chính trị, ngoại giao, giải pháp xử lý các khủng hoảng, các hiệp định hợp tác kinh tế... Có thể nói Hội nghị G20 nhóm các nền kinh tế trên Thế giới là một hội nghị mà các "ông lớn" sẽ cùng thảo luận và giải quyết các vấn đề trên toàn cầu. Hội nghị G20 nhóm các nền kinh tế trên Thế giới năm nay được kỳ vọng sẽ giải quyết được các vấn đề như Bre-xit, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng trong mối quan hệ Nga-Mỹ, căng thẳng khu vực vùng vịnh...

    Hội nghị G20 nhóm các nền kinh tế lớn trên Thế giới
    Hội nghị G20 nhóm các nền kinh tế lớn trên Thế giới
    • Thời gian: 25/08/2019-27/08/2019

    Nếu như Hội nghị G20 bao gồm 19 quốc gia cùng Liên minh Châu Âu cùng bàn bạc, thảo luận thì Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ chỉ bao gồm 7 quốc gia hàng đầu Phương Tây, bao gồm Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Italy, Canada. Tuy nhiên, Hội nghị thượng đỉnh G7 không phải tự nhiên có cái tên là "thượng đỉnh". Đây là hội nghị thường niên của 7 quốc gia có vị thế cao trên trường chính trị, kinh tế Thế giới, có thể coi như là hội nghị của những cán cân quyền lực Thế giới.


    Nếu như tại Hội nghị G20, các quốc gia thường "giữ kẽ" với nhau mang tính ngoại giao, thường thảo luận về hợp tác kinh tế, ngoại giao thì Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ đưa những vấn đề nóng bỏng, gây tranh cãi nhiều nhất trong chính trị đối ngoại, đối nội để thảo luận và quyết định. Thành viên tham dự Hội nghị G20 thường khá đông đảo, không bắt buộc phải là lãnh đạo cấp cao nhất mà có thể là Bộ trưởng tài chính, Thủ tướng chính phủ... còn Hội nghị thượng đỉnh G7 bắt buộc phải là những lãnh đạo cấp cao nhất như Tổng thống, Thủ tướng.


    Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 44 được tổ chức tại Canada đã thảo luận các đề tài nóng hổi: Các chính sách của tổng thống Mỹ Donald Trump, phương án giải trừ vũ khí hạt nhân tại Triều Tiên, giải pháp về vấn đề hạt nhân ở Iran, bảo vệ môi trường biển khỏi rác thải nhựa... Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 45 sắp tới sẽ diễn ra ở Pháp và cân nhắc đưa Nga vào trở thành thành viên mới G8.

    Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 45
    Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 45
    • Thời gian: Tháng 9/2019

    Vào tháng 9 hàng năm, Apple - thương hiệu thiết bị công nghệ số 1 Thế giới sẽ ra mắt các sản phẩm mới. Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple luôn nhận được nhiều sự chú ý bởi đây sẽ là xu hướng mới dẫn dắt cả thị trường điện thoại thông minh lẫn giới công nghệ. Dự tính trong Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple 2019 sẽ cho ra mắt 3 mẫu iPhone mới là iPhone XI, iPhone XI Max và iPhone XR. Thông thường, Apple vẫn luôn "kín tiếng" trước khi Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple diễn ra. Thông tin về 3 mẫu điện thoại do tờ báo thân cận "Wall Street Journal" đưa ra nhưng vẫn chưa có nhiều thông tin về 3 sản phẩm đó. Hiện nay, Apple chưa công bố ngày diễn ra sự kiện, nhưng chắc chắn vào tháng 9 này, Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple 2019 sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt và trở thành một trong những sự kiện được mong chờ nhất năm 2019.

    Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple 2019
    Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple 2019
    • Thời gian: 10/11/2019

    Và sự kiện diễn ra cuối cùng trong Top 10 sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội được mong chờ nhất trong năm 2019, đó là Kỷ niệm 30 năm bức tường Berlin sụp đổ. Đây là một trong những sự kiện lịch sử đáng chú ý, đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn chiến tranh lạnh và hàn gắn Đông Đức - Tây Đức thành Cộng hòa Liên bang Đức lớn mạnh như ngày nay. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Bức tường Berlin đã trở thành biểu tượng nổi tiếng nhất, ngăn cách giữa hai cực Đông và Tây do Xô Viết cùng phe XHCN và Mỹ cùng các nước Phương Tây làm chủ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hai miền nước Đức thống nhất, bức tường Berlin được đánh sụp vào rạng sáng ngày 10/11 năm 1989. Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 30 năm bức tường Berlin sụp đổ. Vào tháng 11 sắp tới, tại nước Đức - thủ phủ của Châu Âu, sẽ diễn ra đại lễ kỷ niệm long trọng cho cột mốc lịch sử đáng nhớ đó.

    Kỷ niệm 30 năm bức tường Berlin sụp đổ
    Kỷ niệm 30 năm bức tường Berlin sụp đổ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy