Bài tham khảo số 4
Tần Hoài Dạ Vũ từng tâm sự: “Trong dòng chảy gấp gáp của xã hội hiện đại, chỗ đứng của thơ ca có phần nhạt nhòa so với nhiều loại hình nghệ thuật khác. Còn tôi vẫn tin rằng, những vần thơ hay, giàu cảm xúc sẽ ở lại lâu dài trong trái tim công chúng góp phần nhỏ bé hướng con người đến cuộc sống nhân văn hơn, biết tin yêu những điều tốt đẹp trong cuộc sống.” Trong văn học, khái niệm này được sử dụng để miêu tả hình ảnh của các nhân vật con người trong tác phẩm, mà nhà văn đã tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật nghệ thuật ngôn từ đặc biệt. Và “Đi trong hương tràm” của Hoài Vũ là một tác phẩm như vậy.
Lê Nhược Thủy đã từng nhận xét “Tần Hoài Dạ Vũ làm thơ và dường như còn làm công việc của kẻ vác thánh giá đi khắp nơi rao giảng tình yêu một cách tận tuỵ, đáng mến. Với niềm khát khao được vươn tới ôm choàng cái chớp sáng của hạnh phúc, tình yêu trong thơ anh trở thành một cuộc hành trình tìm kiếm, lặng lẽ mà đau xót”. Tập “Thơ Tần Hoài Dạ Vũ” mang đến cho độc giả những bài thơ đa dạng về đề tài như thơ tình, triết lý, hoài niệm xưa cũ, nỗi nhớ về quê hương... Tình yêu trong thơ của tác giả không chỉ là cuộc hành trình tìm kiếm, mà còn là niềm khao khát mãnh liệt được đón nhận hạnh phúc. Cảm xúc và tiếng nói trong tập thơ này thể hiện sự thay đổi qua từng giai đoạn, qua những thăng trầm cuộc đời. Từ nồng nhiệt và cuồng nhiệt ở tuổi hai mươi, đến bình thản và trầm buồn hơn ở tuổi trung niên, nhưng vẫn giữ được đam mê về tình yêu và cái đẹp, ưu tư về cuộc sống, suy tưởng và sáng tạo. "Đi trong hương tràm" được lấy cảm hứng từ tập thơ nổi tiếng cùng tên của nhà thơ Hoài Vũ. Tác phẩm kể về cô giáo liên tên Lan, người đã chăm sóc và để lại trong trái tim nhà thơ Hoài Vũ những cảm xúc yêu thương khi ông đang mắc sốt rét. Sau khi nghe tin cô giáo qua đời đã để lại nỗi đau sâu trong trái tim của nhà thơ. Trong đêm đó, Hoài Vũ đã ngồi viết nên bài thơ "Đi trong hương tràm" một cách rất nhanh, không chỉnh sửa bất kỳ từ nào.
Khi đọc bài thơ này, ta có cảm giác như đang nghe một cuộc trò chuyện dài không ngớt. Những kí ức sâu thẳm, những nỗi buồn đong đầy được kết nối với hình ảnh hoa tràm, tạo nên một tác phẩm văn học đầy cảm xúc. Mở đâu bài thơ ta bắt gặp những hình ảnh:
"Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp nơi mây hương toả bay!"
Từ những cảm nhận về thiên nhiên xung quanh, tác giả tài hoa đã truyền đạt được tâm sự riêng tư của mình tới người đọc thông qua nhân vật "anh" và "em". Người đang sống tình cảm nhìn theo những đám mây bay đi để trò chuyện với người đã khuất về những điều mà chỉ có hai người mới có thể chia sẻ cho nhau, những bí mật trong tâm hồn đã được hiện thực hóa thành hình ảnh “hoa tràm e ấp trong vòm lá”. Bởi hoa tràm là biểu tượng của sự tinh khiết và thanh cao, cho mối tình đầu trong sáng và ngây thơ. Và loài hoa ấy có một sức sống lãnh liệt, nhưng cũng không thể tránh khỏi sự già đi. Và ngay giây phút này, toàn bộ không gian, thời gian và cả sự vật đã thấm đẫm nỗi nhớ thương của con người. Cảm xúc ấy tiếp tục được khắc họa qua:
"Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau"
Dù vạn vật có thay đổi, dù có chia lìa, rời ra và dù em đã hết tình cảm với anh. Mặc trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh. Mặc dù em đã đem tình yêu ấy theo em qua thế giới bên kia, nhưng anh tin bằng sức mạnh bí ẩn của tình yêu sẽ biến những thứ không thể thành có thể. Anh mãi một lòng chung thủy với em dù có sao đi chăng nữa. Mùi hương tràm chợt bay qua, nó ngọt ngào không khác gì tình yêu của chúng ta, nó cũng là minh chính cho tình yêu mà “Anh” giành cho “Em” và dường như chính mùi hương ấy tạo cơ hội cho ta bên nhau lần nữa đúng không em?
"Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?"
Gió Tháp Mười như đang gửi đến em tình cảm và nỗi nhớ mà “anh” giành cho “em” đấy. Những cơn gió cứ thổi, anh cảm nhận ngọn gió ấy như đang thổi qua chính trái tim cô đơn của anh. Chúng làm thẳng tay làm đau tâm hồn không bao giờ lành lại của anh. Tuy nhiên, trong nỗi đau ấy, có một sức mạnh kỳ diệu, giúp con người vượt qua tuyệt vọng và giữ vững niềm tin vào tình yêu cao đẹp. Tình yêu có thể cải tạo, động viên, nâng đỡ và khích lệ con người, để họ sống đúng với giá trị của mình. Dù có phải đối mặt với sự thật khó khăn, đau buồn hay tổn thất, tình yêu vẫn còn là nguồn động lực vững chắc giúp cho con người tiếp tục đi đến phía trước. Hình ảnh “cánh đồng” và “bầu trời” là hai bức tranh đầy sức sống và sức mạnh. Nhưng chính nó lại đem đến cho con người thấy nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ. Trong khi đó, hương tràm, một hương vị của tình yêu, không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại có thể cảm nhận được bằng trái tim và linh hồn.
"Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao"
Nhưng vượt qua mọi giới hạn của bản thân, anh bỏ qua tất cả chỉ để tôn thờ tình yêu vĩnh cửu giữa chúng ta. Đối với anh khoảng cách không bao giờ là quá xa, tình cảm anh giành cho em mãi mãi không bao giờ thay đổi, bởi giờ trong bóng tràm có hình ảnh của em, anh luôn luôn bên cạnh và dõi theo em. Bởi anh tất cả những gì liên quan đến chuyện tình yêu của chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ mất đi.
Tác giả Hoài Vũ đã gửi gắm nỗi nhớ và tình cảm chân thành của mình đến "em" bằng những khổ thơ giản dị nhưng đầy cảm xúc. Một thứ tình cảm dào dạt, mãnh liệt, dù có thế nào đi chăng nữa thì tình cảm ấy vẫn sẽ không bảo giờ thay đổi. Trong những lời thơ dạt dào cảm xúc đó, Hoài Vũ vẫn khéo léo xen lẫn nhưng biện pháp tu từ nghệ thuật đặc sắc để làm sống động hơn thứ tình cảm này. Mục đích là làm rộng mở hơn không gian cũng như tình cảm của mình giành cho người ấy, nói rằng tất cả mọi vật đều chứng kiến tình cảm chân thành này. Bài thơ này giản dị nhưng đầy ý nghĩa, là một lời cầu nguyện cho mỗi người tìm được một tình yêu giản dị nhưng thật tốt đẹp và thủy chung.