Top 10 Việc nên làm cùng người thân vào cuối năm

Nana Xinh 419 1 Báo lỗi

Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, tết là một dịp vô cùng đặc biệt, là thời điểm mọi thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau những tháng ... xem thêm...

  1. Năm nào cũng vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về là nhà nào cũng tất bật chuẩn bị Tết. Ai cũng bân rộn dọn dẹp trang trí ngôi nhà của mình. Đây là một phong tục truyền thống lâu đời và là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Phong tục này luôn được giữ gìn cẩn thận vào mỗi năm vào thời điểm trước tết. Nó có ý nghĩa là giúp gia chủ sắp xếp và bỏ đi những cái cũ để chào đón một năm mới nhiều may mắn tài lộc.


    Việc dọn dẹp cũng như trang trí nhà cửa là công việc không thể thiếu của mọi nhà. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ tranh thủ những ngày nghỉ, và ngắm nghía xem cái gì cần sửa cái gì cần làm mới, làm sạch. Chính vì vậy, để san sẻ công việc và đón một không khí tết đúng nghĩa bên người thân, bạn hãy giúp gia đình quét dọn nhà cửa, mua vài lọ hoa tươi, sắp mâm ngũ quả hay sắm một cành đào, cây quất nho nhỏ. Chính bầu không khí gia đình bận rộn, mọi người cùng nhau chuẩn bị đón chào năm mới sẽ khiến cho những ngày giáp Tết trở nên ý nghĩa hơn.

    Dọn dẹp trang trí nhà cửa
    Dọn dẹp trang trí nhà cửa
    Dọn dẹp trang trí nhà cửa
    Dọn dẹp trang trí nhà cửa

  2. Du lịch cùng gia đình đã trở thành một trong những hình thức nghỉ ngơi, thư giãn khá phổ biến hiện nay. Việc các gia đình gồm nhiều thế hệ cùng nhau tổ chức một chuyến đi sẽ mang lại cho mọi người niềm vui bất tận và mỗi thành viên sẽ có những trải nghiệm rất thú vị. Tết cũng là dịp mà ai cũng được nghỉ dài nhất trong năm nên có thể xem là khoảng thời gian phù hợp để bạn cùng gia đình xả hỏi sau chuỗi tháng ngày bận rộn của một năm cũ.


    Đi du lịch, bạn có thể tổ chức một chuyến đi xa khám phá vùng đất mới hay đơn giản là tổ chức một chuyến dã ngoại cho mái ấm của mình. Qua đó, tất cả mọi người thân đều cùng tham gia, cùng trải nghiệm. Chắc chắn đây sẽ là cảm giác đón năm mới sum vầy đặc biệt. Khi đi cạnh người thân, bạn cũng đừng quên thể hiện tình cảm bằng những cái ôm siết chặt, cái nắm tay gắn kết để cảm nhận được tình yêu thương ngày Tết.

    Du lịch cùng gia đình
    Du lịch cùng gia đình
    Du lịch cùng gia đình
    Du lịch cùng gia đình
  3. Năm hết Tết đến, ai đi xa về gần cũng mong được đoàn tụ bên gia đình đón Xuân mới trong sự quây quần, đầm ấm. Dịp tết cũng là để được dâng những nén hương thơm tưởng nhớ đến tổ tiên, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với người đã khuất, cầu mong sự bình an, may mắn, sức khỏe… Do vậy, mọi người luôn chú trọng đến mâm cỗ dâng lên bàn thờ. Một mâm cơm với sự tham gia của các thành viên trong gia đình thì sẽ rất tuyệt vời phải không? Chuẩn bị mâm cơm cỗ cúng không những thể hiện sự thành kính của con cháu dành cho người đã khuất mà còn là cơ hội cho mọi người gần gũi nhau hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Sau khi thắp hương xong, hạ mâm xuống, mọi người ngồi quây quần bên nhau cùng ăn, cùng kể những câu chuyện của năm cũ và những dự định sắp tới trong năm mới.


    Trong những bữa cơm cúng ngày tết, chắc chắn sẽ đa dạng, nhiều màu sắc hơn ngày thường bởi đây chính là lễ nghi để con cháu trong nhà bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và đất trời. Trừ trường hợp bất đắc dĩ, bạn có thể vắng nhà nhưng hãy cố gắng tham dự quây quần bên gia đình vào bữa cơm tất niên, mùng một hay hóa vàng bạn nhé?!

    Bữa cơm quây quần, đầm ấm bên gia đình
    Bữa cơm quây quần, đầm ấm bên gia đình
    Làm các món ăn truyền thống
    Làm các món ăn truyền thống
  4. Đối với nhiều bạn xa quê, tết là dịp bạn về thăm gia đình. Không ít bạn suy nghĩ nên làm gì để làm cho người thân bất ngờ. Có bạn mang về sự trưởng thành, chững chạc, sau nhiều năm tháng bố mẹ, gia đình không gặp. Có bạn lại chuẩn bị cho người thân của mình những món quà nho nhỏ. Những món quà không những tượng trưng cho vật chất, mà nó còn mang thật nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần. Đó là thứ thể hiện thành quả làm việc của bạn trong một năm qua đồng thời cũng là giá trị tình cảm đối với bạn bè, người thân…Món quà mà bạn chuẩn bị cho người thân không cần cầu kỳ, nhưng nó nên là những món đồ có ý nghĩa và hữu ích với người nhận. Và sẽ đặc biệt hơn, khi bạn cùng chính người nhận chuẩn bị quà.


    Bạn có thể đưa mẹ đi chọn một bộ quần áo mới hoặc mua một chiếc khăn, cùng bố đi chọn cành đào, cây quất thật đẹp, mừng tuổi ông bà một hộp trà ngon, hoặc độc đáo hơn, bạn có thể tự làm bộ lịch ghi lại khoảnh khắc của gia đình để mọi người trong gia đình đều bất ngờ.

    Những món quà ý nghĩa, thân thương dành tặng gia đình
    Những món quà ý nghĩa, thân thương dành tặng gia đình
    Chuẩn bị quà cho người thân
    Chuẩn bị quà cho người thân
  5. Những ngày cuối năm, ai cũng bận rộn, nhiều việc song tư tưởng lại rất thoải mái, và có nhiều thời gian nghĩ về nhau.Vào thời điểm này, bạn đừng quên gọi điện cho người thân yêu đang ở xa để trò chuyện, tâm sự, hay hỏi thăm sức khỏe, tình hình chuẩn bị Tết. Cũng có thể cùng nhau chia sẻ những niềm vui và gửi lời cho họ lời chúc tốt đẹp nhất trong thời khắc giao thừa thiêng liêng dù không có điều kiện gặp mặt.


    Nếu bạn có người thân đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài, một cuộc gọi điện bất ngờ sẽ là món quà tuyệt vời nhất làm ấm lòng họ vào dịp năm mới xa nhà.

    Gọi cho người thân
    Gọi cho người thân
    Gọi cho người thân
    Gọi cho người thân
  6. Năm cũ sắp qua đi, năm mới đến gần, theo quy luật tự nhiên chúng ta lại bắt đầu một hành trình mới. Một năm đã qua với biết bao cảm xúc vui buồn, bao thành công dù to dù nhỏ, hãy cùng gia đình tổng hợp lại bạn nhé.


    Nhiều gia đình có truyền thống đêm giao thừa ngồi lại tổng kết những thăng trầm trong năm cũ và lên kế hoạch cho một năm mới. Thông qua đó, bạn có thể hồi tưởng lại những sự kiện quan trọng, thành công và vấp ngã, những điều làm được và chưa làm được, thậm chí can đảm nhận lỗi với cha mẹ hoặc người thân về những sai lầm đã qua...

    Hãy ngồi lại cùng nhau tổng kết những thăng trầm trong năm cũ
    Hãy ngồi lại cùng nhau tổng kết những thăng trầm trong năm cũ
    Cùng gia đình tổng kết năm cũ
    Cùng gia đình tổng kết năm cũ
  7. Vào dịp cuối năm bạn cùng gia đình nên lọc lại xem năm qua ai làm mình bực bội, ức chế nhiều nhất? Bỏ qua được cho ai thì bỏ. Bỏ hết càng tốt. Hãy lấy sổ ra gạch đầu dòng những thứ mình đã làm được trong năm qua. Gạch ra những thứ mình thất bại. Ghi ra những bài học nhớ đời năm sau phải né. Hãy ghi 4 mục tiêu lớn nhất cho năm mới gồm: gia đình, sự nghiệp, sức khỏe, sở thích. Hãy vẽ lên tờ giấy, in vào não và cất giữ bên mình.

    Vào đêm cuối năm, nếu ở với gia đình, hãy ở nhà đừng đi đâu cả. Nếu không sợ sến, hãy chụp chung một tấm cả nhà và đăng lên Facebook. Nếu không dám chụp thì cất điện thoại vô ngồi trò chuyện cho ấm cúng chứ đừng lướt mạng xã hội. Còn nếu đang ở xa quê, đừng quên gọi điện về cho bố mẹ, người thân. Sau đó hãy nhắn tin ngay cho cái đứa mình đang để ý, rủ bạn cùng đi đón giao thừa cho đỡ buồn, đỡ lạc lõng.

    Lập mục tiêu cho năm mới
    Lập mục tiêu cho năm mới
    Lập mục tiêu cho năm mới
    Lập mục tiêu cho năm mới
  8. Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, lời cám ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Giá trị của lời nói cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần nếu bạn làm nó vào dịp cuối năm. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn, nhẹ lòng hơn.


    Hãy nói lời cảm ơn đến người thân, bạn bè của mình và cả những người xung quanh, những người đã bảo ban, dạy dỗ, giúp đỡ và luôn bên cạnh mình trong năm qua. Bạn nên nhớ, không ai thành công một mình. Dù bạn có là ai đi nữa thì chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào chất lượng mối quan hệ. Vì vậy, hãy cảm ơn những mối quan hệ đã cho bạn ngày hôm nay.


    Nên nói lời xin lỗi, hoặc thừa nhận mình mắc lỗi với người thân. Đây là hành động rất đáng trân trọng, và chắc chắn nói lời xin lỗi và kèm theo thái độ muốn sửa sai, sẽ giúp cho người nhận cảm thấy yên tâm và vui vẻ hạnh phúc hơn trước thềm năm mới.

    Hãy biết nói lời cảm ơn và xin lỗi với người thân
    Hãy biết nói lời cảm ơn và xin lỗi với người thân
    Nói lời cảm ơn, xin lỗi cuối năm
    Nói lời cảm ơn, xin lỗi cuối năm
  9. Tết là khoảng thời gian “hợp tình hợp lý” – dịp mà tất cả mọi người đều “rảnh”. Sau một năm dài bận rộn vì công việc, gác lại mọi bộn bề lo toan sau lưng để tìm về gia đình – nơi mà tình cảm thân thương vẫn còn nguyên giá trị dù trải qua bao nhiêu năm tháng. Vì thế, ngày Tết, tạm gác lại những cung đường ích kỷ, và trở về nhà tổ chức bữa cơm tất niên để cảm nhận sự ấm ấp gia đình.

    Còn gì vui bằng khi ngày Tết được về nhà quây quần bên gia đình với mâm cơm đầy ắp món truyền thống do bạn do người thân chuẩn bị cẩn thận cầu kì và hơn cả đó là những món ăn được nấu từ chính tình yêu thương của người thân dành cho nhau. Một bữa cơm tất niên ngồi uống với nhau ly rượu, ăn với nhau những món thật ngon hay đơn giản là những miếng bánh ngọt ngào, nồng ấm. Bữa tiệc ấm cúng ấy sẽ kéo gần mối quan hệ, để tình cảm giữa các thành viên trong gia đình trở nên gần gũi ấm áp hơn.


    Dành chút thời gian trang trí một góc nhỏ mà bạn yêu thích, để tiệc cuối năm thêm đáng nhớ và cũng là để khép lại một năm đầy ắp kỷ niệm.

    Bữa tiệc cuối năm sẽ nâng cao tình cảm yêu thương giữ các thành viên trong gia đình
    Bữa tiệc cuối năm sẽ nâng cao tình cảm yêu thương giữ các thành viên trong gia đình
    Tổ chức một bữa tiệc cuối năm đáng nhớ
    Tổ chức một bữa tiệc cuối năm đáng nhớ
  10. Phong tục gói bánh chưng ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền từ xa xưa đến tận ngày nay. Do vậy, khi Tết đến Xuân về, người người, nhà nhà lại gói bánh chưng ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên.


    Bánh chưng Việt Nam là món ăn truyền thống không lẫn với bất kì thứ bánh nào trên thế giới. Bên cạnh đó, những nguyên liệu làm nên món ăn này lại là những đồ rất gần gũi như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang... Bánh chưng khi hoàn thành có hình vuông, tượng trưng cho đất, màu xanh lá dong là cỏ cây, đỗ xanh tượng trưng cho trái ngon, quả ngọt, thịt lợn đại diện cho muông thú và gạo nếp chính là văn minh lúa nước con người. Với mỗi người dân Việt Nam, nó có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam.


    Tết về, đứa trẻ lên bốn cũng sẽ háo hức chờ đón bố mẹ, ông bà ngồi chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh trưng. Tù rửa lá dong, đãi đậu hay quây quần cùng nhau một buổi gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Người già, người có kinh nghiệm dậy người trẻ gói bánh sao cho đẹp, cho ngon. Trẻ em quây quần háo hức bên nồi bánh chưng luộc, trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành.


    Gói bánh chưng không chỉ đơn thuần là chuẩn bị một món ăn truyền thống không thể thiếu mà còn là hình ảnh gia đình, người thân sum vầy đón một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc.

    Quây quần bên người thân gói bánh chưng
    Quây quần bên người thân gói bánh chưng
    Quây quần bên người thân gói bánh chưng
    Quây quần bên người thân gói bánh chưng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy