Top 6 Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" lớp 6 hay nhất

Bình An 687 0 Báo lỗi

Truyện ngụ ngôn là thể loại vô cùng đặc sắc mà nhân dân để lại cho thế hệ sau, trong số những tác phẩm vô cùng đặc sắc thì nổi bật lên là tác phẩm “Ếch ngồi ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" số 1

    Bố cục:

    - Đoạn 1 (từ đầu ... như một vị chúa tể): ếch khi ở trong giếng.

    - Đoạn 2 (còn lại): ếch ra ngoài giếng.


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)

    Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như chúa tể vì:

    - Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

    - Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó

    - Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.

    ⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan


    Câu 2 (Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)

    Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

    - Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung

    - Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn

    - Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan

    → Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi


    Câu 3 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Bài học từ truyện:

    - Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh

    - Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết

    - Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt


    Luyện tập

    Bài 1 (Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Truyện ngụ ngôn này gồm hai phần:

    - Hoàn cảnh sống hạn hẹp là cho ếch chủ quan, kiêu ngạo: “ Ếch cứ tưởng

    - Sự trả giá cho lối sống tự phụ, nông cạn


    Bài 2 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”

    - Một số học sinh có lực học khá giỏi thường tự mãn khi đi thi đấu với các bạn trường khác lại thất bại.

    - Một số người thường khiêm tốn và tự nhận sự hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" số 2

    THỂ LOẠI, TÁC PHẨM
    1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
    2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.

    Tóm tắt
    Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.


    Nội dung chính
    Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của ếch, chỉ vì huênh hoang, kiêu ngạo nên phải chịu kết cục bi thảm


    Trả lời câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể?

    Lời giải chi tiết:

    Ếch tưởng bầu trời trên dầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể, bởi vì:

    - Ếch sống lâu ngày trong giếng nọ.

    - Xung quanh ếch lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật bé nhỏ.

    - Hằng ngày ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.

    ⟹ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan.


    Trả lời câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Do đâu ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp?

    Lời giải chi tiết:

    Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

    - Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung

    - Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn

    - Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan

    ⟹ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi


    Trả lời câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?

    Lời giải chi tiết:

    *Những bài học rút ra từ truyện:

    - Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng biết nhìn xa trông rộng.

    - Không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Kẻ chủ quan, kiêu ngạo thường bị trả giá đắt, thậm chí bằng tính mạng.

    *Ý nghĩa của những bài học: Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp không được kiêu ngạo, coi thường người khác mà luôn phải cầu thị trong cuộc sống.


    LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.

    Trả lời:

    Hai câu quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện là:

    - "Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai phong như một vị chúa tể".

    - "Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”.


    Trả lời câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Nêu các hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng”.

    Trả lời:

    - Một bạn nào đó ở lớp học giỏi nhất nên luôn tự mãn, khi đi thi chủ quan nên đã thua kém những người khác.

    - Để nhắc nhở con cháu điều này, cha ông đã có câu: "Ở nhà nhất mẹ, nhì con. Ra đường khối kẻ đẹp giòn hơn ta. ”

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" số 3

    Bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

    Trả lời

    - Ếch tưởng bầu trời trên chỉ bé bằng cái vung vì:

    Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.
    Xung quanh nó chi có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
    Êch kêu ồm ộp làm cho những con cua, con ốc hoảng sợ.
    - Sự hiểu biết của ếch nông cạn:

    Bầu trời rộng mênh mông bao la đến thế mà ếch cứ ngỡ bé bằng cái vung.
    Thế giới bên ngoài vô cùng phong phú mà ếch tưởng chỉ có vài ba con vật bé nhỏ.


    Bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?

    Trả lời

    Ếch bị con trâu dẫm bẹp vì một lần ra khỏi giếng, quen thói cũ, nó "nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh".

    Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

    - Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung

    - Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn

    - Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan

    => Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi


    Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?

    Trả lời

    Bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

    – Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

    – Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

    – Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

    – Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, khiêm tốn học hỏi.


    Luyện tập

    Bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.

    Trả lời

    – Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

    – Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

    Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

    Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.


    Bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

    Gợi ý:

    Có thể nêu các hiện tượng sau.

    – Một học sinh học rất giỏi ở trường và rất tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

    – Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

    – Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.


    Tìm hiểu chung về truyện

    I. Về thể loại truyện ngụ ngôn

    – Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần.

    – Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.


    II. Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng

    Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.


    Ghi nhớ

    Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
    Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" số 4

    I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Tóm tắt truyện

    Một con ếch sống lâu ngày ở một cái giếng. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

    Một năm mưa to, nước dềnh, ếch ra ngoài giếng.

    Quen thói cũ, ếch đi lại nghênh ngang không để ý đến xung quanh nên bị một con trâu giẫm bẹp.

    2. Truyện Ếch ngồi đáy gìếng phê phán cách .nhìn thế giới hạn hẹp của chú ếch, sự kiêu ngạo, huênh hoang và kết cục bi thảm bởi thói xấu đó. Truyện khuyên mọi người phải cố gắng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, chớ chủ quan, kiêu ngạo.


    II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì giống như một vị chúa tế oai phong bởi vì:

    Nó sống lâu ở đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài từ đáy giếng qua miệng giếng. Vì thế mà thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

    - Xung quanh nó toàn những con vật bé nhỏ như nhái, cua, ốc.

    - Khi nó cất tiếng kêu vang động cả giếng (vì giếng nhỏ nên tiếng ếch càng vang động) mọi vật đều sợ hãi.

    - Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé không tiếp xúc với bên ngoài, không có gì đổi thay khiến cho ếch chủ quan, kiêu ngạo.


    Câu 2. Ếch bị trâu giâm bẹp vì mấy nguyên nhân sau:

    - Thứ nhất ếch ra ngoài giếng, rời khỏi nơi quen thuộc nhưng nó vẫn giữ thói kiêu căng.

    - Thứ hai, ếch không chú ý gì đến xung quanh, chỉ nhâng nháo nhìn trời.

    - Việc rời khỏi cái giếng quen thuộc là nguyên nhân khách quan. Nhưng nếu ếch không kiêu ngạo, chịu khó quan sát xung quanh thì không thể bị trâu giẫm bẹp. Vậy ếch chết vì nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính.


    Câu 3. Bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng:

    - Bài học đầu tiên là môi trường sống nhỏ bé, tù túng, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết thế giới xung quanh.

    - Bài học thứ hai là sống lâu ở môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp.

    - Bài học thứ ba là từ hiểu biết hạn hẹp, dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

    - Bài học thứ tư là khi thay đổi môi trường sống, người ta phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi...

    - Bài học thứ năm là kiêu ngạo, chủ quan bao giờ cũng phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

    Ý nghĩa các bài học là sự khuyên bảo nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp, mọi nơi cần cảnh giác với sự nông cạn, hạn hẹp và chủ quan.


    III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Truyện ngụ ngôn ngắn này có hai phần. Phần một nói lên hoàn cảnh sống hạn hẹp làm cho ếch chủ quan, kiêu ngạo. Phần hai là kết quả của sự chủ quan, kiêu ngạo, nhất là khi bị thay đổi môi trường. Vì vây hai câu văn quan trọng nhất nằm ở hai đoạn. Đó là các câu :

    - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé băng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

    - Nó nháng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ỷ đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.


    Câu 2*. Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

    - Một người ít hiểu biết, thiếu thông tin có thể bị bạn bè chê: “Cậu ấy chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng, chớ giao nhiệm vụ cho cậu ta mà hỏng việc”.

    - Có thể tự nói về sự hiểu biết hạn hẹp của mình, khiêm tốn nhận sự hạn chế đó : “Mình cảm thấy trong chuyện này, mình chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng”.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" số 5

    I Tìm hiểu chung bài Ếch ngồi đáy giếng:

    1. Thể loại:

    Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện truyền miệng trong dân gian nhưng mang tính chất thế sự. Dựa vào đặc điểm của các loài vật mà đưa vào trong những mẩu chuyện nhằm lên án phê phán , đả kích giai cấp ( đặc biệt là giai cấp thống trị) tạo nên tiếng cười, xong nó cũng để lại một kinh nghiệm, một triết lí sâu sa.

    2. Tóm tắt:

    Truyện kể rằng xưa có một con ếch sống trong một cái giếng nhiều năm rồi. con ếch hàng ngày nhìn lên miệng giếng thấy bầu trời kia luôn tưởng rằng thế giới chỉ bé bằng cái vung. Mỗi đêm, khi nó phát ra tiếng kêu đều làm những con vật xung quanh giếng sợ hãi. Và cứ thế nó cho rằng nó là chúa tể. Ngày nọ, trời mưa lớn, làm giếng nước tràn ra ngoài, vẫn với thói quen cao ngạo ấy, nó nghênh ngang giữa đường và bị con trâu dẫm bẹp.


    II. Soạn bài

    Câu 1 trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1

    Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như là một vị chúa tể vì:
    Nó sống lâu năm dưới đáy giếng một mình , nên nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung (bằng kích cỡ của miệng giếng)
    Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó như nhãi, bén giun, dế,...
    Mỗi khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến những con vật trong giếng phải sợ hãi tiếng kêu ồm ộp của nó.
    ⇒ Môi trường sống nhỏ bé, hoàn cảnh tối tăm và hạn hẹp, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, kiêu căng và cho rằng mình luôn là nhất nên vạn vật xung quanh phải nể phục nó.


    Câu 2 Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1

    Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

    Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể như lúc nó ở dưới giếng và bầu trời chỉ mãi bé bằng vung, con trâu phải nhường nhịn nó
    Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn, mãi mãi nghĩ mọi vật như trong cái giếng sâu
    Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan
    => Cái chết của con ếch suy cho cùng là vì sự thiếu quan sát, thiếu hiểu biết, quá kiêu căng ngạo mạnCâu 3 trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1Bài học từ câu truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng là:

    Môi trường sống quá nhỏ hẹp, tù túng, không có sự học hỏi giao lưu với thế giới xung quanh làm hạn chế sự hiểu biết của mình.
    Môi trường sống bó hẹp suy nghĩ khiến người ta dần trở nên nông cạn kém cỏi nhưng lại sinh ra tính kiêu căng, ngạo nghễ cho mình là nhất.
    => Mỗi người chúng ta phải luôn nhớ rằng hiểu biết là vô vàn, sự nông cạn và kiêu ngạo tự cho mình là nhất sẽ khiến bản thân trả một cái giá thật đắt thậm chí là cả sinh mạng


    III. Luyện tập

    Bài 1 Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1 Truyện ngụ ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng gồm hai phần chính:

    Hoàn cảnh sống hạn hẹp là cho ếch chủ quan, kiêu ngạo: " Ếch cứ tưởng"
    Sự trả giá cho lối sống kiêu căng nông cạn


    Bài 2 trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1:

    Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng"

    Một số người chỉ có một chút hiểu biết nhất định về một lĩnh vực nhưng luôn thể hiện rằng mình am tường nhiều lĩnh vực khác nhau, đến khi những hiểu biết ấy được bộc lộ một cách thái quá thì cũng là lúc bản thân trở thành một kẻ " thùng rỗng kêu to"
    Một số người thường khiêm tốn và thành thật nhận ra các mặt hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng"

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" số 6

    I. Đọc – hiểu văn bản:

    Câu 1: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

    Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể bởi vì: ếch đã sống rất lâu trong giếng, chưa ra thế giới bên ngoài; xung quanh ếch chỉ có một vài loài vật nhỏ bé; hàng ngày, ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia hoảng sợ.


    Câu 2: Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?

    - Do ếch rời khỏi môi trường sống quen thuộc nhưng lại không thận trọng, chủ quan và vẫn giữ cái tính nghênh ngang, chẳng thèm nhìn, để ý đến xung quanh. Ếch vẫn “coi trời bằng vung”.

    - Lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng thật ra là ngu dốt và ngớ ngẩn.


    Câu 3: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học đó?

    *Bài học được rút ra:

    - Dù môi trường sống có hạn hẹp, giới hạn, khó khăn thì ta vẫn phải cố mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và cố gắng nhìn xa trông rộng.

    - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh. Kiêu ngạo, chủ quan là thụt lùi, lạc hậu thậm chí là bằng tính mạng.

    *Ý nghĩa của bài học:

    Những bài học trên nhắc nhở, khuyên bảo chúng ta trong cuộc sống phải biết mình biết ta, không nên coi thường những người xung quanh. Đặc biệt, trong công việc phải hiểu biết sâu rộng và nghe những lời góp ý tích cực của người khác, không nên bảo thủ, huênh hoang không có ngày lại như con ếch.


    II. LUYỆN TẬP:

    1. Hãy tìm và gạch chân hai câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

    -“Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.

    - “Nó nhâng nháo…một con trâu đi qua giẫm bẹp”.

    2. Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với “Ếch ngồi đáy giếng”:

    - Tính chủ quan khi làm bài thi, việc quan trọng.

    - “Ở nhà nhất mẹ, nhì con

    Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy