Bài tham khảo số 7

Trong khi đọc Câu 1: Chú ý tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời đối thoại.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn một, chú ý những lời đối thoại để thấy được tâm trạng.


Lời giải chi tiết:

  • Tâm trạng của chàng trai:
    • Xót xa khi tiễn người mình yêu về nhà chồng.
    • Lưu luyến không nỡ rời xa, muốn đi cùng người yêu về đến tận nhà chồng.
    • Tuyệt vọng vì không còn hi vọng, không còn được bên người yêu.
    • Chấp nhận với thực tại, muốn rời đi.
  • Tâm trạng của cô gái:
    • Không muốn chàng trai rời đi.
    • Hi vọng chàng trai sẽ đợi mình.
    • Thể hiện nỗi nhớ thương, tình yêu sâu sắc mà hai người luôn dành cho nhau dù có xa nhau.
    • Đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng.
    • Quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.

→ Ta thấy được tình yêu của chàng trai là một tình yêu tha thiết, thủy chung, đau đớn xót xa khi nhìn người mình yêu đi lấy chồng. Còn cô gái mang theo nỗi lòng đầy khắc khoải và tâm trạng bồn chồn, đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng đi lấy chồng. Để rồi cuối cùng họ hẹn ước với nhau sẽ đợi chờ đến ngày đoàn tụ dù phải trải qua thời gian bao lâu.


Trong khi đọc Câu 2: Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?

Phương pháp giải:

Đọc phần đầu đoạn hai, chú ý hành động của nhà chồng và chồng của cô gái.


Lời giải chi tiết:

  • Khi ở nhà chồng, cô gái đã bị bạo lực gia đình: Bị bố mẹ chồng ghét sai con trai đánh, lúc đầu người chồng còn không nỡ đánh do chưa đánh ai bao giờ nhưng trước áp lực của bố mẹ, người chồng đã đánh đập cô dã man.

Trong khi đọc Câu 3

Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai?

Phương pháp giải:

Đọc phần sau đoạn hai, tìm ra biện pháp nghệ thuật để nhận ra được tâm trạng của chàng trai.


Lời giải chi tiết: Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ để thể hiện tâm trạng của chàng trai.

Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông

Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song.

Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già

→ Chàng trai đã biểu lộ niềm xót xa thương cảm đối với nỗi đau của người con gái anh yêu. Từ nỗi xót xa, trong lòng chàng trai bỗng bật lên ý chí quyết tâm đưa cô gái về đoàn tụ với mình, được sống vui vẻ hạnh phúc.


Trong khi đọc Câu 4

Chú ý: Lời tiễn dặn đã trở thành lời thề nguyền.

Phương pháp giải:

Đọc phần cuối đoạn hai, chú ý giọng điệu.


Lời giải chi tiết:

Không còn là những nuối tiếc, lưu luyến buồn bã khi tiễn người yêu đi về nhà chồng mà những câu cuối có giọng điệu mạnh mẽ dứt khoát. Đây chính là lời thề nguyền, lời khẳng định chắc chắn về tình yêu của hai người sẽ trọn đời trọn kiếp.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài soạn Lời tiễn dặn (Ngữ văn 11 - Sách Cánh diều) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy