Top 10 Tác phẩm hay nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Bắt đầu sự nghiệp sáng tác khá muộn nhưng Nguyễn Huy Thiệp lại là nhà văn được đánh giá rất cao trong giới văn chương, với nhiều tác phẩm đặc sắc. Một phong ... xem thêm...cách sắc lạnh tỉnh táo đến bất ngờ, một phong cách "Nguyễn Huy Thiệp", một trong những mảng đề tài đặc sắc nhất của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là nông thôn. Sau đây Toplist xin chia sẻ với các bạn về những truyện ngắn hay nhất và đặc sắc nhất của nhà văn này.
-
Những bài học nông thôn
Ra đời năm 1988, Những bài học nông thôn với việc miêu tả đời sống nông thôn thông qua những xung đột, bút pháp hiện thực tàn nhẫn kết hợp với yếu tố kì ảo, giọng điệu thay đổi linh hoạt và ngôn ngữ bình dân, quen thuộc của đời sống, Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện một cách nhìn đa chiều về nông thôn Việt Nam khi xã hội đang mải miết lăn bánh về phía văn minh đô thị, tác phẩm là những ký họa sinh động về những nét văn hóa làng quê sau lũy tre làng.
Hình ảnh nông thôn Việt Nam được thể hiện đậm nét, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nhiều trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là một nông thôn hiện như một thực tại phi lí, một nông thôn đầy chất thơ nhưng cũng đầy tha hóa. Ở đó, con người bị cuốn vào sự phức tạp xô bồ của hiện thực cuộc sống và văn hóa nông thôn đang bị xuống cấp trầm trọng. Đó là tất cả những vấn đề về cuộc sống xã hội, về nhân sinh, nhân bản, về số phận con người mà Nguyễn Huy Thiệp muốn gửi gắm đến người đọc.
-
Chảy đi sông ơi
Đây là một tác phẩm vô cùng nhân văn của Nguyễn Huy Thiệp. Tác phẩm là những mảng hiện thực với những con người lạnh lùng, vô cảm, thờ ơ đối với nhân loại, cụ thể là nhân vật tôi. Nhưng ở đâu đó, Nguyễn Huy Thiệp cũng để tính nhân văn của mình lên sâu sắc nhất khi có sự xuất hiện của thiên tính nữ, giúp cho những mâu thuẫn, những nghi ngờ về cuộc sống của nhân vật tôi được hóa giải.
Tất cả đều gói gọn trong vài trang giấy mà thông điệp gửi đến thật sâu sắc. Với việc nhấn mạnh vào hình ảnh dòng sông, đưa dòng sông thành biểu tượng và gọi dòng sông một cách thân thương gần gũi, tác giả đã mô tả hết những tính cách yêu kiều thướt tha của dòng sông, khung cảnh đôi bờ, gửi gắm tình cảm yêu mến vô bờ với con sông sứ xở.
-
Tâm hồn mẹ
Một tác phẩm khác về thiên tính nữ trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Câu chuyện dẫn người đọc đến một khung cảnh xưa, một hoàn cảnh lạ và éo le đáng thương đến tận. Câu chuyện về đứa bé mất mẹ từ nhỏ khao khát có một người mẹ chở che, nâng đỡ, và một người mẹ nhí đã xuất hiện trong giấc mơ để đem hơi ấm đến cho người bạn của mình.
Một người mẹ nhí bao dung, che chở, bảo vệ con đúng nghĩa, một tình cảm tuy không có công sinh ra nhưng có công chăm sóc, cứu mạng. Giấc mơ ấy mang cả những nỗi buồn, nỗi bất hạnh và cả cái ước mơ nhỏ nhoi của cậu bé 7 tuổi. Một câu chuyện nhân văn và thấm đẫm tình người, tình mẫu tử thiêng liêng không thể phai nhạt.
-
Tướng về hưu
Câu chuyện về ông Thuấn với những mâu thuẫn nội bộ trong gia đình. Bi kịch của người lính sau chiến tranh được thể hiện rõ trong tác phẩm. Những lối sống khác nhau hoàn toàn giữa ông và con trai, con dâu làm cho ông cảm thấy ngột ngạt. Kết thúc tác phẩm ông chọn sự trở về với đơn vị cũ, với đồng đội, với nếp sống quen thuộc nhưng sau cùng, ông lại chết đi trong vòng tay của đồng đội.
Là câu chuyện đau xót về những tình cảm gia đình đã mất đi trong cơn lốc của thời mở cửa, ông Thuấn - một vị tướng rời quân ngũ trở về gia đình và hoàn toàn lạc lõng trong một đời sống đang thay đổi với những giá trị bị đảo lộn hàng ngày. Tình cảnh gia đình ông Thuấn dường như rất phổ biến trong xã hội Việt Nam lúc giao thời, khi đồng tiền len lỏi và chi phối trong mọi mối quan hệ. Ông Thuấn như người xa lạ trong chính ngôi nhà của mình trước cô con dâu sắc sảo, người con trai nhu nhược và một bà vợ lẩn thẩn. Bi kịch ấy được Nguyễn Huy Thiệp khắc họa điển hình hơn bao giờ hết. Truyện đã được làm cốt truyện cho áng phim cùng tên, đúng như giá trị tâm lý xã hội mà nó tạo ra và lan tỏa cho con người.
-
Vàng lửa
"Vàng lửa" được ví như một dụ ngôn về lịch sử và quá trình viết lại lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Có nhiều tranh cãi xoay quanh tác phẩm này với những câu hỏi nó thuộc triết học lịch sử hay văn xuôi nghệ thuật nhưng không thể phủ nhận đây là tác phẩm về lịch sử nổi bật của Nguyễn Huy Thiệp.
Viết lại lịch sử là điều không hề dễ nhưng với Nguyễn Huy Thiệp, ông chọn "Vàng lửa" là nơi ông viết tên mình vào lịch sử văn học, tuy nhiên có nhiều giả thuyết cho rằng ông đã chưa thực sự hiểu rõ về " triết học lịch sử" khi viết những áng văn này.
-
Chút thoáng Xuân Hương
Truyện ngắn được ông viết vào năm 1985 gồm 3 truyện nhỏ. Cách viết độc đáo của ông là không để cho nhân vật chính xuất hiện nhưng vẫn hiện qua những tầng lớp đối thoại hay độc thoại nội tâm. Cách kể chuyện đa tầng với chuyện thứ nhất, chuyện thứ hai, truyện thứ ba hết sức độc đáo.
Một tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả. Qua tác phẩm, những giá trị hiện sinh nhân đạo được thể hiện rõ nét qua việc thể hiện bằng kiểu kết cấu truyện lồng truyện đồng hiện nay. Với ngòi bút thiện nghệ cùng triết lí văn chương sâu sắc, ông đã thực sự đem những dòng văn chạm vào lòng người đọc.
-
Sang sông
Truyện ngắn với tình huống truyện đặc sắc, bất ngờ đã gây hứng thú cho người đọc khi đọc "Sang sông". Trong chuyến sang đò đó, những mảnh đời với đầy đủ những tầng lớp trong xã hội được khắc họa rõ nét. Những ô uế, những hỗn tạp của các nhân vật đại diện cho những lớp người trong xã hội lúc bấy giờ được tác giả thể hiện đậm nét.
Có nhà phê bình đã nói thực sự chỉ một chuyến đò sang sông nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã nói lên cả một xã hội, của tất cả những tầng lớp trong cái hiện tại đầy rối ren và tơ vò trong tập truyện hay.
-
Muối của rừng
Câu chuyện về ông Diểu - một người chuyên săn thú rừng với những biến đổi trong tâm lí khi cuộc đi săn của ông hôm ấy là một con khỉ đực. Thấy được tình cảm gia đình của hai con khỉ đực và cái, thấy được giọt nước mắt như van lơn cầu xin của con khỉ, ông Diểu từ một tay săn lạnh lùng đã thương cảm trước con vật.
Vẻ đẹp của hoa tử huyền trong câu chuyện như một biểu tượng cho sự đổi thay của con người, hướng con người đến vẻ đẹp cao cả, hướng thiện trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa. Việc làm cho một loài hoa trở thành biểu tượng trong những áng văn là một điều rất khó, nhưng đối với Nguyễn Huy Thiệp, điều đó đơn giản cùng những khắc họa và cảm nhận sâu sắc, chính xác của mình.
-
Con gái thủy thần
Một câu chuyện mang đầy tính huyền thoại của Nguyễn Huy Thiệp. Ám ảnh hiện sinh được thể hiện rõ trong tác phẩm. Một câu chuyện khẳng định tài năng nghệ thuật tài ba và khả năng xây dựng nội dung vô cùng hấp dẫn và độc đáo của tác giả. Chuyện cũng thể hiện thiên tính nữ rõ.
Nhờ thiên tính nữ đó mà những mâu thuẫn, những xung đột của xã hội được giải tỏa và mọi hiểu lầm đều tan biến hết. Yếu tố kì ảo là một thành công lớn để làm nên đặc sắc cho cuốn truyện này.
-
Giọt máu
Câu chuyện mang đầy tính ma quái, kinh dị gồm 5 truyện. Qua tài năng của nhà văn, những yếu tố hoang đường kì ảo trong tác phẩm không khiến người ta sợ hãi như những câu chuyện ma vô nghĩa mà thông qua đó, tác giả thể hiện quan điểm của mình về con người, về cuộc sống.
Tất cả những yếu tố kì ảo ấy chỉ là chất liệu, phương tiện để ông bộc lộ nội dung nhân đạo sâu sắc qua từng con chữ. "Giọt máu" là một trong những tác phẩm nổi bật viết theo thể loại hoang đường, hư cấu, kì ảo của Nguyễn Huy Thiệp.