Top 10 Thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới 2022

Vũ Minh Hoàng 1691 0 Báo lỗi

Trong danh sách 10 thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới của ECA International năm nay, phân nửa thuộc các quốc gia châu Á. Cùng Toplist điểm qua các ... xem thêm...

  1. Hồng Kông là một đặc khu hành chính, nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc. Hồng Kông là một trong hai đặc khu hành chính của cộng hòa nhân dân Trung Hoa (đặc khu còn lại là Ma Cao). Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía đông của đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía bắc và nhìn ra biển đông ở phía đông, tây và nam. Khu vực này bao gồm đảo Hồng Kông, được Trung Quốc nhượng lại năm 1841, bán đảo Kowloon, nhượng lại năm 1860, và các vùng lãnh thổ mới, các khu vực bổ sung của lục địa đã được cho thuê 99 năm vào năm 1898. Tất cả đã được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Hồng Kông đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và sản xuất lớn của thế giới.


    Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính, thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu tính về GDP bình quân đầu người và tổng sản phẩm nội địa, Hồng Kông là trung tâm đô thị giàu nhất ở Trung Quốc. Tính đến năm 2016, GDP của Hồng Kông đạt 316.070 USD, đứng thứ 34 thế giới và đứng thứ 11 châu Á. Đơn vị tiền tệ của Hồng Kông là Dollar Hồng Kông. Kể từ năm 1983, đồng tiền này đã được neo chặt vào Dollar Mỹ. Đồng tiền này được phép trao đổi với một dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 dollar Hồng Kông ăn một dollar Mĩ. Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông lớn thứ 6 thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1.710 tỷ USD. Năm 2006, giá trị các cuộc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thực hiện ở Hồng Kông xếp thứ 2 thế giới chỉ sau thị trường chứng khoán Luân Đôn.


    Kinh tế Hồng Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỉ trọng của khu vực này trong GDP của Hồng Kông lên đến 92,7%. Trong quá khứ, chế tạo là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế do Hồng Kông đã tiến hành công nghiệp hóa sau chiến tranh thế giới thứ 2. Với xuất khẩu làm động lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 8,9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980, khi tốc độ tăng trưởng đạt 7,7% bình quân mỗi năm. Phần lớn các hoạt động sản xuất được chuyển qua Trung Hoa đại lục trong thời kỳ này và công nghiệp hiện nay chỉ còn chiếm 9% nền kinh tế. Khi Hồng Kông đã lớn mạnh để trở thành một trung tâm tài chính, tăng trưởng chậm lại xuống còn 2,7% mỗi năm trong những năm 1990. Cùng với Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan, Hồng Kông được gọi là một trong Bốn con hổ châu Á do tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời kỳ từ thập niên 1960 đến thập niên 1990.


    Trong danh sách thường niên được tính toán dựa trên nhiều yếu tố, như giá thực phẩm cơ bản, thuê nhà, di chuyển, tỷ giá đồng tiền..., năm 2022, Hong Kong tiếp tục đứng đầu. Đây là năm thứ 3 liên tiếp thành phố này được đánh giá là đắt đỏ nhất thế giới.

    Hong Kong – Trung Quốc
    Hong Kong – Trung Quốc
    Hong Kong – Trung Quốc
    Hong Kong – Trung Quốc

  2. New York, thường được gọi là thành phố New York nhằm phân biệt với tiểu bang New York, là thành phố đông dân nhất của Hoa Kỳ. Với dân số năm 2020 là 8.804.190 người, phân bổ trên 300,46 dặm vuông Anh (778,2 km2). Thành phố New York là thành phố có mật độ dân số cao nhất ở Hoa Kỳ. Tọa lạc ở cực nam của tiểu bang New York, thành phố là trung tâm của vùng đô thị New York, vùng đô thị lớn nhất trên thế giới tính theo khu vực đô thị. Với hơn 20 triệu người trong vùng thống kê đô thị và khoảng 23 triệu người trong vùng thống kê kết hợp, nó là một trong những siêu đô thị đông dân nhất trên thế giới. Thành phố New York được mô tả là thủ đô văn hóa, tài chính và truyền thông của thế giới, có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại, giải trí, nghiên cứu, công nghệ, giáo dục, chính trị, du lịch, nghệ thuật, thời trang, thể thao và là thành phố được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới. Là nơi đặt trụ sở của Liên Hợp Quốc, New York là một trung tâm ngoại giao quốc tế quan trọng, và đôi khi còn được gọi là thủ đô của thế giới.


    Nằm trên một trong những bến cảng tự nhiên lớn nhất thế giới, thành phố New York bao gồm năm quận, mỗi quận cùng nằm chung với một hạt tương ứng ở tiểu bang New York. Năm quận Brooklyn (Hạt Kings), Queens (Hạt Queens), Manhattan (Hạt New York), The Bronx (Hạt Bronx) và Đảo Staten (Hạt Richmond), được thành lập khi các chính quyền địa phương hợp nhất thành một thành phố duy nhất vào năm 1898. Thành phố và khu vực đô thị của nó tạo thành cửa ngõ hàng đầu cho việc nhập cư hợp pháp vào Hoa Kỳ. Có tới 800 ngôn ngữ được sử dụng ở New York, khiến nó trở thành thành phố đa dạng về ngôn ngữ nhất trên thế giới. New York là nơi sinh sống của hơn 3,2 triệu cư dân sinh ra bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, dân số sinh ra ở nước ngoài lớn nhất so với bất kỳ thành phố nào trên thế giới tính đến năm 2016. Tính đến năm 2019, khu vực đô thị New York ước tính sản xuất tổng sản phẩm đô thị (GMP) là 2,0 nghìn tỷ đô la. Nếu khu vực đô thị New York là một quốc gia có chủ quyền, thì nó sẽ có nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới. New York là nơi có số lượng tỷ phú cao nhất so với bất kỳ thành phố nào trên thế giới.


    New York là một trung tâm toàn cầu về thương mại và giao dịch quốc tế, cũng là một trong ba "trung tâm tập quyền" kinh tế thế giới cùng với Luân Đôn và Tokyo. Thành phố là một trung tâm chính về tài chính, bảo hiểm, địa ốc và nghệ thuật tại Hoa Kỳ. Vùng đô thị New York có tổng sản phẩm vùng đô thị được ước tính là 1.072 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017 khiến nó trở thành nền kinh tế vùng lớn nhất Hoa Kỳ và theo tuần báo IT Week, nền kinh tế thành phố lớn thứ hai trên thế giới. Theo Cinco Dias, New York kiểm soát 40% tài chính thế giới tính đến cuối năm 2008, khiến nó trở thành trung tâm tài chính lớn nhì thế giới (sau Luân Đôn). Vào tháng 2 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của thành phố New York giảm xuống còn 4,3%, mức thấp nhất từng được ghi lại trong lịch sử của thành phố. Trung tâm thương mại thế giới nhiều công ty chính đã đặt tổng hành dinh tại thành phố New York trong đó có 43 công ty được xếp trong Fortune 500. Từng giữ vị trí số một, năm nay, New York là thành phố Bắc Mỹ duy nhất nằm trong top 10. Chi phí thuê nhà ở đây đặc biệt đắt đỏ, cao gấp đôi mức trung bình toàn nước Mỹ.

    New York - Mỹ
    New York - Mỹ
    New York - Mỹ
    New York - Mỹ
  3. Genève là thành phố đông dân thứ hai ở Thụy Sĩ (sau Zürich) và là thành phố Romandy đông dân nhất. Genève nằm nơi hồ Genève chảy vào sông Rhône và là thủ phủ của bang Genève. Dân số trong nội vi thành phố là 191.415 (Tháng 12 năm 2010) và của khu vực đô thị mở rộng vào Pháp và Vaud là khoảng 700.000. Genève được nhiều người xem như là thành phố toàn cầu, chủ yếu là do sự có mặt của nhiều tổ chức quốc tế ở đây, kể cả tổng hành dinh châu Âu của Liên Hợp Quốc. Năm 2017, Genève được xếp hạng là trung tâm tài chính quan trọng thứ mười trên thế giới về khả năng cạnh tranh của Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu, đứng thứ năm ở châu Âu sau London, Zürich, Frankfurt và Luxembourg. Năm 2019, Genève được xếp hạng trong số mười thành phố đáng sống nhất trên thế giới bởi Mercer cùng với Zürich và Basel. Thành phố đã được gọi là đô thị bé nhất thế giới và "Thủ đô hòa bình". Năm 2017, Genève được xếp hạng là thành phố đắt đỏ thứ bảy trên thế giới. Geneva được xếp hạng thứ ba về sức mua trong bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu của UBS năm 2018. Geneva là thành phố đắt đỏ nhất châu Âu và đứng thứ 3 thế giới, một phần là do Thụy Sĩ sử dụng đồng franc Thụy Sĩ thay vì euro. Tuy chi phí cao, cuộc sống ở đây được đánh giá tốt về các mặt, từ phúc lợi, y tế đến giáo dục.


    Genève nằm ở phía tây nam Thuỵ Sĩ. Phía nam hướng về đỉnh núi Blanc, ngọn núi cao nhất trong dãy Alps, gần bên hồ Genève là dòng sông Rhone chảy qua thành phố, chia thành phố làm hai phần, bên bờ trái là thành phố cổ kính, bên phải là thành phố hiện đại. Trên bờ sông có 8 chiếc cầu nối liền hai bờ. Genève là vùng đất phát triển quanh cây cầu lớn nhất, thành phố này được núi đồi và ao hồ bao bọc nên khí hậu quanh năm ôn hoà, non xanh nước biếc, phong cảnh đẹp như tranh nên được gọi là thánh địa của du khách.


    Thành phố Genève có năm thư viện chính. Các thư viện này bao gồm Thư viện thành phố Genève (Bibliothèques municipales Genève), thư viện xã hội học (Haute école de travail social, Institut d'études sociales), thư viện y tế (Haute école de santé), thư viện kỹ sư Genève (École d'ingénieurs de Genève) và thư viện nghệ thuật và thiết kế (Haute école d'art et de design). Có tổng cộng khoảng 877 680 đầu sách hoặc các phương tiện thông tin khác tại các thư viện vào năm 2008 có tổng cộng 1 798 980 lần sử dụng. Geneva là thành phố đắt đỏ nhất châu Âu và đứng thứ 3 thế giới, một phần là do Thụy Sĩ sử dụng đồng franc Thụy Sĩ thay vì euro. Tuy chi phí cao, cuộc sống ở đây được đánh giá tốt về các mặt, từ phúc lợi, y tế đến giáo dục.

    Geneva - Thụy Sĩ
    Geneva - Thụy Sĩ
    Geneva - Thụy Sĩ
    Geneva - Thụy Sĩ
  4. Luân Đôn là thủ đô kiêm thành phố lớn nhất của Anh (England) và của cả vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK). Luân Đôn được người La Mã lập ra 2000 năm trước đây với tên gọi đầu tiên là Londinium (Luân Đôn thuộc La Mã). Trung tâm chính từ xa xưa của Luân Đôn là thành phố Luân Đôn, hiện vẫn giữ được ranh giới rộng hàng dặm vuông từ thời trung cổ trên quy mô lớn. Sớm nhất cũng từ thế kỷ 19, tên gọi "London" mới được biết đến như một đô thị lớn phát triển quanh trung tâm chính. Sự sáp nhập của những vùng đô thị liên hoàn tạo thành vùng Luân Đôn và vùng hành chính đại Luân Đôn, do thị trưởng Luân Đôn và hội đồng Luân Đôn điều hành thông qua đắc cử. Luân Đôn là một thành phố toàn cầu, cùng với thành phố New York là hai trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới. và có GDP thành phố lớn nhất châu Âu. Trụ sở của hầu hết 100 công ty hàng đầu vương quốc Anh và hơn 100/500 công ty lớn nhất châu Âu nằm tại trung tâm Luân Đôn. Sự ảnh hưởng của Luân Đôn đối với chính trị, tài chính, giáo dục, giải trí, truyền thông, thời trang, nghệ thuật và văn hóa đã mang lại vị thế thành phố toàn cầu và Caput Mundi cho Luân Đôn.


    Đây là một điểm đến du lịch lớn đối với du khách nội địa và quốc tế. Luân Đôn đã đăng cai thế vận hội mùa hè 1908 và thế vận hội mùa hè 1948 và thế vận hội mùa hè 2012. Luân Đôn có 4 di sản thế giới: Tháp Luân Đôn, vườn thực vật hoàng gia, Kew, khu vực bao gồm cung điện Westminster, Westminster Abbey và giáo đường St. Margaret; khu định cư lịch sử Greenwich (trong đó có đài thiên văn hoàng gia đánh dấu kinh tuyến 0° (Greenwich Meridian) và giờ trung bình Greenwich (GMT). Các địa danh nổi tiếng khác bao gồm cung điện Buckingham, London Eye, Giao lộ Piccadilly, Nhà thờ St Paul, cầu tháp Luân Đôn, quảng trường Trafalgar, The Shard và bảo tàng Anh. London Underground là mạng lưới tàu điện ngầm lâu đời nhất trên thế giới.

    Luân Đôn
    có thành phần dân tộc, văn hóa, tôn giáo đa dạng, có hơn 300 ngôn ngữ được sử dụng. Tại thời điểm tháng 7 năm 2016, thành phố có dân số chính thức là 8,787,892 người trong đại Luân Đôn, khiến nó là đô thị đông dân nhất Liên minh châu Âu. Vùng đô thị đại Luân Đôn (Greater London Urban Area) (vùng đô thị lớn thứ hai ở châu Âu) có dân số 9,787,426. Còn vùng đô thị Luân Đôn lớn nhất châu Âu với dân số 14,040,163 người vào năm 2016. Thống kê cho thấy chưa đến 70% dân số Luân Đôn là người da trắng, điều này cho thấy Luân Đôn có tính quốc tế cao. Hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn do cục vận tải Luân Đôn (Transport for London) quản lý, là hệ thống tàu điện ngầm cổ nhất thế giới. Sân bay Heathrow London là sân bay bận rộn nhất thế giới theo lượt khách quốc tế với không gian hàng không tấp nập hơn bất cứ trung tâm đô thị nào trên thế giới. Thủ đô của Vương quốc Anh giữ vị trí thứ 4 trong danh sách năm nay, một phần là do sức mạnh của đồng bảng Anh và lạm phát. Giá cả ở đây cũng tăng lên do nhu cầu và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

    London - Vương quốc Anh
    London - Vương quốc Anh
    London - Vương quốc Anh
    London - Vương quốc Anh
  5. Tokyo là thủ đô trên thực tế và là một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, nằm ở phía đông của đảo chính Honshū, vùng Kanto. Đây là nơi đặt Hoàng cung và các cơ quan đầu não của chính phủ Nhật Bản. Không chỉ là một đô thị riêng lẻ, Tokyo ngày nay còn là trung tâm của vùng thủ đô Tokyo. Trung tâm hành chính của Tokyo đặt ở khu Shinjuku, khu đô thị lớn nhất là Setagaya. Vùng đô thị Tokyo là vùng đô thị đông dân nhất thế giới với dân số từ 35-39 triệu người (tùy theo cách định nghĩa) và là vùng đô thị có GDP cao nhất thế giới với GDP 1.479 tỷ đô la Mỹ theo sức mua tương đương vào năm 2008.


    Tokyo đứng đầu về chỉ số sức mạnh kinh tế toàn cầu và thứ ba về chỉ số thành phố toàn cầu. Năm 2014, khảo sát thành phố toàn cầu của TripAdvisor đã xếp hạng Tokyo trong hạng mục "Trải nghiệm tổng thể tốt nhất" (thành phố này cũng đứng đầu trong các loại sau: "sự hữu ích của người dân địa phương", "Cuộc sống về đêm", "Mua sắm", "Giao thông công cộng địa phương" và "Sự sạch sẽ của đường phố"). Theo năm 2015, Tokyo được xếp hạng là thành phố đắt đỏ thứ 11 đối với người nước ngoài, theo công ty tư vấn Mercer, và cũng là thành phố đắt đỏ thứ 11 trên thế giới theo khảo sát chi phí sinh hoạt của tổ chức tình báo kinh tế. Năm 2015, Tokyo được tạp chí Monocle bình chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới. Tokyo được xếp hạng đầu tiên trong số sáu mươi thành phố trong chỉ số thành phố an toàn 2017. Các thành phố sinh viên tốt nhất của QS đã xếp hạng Tokyo là thành phố tốt thứ 3 trên thế giới để trở thành sinh viên đại học năm 2016 và thứ 2 năm 2018. Tokyo đã tổ chức nhiều sự kiện lớn như đại hội thể thao châu Á 1958, thế vận hội mùa hè 1964, hội nghị G7 năm 1979, hội nghị G7 năm 1986, hội nghị G7 năm 1993, World Cup bóng bầu dục 2019, thế vận hội mùa hè 2020 và Paralympic mùa hè 2020. Dù đóng cửa trong phần lớn 2 năm qua, siêu thành phố đông dân này vẫn giữ vị trí cao trong danh sách của ECA International. Giá nhà, chi phí thực phẩm, sinh hoạt tại đây nổi tiếng đắt đỏ, thậm chí khiến người dân ngại kết hôn, sinh con.

    Tokyo
    được Saskia Sassen cho là "trung tâm chỉ huy" của nền kinh tế thế giới, cùng với Luân Đôn và thành phố New York. Được xem là một thành phố toàn cầu, theo xếp hạng do GaWC kiểm kê năm 2008. Không chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo còn là trung tâm kinh tế của thế giới. Là một trong 3 trung tâm kinh tế toàn cầu cùng với New York và Luân Đôn, theo điều tra của PricewaterhouseCoopers, khu đại đô thị Tokyo bao gồm cả Yokohama (38 triệu người) có tổng GDP theo sức mua tương đương là 2000 tỷ USD năm 2012, biến nó trở thành vùng đô thị có GDP lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 2008, có 47 công ty trong danh sách Global 500 có trụ sở đặt tại Tokyo, gấp đôi so với Paris.

    Tokyo - Nhật Bản
    Tokyo - Nhật Bản
    Tokyo - Nhật Bản
    Tokyo - Nhật Bản
  6. Tel Aviv-Yafo thường được gọi là Tel Aviv, là thành phố đông dân nhất trong khu vực đô thị Gush Dan của Israel. Nằm trên bờ biển Địa Trung Hải của Israel với dân số 460.613 người, đây là trung tâm kinh tế và công nghệ của đất nước. Nếu coi Đông Jerusalem là một phần của Israel thì Tel Aviv là thành phố đông dân thứ hai của nước này sau Jerusalem, nếu không, Tel Aviv là thành phố đông dân nhất trước Tây Jerusalem. Tel Aviv được quản lý bởi thành phố Tel Aviv-Yafo, do Thị trưởng Ron Huldai đứng đầu, và là nơi đặt trụ sở của nhiều đại sứ quán nước ngoài. Đây là một thành phố trên thế giới beta và được xếp hạng thứ 41 trong chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu. Tel Aviv có nền kinh tế lớn thứ ba hoặc thứ tư và là nền kinh tế bình quân đầu người lớn nhất ở Trung Đông.


    Thành phố hiện có chi phí sinh hoạt cao nhất trên thế giới. Tel Aviv đón hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế hàng năm. Là "thủ đô tiệc tùng" ở Trung Đông, nơi đây có cuộc sống về đêm sôi động và văn hóa 24 giờ. Tel Aviv được mệnh danh là thủ đô thực phẩm thuần chay của thế giới , vì nó sở hữu dân số ăn chay bình quân đầu người cao nhất thế giới, với nhiều quán ăn thuần chay khắp thành phố. Tel Aviv là quê hương của đại học Tel Aviv, trường đại học lớn nhất cả nước với hơn 30.000 sinh viên.


    Sự nhập cư của chủ yếu là người tị nạn Do Thái có nghĩa là sự phát triển của Tel Aviv sớm vượt qua Jaffa, nơi có đa số dân số Ả Rập vào thời điểm đó. Tel Aviv và Jaffa sau đó được hợp nhất thành một đô thị duy nhất vào năm 1950, hai năm sau khi tuyên ngôn độc lập của Israel , được công bố tại thành phố. Thành phố trắng của Tel Aviv, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2003, là nơi tập trung các tòa nhà phong cách quốc tế lớn nhất thế giới, bao gồm Bauhaus và các phong cách kiến trúc hiện đại có liên quan khác. Thành phố ven biển của Israel tiếp tục có mặt trong danh sách top 10 đắt đỏ của thế giới, một phần do tỷ giá của đồng tiền so với đồng USD. Đây cũng được coi là trung tâm phát triển công nghệ mới của khu vực Trung Đông, thu hút đầu tư và lượng lớn người đến sinh sống.

    Tel Aviv - Israel
    Tel Aviv - Israel
    Tel Aviv - Israel
    Tel Aviv - Israel
  7. Zürich là thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ (dân số: 366.145 vào năm 2004, dân số vùng nội thành: 1.091.732) và là thủ phủ của bang Zürich. Dân số của toàn khu đô thị là vào khoảng 1,3 triệu. Thành phố là trung tâm thương mại và văn hóa chính của Thụy Sĩ (thủ đô chính trị là Bern), và được xem như là một trong những thành phố toàn cầu trên thế giới. Theo một điều tra vào năm 2006, đây là thành phố với chất lượng cuộc sống tốt nhất trên thế giới. Nguồn gốc của tên gọi có lẽ là từ Turus trong tiếng Celt, một bằng chứng được tìm thấy trên một tấm bia mộ có niên đại từ thời bị chiếm đóng bởi đế chế La Mã trong thế kỉ thứ 2; tên cổ của thành phố dưới dạng La Mã là Turicum.


    Thành phố Zurich, nơi được coi là đô thị lớn nhất, trung tâm tài chính của đất nước này. Tọa lạc nằm ở cuối phía Bắc hồ Zurich có độ cao 409m so với mặt nước biển, tại trung tâm cao nguyên Thụy Sĩ. Thành phố có sân bay và ga đường sắt lớn nhất và đông nhất trong cả nước tạo nên sự ấn tượng mạnh mẽ đối với khách du lịch Thụy Sĩ. Thêm nữa, chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây luôn là một điều đáng mơ ước của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Thành phố Zurich nổi tiếng với nhiều khu phố đặc trưng của châu Âu, bao quanh là những ngọn đồi, những hồ nước xanh rì, ở phía xa là dãy Alps huyền thoại mà mỗi khi mùa đông đến nó lại trở thành kì ảo đến lạ kỳ. Với hơn 1.200 đài phun nước với thiết kế, trang trí vui mắt, Zurich là thành phố có nhiều đài phun nước nhất Châu Âu. Hồ nước lớn của thành phố tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn. Tại đây, mọi người có thể đi bộ, đạp xe trên đường kè sát mặt hồ hay dạo quanh thành phố bằng thuyền, phương tiện giao thông công cộng được yêu thích nhất ở đây.

    Không chỉ vậy, Zurich được bầu chọn là một trong những thành thị được ưa chuộng nhất trong các cuộc dò la quốc tế bởi hệ thống bảo tàng và lễ hội văn hóa độc đáo. Vào khoảng thế kỉ 19 và 20, thành thị này là điểm đến được rất nhiều nhà văn, họa sĩ và các nhà soạn nhạc nức danh chọn lọc. "Hàng xóm" của Geneva tiếp tục có mặt trong danh sách, với một lý do đến từ việc sử dụng đồng franc. Thành phố lớn nhất Thụy Sĩ cũng thường xuyên có mặt trong các bảng xếp hạng nơi sống đắt đỏ nhất thế giới, do chi phí nhà ở, thực phẩm và giải trí cao.

    Zurich - Thụy Sĩ
    Zurich - Thụy Sĩ
    Zurich - Thụy Sĩ
    Zurich - Thụy Sĩ
  8. Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới. Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Diện tích: 6.340,5 km². Năm 2018, Thượng Hải là đơn vị hành chính đông thứ 25 về số dân với 27 triệu dân, tương đương với Cameroon và đứng thứ 11 về kinh tế Trung Quốc với GDP đạt 3.82 tỉ NDT (550 tỉ USD) tương ứng với Thái Lan. Thượng Hải có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh, đạt 137.000 NDT (tương đương 20.130 USD). Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.


    Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore và Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ XX, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau thành phố New York và Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Sau khi Mao Trạch Đông cầm quyền Trung Quốc kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đi vào thời kỳ sụt giảm tốc độ phát triển do chế độ thuế má cao và do sự triệt thoát kinh tế tư bản của chính quyền mới. Nhờ sự cải cách, mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo mà đặc biệt là từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm Quyến và Quảng Châu, một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất cộng hòa nhân dân Trung Hoa để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc.

    Thượng Hải
    thường được xem như trung tâm tài chính và thương mại của Trung Quốc đại lục. Thượng Hải bắt đầu thực sự phát triển nhanh từ năm 1992, sau các thành phố ở các tỉnh phía nam Trung Quốc (Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải,Sán Đầu, Hạ Môn...) Cảng Thượng Hải xếp hàng đầu thế giới về lượng hàng hóa thông qua, khoảng 443 triệu tấn hàng/năm. Nếu tính về lượng container vận chuyển, các cảng của Thượng Hải xếp thứ 3, sau Singapore và Hồng Kông. Thượng Hải và Hồng Kông gần đây đang tranh đua vị trí trung tâm kinh tế của Trung Quốc. GDP đầu người của Thượng Hải là 12784 USD, của Hong Kong là 37,400. Thượng Hải đã và đang nâng cao vai trò là địa điểm của nhiều trụ sở các tập đoàn kinh tế, tài chính, thương mại, ngân hàng và giáo dục quốc tế. Tăng trưởng GDP đã đạt hai con số liên tục trong 14 năm. Năm 2005, tỷ lệ tăng trưởng GDP là 11,1%, đạt 114 tỷ USD. Năm 2010, GDP của Thượng Hải là 1.687 tỷ nhân dân tệ (tương đương 256,3 tỷ USD) với GDP đầu người đạt 76.000 nhân dân tệ (tương đương11.540 USD). Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.


    Năm 2022, Thượng Hải tăng thêm một bậc trong danh sách. Đặc biệt, trong giai đoạn phong tỏa vì dịch bệnh, giá cả ở đây tăng lên mức chóng mặt.


    Thượng Hải - Trung Quốc
    Thượng Hải - Trung Quốc
    Thượng Hải - Trung Quốc
    Thượng Hải - Trung Quốc
  9. Quảng Châu là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc. Quảng Châu nằm ở trung tâm của khu đô thị được xây dựng có số dân đông nhất ở Trung Hoa đại lục. Về mặt hành chính, thành phố là thủ phủ của tỉnh. Vào năm 2015 khu vực hành chính của thành phố được ước tính có dân số 13.501.100. Quảng Châu được xếp hạng là một thành phố toàn cầu. Trong những năm gần đây, số lượng người nhập cư từ Đông Nam Á, Trung Đông, Đông Âu, và đặc biệt là từ châu Phi đã tăng lên nhanh chóng. Điều này đã dẫn tới nó được đặt tên là "Thủ đô của thế giới thứ ba". Dân số di cư từ các tỉnh khác của Trung Quốc ở Quảng Châu là 40% tổng dân số của thành phố trong năm 2008. Cùng với Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến, Quảng Châu là một trong những thị trường bất động sản đắt nhất ở Trung Quốc.


    Quảng Châu có một lịch sử hai thế kỷ liên quan đến tầm quan trọng của nó đối với thương mại nước ngoài. Là cảng Trung Quốc duy nhất có thể tiếp cận được với hầu hết các thương nhân nước ngoài, thành phố này đã rơi vào tay người Anh trong chiến tranh nha phiến lần thứ nhất. Không còn hưởng thụ độc quyền sau chiến tranh, nó đã mất thương mại với các cảng khác như Hồng Kông (gần) và Thượng Hải, nhưng vẫn tiếp tục phục vụ như một trung tâm thương mại quan trọng. Trong thương mại hiện đại, Quảng Châu nổi tiếng với Hhội chợ hàng Châu hàng năm, hội chợ thương mại lâu đời và lớn nhất ở Trung Quốc. Trong ba năm liên tiếp 2013-2015, tạp chí Forbes xếp hạng Quảng Châu là thành phố thương mại tốt nhất Trung Quốc. Quảng Châu là trung tâm kinh tế của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, đồng thời cũng là trái tim của vùng kinh tế chế xuất hàng đầu Trung Quốc. Năm 2006, GDP của thành phố đạt khoảng hơn 600 tỷ nhân dân tệ (tương đương 76,8 tỷ Đô la Mỹ), GDP bình quân đầu người vào khoảng 85.000 nhân dân tệ (11.000 Đô la Mỹ), đứng đầu trong 659 thành phố ở Trung Quốc. Nhưng do công nghiệp hóa nhanh chóng, nó cũng được coi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc.

    Hội chợ hàng xuất khẩu Trung Quốc còn gọi là hội chợ Quảng Châu được tổ chức thường niên vào mùa xuân và mùa thu (bắt đầu từ năm 1957) là một sự kiện thường niên quan trọng của Quảng Châu. Hội chợ là một sự kiện lớn cho thành phố. Đây là hội chợ thương mại có lịch sử lâu nhất, có quy mô lớn nhất, lớn nhất ở Trung Quốc. Từ phiên họp thứ 104 trở đi, hội chợ chuyển đến trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế Quảng Châu. Thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tỉnh Quảng Đông cũng góp mặt trong danh sách này, do lượng người khổng lồ sinh sống tại đây, cùng sự gia tăng nhu cầu dẫn đến mức giá thuê nhà, sinh hoạt lên cao.

    Quảng Châu - Trung Quốc
    Quảng Châu - Trung Quốc
    Quảng Châu - Trung Quốc
    Quảng Châu - Trung Quốc
  10. Seoul tên gọi chính thức là thành phố đặc biệt Seoul là thủ đô kiêm đô thị lớn nhất của Hàn Quốc. Seoul nằm bên dòng sông Hán ở phía tây bắc Hàn Quốc, được xếp hạng là một thành phố toàn cầu hạng Alpha và có GDP đạt mức 433,5 tỷ USD, tương đương với Argentina (2019). Đây là một trong những thành phố có mức bình quân chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất trên thế giới. Xếp thứ 3 châu Á (sau Tokyo và Singapore), hạng 8 thế giới về chỉ số 'Thành phố quyền lực toàn cầu' (2020). Seoul là khu vực chính của vùng thủ đô Seoul, Seoul là thành phố lớn nhất tại Hàn Quốc và đồng thời cũng là một trong những thành phố lớn nhất thế giới theo dân số. Mặc dù có diện tích chỉ 605.21km², nhỏ hơn Luân Đôn hay New York nhưng đây là một trong những đô thị có mật độ dân số cao nhất trên thế giới.


    Seoul cũng là một trong những thành phố có kết nối số cao nhất thế giới với số lượng người sử dụng Internet nhiều hơn tất cả các quốc gia thuộc khu vực châu Phi hạ Sahara (trừ Cộng hòa Nam Phi) cộng lại. Ngoài ra, Seoul còn là một trong 20 thành phố toàn cầu quan trọng. Vùng thủ đô Seoul có khoảng 26 triệu cư dân sinh sống (2020), là vùng đô thị lớn thứ hai thế giới sau Tokyo.[16] Seoul là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Hàn Quốc. Thành phố đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của quốc gia này và là nơi khởi nguồn của Kỳ tích sông Hán. Năm 2020, Seoul ghi nhận tổng cộng hơn 24,3 triệu phương tiện cơ giới được đăng ký, đây là nguyên nhân khiến cho nạn kẹt xe xảy ra thường xuyên. Trong những năm gần đây, chính quyền thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp để làm sạch nước và không khí đang bị ô nhiễm, sự phục hồi của suối Cheonggyecheon (vốn trước đây là một con kênh chết vì rác và chất thải công nghiệp) là thành quả tiêu biểu của nhiều dự án làm đẹp đô thị lớn.


    Với việc là nơi đặt trụ sở đầu não của những tập đoàn tài phiệt lớn nhất thế giới như Samsung, LG, Hyundai, Lotte hay CJ, lĩnh vực dịch vụ tại Seoul đã phát triển nhanh chóng, đóng góp cho nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước. Hàn Quốc thu được 63,2% GDP từ khu vực dịch vụ, trên cả thu nhập quốc gia bình quân. Các sản phẩm xuất khẩu chính là hàng điện tử, ô tô và thiết bị máy móc. Sự phát triển kinh tế này cũng giúp tỉ lệ thất nghiệp chỉ giữ ở mức 3,4%. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại đây cũng rất cao, vào khoảng hơn 4 tỷ USD. Tuy nhiên, Hàn Quốc có thể bị đe dọa với một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm và điều này có thể ảnh hưởng tới chính Hàn Quốc cũng như sự phát triển của đất nước này.


    Thủ đô của Hàn Quốc xếp vị trí thứ 10 trong danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Chi phí mua nhà, thuê nhà và sinh hoạt ở đây gây áp lực lớn với người dân, đặc biệt là giới trẻ.

    Seoul - Hàn Quốc
    Seoul - Hàn Quốc
    Seoul - Hàn Quốc
    Seoul - Hàn Quốc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy